Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Định Bình

Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Định Bình

Trò chơi vận động là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Trò chơi vận động tác động trực tiếp và hiệu quả đến quá trình phát triển thể chất, vận động, tạo cho trẻ niềm vui, niềm hứng khởi, khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục khác một cách tự giác.

“Trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra. Trong khi thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng vai trò của mình phải sử dụng các hoạt động như nói, hát, trả lời, đi, chạy, nhảy, ném, vỗ, đập, leo trèo, mang vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật, tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng đội ”[5]

Trò chơi vận động tác động tích cực đến sự phát triển thể chất của bé giúp các bé có cơ hội tốt nhất để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh. Sự tinh nhạy của các giác quan giúp bé nhìn nhận các sự vật hiện tượng xung quanh một các đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh tế hơn từ đó phát triển nhận khả năng nhận thức của trẻ một cách tốt nhất. Trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên khi được tham gia các trò chơi vận động. Trò chơi vận động được tổ chức một cách khoa học, vừa sức có tác động tích cực đến trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động hết mình, chơi hết mình qua đó trãi nghiệm những kiến thức lĩnh hội được từ cuộc sống, biết rung cảm, xúc động trước vẻ đẹp kỳ diệu của sự vật, sự việc xung quanh giúp trẻ phát triển tình cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh. Những cảm xúc ban đầu ấy là cơ sở để hình thành những nét tính cách đặc trưng phù hợp độ tuổi.

 

doc 19 trang thuychi01 115585
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Định Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mục lục
01
2
Phần I. Mở đầu
02
3
Lý do chọn đề tài
02
4
Mục đích nghiên cứu
04
5
Đối tượng nghiên cứu
04
6
Phương pháp nghiên cứu
04
7
Phần II: Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non.
05
8
 Cơ sở lý luận
05
9
 Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non hiện nay
06
10
Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non.
- Coi trọng việc tạo hứng thú khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
07
11
Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ bằng các hình thức linh hoạt ở các thời điểm giáo dục hàng ngày
11
12
Coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển vận động đồng thời cho cung cấp cho trẻ những hiểu biết về truyền thống văn hóa phù hợp độ tuổi.
12
13
Kết quả đạt được
15
14
Kết luận
16
15
Bài học kinh nghiệm
16
16
Tài liệu tham khảo
18
17
Những SKKN đã được HĐKH câp Phòng công nhận
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Trò chơi vận động là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Trò chơi vận động tác động trực tiếp và hiệu quả đến quá trình phát triển thể chất, vận động, tạo cho trẻ niềm vui, niềm hứng khởi, khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục khác một cách tự giác. 
“Trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra. Trong khi thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng vai trò của mình phải sử dụng các hoạt động như nói, hát, trả lời, đi, chạy, nhảy, ném, vỗ, đập, leo trèo, mang vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật, tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng đội ”[5]
Trò chơi vận động tác động tích cực đến sự phát triển thể chất của bé giúp các bé có cơ hội tốt nhất để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh. Sự tinh nhạy của các giác quan giúp bé nhìn nhận các sự vật hiện tượng xung quanh một các đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh tế hơn từ đó phát triển nhận khả năng nhận thức của trẻ một cách tốt nhất. Trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên khi được tham gia các trò chơi vận động. Trò chơi vận động được tổ chức một cách khoa học, vừa sức có tác động tích cực đến trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động hết mình, chơi hết mình qua đó trãi nghiệm những kiến thức lĩnh hội được từ cuộc sống, biết rung cảm, xúc động trước vẻ đẹp kỳ diệu của sự vật, sự việc xung quanh giúp trẻ phát triển tình cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh. Những cảm xúc ban đầu ấy là cơ sở để hình thành những nét tính cách đặc trưng phù hợp độ tuổi. 
