SKKN Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để dạy học bài văn Nghị luận xã hội ở lớp 9 Trường THCS Nguyệt Ấn

SKKN Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để dạy học bài văn Nghị luận xã hội ở lớp 9 Trường THCS Nguyệt Ấn

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”. Mặc dù, chương trình, sách giáo khoa mới chính thức chưa ra đời, song từ thành quả của cuộc đổi mới gần đây, và cùng những tư tưởng đổi mới, sách giáo khoa thực nghiệm,. toàn thể ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hưởng ứng công cuộc đổi mới giáo dục. Từ đó có nhiều cuộc thi, nhiều chương trình tập huấn bồi dưỡng cán bộ giáo viên,. nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2018. Hòa trong không khí ấy, chúng tôi cũng mạnh dạn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác nghiên cứu khoa học – viết sáng kiến kinh nghiệm.

 Biểu hiện của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở bộ môn Ngữ văn bậc THCS là đổi mới về chương trình, về SGK theo quan đểm tích cực hóa hoạt động của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Nếu phải nói ngắn gọn nhất có thể dùng hai từ là: tích hợp và tích cực.

 Thực tế cuộc sống không bao giờ chúng ta chỉ sử dụng một loại kiến thức đơn lẻ để giải quyết một vấn đề nào đó. Bời vậy, xu hướng hiện nay: trong nghành có liên nghành; trong môn có liên môn; trong văn học có liên văn bản.

 Hiện nay, các môn học ở nhà trường phổ thông có thể vận dụng tích hợp để không phải cung cấp kiến thức rời rạc, đồng thời tạo những khả năng tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ của đời sống thực tế. Trong đó, môn Ngữ văn vừa chủ yếu tích hợp dọc (Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn) vừa có ý thức tích hợp ngang hay còn gọi là tích hợp mở rộng, tích hợp liên môn có thể vận dụng kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật và Giáo dục công dân ( GDCD) để dạy Ngữ văn có hiệu quả cao hơn.

 

doc 16 trang thuychi01 7353
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để dạy học bài văn Nghị luận xã hội ở lớp 9 Trường THCS Nguyệt Ấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
	Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”. Mặc dù, chương trình, sách giáo khoa mới chính thức chưa ra đời, song từ thành quả của cuộc đổi mới gần đây, và cùng những tư tưởng đổi mới, sách giáo khoa thực nghiệm,... toàn thể ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hưởng ứng công cuộc đổi mới giáo dục. Từ đó có nhiều cuộc thi, nhiều chương trình tập huấn bồi dưỡng cán bộ giáo viên,... nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2018. Hòa trong không khí ấy, chúng tôi cũng mạnh dạn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác nghiên cứu khoa học – viết sáng kiến kinh nghiệm.
	Biểu hiện của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở bộ môn Ngữ văn bậc THCS là đổi mới về chương trình, về SGK theo quan đểm tích cực hóa hoạt động của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Nếu phải nói ngắn gọn nhất có thể dùng hai từ là: tích hợp và tích cực.
	Thực tế cuộc sống không bao giờ chúng ta chỉ sử dụng một loại kiến thức đơn lẻ để giải quyết một vấn đề nào đó. Bời vậy, xu hướng hiện nay: trong nghành có liên nghành; trong môn có liên môn; trong văn học có liên văn bản. 
	Hiện nay, các môn học ở nhà trường phổ thông có thể vận dụng tích hợp để không phải cung cấp kiến thức rời rạc, đồng thời tạo những khả năng tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ của đời sống thực tế. Trong đó, môn Ngữ văn vừa chủ yếu tích hợp dọc (Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn) vừa có ý thức tích hợp ngang hay còn gọi là tích hợp mở rộng, tích hợp liên môn có thể vận dụng kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật và Giáo dục công dân ( GDCD) để dạy Ngữ văn có hiệu quả cao hơn.
