Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp đòi hỏi phải dân chủ khách quan, có sự tham gia của học sinh, giáo viên là người tổ chức, khuyến khích cha mẹ học sinh cùng tham gia. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp, giáo viên phải trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để tìm hiểu kĩ tình hình của lớp mình như: số lượng học sinh được khen thưởng, học sinh năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, học sinh có ảnh hưởng đến tập thể Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh về mô hình lớp học tự quản, tiêu chuẩn, trách nhiệm, vai trò Ban cán bộ lớp.

- Khi đã thành lập được Ban cán bộ lớp, giáo viên phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể về công việc sẽ làm và cách làm cho từng thành viên với nhiệm vụ cụ thể của mình, GV luôn tạo điều kiện để cán bộ lớp phát huy năng lực của mình, đảm bảo tình đoàn kết của tập thể lớp và giúp các bạn cùng tiến bộ.

- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em theo dõi ghi chép cẩn thận vào sổ theo dõi cụ thể, rõ ràng. Mỗi em làm đúng nhiệm vụ của mình.

- Hằng ngày, giáo viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ để kịp thời có biện pháp giúp đỡ ngay.

 

doc 6 trang Trần Đại 27/04/2023 3913
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
	I/ Thực trạng:
	a/ Ưu điểm:
	- Hiện nay công tác chủ nhiệm được giáo viên quan tâm thực hiện khá tốt với nhiều giải pháp được cải tiến và mang lại hiệu quả thiết thực. 
	- Đa số học sinh chăm ngoan, có thái độ học tập tốt, thông minh và nhanh nhẹn hơn. 
	- Công tác phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục mà đặc biệt với CMHS có nhiều thuận lợi do sự tiến bộ của kinh tế xã hội.
 b/ Hạn chế:
 - Tuy các giải pháp có được cải tiến, giáo viên có tích cực học tập nâng cao trình độ nhưng công việc đặt ngày càng khó khăn, phức tạp có lúc chưa theo kịp những tình huống giáo dục mới. 
	- Giáo viên còn nóng vội trong quá trình giáo dục các em dẫn đến cách giải quyết chưa thuyết phục và không mang lại ý nghĩa giáo dục lâu dài. 
	- Do việc giáo dục chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng chứ chưa tạo điều kiện cho các em trải nghiệm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất phải đạt nên các phẩm chất đạo đức chưa bền vững, HS dễ mắc sai lầm khi kiềm chế bản năng.
 - Một số phụ huynh thiếu quan tâm, đa số học sinh sống xa cha mẹ do nhiều điều kiện, cá biệt vì hoàn cảnh gia đình và. Một số em còn có dấu hiệu bị san chấn về tâm lý. 
 - Phương pháp giáo dục của giáo viên chưa giúp cho các em thấy rõ vai trò trách nhiệm của bản thân với việc học. 
 - Một số học sinh chưa ngoan, chưa biết vâng lời thầy cô, ham chơi...
	c/ Lí do chọn chuyên đề:
	Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện. Làm tốt công tác chủ nhiệm góp phần rất lớn trong việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách con người mới đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu của xã hội. Trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên, giúp các em tự tin đứng vững trong môi trường lứa tuổi. GV còn là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng đó, tổ khối 3 chọn chuyên đề "Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp " mong muốn được chia sẽ cùng quý đồng nghiệp. 
	II/ Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp:
1. Điều tra, nắm đối tượng học sinh: Cụ thể là tìm hiểu tình hình mọi mặt của học sinh lớp mình, hoàn cảnh đặc biệt, đặc điểm, cá tính, điều kiện sống... của từng em. Việc nắm các thông tin của học sinh đầu năm là rất quan trọng. Có được đầy đủ thông tin học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm có cái nhìn tổng quát ban đầu về tình hình lớp. Đó là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và cũng là điều kiện cần để tiến hành các biện pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể. Việc khảo sát, nắm đối tượng học sinh có thể thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm lớp cũ, qua học sinh trong lớp, qua cha mẹ học sinh, qua phiếu thông tin hoc sinh và rất nhiều kênh thông tin khác.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: 
	- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp đòi hỏi phải dân chủ khách quan, có sự tham gia của học sinh, giáo viên là người tổ chức, khuyến khích cha mẹ học sinh cùng tham gia. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp, giáo viên phải trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để tìm hiểu kĩ tình hình của lớp mình như: số lượng học sinh được khen thưởng, học sinh năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, học sinh có ảnh hưởng đến tập thểSau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh về mô hình lớp học tự quản, tiêu chuẩn, trách nhiệm, vai trò Ban cán bộ lớp.
- Khi đã thành lập được Ban cán bộ lớp, giáo viên phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể về công việc sẽ làm và cách làm cho từng thành viên với nhiệm vụ cụ thể của mình, GV luôn tạo điều kiện để cán bộ lớp phát huy năng lực của mình, đảm bảo tình đoàn kết của tập thể lớp và giúp các bạn cùng tiến bộ. 
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em theo dõi ghi chép cẩn thận vào sổ theo dõi cụ thể, rõ ràng. Mỗi em làm đúng nhiệm vụ của mình.