Tổ chức tốt trò chơi vận động sẽ giúp bé chủ động, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè và những người xung quanh qua đó trẻ nắm được cách thức thực hiện các hành động, thao tác, kỹ năng từ cuộc sống qua đó trẻ hiểu biết hơn về cuộc sống, khao khát được thực hiện những gì mà mình mong muốn và cũng từ đó hình thành ở trẻ tình yêu lao động, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đối với trẻ 4-5 tuổi nhu cầu vận động, nhu cầu hoạt động ngày càng tăng. Trò chơi vận động làm thỏa mãn những nhu cầu, những đòi hỏi, những nguyện vọng chính đáng của trẻ, tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hình thành thái độ hành vi đúng đắn cho trẻ, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách phù hợp độ tuổi.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trò chơi vận động cũng được quan tâm tổ chức thực hiện một cách tốt nhất để có thể làm thỏa mãn nhu cầu học bằng chơi, chơi mà học của trẻ. Thực tế ở trường Mầm non hiện nay việc đầu tư khai thác tác dụng giáo dục của trò chơi vận động còn nhiều hạn chế. Nhiều khi giáo viên chưa dành thời gian để đầu tư, tìm hiểu, tận dụng, khai thác mặt tích cực của trò chơi vận động vì vậy việc tổ chức cho trẻ chơi còn chiếu lệ, đưa vào cho có nội dung, chưa chú ý sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt. Nội dung trò chơi nhàm chán, lặp đi lặp lại, thiếu sự đa dạng về nội dung, hình thức và phương thức thực hiện. Với những lý do đó mà chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại. 
Được tiếp cận đầy đủ, sâu sắc với chuyên đề phát triển vận động cho trẻ ở năm học trước. Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung, phương pháp và biện pháp tổ chức thực hiện phát triển vận động cho trẻ, nghiên cứu nội dung các trò chơi vận động trong chương trình tôi đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển của trẻ. Từ nhận thức đó, năm học 2016- 2017 tôi mạnh dạn lựa chọn các biện pháp tác động trong tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm cải thiện tình hình thực tiễn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở trường Mầm non.
2. Mục đích của việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 4-5 tuổi
	Nhằm tìm ra một số biện pháp tác động tích cực vào trong quá trình tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập của trẻ, góp phần tích cực vào việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ hành vi đúng đắn ngay từ tuổi mầm non góp phần tích cực vào việc việc hình thành nhân cách trẻ. Tạo cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực ở những năm học tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tác động cụ thể, trực tiếp là trẻ 4-5 tuổi, trường mầm non Yên Trường, năm học 2016-2017 và những biện pháp tích cực, linh hoạt và hiệu quả trong tổ chức trò chơi vận động. Đó là kích thích hứng thú thu hút sự chú ý lôi cuốn trẻ tham gia tự giác, tích cực vào hoạt động vui chơi, tạo đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, tiện sử dụng khuyến khích trẻ tích cực, tự giác tham gia hoạt động, khai thác đa dạng các loại trò chơi vận động, coi trọng việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trò chơi dân gian.
4. Phương pháp thực hiện
Để tổ chức tốt có hiệu quả trò chơi vận động cho trẻ 4-5 tuổi tôi đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt, xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi vận động cho trẻ phù hợp độ tuổi, phù hợp chủ đề, chủ điểm, nắm vững các phương pháp và biện pháp thực hiện.
- Thực hiện tổ chức trò chơi vận động một cách nghiêm túc, lồng ghép, đan xen phù hợp vào hoạt động mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày.
- Quan sát phân tích kết quả quan sát, đánh giá thực trạng một cách chính xác, thu thập những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá kết quả sau thực nghiệm.
- Thống kê đầy đủ số liệu cần thiết, xử lý chính xác các số liệu để đánh giá đầy đủ, xác thực, khách quan những vấn đề nêu ra.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Cơ sở lý luận
Vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ mầm non, thông qua vui chơi trẻ lĩnh hội, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết đồng thời hình thành thái độ hành vi đúng đắn phù hợp độ tuổi một cách tự nhiên, thoải mái và không bị ràng buộc bởi bất kỳ một lý do nào. Được chơi, trẻ được thả sức mình vào những trò chơi đầy hứng thú cùng bạn bè, được giao lưu, tiếp xúc, hành động, thể hiện các mối quan hệ được qui định ở trò chơi, thực hiện luật chơi, cách chơi , phối hợp hành động cùng nhau vì vậy trẻ cần có sự thống nhất trong nhóm bạn bè, được nêu ý kiến, được chia sẻ, giúp đỡ nhau khi cần. Từ đó hình thành ở trẻ ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, sự gắn bó hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung. “Thông qua chơi, trẻ học làm người” [2] .
