Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn đọc thêm của chương trình Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn đọc thêm của chương trình Ngữ văn THCS

Mục đích yêu cầu đọc - hiểu.

* Đọc - hiểu rất cần thiết không chỉ cho dạy học môn Ngữ văn, mà cho đọc nói chung. Đọc để nắm được câu chuyện( số đông người ), đọc hiểu vấn đề nội dung, giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, đọc để biết cách lí giải vấn đề của tác giả.

Ví dụ: "Truyện Kiều " của Nguyễn Du có nhiều người, nhiều tầng lớp đọc: chị vú em đọc"Truyện Kiều ", cô cậu học sinh đọc"Truyện Kiều ", nhà văn nhà thơ đọc"Truyện Kiều". Song trẻ em lại thích đọc truyện tranh, các thanh niên lại thích đọc truyện chưởng Hồng Kông. Vì sao có hiện tượng đó? Bởi mỗi người có một mục đích đọc -hiểu khác nhau đọc ở cấp độ khác nhau. Khi mà văn hoá nghe nhìn đang lấn lướt văn hoá đọc cần phải được đề cao, nhất là trong nhà trường mà chủ yếu là ở môn Ngữ văn.

* Đọc tác phẩm gắn liền với rèn luyện thị giác, điều phối hơi thở, khả năng phát âm, luyện âm, luyện giọng, khả năng lắng nghe đọc. Có thể đọc- hiểu bằng mắt, đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc một mình, đọc trước nhóm người, tập thể...

* Muốn đọc theo một chuẩn mực nào đó đã được quy định trước hết phải giúp học sinh tái hiện tác phẩm, đây là thao tác tư duy đầu tiên quan trọng nhất để đọc, để cảm nhận tác phẩm. Đọc chuẩn một tác phẩm là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm, đọc hay, đọc như một sự tự biểu hiện như là một sự tự cảm nhận. Khi đọc- hiểu cần chú ý đến thể loại tác phẩm, tính cách nhân vật, phong cách tác giả.

