Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Thiết Ống- Huyện Bá Thước
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như không khí ,nước, độ ẩm sinh vật, xã hội loài người và các thể chất.
Đối với con người môi trường là cả một thế giới bao la rộng lớn, có bao điều thú vị, hấp dẫn có thể ví nó như một kho tàng kiến thức vô tận mà con người luôn ước ao tìm hiểu, nghiên cứu, để chinh phục, để cải tạo và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho chính cuộc sống con người.
Tâm lý học và giáo dục đã chứng minh hình ảnh “Thu nhỏ” của quá trình nhận thức loài người. Muốn cho trẻ em phát triển và trưởng thành , thì nhất định phải có sự tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời nhưng thế giới xung quanh trẻ chứa đựng biết bao điều mới lạ hấp dẫn, có những điều tưởng như bình thường, giản dị ấy thì đối với trẻ mẫu giáo lại là những điều hết sức mới lạ và lý thú, con người và cảnh vật xung quanh trẻ đều khoác lên mình một màu sắc xúc cảm đối với trẻ. Trẻ dễ ngạc nhiên, dễ bị lôi cuốn vào những bài thơ, câu đố, những trò chơi, những vật thật. Chính môi trường tự nhiên đã mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển về mọi mặt như: Đức, trí, thể, mỹ.[1]
Trong quá trình khám phá với môi trường xung quanh trẻ thực hiện các thao tác trí tuệ: Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, từ đó tư duy của trẻ được phát triển giúp trẻ dễ dàng biểu đạt những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động, và cũng là. Phương tiện để trẻ giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để trẻ giao lưu, học hỏi và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ giúp trẻ tư duy.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC TRƯỜNG MẦM NON THIẾT ỐNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON THIẾT ỐNG, HUYỆN BÁ THƯỚC Người thực hiện: Hà Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thiết Ống SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HOÁ, NĂM 2018 MỤC LỤC STT Đề mục lục Trang 1 1.Mở đầu 1 2 1.1.Lý do chọn đề tài 1 3 1.2.Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3.Đối tượng nghiên cứu . 2 2 5 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 6 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 7 2.1.Cơ sở lý luận 4 8 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 5 9 2.2.1.Thuận lợi 5 10 2.2.2.Khó khăn 6 11 2.3.Các giải pháp 6 12 2.3.1.Giải pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ giúp trẻ học tốt môn MTXQ 6 13 2.3.2.Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy 8 14 2.3.3.Giải pháp 3: giúp trẻ khám phá sự vật hiện tượng kết hợp các giác quan 10 15 2.3.4.Giải pháp 4: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá 11 16 2.3.5.Giải pháp 5: gây hứng thú cho trẻ bằng việc sử dụng các thủ thuật và trò chơi vào hoạt động khám phá 13 17 2.3.6.Giải pháp 6: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh 19 18 2.4.Hiệu quả của sáng kiến 19 19 3.Kết luận - kiến nghị 19 20 3.1.Kết luận 20 21 3.2.Kiến nghị 20 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như không khí ,nước, độ ẩm sinh vật, xã hội loài người và các thể chất. Đối với con người môi trường là cả một thế giới bao la rộng lớn, có bao điều thú vị, hấp dẫn có thể ví nó như một kho tàng kiến thức vô tận mà con người luôn ước ao tìm hiểu, nghiên cứu, để chinh phục, để cải tạo và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho chính cuộc sống con người. Tâm lý học và giáo dục đã chứng minh hình ảnh “Thu nhỏ” của quá trình nhận thức loài người. Muốn cho trẻ em phát triển và trưởng thành , thì nhất định phải có sự tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời nhưng thế giới xung quanh trẻ chứa đựng biết bao điều mới lạ hấp dẫn, có những điều tưởng như bình thường, giản dị ấy thì đối với trẻ mẫu giáo lại là những điều hết sức mới lạ và lý thú, con người và cảnh vật xung quanh trẻ đều khoác lên mình một màu sắc xúc cảm đối với trẻ. Trẻ dễ ngạc nhiên, dễ bị lôi cuốn vào những bài thơ, câu đố, những trò chơi, những vật thật... Chính môi trường tự nhiên đã mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển về mọi mặt như: Đức, trí, thể, mỹ.