Một số giải pháp xây dựng môi trường ngoài lớp học cho trẻ tại trường mầm non Trung Sơn
Môi trường [1] là không gian sống của con người và các vi sinh vật tồn tại trên trái đất. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi cá thể sống. Như vậy, có thể nói môi trường vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.
Hiện nay vấn đề môi trường đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới về việc ô nhiễm và đang bị phá hủy hàng ngày. Vì vậy việc cần thiết chúng ta cần phải làm là bảo vệ môi trường ngăn chặn các hành vi phá hủy môi trường đồng thời mỗi con người, mỗi tập thể tự ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường hàng ngày. Bảo vệ, xây dựng môi trường là bảo vệ sự sống con người.
Môi trường ở trường mầm non cũng vậy có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cho một đứa trẻ cả về thể chất, sức khỏe, tinh thần lẫn nhân cách và trí tuệ. Tạo một môi trường tốt là tạo không gian tốt để góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu" [2], giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên về nhân cách, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp một một cách vững vàng.
Trẻ đến trường Mầm non là để trẻ được học tập vui chơi được tham gia nhiều hoạt động giáo dục do nhà trường và giáo viên tổ chức, song để các hoạt động đạt hiệu quả cao cần phải có môi trường tốt để trẻ hoạt động .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG NGOÀI LỚP HỌC CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN Người thực hiện: Lê Thị Anh Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1. 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. 2.1. Cơ sở lí luận 2.2. Thực trạng 2.3. Các giải pháp 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 3. - Kết luận - Kiến nghị 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Môi trường [1] là không gian sống của con người và các vi sinh vật tồn tại trên trái đất. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi cá thể sống. Như vậy, có thể nói môi trường vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Hiện nay vấn đề môi trường đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới về việc ô nhiễm và đang bị phá hủy hàng ngày. Vì vậy việc cần thiết chúng ta cần phải làm là bảo vệ môi trường ngăn chặn các hành vi phá hủy môi trường đồng thời mỗi con người, mỗi tập thể tự ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường hàng ngày. Bảo vệ, xây dựng môi trường là bảo vệ sự sống con người. Môi trường ở trường mầm non cũng vậy có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cho một đứa trẻ cả về thể chất, sức khỏe, tinh thần lẫn nhân cách và trí tuệ. Tạo một môi trường tốt là tạo không gian tốt để góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu" [2], giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên về nhân cách, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp một một cách vững vàng. Trẻ đến trường Mầm non là để trẻ được học tập vui chơi được tham gia nhiều hoạt động giáo dục do nhà trường và giáo viên tổ chức, song để các hoạt động đạt hiệu quả cao cần phải có môi trường tốt để trẻ hoạt động . Môi trường ở trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Tuy nhiên vấn đề đang khai thác ở đây là lĩnh vực về môi trường vật chất, một vấn đề không nhỏ tạo nên việc phát triển toàn diện trẻ. Môi trường vật chất của trẻ bao gồm cả môi trường trong lớp và môi trường hoạt động ngoài lớp học. Tuy nhiên đa số chúng ta chỉ mới quan tâm tạo môi trường trong lớp mà chưa thực sự chú ý xây dựng môi trường, khuôn viên ngoài lớp học một cách chỉn chu, đặc biệt là các trường ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Cùng với việc tiếp tục thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[3], Chuyên đề Phát triển vận động”[4] và “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”[5] “Chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”[6]. Tôi đã chú trọng, tích cực tham mưu với Hiệu trưởng không những thực hiện đầu tư kinh phí xây dựng môi trường trong lớp mà cần thực hiện tốt đầu tư tạo môi trường học tập cho trẻ ngoài nhóm lớp. Với một thực tế, nhà trường hiện đã có khu trung tâm với diện tích tương đối thoáng rộng so với các đơn vị bạn thuộc xã vùng cao. Tôi nghĩ cần thiết phải