	Trong khi dạy học bài văn nghị luận xã hội ( NLXH) ở học kỳ II lớp 9, chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn ( như đã nêu ở phần thực trạng) nên đã tìm tòi và phát hiện kiểu bài này có thể vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp cụ thể là kiến thức môn GDCD để cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài văn có hiệu quả. Có thể khẳng định đây không chỉ là những định hướng gợi ý trên tài liệu để tham khảo, mà thực tế bản thân chúng tôi đã/ đang áp dụng và thực nghiệm trong quá trình dạy học. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để dạy học bài văn Nghị luận xã hội ở lớp 9 Trường THCS Nguyệt Ấn ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn nói chung, kiểu bài nghị luận xã hội nói riêng.
- Học sinh có thêm kiến thức, đặc biệt là một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9 một cách hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các cách thức, kĩ năng tích hợp liên môn (Văn – GDCD) trong dạy và học kiểu bài nghị luận xã hội trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Chúng tôi đã sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận và thực nghiệm, cơ bản gồm một số phương pháp sau:
- Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận 
	Văn nghị luận ( NL ) là một trong sáu kiểu văn bản (phương thức biểu đạt) thông dụng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy sáng tạo, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng tình cảm sâu sắc của con người. Vì vậy, dạy và học văn nghị luận là một nội dung trọng tâm của chương trình, SGK Ngữ văn THCS. Kiểu văn bản nghị luận bắt đầu được dạy và học từ học kì II lớp 7. Nhưng mới chỉ ở mức độ đơn giản, làm quen. Lên các lớp 8, 9 mức độ kiến thức và yêu cầu kỹ năng nâng cao lên một bậc nữa. Trong đó, kiều bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội ( NLXH ) được dạy và học ở lớp 9 học kỳ II (năm học 2017-2018) với thời lượng là 6 tiết ( tăng 1 tiết so với năm học 2016-2017) và 2 tiết kiểm tra đánh giá ( bài viết số 5). Học sinh được học 2 kiểu bài: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	Vậy văn nghị luận xã hội là gì? Có thể hiểu: “là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội” [3, tr.5]. Tuy thời lượng không nhiều, nhưng chương trình vẫn cung cấp đầy đủ kiến thức về lý thuyết kiểu bài, các kỹ năng làm bài và học sinh được thực hành tạo lập văn bản kiểu bài này. Đây cũng là kiến thức, kỹ năng nền tảng để các em tiếp tục được học cao hơn ở THPT nhất là lớp 12. 
	Làm văn là môn học thực hành tổng hợp và sáng tạo. Căn cứ vào đó có thể đánh giá tổng hợp được không chỉ kiến thức, kĩ năng của Tập làm văn của Văn học, Tiếng Việt mà còn nhiều hiểu biết xã hội khác. Vì vậy, yêu cầu đối với người giáo viên dạy làm văn không đơn giản. Ngoài những kiến thức kỹ năng của môn học phải nắm vững, giáo viên còn phải có năng lực tư duy, vốn sống, vốn hiểu biết về nhiều môn học khác, đồng thời luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực, mới đem lại hiệu quả dạy học cao. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Kiểu văn bản nghị luận được dạy và học trong nhà trường từ học kì II lớp 7. HS cũng đã bước đầu có khái niệm và một số kỹ năng cơ bản về kiểu văn bản này. Một số để kiểm tra, đánh giá định kỳ của bộ môn Ngữ văn các lớp 7 và 8 có khai thác các đề tài xã hội. Ví dụ như: Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Uống nước nhớ nguồn”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim’’, “ Thương người như thể thương thân”, “Lòng khiêm tốn” ( trong văn chứng minh hoặc giải thích ở lớp 7 ); “Quan hệ giữa học và hành”,“ Các tệ nạn xã hội”, “Trang phục và văn hóa”, “ Lòng yêu nước”( trong các đề văn ở lớp 8 ) v.v.. song chất lượng làm văn của HS chưa cao. Hầu hết các em chỉ quen lối tư duy, lập luận thiên về cảm tính, cụ thể, hạn chế về tư duy trừu tượng và năng lực suy luận vốn hiểu biết về đời sống xã hội còn nghèo nàn, hời hợt
	Mặt khác, do đặc trưng của kiểu bài “3K” “Khô-khó-khổ” (đây là ý kiến của rất nhiều giáo viên về phân môn làm văn, nhất là về kiều bài NLXH; tâm lí chung của không ít học sinh cũng thường “ngại”, “sợ” kiểu bài văn nghị luận hơn so với kiểu văn bản khác ). Mặc dù, mục tiêu của việc dạy, học kiểu bài trong chương trình là đúng đắn. Nhưng thực tế cả người dạy và người học dạng văn bản NLXH hiên nay đang phải gồng mình lên trước thử thách: Làm sao để sáng tạo được các văn bản NLXH đúng đặc trưng thể loại ? Các tiết dạy thao giảng, dự giờ, thi cử, còn rất nhiều giáo viên không đủ tự tin để chọn giảng lí thuyết về dạng văn bản này.
