SKKN Dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo phương pháp sơ đồ tư duy

SKKN Dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo phương pháp sơ đồ tư duy

 Một trong những hạn chế hết sức phổ biến của học sinh trong việc học văn hiện nay đó là khả ghi nhớ kém, thiếu tư duy logic và tư duy khái quát tổng hợp. Có nhiều học sinh không nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật hay nội dung nghệ thuật chính của một tác phẩm. Tình trạng này một phần là do phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn còn đi theo lối mòn mà tập trung chủ yếu là phương pháp thuyết trình giảng giải.

 Mặt khác, học sinh hiện nay đang quá tải về lượng kiến thức, nếu như không có một phương pháp khoa học thích hợp thì học sinh khó có thể nào xâu chuỗi ghi nhớ hết được lượng kiến thức này.

 Đối với giáo viên ,việc áp dụng một phương pháp duy nhất vào tất cả các bài dạy cho tất cả các đối tượng học sinh đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được bài, không nhớ kiến thức, không hứng thú và chủ động trong học tập. Giáo viên cũng không khai thác hết được cái hay cái đẹp của tác phẩm mà nhất là đối với những tác phẩm tự sự.

 “ Với “biển thông tin” như hiện nay , để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy. ” (Trần Kim Hương Khoa Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp)

 

doc 25 trang thuychi01 7785
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân theo phương pháp sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY TÁC PHẨM “ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN
THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY.
A- PHẦN MỞ ĐẦU.
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Một trong những hạn chế hết sức phổ biến của học sinh trong việc học văn hiện nay đó là khả ghi nhớ kém, thiếu tư duy logic và tư duy khái quát tổng hợp. Có nhiều học sinh không nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật hay nội dung nghệ thuật chính của một tác phẩm. Tình trạng này một phần là do phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn còn đi theo lối mòn mà tập trung chủ yếu là phương pháp thuyết trình giảng giải.
 Mặt khác, học sinh hiện nay đang quá tải về lượng kiến thức, nếu như không có một phương pháp khoa học thích hợp thì học sinh khó có thể nào xâu chuỗi ghi nhớ hết được lượng kiến thức này.
 Đối với giáo viên ,việc áp dụng một phương pháp duy nhất vào tất cả các bài dạy cho tất cả các đối tượng học sinh đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được bài, không nhớ kiến thức, không hứng thú và chủ động trong học tập. Giáo viên cũng không khai thác hết được cái hay cái đẹp của tác phẩm mà nhất là đối với những tác phẩm tự sự.
 “ Với “biển thông tin” như hiện nay , để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạoMột trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy. ” (Trần Kim Hương Khoa Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp)
 Với mục tiêu giảng dạy hiện nay là phát huy tính chủ động tích cực của học sinh,vì vậy, người giáo viên bên cạnh phát huy cách dạy truyền thống chúng ta cần mạnh dạn đưa ra những phương pháp dạy học tích cực .Một trong những phương pháp giảng dạy đang được giáo viên sử dụng và đem lại sự mới mẻ hứng thú cho học sinh cũng như đem lại hiệu quả cao hơn cho học sinh đó là phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy. 
 Nhận thức được tác dụng ý nghĩa tích cực của phương pháp này, tôi đã lựa chọn đề tài DẠY TÁC PHẨM “ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY với mong muốn phát huy được tính chủ động tích cực cho học sinh , đem lại sự mới mẻ khi dạy tác phẩm và góp phần vào sự đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục hiện nay.
II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
 Việc lựa chọn đề tài này trước hết là để bản thân và đồng nghiệp có thêm một hướng đi mới trong khai thác tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Tạo ra những sự hứng khởi nhất định trong công việc giảng dạy.
 Với học sinh, việc đưa ra phương pháp dạy này sẽ góp phần tạo nên hứng thú học tập cho sinh. Tạo khả năng ghi nhớ và hệ thống hóa kiến thức trong hoàn cảnh mà khối lượng tri thức mà học sinh ngày càng phải nắm bắt nhiều để đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay.