doc 12 trang Mai Loan 27/04/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn đọc thêm của chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT HƯỚNG DẠY BÀI
 “HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM” 
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
 A. PHẦN MỞ ĐẦU.
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 
 Hiện nay trong các nhà trường phổ thông nói chung và các nhà trường THCS nói riêng, 
qua tiếp xúc với các em học sinh, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy: 
việc Dạy bài hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn là vô cùng cần thiết.
 Theo lí luận văn học đọc - hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy - học Ngữ văn 
đổi mới, bởi nội dung Văn trong bài học Ngữ văn là "Đọc - hiểu văn bản ". Bản chất của đọc - 
hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều biện pháp và hình thức dạy học 
Văn, trong đó biện pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới 
hình thức đối thoại, đây là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “ Hướng dẫn đọc thêm 
văn bản”
 Văn bản đọc thêm nói chung có một tác dụng lớn trong giờ học Ngữ văn, giúp cho việc 
phân tích thơ văn trở lên sống động có tính truyền cảm, giúp cho giáo viên, giúp cho các em 
học sinh có được niềm vui sướng trong lao động sáng tạo. Giờ đọc thêm còn có tác dụng 
giáo dục thẩm mĩ, làm cho các em thêm yêu thích văn học, nảy sinh ý muốn tìm đọc thêm các 
tác phẩm văn học nghệ thuật đã làm mình rung động.
 Xuất phát từ cơ sở đó, việc hướng dẫn đọc tác phẩm không chỉ diễn ra ở các tiết học 
đọc - hiểu văn bản mà còn được chú trọng trong các tiết học : Hướng dẫn đọc thêm của 
chương trình Ngữ văn THCS. Vậy cần dạy bài đọc thêm như thế nào trong các tiết dạy này để 
rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho các em học sinh chính là hướng mà chúng tôi muốn đưa ra.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 1. Hệ thống văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình ngữ văn hiện nay.
 Khi thực hiện đổi mới trong dạy - học Văn hiện nay, chương trình SGK môn Ngữ văn 
tập trung nhiều vào các tiết đọc thêm và các tiết hướng dẫn đọc thêm được điều chỉnh ở hầu 
hết 4 khối lớp . Điều này cho thấy việc rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu trong các tiết học đọc 
thêm cũng rất cần thiết, giúp các em học sinh chủ động nắm tác phẩm, tự làm sống dậy 
tác phẩm theo cách riêng.
* Cụ thể các bài đọc thêm:
 LỚP TIẾT VĂN BẢN HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM.
 2 B¸nh tr­ng, b¸nh giµy.
 Líp 6 13 Sù tÝch Hå G­¬m.
 34,35 ¤ng l·o ®¸nh c¸ vµ con c¸ vµng.
 45 Ch©n, tay, tai, m¾t, miÖng.
 51 Lîn c­íi, ¸o míi( d¹y cïng tiÕt : Treo biÓn )
 59 Con hæ cã nghÜa.
 100 M­a ( d¹y cïng trong tiÕt häc : L­îm )
 1 * Muốn đọc theo một chuẩn mực nào đó đã được quy định trước hết phải giúp học sinh 
tái hiện tác phẩm, đây là thao tác tư duy đầu tiên quan trọng nhất để đọc, để cảm nhận 
tác phẩm. Đọc chuẩn một tác phẩm là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm, đọc hay, đọc như 
một sự tự biểu hiện như là một sự tự cảm nhận. Khi đọc- hiểu cần chú ý đến thể loại tác phẩm, 
tính cách nhân vật, phong cách tác giả.
b. Khái niệm đọc - hiểu.
 Đọc- hiểu không nhằm diễn đạt hai hoạt động " đọc, hiểu ".
 Trong cuộc sống đôi khi ta đọc vu vơ một dòng chữ nào đó mà không cần hiểu, lại có khi 
ta đọc lướt qua một cột báo, chộp lấy một thông tin, nhưng nhiều khi ta phải đọc nghiền ngẫm 
có suy tư, thậm chí cả cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng; đọc theo cách này diễn ra theo cách 
bám sát, luồn sâu vào tác phẩm để giải mã "văn bản " nghĩa là xác lập các giá trị văn bản, theo 
cách cảm và hiểu của người đọc.
 Cách đọc này theo SGV Ngữ văn 6 tập I lí giải như sau: " Khả năng đọc- hiểu (bao gồm 
cả cảm thụ) một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không 
những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng ngay các 
thông tin đã có trong văn bản. 
Đó là trường hợp câu trả lời đã có sẵn trong bài, là trình độ chỉ mới biết đọc trên dòng. Mức 
cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong văn bản, là trình độ đã biết 
đọc giữa các dòng. 
 Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa cái mà học sinh đã đọc với thế giới bên 
ngoài bài học, đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản. Khám phá theo hướng 
này thì học sinh không chỉ hứng thú, hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ được một cách 
sinh động tự nhiên việc học văn với những vấn đề của cuộc sống ".
 Như thế, bản chất của hoạt động đọc - hiểu văn bản trong các giờ học Ngữ văn chính là 
sự tìm tòi, phân tích để cảm và hiểu văn bản theo mục tiêu cụ thể của môn Ngữ văn hiện hành.
 2. Yêu cầu dạy Ngữ văn hiện nay.
 Phương pháp đọc - hiểu văn bản khác với công việc giảng văn lâu nay của giáo viên 
thường làm. Tác giả SGK lớp 9, giáo sư Đỗ Ngọc Thống có nêu ra một vài điểm khác biệt 
như sau:
 GIẢNG VĂN ĐỌC - HIỂU
+ Nghiªng vÒ c«ng viÖc cña thÇy. + Tæ chøc cho trß thùc hiÖn.
+ ThÇy nãi c¸i hay, c¸i ®Ñp mµ thÇy c¶m + Trß tù kh¸m ph¸ ra c¸i hay, c¸i ®Ñp cña 
nhËn ®­îc cho häc sinh nghe. v¨n b¶n theo ý m×nh.