Quá trình học tập của trẻ không chỉ đơn giản ở việc truyền thụ kiến thức một cách máy móc, khô khan, Những trò chơi giúp trẻ lĩnh hội, tiếp thu, cũng cố, trãi nghiệm những kiến thức cần thiết được đan xen một cách hợp lý vào các giờ học, các hoạt động trong ngày làm cho giờ học ấy, hoạt động ấy trở nên sinh động, hứng thú, lôi cuốn kích thích trẻ tự giác tham gia hoạt động học tâp một cách tích cực hơn. Từ đó hình thành ở trẻ những kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi đúng đắn giúp trẻ dễ dàng thích ứng với cuộc sống thực tại cũng như chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ trong tương lai.
	Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non qui định cụ thể các nội dung phát triển vận động cho trẻ ở các lứa tuổi trong đó nội dung trò chơi vận động được hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể theo từng chủ đề, chủ điểm. Đối với trẻ 4-5 tuổi trò chơi vận động không chỉ hướng dẫn trong chương trình mà còn có nhiều tài liệu hướng dẫn các loại trò chơi, từ các trò chơi vận động phát triển hệ thống các cơ đến các trò chơi rèn luyện tinh khéo, trò chơi luyện giác quan. Với trò chơi dân gian có cả sách hướng dẫn cụ thể cho thể loại này.
	Việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải dành thời gian, công sức, tâm huyết của mình mới có thể khai thác đầy đủ những nội dung giáo dục, những tác dụng đa chiều của trò chơi đối với sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm - Quan hệ xã hội và thẩm mỹ của trẻ góp phần thiết thực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách phù hợp độ tuổi. Tiềm ẩn trong trò chơi vận động không chỉ là yếu tố thể chất, vận động mà còn bao hàm cả kiến thức sinh động của thế giới xung quanh. Những kiến thức đa dạng này là tiền đề cho sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, mối quan hệ xã hội và thẩm mỹ ở trẻ nhỏ. Những vấn đề trên góp phần không nhỏ đến phát triển nhân cách trẻ, đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non.
2. Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non hiện nay
Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ở trường mầm non hiện nay đã được quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn, hướng dẫn trò chơi mới, lồng ghép sử dụng trò chơi trong các thời điểm giáo dục hàng ngày, chú trọng đến tác dụng phát triển vận động của các trò chơi song điều đáng nói ở đây là biện pháp và hình thức tổ chức trò chơi còn dập khuôn, máy móc thiếu tính sáng tạo, giáo viên chỉ quan tâm đến tác dụng phát triển vận động của trò chơi mà xem nhẹ những kiến thức, kỹ năng cuộc sống tiềm ẩn trong đó cho nên chất lượng tổ chức hướng dẫn cho trẻ còn kém hiệu quả, chưa cuốn hút được trẻ tự nguyện, tự giác, tích cực tham gia các trò chơi. Máy móc, dập khuôn trong chuyển tải nội dung hơn thế chưa chú ý sưu tầm, tìm kiếm thậm chí nghĩ ra những trò chơi đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của trẻ phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm, phù hợp tình huống cụ thể ở lớp, ở trường. 
Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát trên đối tượng trẻ 4-5 tuổi với các nội dung cụ thể sau đây:
Đối tượng trẻ
Số trẻ được đánh giá
Nội dung đánh giá
Xếp loại chung
Hiểu được cách chơi, luật chơi
Tự nguyện, hứng thú trong khi chơi
Biết phối hợp hành động trong khi chơi
Chấp hành kỷ luật trong khi chơi
Trẻ 
4-5 tuổi
36
31
5
30
6
28
8
29
7
29
7
* Tỷ lệ (%)
86,1
13,9
83.3
16,7
77,8
22,2
80,6
19,4
80,6
19,4
Kết quả trên cho thấy chất lượng tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ còn nhiều hạn chế. Trẻ hiểu được cách chơi, luật chơi: đạt 31/36, tỷ lệ 86,1%, chưa đạt 5/36, tỷ lệ 13,9%; Trẻ tự nguyện, hứng thú trong khi chơi đạt 30/36, tỷ lệ 83,3%, chưa đạt 6/36, tỷ lệ 16,7%. Trẻ biết phối hợp hành động trong khi chơi đạt 28/36, tỷ lệ 77,8%; chưa đạt 8/36, tỷ lệ 22,2%. Trẻ có biết chấp hành kỹ luật trong khi chơi đạt 29/36, tỷ lệ 80,6%, chưa đạt 7/36, tỷ lệ 19,4%. Chất lượng chung: trẻ đạt 29/36, tỷ lệ 80,6%; chưa đạt 7/36, tỷ lệ 19,4%.
	Để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ trẻ trẻ chưa đạt yêu cầu trong khi chơi các trò chơi vận động nhằm góp phần tích cực vào phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - Quan hệ xã hội và thẩm mỹ cho trẻ, năm học 2016- 2017, tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm cải thiện tình hình trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức trò chơi vận động cho trẻ.
3. Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
3.1. Coi trọng việc tạo hứng thú khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
Hứng thú là động lực thôi thúc trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực và tự giác trong mọi hoạt động. Đối với trò chơi vận động, việc tạo hứng thú cho trẻ làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hoạt động của trẻ sẽ giúp giáo viên đạt kết quả như mong muốn. Trong thực tế giảng dạy ở trường Mầm non, trò chơi vận động được sử dụng như là một phương tiện giáo dục có hiệu quả nên nó được đan xen trong các hoạt động giáo dục hàng ngày, vào các môn học, các hoạt động khác.
Có nhiều biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ, một trong những biện pháp kích thích hứng thú của trẻ có hiệu quả là:
- Sử dụng thơ ca cùng với lời dẫn dắt phù hợp khơi gợi cảm xúc, kích thích trẻ tham gia trò chơi một cách tự giác 
Một trong những cách thức tạo hứng thú cho trẻ có hiệu quả là sự tác động đến tâm lý, tình cảm của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhu cầu tình cảm của trẻ là rất lớn. Tìm cách chạm vào nó sẽ khiến trẻ thức dậy những nhu cầu, những ham muốn thực sự. Vốn dĩ trò chơi vận động thực sự đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ song những tác động bằng tình cảm sẽ khuyến khích tính tích cực của trẻ tốt hơn.
Với trò chơi tàu hỏa cô có thể hướng trẻ tới một chuyến đi thăm công viên ở thủ đô bằng tàu hỏa, sau khi hướng dẫn cách chơi, luật chơi giáo viên có thể cho trẻ chơi kết hợp đọc lời thơ và khuyến khích trẻ chơi đúng cách, đúng luật:
Tàu đã rời ga Đi chậm
Mau mau chuyển bánh Đi nhanh hơn
Tàu đi đúng hướng Đi theo hướng cô yêu cầu
Thủ đô xa xôi
Tàu lên dốc rồi Đi bằng gót chân
Mọi người chú ý Chú ý quan sát
Tàu tăng tốc độ Chạy nhanh
Sẽ chạy thật nhanh Chạy nhanh hơn nữa
Xuống dốc cần phanh Đi bằng mũi bàn chân 
Tàu đi chậm lại Đi chậm
Tốc độ vừa phải Đi bình thường
Tàu trên đường ray 
Đã đến nơi rồi Đi chậm 
Đoàn tàu dừng lại Dừng lại
Như vậy cùng với những câu thơ, ngắn với nhịp điệu vui nhộn và sự hướng dẫn của cô, trò chơi “ tàu Hỏa” đã giúp trẻ rèn luyện các vận động đi, chạy, thăng bằng bằng, sự phản ứng kịp thời với tín hiệu một cách thích thú.
