Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản "chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản "chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp

 Hiện nay, ở cấp THPT có 2 bộ sách giáo khoa Ngữ văn dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Ngoài việc biên soạn các phần văn học, tiếng Việt và làm văn theo hướng tích hợp, về cơ bản, các văn bản đọc hiểu được sắp xếp theo chủ đề. Để đáp ứng mục tiêu giúp học sinh hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên : “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học”. Trong đó, việc hướng dẫn xây dựng bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề rất quan trọng.Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy mặc dù trong hướng đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn bài học theo chuyên đề ( chủ đề) việc dạy – học tác phẩm truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ Văn 11- “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân) tại đơn vị chưa thật bám sát đặc trưng thi pháp của truyện. Điều đó khiến học sinh thiếu đi kĩ năng: tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp,vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản truyện lãng mạn nói chung để tìm hiểu nhóm văn bản hay một văn bản cụ thể.Chính vì vậy, chưa thấy hết được giá trị của truyện lãng mạn cũng như những ý đồ mà nhà văn muốn gửi gắm.

Trước thực tế đó tôi xin đưa ra sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ" CỦA NGUYỄN TUÂN THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP.

 

doc 19 trang thuychi01 9331
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản "chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ" CỦA NGUYỄN TUÂN THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP
Người thực hiện: Trần Thị Thủy
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
 THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC 
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1.
Lí do chọn đề tài
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
1
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
1
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
1
1.5
Những điểm mới của SKKN
1
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3.
Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2
2.3.1.
Lựa chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm
2
2.3.2.
Giảng dạy thực nghiệm
3
2.4.
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.
Kết luận.
13
3.2.
Kiến nghị.
14
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay, ở cấp THPT có 2 bộ sách giáo khoa Ngữ văn dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Ngoài việc biên soạn các phần văn học, tiếng Việt và làm văn theo hướng tích hợp, về cơ bản, các văn bản đọc hiểu được sắp xếp theo chủ đề. Để đáp ứng mục tiêu giúp học sinh hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên : “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học”. Trong đó, việc hướng dẫn xây dựng bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề rất quan trọng.Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy mặc dù trong hướng đổi mới phương pháp dạy học, biên soạn bài học theo chuyên đề ( chủ đề) việc dạy – học tác phẩm truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ Văn 11- “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân) tại đơn vị chưa thật bám sát đặc trưng thi pháp của truyện. Điều đó khiến học sinh thiếu đi kĩ năng: tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp,vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản truyện lãng mạn nói chung để tìm hiểu nhóm văn bản hay một văn bản cụ thể.Chính vì vậy, chưa thấy hết được giá trị của truyện lãng mạn cũng như những ý đồ mà nhà văn muốn gửi gắm.
Trước thực tế đó tôi xin đưa ra sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ" CỦA NGUYỄN TUÂN THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
 Giúp học sinh nắm vững đặc trưng thi pháp truyện ngắn lãng mạn. Hiểu hết giá trị tác phẩm và những ý đồ mà nhà văn kí thác . Đồng thời giúp học sinh dễ dàng hơn khi vận dụng những đặc trưng thi pháp để tìm hiểu truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. Phương pháp dạy học môn ngữ văn: phần đặc trưng thi pháp truyện và tác phẩm “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu
- Thực nghiệm sư phạm .
- Thống kê,xử lí số liệu.
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp dạy học phần đặc trưng thi pháp truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân).
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sở dĩ, tôi đưa ra sáng kiến này là thực hiện theo nội dung của đợt tập huấn: “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” do Bộ Giáo dục tổ chức vào tháng 7/2017 tại Hà Nội và các giáo viên đã được các báo cáo viên phổ biến vào tháng 9/ 2017. Trong đó, nhấn mạnh vào việc biên soạn bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh và lựa chọn dạy học theo đặc trưng thi pháp là một giải pháp được ưu tiên.
 – “Từ điển tiếng Việt” có giải thích: “Thi pháp: Phương pháp, quy tắc làm thơ.”(Hoàng Phê; Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng. 1998).
– Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân có viết:
“Thi học, thi pháp là ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện trong các tác phẩm văn học; một trong những bộ môn lâu đời nhất của nghiên cứu văn học...”.(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999, tr.307-308).
 Như vậy chúng ta có thể hiểu thi pháp là: hệ thống các yếu tố hình thức tạo nên tác phẩm, cách thức hoặc quy tắc sáng tác một tác phẩm văn học theo một loại thể nhất định.
 Thi pháp truyện lãng mạn là tập hợp những yếu tố, những quy tắc sáng tác truyện lãng mạn. Trong phạm vi của sáng kiến, chúng tôi chủ yếu bàn đến truyện ngắn lãng mạn là: “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân).
-“Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn, truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền mạch, . Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn, cốt truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế”. ( Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.) Truyện ngắn lãng mạn Ngữ văn 11 bao gồm những truyện viết theo xu hướng văn học lãng mạn thời kì 1930 – 1945 với những đặc trưng thi pháp riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - Hiện nay, đã có các tài liệu hướng người dạy theo cách hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thi pháp như: “Những vấn đề thi pháp của truyện” ( Nguyễn Thái Hòa) – Nhà xuất bản GD, “Thi pháp hiện đại” ( Đỗ Đức Hiểu), “ Thi pháp học” (Phạm Ngọc Hiền). Tuy nhiên những công trình này chủ yếu hướng người đọc đến nhiều thuật ngữ chuyên sâu của thi pháp, mang tính chất khái quát. Còn những công trình cụ thể thì chưa nhiều. Nhất là cách xây dựng bài học bằng cách vận dụng đặc trưng thi pháp thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Do vậy, giáo viên và học sinh còn nhiều lúng túng trong việc tiếp nhận tác phẩm và dẫn đến thực trạng: không hứng thú với việc tìm hiểu văn bản truyện lãng mạn cho dù đó là tác phẩm có giá trị.
 Bởi vậy việc đưa ra sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản" Chữ người tử tù"của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thi pháp là cần thiết và góp phần đổi mới phương pháp dạy học cũng như chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Lựa chọn các lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
 -Trong năm học 2018 -2019 tôi được phân công giảng dạy khối 11, trong đó có lớp 11B3 và 11B5 là hai lớp học ban cơ bản và có lực học tương đương nhau.Do đó tôi chọn lớp 11B5 là lớp thực nghiệm và lớp 11B3 là lớp đối chứng.
- Trước khi nghiên cứu và đưa vào giảng dạy phần sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi tiến hành cho 2 lớp cùng làm bài kiểm tra 15 phút ở tiết liền kề trước đóvới cùng câu hỏi.
Kết quả kiểm tra như sau:
Lớp đối chứng 11B3: sĩ số 38 học sinh
Điểm 1,2,3
Điểm 4
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
7,8
2
5,2
17
45
14
36,8
2
5,2
Lớp thực nghiệm 11B5: sĩ số 36 học sinh
Điểm 1,2,3
Điểm 4
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8,3
3
8,3
14
38,8
14
38,8
2
5,6
2.3.2.Giảng dạy thực nghiệm:
 Để giải quyết thực trạng trên tôi đã đưa ra giải pháp sau: các đặc trưng thi pháp của truyện ngắn lãng mạn được lồng ghép vào bài học "Chữ người tử tù" để dạy ở lớp 11B5. Còn lớp 11B3 không đưa vào giảng dạy.
Sau đây là các nội dung cụ thể :
 a.Đọc hiểu không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
 Không gian trong văn học lãng mạn thường là không gian nơi xa, viễn xứ là không gian khát vọng. Cũng có thể là không gian tù túng, chật hẹp để thấy sự bế tắc của cả một trào lưu.
 Thời gian trong văn học hiện đại thường gắn với việc thể hiện cá nhân, cá thể là thời gian rất cụ thể.
 Từ đặc điểm thi pháp này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các tác phẩm truyện lãng mạn theo hướng không gian và thời gian nghệ thuật nói trên.