 Cao hơn nữa đề tài này góp phần vào sự thay đổi dần cách dạy và học theo lối cũ.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Đề tài này trước hết sẽ tiến hành khảo sát việc dạy và học của học sinh theo phương pháp truyền thống. Cho tiến hành kiểm tra , ghi chép số liệu.Từ số liệu cụ thể, tiến hành phân tích số liệu và đi đến đưa ra phương pháp dạy học mới.
 Phần chính của đề tài sẽ đi vào giới thiệu những nét về tác giả , về về tập truyện vang bóng một thời ,đi vào làm rõ các giá trị tác phẩm theo sơ đồ tư duy.
 Phần kết luận sẽ có những tổng kết đánh giá về ý nghĩa của đề tài.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 Giáo viên tiến hành nghiên cứu các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức, các bài lí luận về phương pháp giảng dạy theo sơ đồ tư duy v.v..
 Tham khảo các bài dạy theo sơ đồ tư duy.
Phương pháp thực nghiệm: 
 Lên kế hoạch giảng dạy tác phẩm trên lớp theo phương pháp truyền thống, kiểm tra đánh giá ghi chép và sử lí số liệu cụ thể để từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài.
 Tổ chức dạy tác phẩm theo phương pháp sơ đồ tư duy.
 Kiểm tra đánh giá hiệu quả của phương pháp theo sơ đồ tư duy.
 Biên soạn tài liệu và tiến hành bổ sung kiến thức cho các em trong các giờ dạy bồi dưỡng.
B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trước hết , chúng ta cần thấy được những mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống và ưu điểm của phương pháp bản đồ tư duy.
 “ Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, Phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với Phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của Phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.” (TS Võ Hoàng Ngọc )
 Ưu điểm của phương pháp bản đồ tư duy : Theo Trần Kim Hương Khoa Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp thì so với các cách thức ghi chép truyền thống, phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau: − Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. − Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. − Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. − Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. − Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. − Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. − Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. − Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
 Như vậy có thể khẳng định “bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau.Bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta.việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống. ( Trần Kim Hương Khoa Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp)
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Để kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức, hệ thống và ghi nhớ kiến thức của học sinh khi học tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân theo phương pháp đọc ghi truyền thống,trong năm học 2014-2015, tôi đã tiến hành dạy 8 tiết ở 4 lớp . Sau đây là bảng mô tả kết quả .
	Mức độ
Lớp
Nắm bắt ghi nhớ dưới 50% kiến thức bài giảng.
Nắm bắt ghi nhớ từ 50% đến dưới 80 % kiến thức bài giảng.
Nắm bắt ghi nhớ từ 80 đến 100 % kiến thức bài giảng.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
12a12
27/43 
62,79 %
15/43
34,88 %
1/43
2,32 %
12a 9
24/46
52,17 %
20/46
43,47 %
2/46
4,34 %
12 a10
26/44
59,09 %
16/44
36,36 %
2/44
4,54 %
12a1
5/49
10,2 %
30/49
61,22 %
14/49
28,57 %
 Xuất phát từ thực trạng , từ nhu cầu đòi hỏi của giáo viên của học sinh và để đáp ứng yêu cầu thi cử hiện nay, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài : DẠY TÁC PHẨM “ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY.
III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Giáo viên tiến hành thực hiện tiết dạy như sau:
1-Tìm hiểu chung.
Tác giả
Cuộc đời: 
+) Thời đại ( 1910-1987).
+) Xuất Thân: Gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
+) Quê quán : Làng Mọc-Nhân Chính- Thanh Xuân- Hà Nội.
+) Trước cánh mạng: Ông theo gia đình sống nhiều nơi ở miền trung.Học hết Thành chung ông lên Hà Nội viết văn và làm báo.