* Khảo sát kết quả dạy - học kiểu bài văn NLXH:
 Năm học 2016 – 2017, tôi đã tham gia trực tiếp dạy học môn Ngữ văn lớp 9 ( 9A1, 9A2 và 9A3). Qua việc chấm trả bài kiểm tra định kỳ về kiểu bài NLXH (bài số 5), trước khi có tác động của đề tài, tôi thu nhận được kết quả như sau: 
Tổng số bài
Khá giỏi
Trung bình
Dưới TB
120 bài
28 bài
23,3%
72 bài
60%
20 bài
16,7%
Tương tự, năm học 2017 – 2018, tôi tiếp tục giảng dạy cả khối 9 ( 9A1, 9A2 và 9A3), qua chấm trả bài NLXH ( bài số 5), trước khi có tác động của đề tài, kết quả như sau: 
Tổng số bài
Khá giỏi
Trung bình
Dưới TB
126 bài
32 bài
25,4%
78 bài
62%
16 bài
12,6%
 Từ kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy một thực tế: học sinh chưa nắm vững cách lập luận, năng lực diễn đạt non, đuối lí lẽ do nghèo kiến thức xã hội, thao tác bàn luận, đánh giá vấn đề còn hời hợt, lúng túng chưa thực sự có kỹ năng làm bài văn NLXH.
Vậy, phải làm thế nào đổi mới cách thức dạy và học để nâng cao kết quả? Vì trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 và thi học sinh giỏi lớp 9 của môn Ngữ văn đều có câu NLXH với tỷ lệ 30 % tổng số điểm toàn bài.
2.3. Một số kinh nghiệm và cách thức tổ chức 
	Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn, qua dự một số giờ của đồng nghiệp ( cả môn Văn và môn GDCD) chúng tôi đã tìm tòi và nhận thấy có nhiều điểm tương đồng trong kiến thức và phương pháp dạy học giữa Văn và GDCD. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm sau:
23.1. Giáo viên cần nhìn thấy điểm tương đồng giữa bài nghị luận xã hội và GDCD
2.3.1.1. Tương đồng trong kiến thức truyền thụ tới học sinh 
* Ở môn GDCD có các bài học như: 
	Lớp 6 có các bài:
	- Bài 2:	Siêng năng, kiên trì
	- Bài 6:	Biết ơn
	- Bài 5:	Quyền và nghĩa vụ học tập
	Lớp 7 có các bài:	
- Bài 1:	Sống giản dị
	- Bài 2:	Trung thực
	- Bài 3 :	Tự trọng
	- Bài 8: 	Khoan dung
	- Bài 11:	Tự tin
	- Bài 14:	Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
	Lớp 8 có các bài: 	
	- Bài 4:	Giữ chữ tín
- Bài 10:	Tự lập
	- Bài 11:	Lao động tự giác và sáng tạo
Lớp 9 có các bài: 
- Bài 2:	Tự chủ
	- Bài 10:	Lí tưởng sống của thanh niên	 v.v
* Ở đề tập làm văn, kiểu bài nghị luận xã hội có các đề văn như:
	- Đề 1: Đức tính trung thực.
	- Đề 2: Bàn về lòng tự trọng của con người.
	- Đề 3: Bàn về tác hại của bệnh lề mề.
	- ĐỀ 4: Suy nghĩ về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”.
	- Đề 5: Tinh thần tự học.
	- Đề 6: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
	- Đề 7: Có chí thì nên.
	- Đề 8 : Suy nghĩ của em về lòng khoan dung.