- Hằng ngày, giáo viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ để kịp thời có biện pháp giúp đỡ ngay.
 - Ngoài ra, phải tạo sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ của ban cán bộ lớp trong công việc chung. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo được các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cuối mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp Ban cán bộ lớp một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ ra những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
3. Xây dựng nề nếp lớp.
- Để xây dựng nề nếp lớp bắt đầu từ xây dựng nội quy lớp học: Khi xây dựng nội quy lớp học giáo viên cần khéo léo đưa những quy định mình mong muốn vào nội quy lớp học bằng cách phát triển những sáng kiến, ý tưởng của học sinh cả lớp thành những mong muốn của mình nhưng phải làm sao cho học sinh thấy được chính các em mới là người nghĩ ra và quyết định chọn để cùng thực hiện. Giáo viên phải tổ chức cho Ban cán bộ lớp theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện của các bạn trong lớp. 
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảm thông, gắn bó giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình giáo dục. Tập thể lớp có quan hệ tình cảm tốt đẹp, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp và phát triển nhân cách của học sinh. Tập thể lớp tốt là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết các xung đột không bằng bạo lực,...
	4. Đổi mới nội dung sinh hoạt lớp:
Đổi mới sinh hoạt lớp là yếu tố cơ bản để tạo điều kiện cho Ban cán bộ lớp hoạt động tốt. Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải đổi mới nội dung sinh hoạt lớp, tránh tình trạng lặp lại một nội dung, phải làm cho học sinh yêu thích tiết sinh hoạt lớp. Trong tiết sinh hoạt lớp các em sẽ được bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, được vui chơi, được biểu diễn năng khiếu, được phát huy sở trường, tổng kết thi đua tuần, bình chọn hoặc được các bạn bình chọn là người học tốt trong tuần. Cần làm cho giờ sinh hoạt lớp luôn sinh động, cởi mở, gần gũi mà nhất là phải phát huy tốt vai trò tự giác, chủ động của Ban cán bộ lớp , phải để các em tự tổ chức, giáo viên chỉ tham gia với tư cách là cố vấn.
	5. Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường:
 - Công tác phối kết hợp là một trong những biện pháp hữu hiệu, nhằm răn đe, quán triệt có hiệu quả cao. Đôi khi có những công việc, nội dung hay tình huống mà một mình giáo viên không thể giải quyết được thì cần phải nhờ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường hoặc Đội và các giáo viên bộ môn nếu có thể. 	- GVCN còn phải phối kết hợp với các thầy cô bộ môn như là hỏi thăm về tình hình học tập, các hoạt động khác mà các thầy cô giáo bộ môn phụ trách, đồng thời kết hợp, đưa ra những biện pháp phù hợp để giáo dục các em trong tất cả các giờ học trên lớp dù không có giáo viên chủ nhiệm, các em cũng vẫn ngoan, vâng lời, học tập và tham gia tốt mọi hoạt động.
	- Ngoài ra, để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, còn phải kết hợp tốt với gia đình học sinh, các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường như: Đội và Sao nhi đồng, Ban tư vấn học đường, Đoàn thanh niên, hội khuyến học, chính quyền địa phương Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, tích cực tham gia các phong trào trong nhà trường để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và hoàn thiện nhân cách cho học sinh như: Tích cực tham gia các phong trào thi đua, vui chơi sinh hoạt, về nguồn góp phần tạo ra các tình huống giao tiếp, tiếp xúc, giao lưu học tập kinh nghiệm, phát triển kỹ năng giao tiếp. Gây dựng tình đoàn kết thương yêu trong trường, bước đầu hình thành ý thức trách nhiệm, lòng yêu thương con người qua các hoạt động nhân đạo từ thiện, qua tham gia hoạt động các câu lạc bộ giúp các em phát triển toàn diện./.
Tuần 26
Ngày dạy: 
SINH HOẠT LỚP - Tuần 26
Chủ điểm: "Hoa thơm tặng mẹ- Việc tốt tặng cô"
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	- Giúp HS tự điểu hành hoạt động tổng kết thi đua tuần 26 và đề ra phương hướng tuần 27.
 	- Tích cực tham gia học tập và tham gia các phong trào của trường của lớp, tham gia xây dựng tập thể lớp đoàn kết.
II/ CHUẨN BỊ
 GV: Câu hỏi 
 HS: Tìm hiểu ý nghĩa ngày 8/3, các bài hát về Đội, về mẹ, về cô... 
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
3'
17
7'
10'
1'
- Giới thiệu
- Khởi động
1. Hoạt động 1: Tổng kết thi đua .
- Tổng kết thi đua tuần 26
- GV nhận xét hoạt động tuần 26
2. Hoạt động 2: Đề ra phương hướng
- Thống nhất phương hướng tuần 27
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại nội dung phương hướng tuần 27.
3. Hoạt động 3: Sinh hoạt chủ điểm
- GV giới thiệu chủ điểm
- Khởi động
- Hoạt động của đội văn nghệ
- Nhận xét thái độ tham gia của HS
- GV liên hệ giáo dục 
- Phân công chuẩn bị hoạt động chủ điểm cho tuần sau.
 4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc
- Nhận xét giờ sinh hoạt
 -Lắng nghe
- Hát tập thể
- Các tồ thảo luận
- Lần lượt các tổ báo cáo
- HS ý kiến.
- Thư ký ghi nhận
- Ban cán sự lớp nhận xét 
- HS lớp nêu ý kiến.
- HS cả lớp thảo luận nêu phương hướng tuần tới
- HS hát tập thể 
- HS hát về chủ đề Mẹ và cô 
 - HS cho ý kiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_l.doc