+) Sau cách mạng: Nguyễn Tuân theo cách mạng và phục vụ kháng chiến bằng con đường nghệ thuật.
Sự nghiệp: ( Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa)
Tập truyện vang bóng một thời:
 +) Số lượng: 11 truyện ngắn
 +) Nội dung chính: Ngợi ca sự tài hoa,thiên lương trong sáng,tâm hồn trong sạch và có cả những cái ngông của những nhà nho bất đắc chí khi phải sống trong một xã hội Tây ,Tàu nhố nhăng.Qua đó Nguyễn Tuân thể hiện thái độ bất hòa ,đối lập với xã hội nửa thực dân, phong kiến.
Tác phẩm Chữ Người tử tù:
 +) Nhan đề: ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng sau đổi thành Chữ người tử tù.
 +) Xuất xứ: Tập vang bóng một thời.
 +) Tóm tắt: học sinh tóm tắt.
2- Đọc hiểu văn bản.
2.1- Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao
a) Vẻ đẹp tài năng của Huấn Cao.
Tài năng của Huấn Cao
Tài văn
- Tài viết chữ nhanh và đẹp nổi tiếng khắp tỉnh Sơn.
- “Chữ ông vuông lắm đẹp lắm. Có được chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời”
Tài võ
- Đứng đầu bọn phản nghịch chống triều đình
- Bẻ khóa vượt ngục
-Rỗ gông “xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”
 Làm nên một phần nhân cách của Huấn Cao
- Qua tài năng của Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định và ngợi ca những nét đẹp trong văn hóa và tâm hồn của dân tộc giờ chỉ còn vang bóng.
- Đó cũng là thái độ bất bình của Nguyễn Tuân với xã hội đương thời khi mà những nét đẹp của dân tộc bị mai một , thay vào đó là những lố lăng ,đồi bại của xã hội nửa thực dân phong kiến.
b) Vẻ đẹp khí phách anh hùng của Huấn Cao.
Vẻ đẹp khí phách anh hùng của Huấn Cao.
Đứng về phía nhân dân chính nghĩa chống lại triều đình.
Hiên ngang bước vào tù.Rỗ gông trước mặt ngục quan.
Không hề bận tâm đến lời nói của bọn lính.
Thản nhiên nhận rượu thịt.
Xỉ mắng quản ngục.
Khai nhận mọi tội lỗi.
Bình tĩnh mỉm cười khi nghe tin bị tử hình.
“Lửa đóm cháy rừng rực,
lửa rụng xuống phòng đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.”
Là người hiên ngang, bất khuất không sợ cường quyền, không sợ cái chết. Đó là vẻ đẹp lí tưởng về một người anh hùng trong xã hội phong kiến.
Ẩn chứa trong đó là vẻ đẹp con người Nguyễn Tuân. Một vẻ đẹp phóng khoáng , tự do , biểu hiện của cái “ ngông ”đối lập với những trói buộc của chế độ phong kiến.
c) Vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao.
Vẻ đẹp thiên lương của Huấn cao.
Chống lại triều đình là chống lại sự hủ bại, 
 không phải muốn ghi danh, hay muốn có riêng một giang sơn . 
 Tiền bạc và quyền lực không làm ông lay chuyển. “ Ông không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ”
Ông ân hận vì 
mình “thiếu chút nữa, đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”
Không vô cảm trước tấm lòng của người khác. Nhiều đêm ông suy nghĩ về sự tươm tất của quản ngục.
Cho chữ quản ngục không phải muốn thể hiện cái tài, không phải sợ quyền uy, không phải trả ơn, không phải ban ơn mà là vì trân trọng tấm lòng yêu cái đẹp của quản ngục.
 Khuyên
con người bỏ chỗ tối hướng chỗ sáng. Khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ vững thiên
lương.
 Huấn Cao là một người có cái tâm trong sáng, quý trọng nhân nghĩa, không sợ cường quyền ,coi thường tiền bạc ,địa vị. 