Đồng thời với phát triển vận động một cách tích cực là niềm vui , niềm hứng khởi, sự háo hức hoạt động cùng bạn bè, qua đó mà trẻ tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức ban đầu về phương tiện giao thông, công dụng, sự vận hành và môi trường hoạt động cũng như hình thành ý thức cho trẻ khi tham gia giao thông thông qua những qui định, những luật lệ cần phải thực hiện nghiêm túc.
Có thể cho trẻ chơi kết hợp lời ca bài “Tàu hỏa” lời hát cùng với yêu cầu của cô tạo cho trẻ niềm hứng thú thực sự khi chơi trò chơi này:
 “Một đoàn tàu, Nhỏ tí xíu ấy là chúng em. Người đi đầu là chú lái tàu còn chúng em nối đuôi nhau, bước mau mau thành hàng dài. Em bức một hai, một hai!”
Trò chơi “Thỏ tìm chuồng”, cô có thể trò chuyện với trẻ về đặc điểm vận động của thỏ là “Nhảy”, nơi nuôi thỏ “chuồng”, sau khi hướng dẫn cách chơi, luật chơi, cô cho trẻ chơi kết hợp lời ca “Trời nắng, trời mưa”. Trò chơi rèn phản ứng nhanh nhạy, kịp thời theo tín hiệu cho trẻ trong vận động mà tín hiệu ở đây thật đơn giản nhưng cũng thật lý thú “Trời nắng” những chú thỏ nhảy đi kiếm ăn “ Trời mưa” nhanh chóng tìm về chuồng. Những cảm xúc của trẻ được bắt nguồn từ lời dẫn, từ trò chuyện, từ lời hát, lời thơ mang đến cho trẻ những ấn tượng sâu sắc kích thích hứng thú cho trẻ khi tham gia trò chơi.
- Sử dụng tranh ảnh, đồ chơi khuyến khích ham muốn của trẻ tham gia vào trò chơi.
Thao tác, hành động, trực tiếp tham gia hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là đặc trưng hoạt động của trẻ Mầm non, chính vì vậy đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn và được sử dụng đúng lúc đúng chỗ giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng một cách tích cực. Với trò chơi tạo dáng, hình ảnh, dáng vẻ của các con vật với những nét đặc trưng giúp trẻ nhận biết, bắt chước thao tác, dáng vẻ, vận động của chúng một cách thích thú theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện của cô. Cũng bằng những thao tác đó, hành động đó mà trẻ nhận biết đầy đủ hơn về con vật, thực hiện vận động một cách hứng khởi qua đó hình thành và phát triển kỹ năng vận động đúng. Những quả bóng bay nhiều màu sắc sặc sở cuốn hút trẻ sẽ cuốn hút trẻ tham gia chơi bóng bay với các thao tác, hành động mô phỏng cùng lời ca cụ thể nhằm giúp trẻ hiểu được tác dụng trang trí lễ hội của bóng bay, được đặc điểm nhẹ, bay, dễ vỡ. Hành động mô phỏng đó giúp trẻ phát triển kỹ năng đi, chạy, biết phối hợp vận động với bạn bè để tạo hình bóng nhỏ, to, bóng vỡ. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi.
Trò chơi Cáo và Thỏ sẽ trở nên sinh động hơn khi cô trò chuyện ngắn gọn với trẻ về đặc tính của Cáo và Thỏ (Thỏ ăn cỏ non, Cáo thích ăn thịt các con vật) xem tranh tranh cáo rình bắt thỏ sau đó hướng dẫn trẻ chơi với thao tác nhảy của thỏ, vồ của cáo.
Quan sát tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi theo chủ ý của cô, hướng trẻ đến đối tượng, đưa trò chơi vào các thời điểm thích hợp giúp trẻ hào hứng tham gia trò chơi qua đó mà phát triển vận động cho trẻ, cung cấp kiến thức phù hợp, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động, trong vui chơi, hình thành thái độ hành vi đúng đắn cho trẻ đối với sự vật sự việc xung quanh mà trò chơi vận động là một trong những nội dung gần gũi.