Truyện Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm này như được “cô đặc” như được “nén” lại. Huấn Cao đầu tiên xuất hiện qua lời đồn (rộng), sau đó trực tiếp xuất hiện trong đề lao (nhỏ) và cuối cùng, chỉ còn ngày mai là Huấn Cao ra pháp trường, ông Huấn trong một buồng gian chật hẹp, tăm tối, khi đêm khuya cho chữ viên quản ngục (hẹp lại). Việc xây dựng không gian càng ngày càng thu nhỏ lại rõ ràng Nguyễn Tuân muốn gửi gắm ý đồ của mình: Những con người tài cao, chí lớn, tấm lòng rộng mở như Huấn Cao không thể sống được trong một không gian như vậy, ông có khao khát vẫy vùng thế nhưng xã hội đương thời lại không có một không gian rộng mở cho ông.
Về thời gian nghệ thuật, Nguyễn Tuân cũng chọn khoảng thời gian có thể gọi là quý giá nhất của cuộc đời con người – thời gian mà người ta biết trước điểm đến cuối cùng của cuộc đời. Huấn Cao xuất hiện trực tiếp là khi ông đã biết mình mang án tử. Vậy con người sẽ ứng xử như thế nào trước khoảng thời gian đó? Sợ hãi ? Phó mặc ? Hiên ngang ?  Huấn Cao chọn cách bình thản, ung dung vẫn là mình trước kia, vẫn nhận rượu thịt như trong hứng sinh bình, vẫn dám quát mắng viên quản ngục khi cảm thấy bị làm phiền. Và nhất là: Khi biết ngày mai thôi sẽ ra pháp trường nhưng đêm khuya hôm đó trong trại giam của tỉnh Sơn vẫn có một người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ trên vuông lụa trắng” phong cách tài hoa nghệ sĩ cho dù thời gian, hay không gian nào vẫn không thay đổi. Qua đó, vừa thể hiện, khẳng định phẩm giá Huấn Cao vừa thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật biệt lệ, độc đáo.
b. Đọc hiểu tình huống truyện
Có thể hiểu: Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
Hoặc:Tình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
 Khi đọc hiểu truyện hiện đại không thể bỏ qua tình huống truyện
 Đối với tác phẩm: “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân) tình huống rất bất ngờ, kịch tính, đúng phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân luôn nhìn cuộc sống, con người thật độc và lạ. Đó là tình huống gặp gỡ. Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa, khí phách nhưng giờ đây lại là một tử tù.Viên quản ngục – một người luôn mến mộ tài năng Huấn Cao, chỉ nghe danh đã tỏ lòng kính trọng giờ là một viên quan coi ngục. Hai con người đó lại gặp gỡ nhau tại nhà tù. Vậy họ gặp gỡ nhau sẽ như thế nào ? Viên quản ngục, Huấn Cao họ sẽ đối xử với nhau ra sao ?
 Tình huống rất éo le ấy lại góp phần bộc lộ phẩm chất cũng như khẳng định phẩm giá của nhân vật !
c.Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật.
 Điểm nhìn trần thuật có vai trò dẫn dắt người đọc quan sát các chi tiết và diễn biết có ý nghĩa đặc biệt của truyện. Điểm nhìn trần thuật hay chọn cách trần thuật (ngôi kể) như thế nào cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn, điều đó đòi hỏi chúng ta phải giúp học sinh nhận diện điểm nhìn trần thuật của từng tác phẩm và tác dụng của nó. 
 Trong truyện lãng mạn của Ngữ Văn 11, điểm nhìn không quá đặc biệt, tác giả đều chọn ngôi kể là ngôi thứ 3, gọi là người kể giấu mặt. Điều này giúp các nhân vật hiện lên thật rõ, thật đầy đủ. Người đọc có thể nhìn thấu cả những đấu tranh tâm lí phức tạp của Huấn Cao, Viên quản ngục .
d. Đọc hiểu nhân vật theo diễn biết cốt truyện, tức là theo các tình tiết, sự kiện, biến cố đang diễn ra.
Đọc hiểu hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật.
 Ở tác phẩm “Chữ người tử tù” ( Nguyễn Tuân), hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật được thể hiện rất rõ. Để thấy được vẻ đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương của Huấn Cao giáo viên cần định hướng học sinh tìm hiểu tất cả các khía cạnh này.
