Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học Cát Linh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học Cát Linh

Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Tính chất phổ cập và phát triển, tính dân tộc và hiện đại, nhân văn và dân chủ được thể hiện trong cơ cấu tổ chức, trong toàn bộ các mặt hoạt động của giáo dục Tiểu học thông qua đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn  cao, có nghiệp vụ quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của cấp học nền tảng và yêu cầu đổi mới trong thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa (CNH-HĐH) là vấn đề cấp bách và quan trọng.

Hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, vai trò của Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học có nêu rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó”. (Trích điều 18). Để thực hiện đúng những nhiệm vụ đó, người Tổ trưởng chuyên môn được xem như một thủ lĩnh có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của tổ mình phụ trách.

doc 33 trang Mai Loan 25/11/2023 3531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học Cát Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Tính chất phổ cập và phát triển, tính dân tộc và hiện đại, nhân văn và dân chủ được thể hiện trong cơ cấu tổ chức, trong toàn bộ các mặt hoạt động của giáo dục Tiểu học thông qua đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của cấp học nền tảng và yêu cầu đổi mới trong thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa (CNH-HĐH) là vấn đề cấp bách và quan trọng.
Hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, vai trò của Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học có nêu rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó”. (Trích điều 18). Để thực hiện đúng những nhiệm vụ đó, người Tổ trưởng chuyên môn được xem như một thủ lĩnh có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của tổ mình phụ trách.
Ở Hà Nội trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được của bộ phận chuyên môn, vẫn còn nhiều đơn vị trường học, vai trò của Tổ trưởng chuyên môn thật mờ nhạt, trách nhiệm chưa cao, hoạt động tổ chuyên môn chưa thật hiệu quả. Trong Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010- 2011 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Đống Đa có nhấn mạnh: “Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn”. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, tổ chuyên môn phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, mà người điều hành hoạt động tổ chuyên môn ấy không ai khác chính là Tổ trưởng. 
Hiện nay,việc xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học là rất cần thiết. Nếu có những biện pháp hợp lý để phát huy vai trò và năng lực của Tổ trưởng thì chất lượng hoạt động tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo trong nhà trường.
Với những lý do trên, tôi chọn viết đề tài “Biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học Cát Linh” để chia sẻ cùng quý đồng nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có khả năng quản lý, điều hành hoạt động của tổ; tốt về phẩm chất, giỏi về năng lực, nhạy bén về chuyên môn đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học
3.2.Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn Trường Tiểu học Cát Linh - Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.
4.Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học như nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ trưởng, tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của tổ thì có thể xây dựng được một đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong trường Tiểu học hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo trong nhà trường Tiểu học.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học
5.2.Khảo sát đánh giá thực trạng về đội ngũ và công tác xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Trường Tiểu học Cát Linh.
5.3.Đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn Trường Tiểu học Cát Linh.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
. Mục đích: Nghiên cứu tài liệu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận. 
. Cách thực hiện: Tìm đọc các tài liệu có liên quan:
+ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quyết định ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
+ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quyết định ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
+ Tổ chức quản lý: Từ một cách tiếp cận, Đặng Quốc Bảo (2002).
+ Chiến lược Giáo dục –Đào tạo đến năm 2020, Bộ GD-ĐT (1998)
+ Đảng CSVN (1997), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
+ Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với GDTH.
6.2. Phương pháp quan sát:
. Mục đích: Quan sát các hoạt động của tổ chuyên môn, đặc biệt là sự điều hành của các Tổ trưởng. 
. Cách thực hiện: Thường xuyên tham dự các cuộc họp tổ chuyên môn, chuyên đề, hội giảng,
6.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: 
. Mục đích: Tìm hiểu nguyện vọng, tâm tư, mong muốn của Tổ trưởng về việc xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh.
. Cách thực hiện: Đặt câu hỏi thông qua giao tiếp
6.4.Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
. Mục đích: Phân tích các công văn, kế hoạch chỉ đạo của các cấp có liên quan, tổng hợp các kinh nghiệm cá nhân, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của đơn vị bạn để làm căn cứ hoạt động.
. Cách thực hiện: Đọc kĩ, chắt lọc, ghi chép các câu từ mấu chốt trong các công văn; trao đổi, tâm tình với bạn bè đồng nghiệp; tham quan thực tế các đơn vị bạn.
B. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy tổ chức quản lý của nhà trường.