cải tạo ngôi trường có một môi trường tương xứng với yêu cầu mới của ngành đặc biệt là đảm bảo đạt mục tiêu kế hoạch lộ trình “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ nay đến 2020” cũng như nhằm đáp ứng tốt phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại chính đơn vị mình. Chính từ lý do trên tôi tâm đắc chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng môi trường ngoài lớp học cho trẻ tại trường mầm non Trung Sơn huyện Quan Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng môi trường ngoài lớp là tạo một khuôn viên xanh - sạch - đẹp để cho trẻ hoạt động, khám phá môi trường xung quanh. Nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển một số kỹ năng, kỹ xảo, của các hoạt động tìm hiểu về môi trường xung quanh. Giúp trẻ được phát triển khả năng khám phá, tìm tòi của trẻ, phát triển các kỹ năng vận độngtrên cơ sở đó tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện trẻ. Tạo môi trường ngoài lớp học là tạo cho trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động vui chơi, học tập ngoài trời, trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên cỏ cây, hoa láđây là hoạt động hết sức cần thiết trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Đồng thời nó cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể, nhóm, cá nhân. Xây dựng môi trường ngoài lớp học, khuôn viên xanh, sạch, đẹp còn tạo điều kiện giúp cho trẻ có môi trường tham gia vào các hoạt động học khác từ đó góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Môi trường, khuôn viên xanh- sạch- đẹp góp phần làm cho môi trường sư phạm trong trường mầm non khang trang hơn, thân thiện hơn và mang tính giáo dục đẳng cấp hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức về tầm quan trọng đó với vai trò là Bi thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn, tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham mưu với hiệu trưởng tạo vốn bằng cách vận động các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các ban ngành, đoàn thể trong xã, để xây dựng môi trường ngoài lớp tạo một khuôn viên xanh - sạch, một môi trường thật thân thiện, đẹp mắt cho trẻ mầm non hoạt động. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp đánh giá kết quả. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Môi trường, khuôn viên hoạt động ngoài trời là không gian sống của con người và các loại sinh vật. Hàng ngày mỗi con người đều cần một không gian để sống, để sinh hoạt môi trường để làm việc, môi trường để học tập, vui chơi... Như vậy ngoài môi trường hoạt động trong lớp, trong nhà chúng ta còn tạo ra môi trường hoạt động ngoài trời là khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người, mỗi công việc khác nhau. Môi trường hoạt động ngoài trời vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non vì nó mang lại không khí trong lành, ánh nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp nhận thông tin qua khám phá khoa học về thế giới tự nhiên phong phú đa dạng về cỏ cây hoa, lá, mọi vật, để giúp trẻ được phát triển khả năng khám phá, tìm tòi của trẻ, trên cơ sở đó tạo tiền đề phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ là một hoạt động hết sức cần thiết trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể, nhóm hay cá nhân. Nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển một số kỹ năng, kỹ xảo, của các hoạt động tìm hiểu, khám phá môi trường. Môi trường ngoài lớp học là khuôn viên nhà trường bao gồm sân chơi, không gian sinh hoạt, các thiết bị chơi ngoài trời.Tất cả các yếu tố trên góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề Trung Sơn là một xã vùng cao, xa nhất của huyện Quan Hóa nên thường nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cấp lãnh đạo huyện nhà cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân, các bậc phụ huynh. Nhà trường có mặt bằng tương đối đảm bảo ở khu trung tâm (so với miền núi cao). Có đội ngũ Cán bộ quản lí và giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động. 