 Chẳng hạn: Khi xuất hiện ở đề lao qua hành động: “lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái” trước sự đe dọa của bọn lính, qua hành động này học sinh sẽ phát hiện ra ngay Huấn Cao không hề sợ cường quyền, rất có khí phách. Hay qua cách đối đáp của Huấn Cao với quản ngục với giọng đầy khinh bạc.
Thế nhưng, khi biết sở nguyện cao quý của quản ngục thì Huấn Cao lại suy nghĩ, lại trầm ngâm đầy ân hận: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất tấm lòng trong thiên hạ”. Thì ra, điều làm Huấn Cao sợ không phải là uy quyền, không phải là vàng bạc mà chỉ sợ sống sao không xứng đáng với những tấm lòng !
 Đặc biệt, trong cảnh cho chữ ngôn ngữ, tư thế Huấn Cao được thể hiện đầy đủ nhất: Huấn Cao một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô từng nét chữ trên vuông lụa trắng. Qua đó thấy được vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông Huấn và những lời dặn dò chân tình: Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi về quê mà sống rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ, ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.
 e. Đọc hiểu quan niệm nghệ thuật về con người
Trong văn học lãng mạn nói chung và truyện ngắn lãng mạn nói riêng, con người cá nhân thường là những con người đau khổ, bất hạnh, bế tắc. Từ đó họ có khao khát được giải phóng, muốn vượt thoát ra khỏi cái bế tắc, quanh quẩn của đời người.
Không nằm ngoài quan niệm chung đó, Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật về con người của truyện lãng mạn. Huấn Cao – nhân vật đẹp nhất trong đời văn của Nguyễn Tuân, một con người tập trung mọi vẻ đẹp: tài hoa, khí phách, thiên lương. Thế nhưng con người này lại không thể chấp nhận tình cảnh nhố nhăng, Tây Tàu lẫn lộn trong buổi giao thời nên với khao khát: “chọc trời, khuấy nước” đã đứng lên chống lại triều đình. Nhưng chí lớn không thành, cuối cùng, Huấn Cao cũng phải chịu án tử cùng những người cùng chí hướng.
Như vậy, con người trong truyện lãng mạn thường là các nhân vật có kết thúc bi kịch, khao khát thay đổi nhưng xã hội đương thời lại đẩy họ xuống sát đất.
f. Thiết kế bài học minh họa: Văn bản "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ"- Nguyễn Tuân.
Bước 1. (xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học): 
Kĩ năng đọc hiểu truyện lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam
Bước 2. (xây dựng nội dung bài học):
– Gồm văn bản truyện:  Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
– Tích hợp bài  LLVH: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
– Huy động kiến thức của các bài:
+ Văn học sử: Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
+ Làm văn: Thao tác lập luận phân tích, kĩ năng viết đoạn văn
Bước 3. (xác định mục tiêu bài học):
* Kiến thức:
– Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
– Đặc điểm thi pháp tiêu biểu của truyện lãng mạn trong văn học hiện đạiViệt Nam.
* Kĩ năng:
– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
– Rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích.
– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng để đọc những truyện ngắn hiện đại theo khuynh hướng lãng mạn khác của văn học Việt Nam (không có trong SGK); nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những tác phẩm đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những tác phẩm đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
* Thái độ:
– Yêu quý, trân trọng, tự hào, có ý thức trách nhiệm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
– Trân trọng cái tài, cái đẹp.
* Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học, sáng tạo
Bước 4. (xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học):
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
– Nêu những nét chính về tác giả.
– Chỉ ra những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
– Tác phẩm giúp cho em hiểu thêm gì về tác giả?
– Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
– Nêu xuất xứ của tác phẩm.
– Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm?
– Nếu ở cùng hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
– Nhan đề của tác phẩm
– Giải thích ý nghĩa của nhan đề.
– Tại sao tác giả không lấy tên nhân vật chính để đặt cho tác phẩm?
– Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
– Chỉ ra những đặc điểm về kết cấu, bố cục, cốt truyện,và cắt nghĩa những sự việc, chi tiết, trong các tác phẩm.
– Em thấy việc sử dụng thể loại  truyện ngắn có hợp lý không? Vì sao?
-Xác định tình huống truyện ? 
