Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm

Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, các em có những thay đổi dần về nhận thức, tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Một số em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị dụ dỗ, bị xâm hại nhưng các em vẫn chưa đủ khả năng từ chối và tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó các em còn ham chơi, ý thức tự giác chưa cao, còn đợi cha mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều trong việc rèn luyện và học tập; một số em khác là con gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế hoặc một số em là con mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt.đối với các em học sinh này đang cần có sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, xã hội, để các em học tập, hình thành nhân cách. Vì vậy, vai trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Qua các năm làm công tác chủ nhiệm lớp, lúc nào tôi cũng trăn trở vấn đề này, cố gắng tìm ra những biện pháp xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm tốt, để tổ chức các em học tập, rèn luyện, vui chơi, tham gia các hoạt động giúp các em tự tin hơn trong học tập, trong cuộc sống và có thể tự bảo vệ mình.

doc 6 trang Trần Đại 27/04/2023 3532
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:
 Tên sáng kiến: Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm. 
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, các em có những thay đổi dần về nhận thức, tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Một số em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị dụ dỗ, bị xâm hại nhưng các em vẫn chưa đủ khả năng từ chối và tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó các em còn ham chơi, ý thức tự giác chưa cao, còn đợi cha mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều trong việc rèn luyện và học tập; một số em khác là con gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế hoặc một số em là con mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt...đối với các em học sinh này đang cần có sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, xã hội, để các em học tập, hình thành nhân cách. Vì vậy, vai trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Qua các năm làm công tác chủ nhiệm lớp, lúc nào tôi cũng trăn trở vấn đề này, cố gắng tìm ra những biện pháp xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm tốt, để tổ chức các em học tập, rèn luyện, vui chơi, tham gia các hoạt động giúp các em tự tin hơn trong học tập, trong cuộc sống và có thể tự bảo vệ mình.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
 Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẽ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót để được hoàn thiện hơn.
3.2.2. Nội dung giải pháp: 
Tính mới và sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ là vận dụng nhiều phương pháp và kĩ năng sư phạm để các em nhận thấy được trách nhiệm của mình, giúp các em có được nề nếp tốt, có ý thức cao trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. 
Các bước và cách thức thực hiện của giải pháp: 
Bước 1: Khảo sát, nắm thông tin từng học sinh: 
Đầu năm học khi được phân công nhiệm vụ tôi thực hiện cuộc điều tra và nắm thông tin học sinh ngay những tuần đầu học sinh đến lớp thông qua: 
Từ học bạ: nắm thông tin học sinh một cách chính xác và tiện cho việc trao đổi, liên hệ với phụ huynh. 
Qua giáo viên chủ nhiệm cũ: nắm được đối tượng học sinh và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận với từng học sinh. 
Qua học sinh trong lớp: phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của từng em để xây dựng kế hoạch cho các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
Qua phụ huynh: nắm được hoàn cảnh gia đình, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của từng học sinh để đề ra kế hoạch , biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực. 
Bước 2: Bầu ban cán sự lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể: 
 Tổ chức chọn bầu cử đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, đội sao đỏ, nhóm bạn học tập) ở đây là những học sinh gương mẫu được cả lớp tín nhiệm đề cử, có năng lực học tập, năng nổ trong các phong trào hoạt động. Qui định chức năng nhiệm vụ của từng chức danh. Lập sơ đồ chỗ ngồi phù hợp với các đặc điểm đối tượng học sinh, lên kế hoạch chủ nhiệm. Hướng dẫn các em tự xây dựng nội qui lớp học trên cơ sở qui định của nội qui nhà trường, hướng dẫn ngôn ngữ giao tiếp với mọi người, có mối liên hệ tốt với đoàn thể trong nhà trường. Tạo không khí lớp học ấm cúng, thân thương, cho các em thấy được niềm vui khi đến lớp và tâm thế háo hức chờ đợi khi đến tiết học, từ đó có động lực tốt hơn để học tập. 
 Phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng cán sự lớp: 
Lớp trưởng: Tổ chức, quản lí lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo qui định của lớp, trường. Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội qui, qui định về học tập và sinh hoạt trong nhà trường như: trang phục, vệ sinh, theo dõi sĩ số lớp. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong học sinh. Tổ chức, động viên giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống, báo cáo lại với giáo viên chủ nhiệm.
Lớp phó học tập: Đôn đốc các bạn đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm túc. Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ cuối tuần tổng kết.
Lớp phó văn thể mĩ: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ. 
Tổ trưởng, tổ phó: Đầu giờ: kiểm tra việc mang sách vở theo thởi khóa biểu, đồ dùng học tập, xem bài, đi học đúng giờ, rồi chấm điểm thi đua theo qui định. Trong giờ học: theo dõi các bạn trong tổ về thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài
Bước 3: Xây dựng các nề nếp qui định chung: 
 Xây dựng kế hoạch tự học, tự rèn và khả năng tự quản của học sinh, bước đầu nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh. Nhắc nhở học sinh đảm bảo sỉ số hàng ngày. Đến lớp phải tập trung, chú ý nghe giảng bài, tích cực xây dựng bài. Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường của lớp. Giáo dục học sinh ý thức tự giác thường xuyên trong mọi hoạt động: đem dung cụ, sách vở đầy đủ, trực nhật vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, giữ vệ sinh chung, bảo quản tài sản trong nhà trường. Luôn nhắc nhở học sinh trau dồi kiến thức nâng cao chất lượng học tập.
Giáo dục phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt, động viên, khuyến khích. Khen thưởng đúng người, đúng việc, khách quan, công bằng. Sinh hoạt lớp đầy đủ, đánh giá ưu điểm nhược điểm của tổ, cá nhân.
Bước 4: Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp:
 Tập cho học sinh tự quản lí tiết sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển của ban cán sự lớp, đánh giá trong tuần, phát huy tinh thần tự quản trong tập thể, làm sao cho tiết sinh hoạt trở nên cởi mở, đừng biến tiết sinh hoạt thành độc thoại toàn chỉ nghe giáo viên chủ nhiệm trách móc, la rày, phê phán làm căng thẳng không khí lớp, khiến các em lo sợ, giáo viên chủ nhiệm tham dự lắng nghe các đánh giá của học sinh, tuyên dương, khích lệ nhằm nêu gương những em học tốt và động viên các em có hành vi sai sót khắc phục, sữa chữa. Tạo điều kiện cho các em trình bày ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình. Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giải quyết các tình huống của các em một cách sư phạm và phải có tính kiên quyết.
Bước 5: Phối hợp thường xuyên với phụ huynh:
 Đầu năm học tổ chức Đại hội phụ huynh bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp là những người có tâm huyết và nhiệt tình, tất cả vì học sinh. Sau đó đề ra những nề nếp yêu cầu để phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp cho học sinh như: hằng ngày kiểm tra, chuẩn bị sách vở cho các em theo thời khóa biểu, nhắc nhở các em học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới, giáo dục các em ý thức gọn gàng trong học tập. Sau đó thông báo tình hình các em ở lớp về năng khiếu, khả năng tư duy, thiếp thu của học sinh cũng như những sai sót, khiếm khuyết của các em. Trao đổi với phụ huynh để tạo điều kiện phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của các em.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Áp dụng cho các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường, có thể giới thiệu đến các trường tiểu học trong cụm thi đua và trong huyện. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Trong năm học qua vận dụng linh hoạt giải pháp trên , tôi thấy học sinh có nhiều thay đổi trong nhận thức. Đặc biệt việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp lớp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động tập thể tham gia nhiệt tình, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, tích cực trong các phong trào thi đua của nhà trường.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không có.
 Mỏ Cày Bắc, ngày 21 tháng 11 năm 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_ne_nep_lop_trong_co.doc