Tổ chuyên môn là tổ chức quản lý, thực hiện hoạt động dạy học trong nhà trường. Tổ chuyên môn được xem là một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, đó là nơi tiếp nhận, xử lí đồng thời cũng là nơi truyền phát thông tin. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động để nắm vững và thực hiện chương trình giảng dạy, giúp giáo viên thực hiện hóa quá trình giáo dục đào tạo. Ngoài việc thưc hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, tổ chuyên môn còn là nơi tổ chức các hoạt động khác như sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, viết và phổ biến các tài liệu, sáng kiến kinh nghiệm có liên quan. Do đó, chất lượng hoạt động của Tổ chuyên môn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của toàn đơn vị. 
Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là một giáo viên trong tổ chuyên môn, được Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định bổ nhiệm; là người giúp Hiệu trưởng điều hành, thực hiện nhiệm vụ dạy học và tổ chức các hoạt động khác trong nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các các hoạt động giáo dục, giảng dạy của tổ mình phụ trách. Vai trò và nhiệm vụ của TTCM được thể hiện trên các mặt sau:
 - Vai trò của TTCM :
. TTCM là người điều hành mọi hoạt động của tổ chuyên môn, trên cơ sở bố trí, phân công trách nhiệm của Hiệu trưởng.
. Người TTCM phải là trung tâm đoàn kết của tổ. 
- Nhiệm vụ của TTCM:
. Xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục năm học, tháng của tổ, giúp tổ viên xây dựng công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận và nhận định tình hình, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ mình phụ trách.
. Tạo điều kiện để giáo viên trong tổ có ý thức về vai trò, vị trí công việc của mình, tích cực tham gia các hoạt động sư phạm tập thể cũng như các hoạt động của cá nhân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên trong tổ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học, rèn luyện nghiệp vụ, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến giáo dục.
. Tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng về nội dung chương trình, đề xuất và thử nghiệm các phưong pháp dạy học mới, tổ chức cho các thành viên dự giờ lẫn nhau nhằm rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.
. TTCM còn có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tập hợp sức mạnh của các lực lượng xã hội, tăng cường nguồn lực, thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học cần có phẩm chất và năng lực thể hiện trên hai phương diện đức và tài. Đó là sự kết hợp những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam và những yêu cầu của người TTCM trong giai đoạn hiện nay. Những phẩm chất và năng lực đó là:
- Về phẩm chất:
. Phẩm chất chính trị: Người TTCM phải có quan điểm, lập trường chính trị rõ ràng, hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước; Có trách nhiệm tuyên truyền, thuyết phục giáo viên trong tổ và cộng đồng chấp hành đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; Có thái độ tích cực với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, sai trái; Có ý thức chấp hành kỉ luật cao.
. Phẩm chất đạo đức: Người TTCM là người gương mẫu trong lối sống, thực sự là nhà giáo dục; Có uy tín đối với tập thể, với cấp trên, với học sinh và phụ huynh; Có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, trung thực.
. Phẩm chất trí tuệ: TTCM phải có trình độ lý luân,nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có khả năng phân tích, tổng hợp, nhạy bén nắm bắt tình hình, xử lý thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác; Có trí tuệ minh mẫn, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Về năng lực:
. Năng lực chuyên môn: Người TTCM phải có trình độ hiểu biết về chuyên môn, có khả năng giảng dạy tốt tốt các môn học; Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc trưng bộ môn để quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong tổ; Có ý thức tự rèn luyện, hoc hỏi để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, nhạy bén, tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời, phải có khả năng bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên trong tổ, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lương giáo dục toàn diện.
. Năng lực quản lý: Người TTCM phải có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch; năng lực quản lí hành chính, xây dựng đội ngũ, năng lực ứng xử, giao tiếp để duy trì các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; TTCM cần phải có năng lực làm việc khoa học, năng lực tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và năng lực kiểm tra.
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quyết định ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đưa ra những tiêu chí để đánh giá giáo viên mà TTCM cũng là một giáo viên. Những tiêu chí đánh giá dựa trên 3 lĩnh vực, đó là lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiến thức và lĩnh vực kĩ năng sư phạm.
Trong thực tế, việc đánh giá TTCM điều hành quản lý hoạt động của tổ đạt hiệu quả cũng dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực, kĩ năng sư phạm và khả năng xử lý các tình huống của người TTCM.
Những nội dung nêu trên là cơ sở để người viết đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học Cát Linh.
2.Mục tiêu và yêu cầu:
2.1.Mục tiêu:
Lên kế hoạch và tiến hành bồi dưỡng lực lượng Tổ trưởng chuyên môn hoạt động hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại cơ sở.