+ Nghiªng vÒ khai th¸c néi dung, t­ t­ëng +TËp trung khai th¸c vÎ ®Ñp néi dung qua 
cña v¨n b¶n, Ýt chó ý ®Õn ng«n tõ vµ c¸c h×nh h×nh thøc: b¸m s¸t c©u ch÷ cña v¨n b¶n ®Ó 
thøc nghÖ thuËt cô thÓ. chØ ra néi dung t­ t­ëng.
+ Häc sinh, nhiÒu khi kh«ng cÇn ®äc v¨n + Häc sinh b¾t buéc ph¶i ®äc v¨n b¶n.
b¶n.
+ ChØ biÕt v¨n b¶n ®­îc häc. + Cã ph­¬ng ph¸p ®äc - hiÓu c¸c t¸c phÈm 
 cïng lo¹i.
 3 * Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
 Có lúc tác giả bộc lộ trực tiếp tư tưởng tình cảm. Có lúc tác giả lại gửi gắm cảm xúc, ý 
nghĩa qua hình tượng nghệ thuật.
 Ví dụ: đọc - hiểu bài " Con cò " của Chế Lan Viên (tiết 111- 112 Ngữ văn 9). Cần hiểu 
được tư tưởng tình cảm của tác giả qua hình tượng nghệ thuật: con cò.
 * Đọc - hiểu cấu trúc văn bản.
 Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở THCS, chúng ta thấy bài thơ có nhiều đoạn, vở 
kịch có nhiều hồi, nhiều lớp, truyện có nhiều phần, nhiều tình tiết, truyện có kết thúc có hậu 
như truyện cổ tích. Vậy có thể so sánh đọc - hiểu cấu trúc văn bản như:
 - Vào xem cái đình, đền cổ mà chỉ xem hai ông tướng trấn cửa đền thì coi như chưa hiểu 
biết gì.
 - Cũng như cô gái thi hoa hậu mà chân đi vòng kiềng, bàn chân bàn cuốc dù có mặt hoa 
da phấn cũng khó mà lọt vào vòng trong.
 Do vậy đọc - hiểu cấu trúc văn bản là cần thiết, chưa nắm được cấu trúc văn bản thì cảm 
thụ văn sẽ bị hạn chế.
 * Đọc - hiểu và thưởng thức văn học.
 Đọc - hiểu văn bản là để mở rộng nhận thức văn chương, mê say văn chương, như vua 
Tự Đức đã từng viết:
 Mê gì? Mê đánh tổ tôm,
 Mê ngựa Hậu Bổ, mê nôm Thuý Kiều.
 Muốn thưởng thức văn chương phải có sự say mê, yêu thích. Đọc - hiểu văn bản sẽ giúp 
các em điều đó.
 * Đọc tích luỹ kiến thức.
 Chu Quang Tiềm viết:
 " Sách cũ trăm lần xem không chán
 Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay."
 Muốn có được sự tích luỹ kiến thức, cần chọn sách hay, sách phục vụ cho việc học tập bộ 
môn. Rồi đọc lướt, đọc kĩ, đọc sâu, sau đó có nhận xét ngắn gọn, ghi chép lại điều mình yêu 
thích.
 Phần đọc - hiểu này thường sử dụng trong phần củng cố bài dạy.
 Từ việc định hướng các bước đọc - hiểu người thầy cần hướng dẫn học sinh xác định các 
tín hiệu thẩm mĩ của văn bản văn học bằng hệ thống câu hỏi.
 3. Hướng dẫn luyện tập : 
 Mục đích của phần luyện tập trong bài dạy “ Hướng dẫn đọc thêm “ là giúp học sinh 
củng cố, mở rộng kiến thức phục vụ cho chủ đề hoặc mảng kiến thức thuộc cụm bài mà học 
sinh đang học . Vì vậy phần luyện tập trong các tiết dạy bài “ Hướng dẫn đọc thêm “ phải 
được giáo viên đặc biệt quan tâm. Trong tiết dạy “ Hướng dẫn đọc thêm “ giáo viên nên 
 5 + Nhìn tổng quát bài thơ: nhan đề, bố cục và hình tượng thơ( khách thể và chủ thể trữ 
tình ).
 b. Phân tích hình tượng thơ( chủ thể trữ tình hoặc nhân vật trữ tình ).
 - Hình tượng khách thể: là bức tranh cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc của nhà thơ 
với các chặng đường phát triển của nó.
 - Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ được bộc lộ trực 
tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của nó.
 Cần đọc - hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen nhau trong bài 
thơ.
 c. Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm.
 - Vấn đề đặt ra ở đây ra sao?
 - Thái độ xử lí vấn đề như thế nào?
 - Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ?
 - Ý nghĩa khái quát toát ra từ hình tượng thơ?
 Tuy nhiên mỗi bài thơ, mỗi thể thơ có những đặc điểm khác nhau nên không thể áp đặt 
máy móc cách dạy tự học có hướng dẫn . Tuỳ từng bài đọc - hiểu mà vận dụng: dạy - học 
chính khoá khác với hướng dẫn đọc thêm. Chỉ cần làm thế nào cho học sinh "lắng nghe cho 
được nhịp điệu của cuộc sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại cái rung 
cảm của tác giả, cũng vui buồn, căm giận, thương nhớ, đợi chờ, nâng mình lên xúc cảm với 
cái đẹp trong hình tượng thơ văn; nghe nhạc mà thấy mùi hương, nghe tiếng động mà thấy 
tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng tối hoá thâm u."( Lê Trí Viễn )
 Tóm lại trong quá trình đọc - hiểu thơ phải làm thế nào để đi vào thế giới tinh vi của thơ 
bằng cả con người thông minh, nhạy cảm, tinh vi.
 2. Hướng dẫn đọc thêm văn bản truyện.
 Hướng dẫn đọc - hiểu qua các trình tự:
 + Đọc - hiểu cốt truyện( tóm tắt truyện )
 + Phát hiện tình huống
 + Phân tích kết cấu
 + Tìm hiểu sự kiện - nhân vật( nhân vật chính, nhân vật phụ )
 + Phân tích các chi tiết về hành vi, lời nói của nhân vật làm bộc lộ nét bản chất của con 
người mà tác phẩm hướng tới. Các trình tự này như một định hướng chung còn cụ thể từng 
loại truyện; truyện ngắn, tiểu thuyết... mà có cách đọc - hiểu cụ thể. Đặc biệt ở từng giai đoạn 
văn học, truyện có cách đọc- hiểu cũng khác nhau như: truyện cổ, truyện trung đại, truyện hiện 
đại...
 III. MÔ HÌNH GIỜ DẠY : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM.
 1. Quan niệm chung.
 Để giờ dạy hướng dẫn đọc thêm đạt kết quả và mang tính tích hợp trong bộ môn, theo 
chúng tôi cũng giống như một giờ dạy văn bản nói chung. Có điều, trong hệ thống bài hướng 
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_doc_them_cua_chuong_trinh_ng.doc