 Cái tâm của con người chỉ có thể được khẳng định trong hoàn cảnh đặc biệt.
 Thông điệp mà Nguyễn Tuân muốn gửi tới người đọc ,đó là hãy giữ vững nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh.
2.2- Vẻ đẹp của hình tượng Quản ngục.
Vẻ đẹp hình tượng Quản ngục.
Trước khi nhận tù.
Khi nhận tù :
Quản ngục thể hiện thái độ kiêng nể, biệt nhỡn với Huấn Cao.
Sau khi nhận tù :Quản ngục ưu ái, đối đãi đặc biệt và thể hiện thái độ kính trọng đối
Với Huấn Cao.
Khi nghe tin Huấn Cao bị sử tử: tâm trạng Quản ngục vô cùng lo lắng sợ hãi.
Khi nhận chữ và nghe lời khuyên của Huấn Cao: Quản ngục vô cùng cảm động, trân trọng,
kính cẩn
nghe lời .
Tâm trạng vui mừng, thái độ nể phục khi nói chuyện
Với thầy thơ lại về cái tài của Huấn Cao.
Tâm trạng phân vân, băn khoăn ,lo lắng nghĩ ngợi, khi muốn nâng đỡ, biệt nhỡn với Huấn 
Cao.
Tâm trạng thoải mái, vui mừng ,khi đã nghĩ được cách biệt nhỡn Huấn Cao.
Quản ngục là một người có lòng yêu cái tài, cái đep. Trong hoàn cảnh này, quản ngục là “thanh âm trong trẻo, chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”
Qua hình tượng Quản ngục, Nguyễn Tuân muốn gửi tới chúng ta một thông điệp, đó là đừng bao giờ đánh mất mình dù phải sống trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2.3- Cảnh cho chữ
Cảnh cho chữ: “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
Thời gian
 đêm khuya. Không gian nhà tù
Người cho chữ: cổ đeo gông, chân tay xiềng xích ,tư thế “bề trên”, ung dung đĩnh đạc. Người nhận chữ, tự do thân thể, tư thế “bề dưới”, khúm núm run run
Ba cái đầu người đang chăm chú trên tấm lụa bạch.
Màu đỏ sáng rực của bó đuốc,màu trắng của tấm lụa, mùi thơm của chậu mực xua tan không khí ẩm thấp, mùi phân chuột phân gián.
Huấn Cao khuyên Quản ngục thay chốn ở và giảng giải tư tưởng của bức châm.
 Quản ngục kính cẩn nghe lời. 
Cái đẹp cái thiện được sáng tạo được nảy sinh giữa môi trường cái ác, cái dơ bẩn.
 Cái đẹp chiến thắng cái xấu xa cường quyền ,bạo lực,sức mạnh cái đẹp là vô địch.
Cái đẹp không phân biệt giai cấp, cái đẹp đưa con người gần con người. ..hơn
Cái đẹp không thể sống chung với cái xấu ,cái ác . Cái đẹp chỉ thuộc về người có tâm hồn đẹp. Người muốn thưởng thức cái đẹp trước hết phải có tâm hồn đẹp.
 Cái đẹp giáo dục con người.
 Cái đẹp là bất tử
 Một tư tưởng và thông điệp đầy tính nhân văn: Cần phải biết yêu quý, trân trọng và gìn giữ cái đẹp.
Huấn Cao chết,
song chữ của ông vẫn 
được lưu 
giữ lại.
2.4- Nghệ thuật.
Nghệ thuật.
Thể loại và Kết cấu: Truyện ngắn tạo sự dồn nén gay cấn . Kết cấu hai phần, phần đầu giới thiệu hoàn cảnh tình huống và nhân vật.Từ đó đẩy tới việc tạo ra cảnh 2 : cảnh cho chữ
Bút pháp
Lãng mạn
 Ngôn ngữ
 Thủ pháp đối lập đầy lãng mạn: sáng-tối, thiện -ác, cao cả -thấp hèn, đen -trắng, tốt- xấu
 Chân dung lãng mạn: Huấn Cao mang vẻ đẹp lãng mạn từ diện mạo, dáng dấp tư thế, đến khí phách tài hoa.