2.2.Yêu cầu:
Để nâng cao năng lực của tổ trưởng chuyên môn, lãnh đạo nhà trường cần nghiên cứu kĩ các tài liệu, các công văn chỉ đạo của các cấp; tìm hiểu đặc điểm, tình hình của đội ngũ để lên kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức tham quan học tập, chia sẻ; biết lắng nghe và đúc kết kinh nghiệm.
Phát huy sự chủ động sáng tạo của lực lượng Tổ trưởng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục.
3.Thực trạng:
- Trường Tiểu học Cát Linh nằm trên địa bàn phường Cát Linh Quận Đống Đa. Chất lượng giáo dục của trường trong những năm qua luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu là Trường Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố.
- Lực lượng giáo viên của trường đa số còn trẻ, nữ chiếm số đông, số lượng học sinh đông, hoạt động bán trú tương đối có hiệu quả.
- Nhà trường có 6 tổ chuyên môn quản lý theo từng Khối lớp. Số lượng thành viên trong mỗi tổ từ 7-9 thành viên. Mỗi tổ chuyên môn có 1 Tổ trưởng. Các tổ chuyên môn chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Mọi hoạt động của Tổ chuyên môn đều phải được đưa ra bàn bạc, thống nhất của các thành viên, kế hoạch hóa các công việc và trình lãnh đạo duyệt. 
- Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/ 1lần đúng theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học. Nội dung chính của cuộc họp là rút kinh nghiệm hoạt động chuyên môn 2 tuần qua, bàn sâu về phương pháp dạy học, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình dạy học và công tác chủ nhiệm.
- Ban Giám Hiệu trường phân công nhau thường xuyên đến dự họp cùng các tổ chuyên môn để có những chỉ đạo kịp thời, tổ chức các chuyên đề nhằm giới thiệu các phương pháp và hình thức dạy học mới để giáo viên học tập.
- Các Tổ trưởng có phẩm chất đạo đức tốt. Tất cả các Tổ trưởng đều có trình độ Đại học, chính trị sơ cấp, có chứng chỉ A tin học và ngoại ngữ, năng lực quản lí khá tốt.
- Lực lượng Tổ trưởng chuyên môn của trường đều là nữ, trẻ tuổi, số năm công tác trung bình từ 15 đến 25 năm. Một số Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên từ nơi khác mới chuyển về trường khoảng 2- 3 năm .
Nhận định đánh giá chung về thực trạng:
- Lãnh đạo nhà trường đã thực hiện tốt công tác phát triển và quản lý đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn. Lực lượng Tổ trưởng chuyên môn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ trên chuẩn, có nhiều kinh nghiệm dạy học. 
- Hầu hết các TTCM chưa qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục nên chỉ thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chấp hành sự phân công với vốn kinh nghiệm ít ỏi và phải tự học qua đồng nghiệp. Do vậy, trong tổ chức xây dựng, điều hành hoạt động tổ còn gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực quản lý của các Tổ trưởng chuyên môn chưa đồng đều, một vài người chưa tự tin trước đám đông; Chưa tập trung được sức mạnh để nâng chất lượng các phong trào mang tầm vóc của tổ trong các phong trào như làm đồ dùng dạy học, viết Sáng kiến kinh nghiệm...
4.Biện pháp thực hiện:
4.1.Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn:
Việc tuyển chọn, bổ nhiệm TTCM trường Tiểu học cần căn cứ theo tiêu chuẩn chung của người cán bộ trong thời kì CNH-HĐH đất nước theo nghị quyết TW 3 khóa XIII: “ Có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tinh thần năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dám đấu tranh với những quan điểm sai trái; có ý thức tổ chức kỉ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ; có quan hệ mật thiết với nhân dân; có năng lực, trình độ và sức khỏe phù hợp với nhiệm vụ được giao; có phong cách làm việc khoa học, đạt hiệu quả thiết thực”.
4.1.1. Những cơ sở tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn
Căn cứ theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thông tư ban hành Điều lệ trường Tiểu học Lãnh đạo nhà trường xem xét, tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh Tổ trưởng chuyên môn dựa vào các cơ sở cụ thể như sau:
- Tổ trưởng chuyên môn phải có phẩm chất tốt:
Bản thân và gia đình giáo viên luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước, tham gia và thực hiện tốt các quy định của địa phương, của ngành và của nhà trường; có mối quan hệ nhân thân tốt và lành mạnh.
Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có thái độ phục vụ tận tình, biết chia sẻ với học sinh, đồng nghiệp và những người xung quanh.
Được phụ huynh học sinh tin yêu, học sinh và bạn bè đồng nghiệp quý mến.