	- Đề 9: Trò chơi điện tửý kiến của em về hiện tượng đó [6, tr.22] 	
	- Đề 10: Hiện tượng vứt rác nơi công cộng [6, tr.34] v.v
2.3.1.2. Điểm tương đồng ở phương pháp truyền đạt
* Cấu trúc một bài dạy học của môn GDCD ( phần nội dung bài học) được trình bày qua các đề mục sau:
Bài 8: Khoan dung
1. Thế nào là khoan dung
2. Biểu hiện của khoan dung
3. Ý nghĩa của khoan dung
4. Rèn luyện lòng khoan dung
( Trích thiết kế bài dạy môn GDCD lớp 7 của thầy Nguyễn Thế Đạt – Trường THCS Nguyệt Ấn )
* Các bước lập luận của một bài văn NLXH:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (sự việc, hiện tượng; tư tưởng, đạo lí)  
II. Thân bài:
1. Giải thích ngắn gọn nội dung của vấn đề 
2. Nêu biểu hiện (thực trạng) cụ thể của vấn đề 
3. Phân tích, đánh giá, bàn luận ... vấn đề ( nêu các mặt nguyên nhân - tác hại hoặc giá trị - ý nghĩa; đưa ra các đề xuất, biện pháp khắc phục; phát huy vấn đề)
III. Kết bài:
	- Đánh giá ý nghĩa (sự việc, hiện tượng; tư tưởng, đạo lí).
- Nêu bài học ( nhận thức, hành động) của bản thân về vấn đề.
* Lưu ý: Đây là các bước lập luận, dàn ý chung mang tính tổng quát-tổng hợp của kiểu bài NLXH bao gồm cả bài nghị luận về sự việc-hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng- đạo lí. 
Như vậy là giữa hai bộ môn GDCD và Văn có thể tích hợp kiến thức, kỹ năng trong quá trình dạy và học. Một số vấn đề thuộc phạm trù đạo đức như: “Khoan dung, tự trọng, tự tin, trung thực, siêng năng, biết ơn, lễ độ,” đều là đối tượng học tập của cả 2 bộ môn, và như vậy, người dạy và người học đều có thể vận dụng kiến thức kỹ năng liên môn để nâng cao hiệu quả dạy và học.
Nói một cách hình ảnh: sự kết hợp của hai môn cũng tương tự như nghệ thuật ẩm thực - kết hợp hai món ănĐiều quan trọng là nên vận dụng như thế nào để bài NLXH của môn văn không khô khan, đơn điệu chỉ mang tính giáo huấn, đòi hỏi người giáo viên dạy làm văn phải tìm tòi, sáng tạo.
2.3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức tương đồng của GDCD vào bài nghị luận xã hội
2.3.2.1. Giáo viên dạy kiểu bài văn NLXH có thể hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức của các bài GDCD để làm phong phú, sâu rộng, đầy đủ hơn kiến thức xã hội, phục vụ cho kỹ năng thực hành viết bài văn NLXH. Vì thực tế vốn hiểu biết xã hội của các em học sinh bậc THCS còn rất ít ỏi, nông cạn. Có em không thể nêu nổi khái niệm của một tư tưởng, một đạo lý, một hiện tượng xã hội, khi thực hành viết phần: Giải thích nội dung vấn đề ở bài văn NLXH, ví dụ như : Thê nào là khoan dung ? Thê nào là tự trọng ? Thế nào là tự tin ? “ Khiêm tốn” là gì v..v.. Trong khi các khái niệm này được học thành chuỗi bài rất đầy đủ ở môn GDCD.
2.3.2.2. Giáo viên dạy làm văn NLXH, cũng có thể sử dụng các bước tổ chức dạy học bài mới của một bài GDCD ( như đã nêu ở mục 3 ý b phần II ) để hướng dẫn học sinh thực hành viết phần thân bài và kết bài cho bài văn NLXH. Tất nhiên không thể bê nguyên xi các bước tổ chức dạy - học của môn này vào môn học khác. Giáo viên dạy làm văn, cần tuân thủ các đặc trưng của bộ môn, đặc biệt là tính thẩm mỹ trong cách hành văn của học sinh. Điểm sáng tạo này được minh họa và các thầy cô giáo có thể so sánh, đối chiếu qua mẫu ví dụ sau:
2.3.3. Ví dụ minh họa
	Mẫu 1: Bài 8: Khoan dung
 ( Trích thiết kế bài dạy môn GDCD 7- Nguyễn Thế Đạt- THCS Nguyệt Ấn )
1. Thế nào là khoan dung:
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ ; là thái độ công bằng, vô tư, không định kiến hẹp hòi; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt.
- Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục.
2. Biểu hiện của khoan dung:
	- Biết ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi
	- Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi
	- Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ
	- Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác
	- Khoan dung đối lập với ích kỉ, với lòng đố kị, với định kiến, thành kiến
3. Ý nghĩa của khoan dung:
	- Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu, cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Vì đã là con người thì “nhân vô thập toàn” nên cần phải được đối xử rộng lượng và nhân bản.
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
4. Rèn luyện lòng khoan dung:
	- Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng người khác.
	- Cư xử với mọi người chân thành, rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt, không định kiến, hẹp hòi, cố chấp.
	- Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đỗ lỗi cho người khác.
	- Một số câu tục ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung:
	+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
	+ Thương người như thể thương thân.
	+ “Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sửa được. Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắc”. (P. Gi-sta-lo)
	( Trích giáo án GDCD 7- Nguyễn Thế Đạt )
Mẫu 2: Bài tập làm văn: “ Suy nghĩ của em về lòng khoan dung”
Đứng trước đề bài làm văn trên, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
	* Tìm hiểu đề:
	- Kiểu bài: Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	- Vấn đề nghị luận: Biểu hiện, giá trị, ý nghĩa... của lòng khoan dung.
	- Phạm vi: (tri thức cần có) : + Từ thực tế cuộc sống
	 + Từ kiến thức, kĩ năng bộ môn Văn
	 + Từ kiến thức môn GDCD ...
	* Tìm ý:
	- Để có kiến thức cho bài văn nghị luận, học sinh cần xây dựng hệ thống câu hỏi từ các gợi ý sau:	
1. Thế nào là khoan dung?
2. Biểu hiện của khoan dung?
3. Ý nghĩa của khoan dung?
4. Hướng rèn luyện lòng khoan dung? ...
	Vậy để lập dàn ý cho bài văn nghị luận các em lấy kiến thức ở đâu?
	Giáo viên định hướng cho học sinh vận dụng kiến thức từ các bài học của môn GDCD (như một ví dụ đã dẫn ở mẫu 1 mục 3.2.3; cụ thể ví dụ này ở môn GDCD 7).
	Bước 2: Lập dàn ý (có thể tham khảo mẫu ở phần dưới)
	Bước 3: Viết văn bản hoàn chỉnh
	Bước 4: Đọc lại và sửa văn bản
* Mẫu dàn ý:
I. Mở bài:
	Trên đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu biết lỗi mà ăn năn, hối hận, thì liệu người ta có tha thứ cho mình không? Và nếu mình là người được xin lỗi thì có rộng lòng tha thứ, mở rộng cửa tâm hồn để tha thứ cho họ không? Đây là điều cơ bản của tấm lòng khoan dung mà nhà văn V. Hugo từng nói: ”Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng: ấy là sự khoan dung”.
II. Thân bài:
1. Giải thích 
- Khoan dung là ()
2. Biểu hiện của lòng khoan dung 
3. Bàn luận 
- Ý nghĩa của khoan dung (trả lời câu hỏi vì sao con người cần phải có lòng khoan dung) 
	- Phê phán những người không có lòng khoan dung ( định kiến, thành kiến, hẹp hòi, cố chấp, đố kị, )
III. Kết bài:	
	’’Sống trong đời sống 
Cần có một tấm lòng
Để làm gì? Em biết không
Để gió cuốn đi’’
	Yêu thương cho đi là yêu thương được giữ mãi mãi! Lòng khoan dung chính là khi bạn trao yêu thương, trao sự rộng mở của tâm hồn trái tim mình cho người khác. Bởi vậy luôn trao yêu thương, bạn không biết những hạnh phúc mình nhận được sẽ to lớn dường nào đâu. Hãy mở rộng lòng mình, tha thứ và khoan dung bạn nhé!