-Tình huống truyện diễn biến như thế nào ?
-Ý nghĩa của tình huống truyện ?
-Nhân vật xuất hiện trong khoảng không gian, thời gian nào ?
-Không gian, thời gian đó có đặc điểm gì ?
-Ý nghĩa của việc chọn không gian, thời gian đó.
– Nhân vật trong tác phẩm là ai? Kể tên các nhân vật đó?
– Chỉ ra các dẫn chứng thể hiện tâm trạng, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của nhân vật?
– Mối quan hệ giữa các nhân vật như thế nào?
– Khái quát về phẩm cách và số phận của các nhân vật.
– Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nhân vật?
– Nhận xét về phẩm cách, số phận của các nhân vật.
– Tác phẩm xây dựng hình tượng nghệ thuật nào?
– Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đó.
– Hình tượng nghệ thuật giúp nhà văn thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người như thế nào?
– Theo em, sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật đó là gì?
– Quan niệm của nhà văn về con người trong tác phẩm được thể hiện rõ nhất trong những câu văn/ đoạn văn  nào?
– Lí giải quan niệm đó của nhà văn trong các câu văn/ đoạn văn đó.
– Em có nhận xét gì về quan niệm của tác giả về con người được thể hiện trong tác phẩm?
Bước 5.(biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả):
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao
– Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân.
– Chỉ ra những biểu hiện về con người, đặc điểm sáng tác và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trong tác phẩm.
– Tác phẩm giúp cho em hiểu thêm gì về tác giả?
– Tác phẩm “Chữ người tử tù” được viết trong hoàn cảnh nào?
– Xuất xứ của tác phẩm?
– Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm?
– Nếu ở cùng hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
– Nhan đề của tác phẩm là gì?
– Tại sao nhà văn lại đặt tên cho tác phẩm là “Chữ người tử tù”?
– Tại sao tác giả không lấy tên nhân vật chính để đặt cho tác phẩm?
– Tác phẩm được viết theo thể loại nào?
– Chỉ ra những đặc điểm về kết cấu, bố cục, cốt truyện...và lí giải.
– Em thấy việc sử dụng thể loại  truyện ngắn có hợp lý không? Vì sao?
– Tóm tắt ngắn gọn tình huống truyện ?
-Qua tình huống Huấn Cao bộc lộ phẩm chất như thế nào ?
– Tại sao cho rằng đây là một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, một cuộc gặp gỡ“kì ngộ”? 
– Theo em, sức hấp dẫn của tình huống truyện đối với các tác phẩm truyện ngắn là gì?
– Động cơ nào dẫn đến quyết định cho chữ của Huấn Cao?
– Địa điểm cho chữ ở đâu, có gì khác với cảnh cho chữ thường thấy?
– Người cho chữ là ai? Đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?
– Cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”, vì sao? (không gian, thời gian, chi tiết miêu tả).
– Vị thế xã hội của người cho chữ và người xin chữ có gì đặc biệt?
– Tác dụng của nghệ thuật đối lập trong cảnh cho chữ?
– Thông qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm gì?
-Nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người rõ nhất trong những câu văn/ đoạn văn  nào?
– Lí giải quan niệm đó của nhà văn trong các câu văn/ đoạn văn đó.
– Em có nhận xét gì về quan niệm của tác giả được thể hiện trong tác phẩm?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học:
HĐ của GV và HS 
 NỘI DUNG BÀI HỌC
I.Hoạt động 1–Khởi động:
Trò chơi:
* Thể lệ: Trong vòng 30 giây, đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ nhận được phần thưởng là 1 hộp bút.
ĐÁP ÁN:
1 – C
3 – A
GV nhận xét và trao thưởng.
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức:
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả,tác phẩm.
GV: Trình bày cho HS biết về tập truyện: “Vang bóng một thời”.
? Nêu xuất xứ truyện ngắn Chữ người tử tù.
HS tóm tắt tp.
? Nhan đề “Chữ người tử tù” gợi cho người đọc những suy nghĩ gì.
GV: trình bày thêm về nghệ thuật thư pháp và cho HS xem hình thư phá

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_doc_hieu_van_ban_chu.doc