- Bắt chước thao tác, hành động, âm thanh của sự vật hiện tượng lôi cuốn trẻ vào trò chơi
Mỗi sự vật hiện tượng đều có đặc điểm riêng biệt về âm thanh, vận động, các con vật có tiếng kêu riêng biệt, tiếng gà gáy ó o. tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng chó sủa gâu gâu, tiếng mèo kêu meo meo... Chim bay, cá nhảy, bướm lượn quanh, lá hoa đung đưa theo gió
Các phương tiện phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người cũng vậy, ô tô chạy trên đường còi kêu bim bim, máy bay bay trên không trung tiếng kêu ù ù tàu chạy trên đường ray kéo còi tu tu tiếng tàu chạy xình xịch. Vận động đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo hay những vận động của đầu, mình, tay, chân, eo bụng tiềm ẩn trong các trò chơi vận động góp phần tích cực rèn luyện sức khỏe cho trẻ hàng ngày.
Để phát huy tác dụng ấy, kích thích trẻ tham gia trò chơi, cùng với trò chơi là âm thanh, tiếng động bắt chước, lời đồng dao tạo cho trẻ niềm vui tươi, hồn nhiên khi tham gia trò chơi. Như vậy trẻ không chỉ khỏe về thể chất mà khỏe cả về tinh thần, giàu ngôn ngữ và hiểu biết về thế giới xung quanh, cảm nhận, rung động, yêu mến và ham muốn thực hiện.
3.2. Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ bằng các hình thức linh hoạt ở các thời điểm giáo dục hàng ngày
Không phải lúc nào trò chơi vận động cũng phải được tổ chức ngoài sân chơi, bãi tập hoặc trong lớp. Tùy vào nội dung hoạt động và các tình huống cụ thể mà trò chơi vận động được tổ chức như thế nào.
Giờ đón trẻ, nhu cầu chơi của trẻ được thực hiện bằng các trò chơi nhẹ nhàng ngay trong nhóm lớp nhóm bạn để tiện cho cô đón trẻ và quan sát hoạt động chơi của trẻ theo nhóm bạn đã đến lớp. Những trò chơi luyện phản ứng nhanh như chi chi chành chành, luyện kỹ năng phối hợp hành động theo nhịp lời ca như kéo cưa lừa xẻ, luyện phản ứng nhanh, chính xác và phát triển cơ chân như nhảy vào nhảy ra sẽ phù hợp với thời điểm này.
Hoạt động thể dục sáng thì trò chơi vận động nhẹ nhàng thường sử dụng cho phần hồi tĩnh của bài tập thể dục sáng vì vậy trẻ chơi ngay ở sân trường tại vị trí trẻ thực hiện bài tập thể dục sáng như trò chơi chim bay, cò bay, gà gáy, vịt kêu, máy bay, tàu hỏa...
Ở các giờ hoạt động chung sử dụng trò chơi vận động, tùy nội dung từng hoạt động cụ thể mà tổ chức cho trẻ ở đâu, nếu sử dụng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh thì góc thiên nhiên sẽ là nơi hấp dẫn, trong hoạt động làm quen với toán hay văn học thì trò chơi vận động như là một hình thức giải tỏa mệt mỏi có thể thực hiện ngay trong lớp nếu hoạt động đó được tổ chức trong lớp.
Hoạt động ngoài trời thì ở sân trường, dưới tán cây, khu vực vườn trường nếu có khoảng không gian phù hợp. Trò chơi đàn ong, bắt bướm, ếch nhảy xuống hồ, chim sẻ tìm mồi...môi trường ngoài thiên nhiên sẽ tạo hứng thú và niềm say mê cho trẻ tốt nhất.
Hoạt động chiều, giờ trả trẻ, cũng vậy, sự linh hoạt trong tổ chức các hình thức chơi phù hợp, nội dung chơi vừa sức giúp trẻ tham gia một cách hứng thú, tự giác và tích cự để tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng cần thiết một cách thuận lợi hơn.
Tổ chức trò chơi vận động chỉ th

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_van_dong_cho_tre_mau_giao.doc