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nghiên ngoài những thuận lợi trên nhà trường còn gặp phải những khó khăn lớn như : Đây là nơi có khí hậu khắc nghiệt cây cối, hoa, rau trồng xuống khó thích ứng. Địa hình hiểm trở chủ yếu là dốc, đá thiếu mặt bằng, có điều kiện kinh tế thấp, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi, trình độ dân trí còn hạn chế. Trường mầm non Trung Sơn ngoài khu trung tâm có mặt bằng đảm bảo đủ diện tích để có thể cải tạo thì ở các khu lẻ có nhiều khu còn phòng, nhóm tranh tre, tạm bợ hoặc học nhờ, khuôn viên nhỏ hẹp hoặc không bằng phẳng. Còn thiếu bộ đồ chơi ngoài trời cho các khu lẻ. Ở khu trung tâm là nơi mới chuyển đến tất cả đều trống rỗng, thiếu màu xanh của cây cỏ hoa lá, các khu nhà của trường thấp hơn mặt đường, chưa có cống rãnh thoát nước, thường xuyên bị ùn tắc nước mỗi khi trời mưa xuống dẫn đến không đảm bảo vệ sinh và sự an toàn cho trẻ khi hoạt động ngoài trời. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, rất khó khăn khi tổ chức các hoạt động chơi, học cho trẻ đặc biệt là hoạt động khám phá môi trường xung quanh và hoạt động ngoài trời. Giáo viên chưa thực sự tích cực động viên các bậc phụ huynh quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng khuôn viên và tạo môi trường cho trẻ được hoạt động ngoài trời. Xuất phát từ thực tế đó để phục vụ cho mục đích viết sáng kiến của tôi, tôi đã tiến hành khảo sát và có kết quả như sau: TT Khả năng của trẻ Tổng số Mức độ % trên trẻ Đạt % Chưa đạt % 1 Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 209 137 65,5 72 34,5 2 Tích cực tham gia các hoạt động khác tổ chức ở ngoài trời. 209 142 68 67 32 3 Trẻ có thói quen tham gia bảo vệ môi trường, khuôn viên xanh, sạch, đẹp 209 133 63,6 76 36,4 Qua bảng khảo sát trên trẻ cho thấy kết qủa còn quá thấp, yêu cầu đặt ra với bản thân tôi là nhất thiết phải cải tạo môi trường một cách cấp bách. Nhằm mang lại không gian mới, một không gian hoàn toàn khác lạ, đẹp mắt cho trẻ. Một môi trường hoạt động phong phú sẽ góp phần vào việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi của trẻ được đa dạng hơn. Nghị quyết của Chi bộ đề ra phải kiên quyết xây dựng khuôn viên tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Bản thân tôi là Bí thư chi bộ cũng là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, với trách nhiệm năng nề tôi đã bắt tay vào việc chỉ đạo, tham mưu, đốc thúc toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện. Trên thực tế vừa nghiên cứu tìm tòi các biện pháp, vừa tiến hành thực hiện đã thu được hiệu quả đáng kể tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp xây dựng môi trường ngoài lớp cho trẻ trường mầm non Trung Sơn, Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 2.31. Tham quan học tập các mô hình xây dựng khuôn viên ở một số trường đơn vị trường trọng điểm trong huyện, ngoài huyện Vào đầu năm học bám theo các chuyên đề trọng tâm và các phong trào thi đua của nghành đồng thời căn cứ đặc điểm tình hình nhà trường trong năm. Trường chúng tôi đưa tiêu chí thi đua xây dựng khuôn viên, môi trường xanh, sạch, đẹp là tiêu chí trọng tâm, vì đã xác định được rằng: cơ sở vật chất của trường vừa có giá trị hữu hình vừa có giá trị phi vật thể. Tuy nhiên với một trường vùng cao, khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt để thực hiện được mục tiêu đó thì chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải nỗ lực hết sức mình. Việc đầu tiên cần làm là tổ chức đi tham quan ở các đơn vị bạn trong huyện nhằm tận mắt chứng kiến mô hình, cảnh quan đồng thời được nghe những chia sẻ của các đơn vị về việc tạo môi trường để rút kinh nghiệm cho nhà trường khi bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế hiện tại của nhà trường đang thiếu thốn về tài chính, thiếu về công quỹ, Hiệu trưởng nhà trường không thể bố trí hay tổ chức được đoàn tham quan ngoài huyện như dự định mà chỉ trong huyện. Xác định được điều đó ngay từ trước, bản thân tôi là người thường xuyên được Phòng giáo dục điều động tham gia các lớp học chuyên đề, tập huấn cấp tỉnh, có cơ hội được đến các trường trọng điểm, chất lượng cao của tỉnh để tham quan hoc tập. Tôi đã chủ động sau mỗi lần đi, tự ý thức, quan sát quay phim, chụp ảnh về mô hình, quy hoạch ở các nhà trường lưu lại làm tài liệu tích lũy, hỏi han những người có liên quan nhằm tham khảo kinh nghiệm về thiết kế công trình, kinh nghiệm mua sắm đồ dùng, đồ chơi, cây cảnh sắp đặt, bố cục và công tác xã hội hóa giáo dục, kinh nghiệm công tác tham mưu ở đơn vị bạn để bổ sung