 Cảnh tượng lãng mạn: Cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”. Từ không gian, thời gian, cảnh tượng , sự vật đến con người. 
 Tư tưởng lãng mạn : “ cái đẹp nổi loạn” một cuộc đảo lộn trật tự ghê gớm.
Cái đẹp giáo dục, cái đẹp lên ngôi cái đẹp chiến thắng cái đẹp vô địch cái đẹp bất tử
Giàu tính cổ điển: Bối cảnh xã hội, ngôn ngữ và nhân vật.
 Giàu tính tạo hình: Ngôn ngữ như chạm khắc để người đọc hình dung rõ ràng con người, tâm trạng đến cảnh tượng.
 Tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác, lãng mạn ,đồng thời thổi chất hiện đại vào truyện ngắn . 
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Với việc tăng cường cách giảng dạy này cho học sinh,trong năm học 2015-2016, những lớp được giảng dạy theo phương pháp này, các em đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, về tư duy, về kĩ năng tổng kết, khái quát tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
 Về nhận thức: Các em đã nắm rất vững nội dung kiến thức tác phẩm Chữ Người Tử Tù.
 Về thái độ: Các em không còn e ngại, thậm chí một số em rất yêu thích , mạnh dạn hơn trong hệ thống hóa kiến thức ở các môn học khác.
 Về kĩ năng: Các em đã thành thạo hơn với rất nhiều về kĩ năng như kĩ năng tư duy lôgic, kĩ năng khái quát tổng hợp, kĩ năng hệ thống hóa.
 Kết quả đạt được : Sau một năm giảng dạy cho học sinh theo phương pháp này, qua kiểm tra miệng, qua kiểm tra viết ,tôi đã thu được kết quả sau đây: 
Bảng mô tả kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh.
	Mức độ
Lớp
Nắm bắt ghi nhớ dưới 50% kiến thức bài giảng.
Nắm bắt ghi nhớ từ 50% đến dưới 80 % kiến thức bài giảng.
Nắm bắt ghi nhớ từ 80 đến 100 % kiến thức bài giảng.
SL
TL
SL
TL
SL
TL
12a12
2/43 
4,65 %
4/43
9,3 %
37/43
86,04 %
12a 9
4/46
8,69 %
4/46
8,69 %
38/46
82,60 %
12 a10
2/44
4,54 %
3/44
6,81 %
39/44
88,63 %
12a1
0
0 %
2/49
4,08 %
47/49
95,91 %
C ) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I-KẾT LUẬN:
 Trên đây là những kinh nghiệm của tôi được đúc rút trong quá trình giảng dạy. Những kiến thức kinh nghiệm này cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của tôi. Mặc dù vậy ,với khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp.
II- KIẾN NGHỊ.
 Đây là một phương pháp dạy tuy không khó nhưng lại đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian để có một bài dạy tốt. Vì vậy các thầy cô cần chủ động thời gian, giảng dạy kịp thời và thường xuyên cho các em được tiếp cận kiểu dạy này. Nhà trường và tổ bộ môn cần đưa phương pháp giảng dạy này vào chương trình đổi mới giảng dạy của tất cả các môn. Tổ bộ môn cần đưa ra dạy này để thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 05 năm 2106
CAM KẾT KHÔNG COPY
Bùi Ngọc Tú

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_tac_pham_chu_nguoi_tu_tu_cua_nguyen_tuan_theo_phuon.doc
  • docBÌA SKKN 2016.doc
  • docMỤC LỤC SKKN 2016.doc
  • docPHỤ LỤC-TÀI LIỆU TK.doc