 => Để có nguồn thông tin chính xác làm căn cứ tuyển chọn, bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn, lãnh đạo trường cần dựa vào quá trình công tác của giáo viên tại trường, phối hợp với đánh giá của các bộ phận có liên quan như Chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, kể cả phối hợp với chính quyền địa phương nơi giáo viên cư trú.
- Tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực chuyên môn vững vàng:
Năng lực chuyên môn của giáo viên biểu hiện rất rõ qua kinh nghiệm giảng dạy, am hiểu về nội dung chương trình, sách giáo khoa, có kiến thức về chuyên môn, xã hội; biểu hiện qua chất lượng soạn giảng, hiệu quả giáo dục học sinh; qua công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu; qua kết quả các kì thi mà giáo viên đã tham gia như: Giáo viên dạy giỏi, Thiết bị dạy học tự làm, Viết chữ đẹp, phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm,
=> Lãnh đạo nhà trường cần cập nhật kết quả thi đua, kết quả các cuộc thi, các phong trào theo từng năm học. Nếu là giáo viên mới chuyển về trường, có thể trao đổi, tìm hiểu quá trình công tác ở đơn vị cũ để làm căn cứ xét bổ nhiệm chức danh Tổ trưởng chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn phải có tố chất của một “ Thủ lĩnh”:
Nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn là giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động chuyên môn và trực tiếp quản lý các thành viên trong tổ theo quy định. Do đó, Tổ trưởng chuyên môn cần phải có tố chất của một người “ Thủ lĩnh”. Một số biểu hiện của người “Thủ lĩnh chuyên môn” là:
. Nắm được đặc điểm, tình hình của tổ mình phụ trách.
. Có năng lực chuyên môn vững vàng
. Biết xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ viên.
. Có khả năng phân tích, tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm từ các vấn đề có liên quan đến chuyên môn.
. Biết lắng nghe và chia sẻ, có khả năng tập hợp các thành viên, tạo sức mạnh đoàn kết, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ.
. Gương mẫu, khách quan, công bằng trong đánh giá và đề xuất khen thưởng giáo viên trong tổ.
. Nhẹ nhàng, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử
. Bản lĩnh, tự tin trước đám đông.
4.1.2. Quy trình bổ nhiệm chức danh Tổ trưởng chuyên môn
Bổ nhiệm chức danh TTCM cần được tiến hành một cách thận trọng, dân chủ, khách quan, khoa học, chính xác; đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc nhằm nâng cao hiệu quả quản lí. Theo tôi, Hiệu trưởng bổ nhiệm TTCM cần theo một trình tự như sau:
- Lấy ý kiến trong liên tịch trường:
Hiệu trưởng là người ra quyết đinh bổ nhiệm TTCM. Tuy nhiên, trước khi bố trí, Hiệu trưởng nên trao đổi, bàn bạc, tham khảo ý kiến trong liên tịch trường. Đây là cơ sở khách quan cho Hiệu trưởng lựa chọn người có đầy đủ năng lực phẩm chất để bố trí vào vị trí TTCM.
- Lấy ý kiến trong tổ chuyên môn:
Uy tín và năng lực phẩm chất của người TTCM phải được giáo viên trong tổ đó tin phục và tôn trọng. Có như thế quá trình điều hành tổ mới thành công. Bởi vậy Hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia họp tổ, các thành viên trong tổ tham gia bỏ phiếu bầu. Việc làm này phải khách quan,công bằng để vừa đảm bảo uy tín cho tổ trưởng mới, đồng thời cũng bảo vệ uy tín cho Hiệu trưởng.
- Hiệu Trưởng ra quyết định:
Sau khi được sự đồng ý của liên tịch và các thành viên trong tổ ( đồng ý từ 50% trở lên ) Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm TTCM.
Khi triển khai quyết định bổ nhiệm chức danh TTCM, Hiệu trưởng cần lựa chọn thời gian và không gian sao cho trân trọng và phù hợp để cả Hội đồng sư phạm được nghe, được biết mà phối hợp trong công việc.
=> Lựa chọn và bổ nhiệm người giữ chức vụ Tổ trưởng chuyên môn là một việc làm quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chuyên môn của toàn đơn vị, kéo theo sự thay đổi biểu đồ chất lượng giáo dục của toàn trường. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần nghiên cứu kĩ, phối hợp với các bộ phận có liên quan, thăm dò ý kiến quần chúng, cập nhật các thông tin có liên quan làm cơ sở đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_doi_ngu_to_truong_c.doc