( Trích từ bài làm của em Bùi Thị Ngọc Diệu lớp 9A1, năm học 2016-2017 )
	* Ghi chú:
	Phần thân bài của bài văn trên, chúng tôi không dẫn lại lời văn của học sinh mà để trống để các thầy cô giáo có thể dễ dàng đối chiếu với cấu trúc bài dạy của môn GDCD và xác định xem cần vận dụng những lượng kiến thức nào để tích hợp vào bài văn nghị luận cho hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ các ví dụ minh họa ở (mục 2.3 - ý 2.3.3) ta dễ dàng nhận thấy: Để có kiến thức sâu rộng về đề tài xã hội nhằm học tập và làm văn NLXH có hiệu quả việc sử dụng kiến thức liên môn là rất hữu ích.
	- Qua áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy cả 3 lớp 9A1, 9A2 và 9A3 của 2 năm học liên tiếp, tôi thấy kết quả làm văn NLXH của HS đã nâng lên rõ rệt. HS không còn ngại làm kiểu bài này, không còn lúng túng về phương pháp lập luận, các em còn cảm thấy hứng thú khi các đơn vị kiến thức của bài GDCD lại giúp mình nắm vững các bước làm bài văn NLXH.
	- Khảo sát chất lượng dạy và học kiểu bài văn NLXH qua bài kiểm tra (bài viết số 5 – Văn NLXH ) trong 2 năm học liên tiếp, kết quả rất khả quan:
	* Năm học 2016-2017:
Tổng số bài
Khá giỏi
Trung bình
Dưới TB
120 bài
51 bài
42,5%
60 bài
50%
9 bài
7,5%
* Năm học 2017-2018:
Tổng số bài
Khá giỏi
Trung bình
Dưới TB
126 bài
60 bài
47,6%
 58 bài
46%
8 bài
6,4%
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
	Nói một cách khái quát, mục tiêu quan trọng trong dạy học kiểu văn bản nghị luận xã hội trong chương trình, SGK Ngữ văn THCS là học sinh phải thực hành tạo lập được 2 kiểu bài nghị luận: NL về một sự việc, hiện tượng đời sống; NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách cơ bản, để từ đó sẽ tiếp tục được nâng cao ở cấp trung học phổ thông. Nói một cách cụ thể, phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: 1. Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung; 2. Đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội; 3. Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn.
	Mặc dù HS được học lý thuyết về cả bốn kiểu bài (gồm cả 2 kiểu bài NL về truyện và thơ), song khi thực hành vẫn còn lẫn lộn, NL chung chung. Trách nhiệm của những người giáo viên dạy tập làm văn là phải giúp các em có động cơ tích cực trong học tập, có hứng thú, say mê làm văn và làm bài văn NL đúng đặc trưng kiểu bài. Để làm được điều đó, cần phải có tâm huyết với nghề, luôn trau dồi - đổi mới PPDH,  bằng việc không ngừng tìm tòi, sáng tạo để sẵn sàng phát huy trong nghề “trồng người”, một nghề cao quý nhưng có vô vàn áp lực 
3.2. Kiến nghị
 	Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực tế giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
- Về phía Phòng Giáo dục: Tiếp tục các Cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên. Cần lưu ý giáo viên là tích hợp cần sát với thực tiễn dạy học hơn, không nên lạm dụng, ôm đồm ( SGK Ngữ văn sau 2018 thì mức độ tích hợp cao hơn rất nhiều); Cuộc thi Liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn để tăng khả năng thực tế, hiểu biết xã hội của học sinh
- Về phía Nhà trường: Tham gia các cuộc thi Tích hợp, Liên môn; khuyến khích GV đổi mới PPDH thường xuyên, không làm chiếu lệ, đối phó trong các kì thao giảng; cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo một cách hiệu quả. Để từ đó, học sinh rèn luyện các kĩ năng luyện nói, sự trải nghiệm và thêm hiểu biết xã hội sẽ giúp ích hơn cho bài văn nghị luận xã hội.
- Về phía giáo viện: Có lẽ khó có thể gọi là thành công trong đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng nếu người đứng lớp trực tiếp hàng ngày hàng giờ không trăn trở, quan tâm đến HS, đến cách thức tiếp nhận tri thức, tư duy, (Khung chương trình, SGK chỉ là những định hướng quan trọ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_mon_giao_duc_cong_dan_de_day_hoc_bai.doc