kiến thức cho chính mình. Ngoài ra tôi cũng tham khảo trên mạng internet về hình ảnh, cách thức bố trí, sắp xếp tạo môi trường. Sau đó chắt lọc những nội dung có thể thực hiện được với thực tế tại đơn vị, nêu ý tưởng cùng ban giám hiệu nhà trường, đưa ra những thuận lợi, khó khăn và những ưu, khuyết điểm khi tiến hành thực hiện. Lấy ý kiến thống nhất chung của tập thể để tránh sai sót hoặc có những ý kiến trái chiều, không ưng ý làm ảnh hưởng đến tâm lí, ý chí của tập thể hoặc rủi ro đáng tiếc trong quá trình thi công. 2.3.2. Khéo léo, sáng tạo trong quy hoạch khuôn viên Ngoài những giải pháp trên để khuôn viên được hợp lí, thẩm mĩ, trẻ dễ hoạt động trong khuôn viên tôi tham mưu và chú ý đến việc quy hoạch khuôn viên trong nhà trường. Tổ chức khảo sát thực tế diện tích quy hoạch khuôn viên nhà trường, thiết kế chỉnh sửa và hoàn thiện bản vẽ công trình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, phù hợp với địa phương, phù hợp với đặc thù môi trường hoạt động của trẻ để xây dựng cảnh quan nhà trường vừa đẹp, vừa có chất lượng, đỡ tốn kém kinh phí, bàn bạc kỹ lưỡng nên trồng các loại cây gì? hoa gì? để phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng phải vừa đẹp vừa cho trẻ học và chơi mang tích chất lâu dài và ít tốn kém về kinh phí. Với diện tích rộng tôi có thể bố trí đơn giản với đầy đủ các hạng mục nhưng với khuôn viên hẹp thì tôi phải tính toán tận dụng không gian cho từng khu vực để cải tạo. Ví dụ như: bồn hoa có thể tận dụng xây ở các bậc tam cấp hay ở các góc sân, góc ngoài lớp hoặc những nơi gỡ bỏ chưa được cải tạo không được đẹp mắt hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Vườn cổ tích sắp xếp ở góc sân nơi ít hoạt động nhất, bộ đồ chơi liên hoàn để cách xa tường, tránh nơi nguy hiểm, hoặc tránh những chỗ trơn trượt, khoảng không gian để trẻ chơi các trò chơi vận động phải là nơi bằng phẳng, rộng hơn các vị trí khác để trẻ thoải mái hoạt động, trồng các loại cây hoa, cây xanh phải phù hợp với từng vị trí, chỗ ít đất trồng các loại hoa theo mùa vì cần phải thường xuyên thay đất, nơi có nhiều đất thì trồng cây cảnh,. Có thể nói việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch cho một không gian khuôn viên ở đơn vị vùng cao không đơn giản chút nào. Sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt, sáng tạo của tập thể nhà trường sao cho phù hợp với đặc thù của từng đơn vị 2.3.3. Thực hiện thành lập được ban chỉ đạo xây dựng khuôn viên cảnh quan môi trường ngoài lớp Để hoàn thành công việc gì thì điều đầu tiên là sức mạnh đoàn kết nội bộ trong một tập thể. Chính vì điều đó tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường cần bàn bạc kỹ lưỡng trao đổi chi tiết, cụ thể mới đi đến thống nhất hoàn toàn. Trước nhất, đấu mối đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường tuyên truyền về xây dựng khuôn viên, xanh, sạch, đẹp trong trường mầm non là quan trọng, là việc làm cần thiết. Làm cho cán bộ giáo viên trong trường hiểu về cái đẹp, biết cảm nhận nhu cầu, khai thác cái đẹp phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi mầm non. Muốn làm được điều đó chúng tôi đã tổ chức cuộc họp mở rộng, gồm đại diện các tổ chức trong trường như tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh Niên, đại diện tổ nuôi dưỡng, tổ chuyên môn... triển khai kế hoạch cụ thể, phân công thực hiện kế hoạch xây dựng khuôn viên, cảnh quan môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp của nhà trường để thực hiện xuyên suốt trong năm. Sau khi thảo luận bàn bạc và thống nhất chúng tôi làm dự kiến công trình xây dựng khuôn viên nhà trường, lập kế hoạch dự trù kinh phí và phân công thực hiện. Phân công trách nhiệm và giao nhiệm vụ cụ thể công việc cho từng tổ chức, từng cá nhân trong nhà trường theo cách thức như sau: Tôi là người trực tiếp thực hiện sáng kiến đồng thời là bí thư chí bộ tôi sẽ cùng Hiệu trưởng nhà trường đảm nhận công việc tham mưu, đấu mối với các tổ chức trong xã hội như: UBND xã, các đoàn thể, phụ huynh, các nhà hảo tâm, các công ty đang hoạt động tại địa phươngđể xin ủng hộ kinh phí cho công trình. Chủ tịch Công đoàn chỉ đạo tổ chức Công Đoàn tham gia làm nhiệm vụ san lấp mặt bằng. Bí thư chi đoàn trường có trách nhiệm đấu mối với Đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh xã giúp nhà trường vận chuyển đất đá, vật liệu khi có nhu cầu. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các tổ có nhiệm vụ phát động giáo viên, phụ huynh sưu tầm cây cảnh, cây hoa về trồng và chăm sóc cây. Ngoài vai trò trách nhiệm là người trong ban chỉ đạo tôi là người có ý tưởng, là người có sáng kiến nên phải là người chủ động nhất, thường xuyên theo dõi, bám sát lộ trình, trực tiếp bám sát công trình nhằm kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh cho hợp lí. 2.3.4. Huy động triệt để các nguồn lực, tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Để thực hiện được kế hoạch có hiệu quả với một nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn như xã Trung Sơn là vô cùng nan giải. Vì vậy cần phải thực hiện theo cả lộ trình, một thời gian dài. Phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, nhân dân, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, các bậc phụ huynh... Nhưng không phải nói là làm được ngay hay chỉ trong một sớm một chiều là có thể thực hiện được, không phải xã lúc nào cũng có ngân sách, không phải lãnh đạo nào hay tổ chức nào, các nhà hảo tâm nào cũng quan tâm đến giáo dục mầm non, không phải ai cũng hiểu biết cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường trong trường mầm non là cần thiết, nhiều khi nản lòng. Nhưng xác định việc tham mưu không phải cho riêng ai, không phải cho cá nhân mình mà là cho một tập thể, tập thể đấy lại là một tập thể đặc biệt, một tập thể trong độ tuổi cần được bao bọc, cần được dạy dỗ và cần được đầu tư nhất. Bản thân chúng tôi mặc dù đã được phân công cụ thể mỗi người mỗi việc nhưng vẫn ý thức trách nhiệm chung, ai cũng chủ động đứng ra tham mưu, huy động các lực lượng tham gia để tạo vốn ở phạm vi tập thể, cá nhân. Với tâm huyết của người giáo viên mầm non, chúng tôi thực hiện tham mưu bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ngay từ đầu năm trong ngày hội nghị công chức, viên chức triển khai nhiệm vụ năm học mới chúng tôi xoáy sâu vào công tác thực hiện tạo môi trường, đưa ra cùng bàn bạc trước hội nghị, ngoài mục đích cho các lãnh đạo nắm được kế hoạch trọng tâm trong năm, nắm được lộ trình xây dựng chuẩn quốc gia và xây dựng cải tạo môi trường của nhà trường thì còn nhằm tạo dấu ấn để họ nhớ hơn có trách nhiệm hơn. Ban giám hiệu cũng thường xuyên đề xuất trong các cuộc họp quan trọng, họp mở rộng, có buổi tôi cùng Hiệu trưởng đến gặp Bí thư Đảng ủy xã để mong có chỉ thị từ cấp ủy Đảng; Thường xuyên mời các lãnh đạo tới nhà trường dựa vào các buổi trường tổ chức các ngày lễ trọng đại như: tổng kết, khai giảng, các hội thi trong năm nhằm vừa báo cáo thành tích vừa thực hiện tham mưu. Ngoài tham mưu bằng trực tiếp, chọn đối tượng, chọn thời điểm thích hợp để đặt vấn đề đúng lúc, đúng chỗ với cán bộ lãnh đạo, vừa thuyết phục bằng văn bản, vừa tranh thủ thời điểm thích hợp qua các dịp như ngày hội, ngày lễ, ngày tết trong năm... đây cũng là cơ hội được đến chia sẻ giao lưu, trò chuyện, gây ấn tượng, tình cảm và lòng tin cho họ. Đồng thời đặt mối quan hệ xin ý kiến tư vấn, tham mưu, và xin kinh phí xây dựng khuôn viên nhà trường một cách tích cực và triệt để. Ngoài công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhà trường chúng tôi cũng không thể bỏ qua lực lượng nòng cốt như: Hội trưởng hội phụ huynh nhà trường, phụ huynh các lớp, giúp chúng tôi được nhiều trong việc kêu gọi nhân dân đóng góp, tiền, công sức lao động, tặng hoa, cây cảnh cho nhà trường. Phụ huynh có điều kiện sẽ quyên góp tiền, ai có hoàn cảnh khó khăn thì giúp ngày công lao động như đi khuân vác đất, san đất cho khuôn viên nhà trường. Việc xây dựng cơ sở vật chất nói chung và xây dựng khuôn viên cảnh quan môi trường nói riêng là một trong những yêu tố quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Công tác xây dựng khuôn viên trường vừa có ý nghĩa trực tiếp cho việc tổ chức các hoạt động học và chơi của trẻ. Thay đổi môi trường hoạt động trong lớp bằng môi trường hoạt động ngoài trời, giúp trẻ được thay đổi không khí, thay đổi môi trường mới lạ, trẻ sẽ được hoạt động trong môi trường tự do thoải mái, có cỏ cây, hoa lá các con vật gần gũi, trẻ được kết hợp xem phong cản
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_ngoai_lop_hoc_cho_tre_t.doc