[1] Trong quá trình khám phá với môi trường xung quanh trẻ thực hiện các thao tác trí tuệ: Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, từ đó tư duy của trẻ được phát triển giúp trẻ dễ dàng biểu đạt những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động, và cũng là. Phương tiện để trẻ giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội để trẻ giao lưu, học hỏi và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ giúp trẻ tư duy. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ tò mò muốn biết, muốn được tìm hiểu và khám phá. Trong quá trình khám phá với môi trường xung quanh trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan, nhờ vậy mà các cơ quan cảm giác phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ nhanh và chính xác hơn, do đó trẻ dễ ghi nhớ, nhớ lâu và dễ tái hiện. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “ Học mà chơi, chơi bằng học”[2] là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽ có tâm hồn trong sáng hồn nhiên, cởi mở, có lòng nhân hậu có tình yêu thương với người thân (ông, bà, cha, mẹ bạn bè) Có lòng yêu quê hương đất nước, yêu người lao động biết giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Không những thế nó còn góp phần hình thành ở trẻ những xúc cảm tích cực và tích luỹ những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, lao động, học tập Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4-5 tuổi tôi thấy trẻ chưa hứng thú để khám phá môi trường xung quanh do vốn từ của trẻ chưa nhiều và đặc biệt trẻ dân tộc thiểu số nói tiếng chung chưa thành thạo nên việc hình thành các biểu tượng về môi trường xung quanh rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế này tôi đã mạnh dạn tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi ở trường tôi khám phá khoa học một cách có hiệu quả . Với những biện pháp mà tôi tiến hành sẽ giúp trẻ 4 - 5 tuổi say mê, hứng thú hơn trong việc khám phá khoa học để từ đó hình thành những kiến thức cơ bản nhất về các sự vật, hiện tượng xung quanh làm nền tảng giúp trẻ 4 – 5 tuổi có thêm kiến thức để trẻ tham gia các hoạt động khác dễ dàng, thuận tiện hơn. Chính vì lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Thiết Ống- huyện Bá Thước” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới ở trẻ, tạo cho trẻ hứng thú khám phá về môi trường xung quanh. Qua đó giáo dục về mọi mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ và thể lực sẽ góp phần cho quá trình hình thành nhân cách trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Thiết Ống huyện Bá Thước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Trong quá trình dạy trẻ tôi cần tìm hiểu thêm tài liệu, sách, báo có liên quan tới đề tài để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp giúp trẻ học tốt môn môi trường xung quanh và từ đó áp dụng vào thực tế cho tốt hơn. + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động của trẻ, xây dựng hệ thống câu hỏi thông qua các hoạt động hay các câu hỏi của giáo viên đối với trẻ để chúng tôi khảo sát, tìm hiểu khả năng nhận thức giúp trẻ học tốt môn môi trường xung quanh. + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tôi lập bảng thống kê số liệu thu được và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt và chưa đạt của trẻ 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Môi trường tự nhiên là muôn màu, muôn vẽ mà con người chưa thể khám phá hết được, song để con người hiểu được bản chất, qui luật của môi trường thiên nhiên lại là một vấn đề rất quan trọng để chúng ta biết về nó, để chúng ta có cách ứng phó với nó để bảo vệ bản thân, để bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống. Muốn vậy chúng ta cần phải tìm hiểu môi trường[3] Giáo dục môi trường nhằm giúp cho cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như xã hội để từ đó giúp con người có những hành vi ứng xử thân thiện hơn với môi trường. Phương pháp giáo dục môi trường hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường cụ thể, nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động bảo vệ môi trường. Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường Đảng và nhà nước đã có những chủ trương chính sách, như chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. đã nêu: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”[4]. Để có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường con người cần phải khám phá khoa học và khám phá xã hội. Khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với con người bên cạnh đó nó còn là nhu cầu, là mong muốn, là khả năng khám phá của con người. Đối với bậc học mầm non hoạt động khám phá khoa học bao gồm các nội dung tìm hiểu về bộ phận cơ thể con người; về đồ vật như đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông; về động vật và thực vật; về một số hiện tượng tự nhiên như thời tiết, mùa, ngày đêm, mặt trời, mặt trăng, nước, không khí, ánh sáng, đất đá, cát, sỏi.[6] Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua việc được tiếp cận, được tìm hiểu các nội dung trên trẻ có hứng thú xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng quan tâm đến các thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh hơn; Ở độ tuổi này trẻ đã nhận biết được một số mới quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng gần gũi, sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề; tre có thể nhận xét trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát; trẻ thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, kinh nghiệm, những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động, đó là: Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giáo dục trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người. Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng. Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, tâm thế thoải mái, sảng khoái. Đối với giáo dục thẩm mỹ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hiểu được cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ đó trẻ biết yêu cái đẹp, biết hướng về cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Đối với giáo dục lao động: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ hình thành và rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng lao động đơn giản. Có thể nói trong thực tế một hạn chế lớn của người lớn mà đặc biệt cô giáo mầm non là chưa am hiểu nhiều môi trường xung quanh nên khó có thể truyền thụ cho trẻ. Mặt khác nếu chúng ta hiểu được vai trò và sức mạnh của việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thì việc phát huy phương tiện giáo dục này có lẽ là một điều cần thiết để làm thay đổi những cách dạy trẻ khô khan, những lời dạy dỗ cứng nhắc mà lâu nay chúng ta vẫn nói với trẻ. Khả năng tác động của môi trường xung quanh đến trẻ, nhân cách của trẻ vẫn luôn là một sức mạnh kì diệu và tinh tế nhất. Chính vì lẽ đó mà dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh góp phần vào việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Là một giáo viên mầm non tôi nghĩ rằng: Làm quen với môi trường xung quanh có liên quan tới môn học khác mà trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi càng cần phải nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, chính xác, chắc chắn để trẻ có cơ sở học tốt các lớp sau nên tôi đã nghiên cứu các nguyên nhân gây ra và mạnh dạn đề ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn môi trường xung quanh. 2.2 Thực trạng. Năm học 2017-2018 tôi được phân công dạy lớp 4-5 tuổi Khu Cú Trệch ở Trường Mầm Non Thiết Ống với tổng số trẻ là 32 trẻ. Qua thời gian trực tiếp đứng lớp và tìm hiểu quá trình cho trẻ làm khám phá khoa học, tôi nhận thấy có những thuận lợi khó khăn sau. 2.2.1.Thuận lợi: Trong nhiều năm qua tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, tôi hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ ở độ tuổi này. Nhà trường phối kết hợp với cha mẹ học sinh, có đầu tư đồ dùng dạy học và trang thiết bị đồ dùng cho trẻ. Bản thân đã đạt trình độ trên chuẩn, luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu, luôn tìm tòi nghiên cứu về các vấn đề xung quanh trẻ, để tích lũy thêm kinh nghiệm 2.2.2. Khó khăn: Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân cũng gặp không ít những khó khăn như sau: Trẻ 4-5 tuổi, khả năng khám phá, tìm tòi còn hạn chế vì trẻ còn tính rụt rè, nhút nhát, cá tính 100% là trẻ dân tộc thiểu số nên việc nói và hiểu tiếng chung Đa số trẻ ít được tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người nên trẻ rất ít nói, chưa thể diễn đạt mạch lạc sự chăm sóc của bố mẹ chưa thật sự chu đáo thường xuyên còn một số bố mẹ đi làm ăn xa các cháu phải ở với ông bà nội, bà ngoại chăm sóc vì vậy một phần nào đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các cháu. Mặc dù nhà trường đã đầu tư hỗ trợ đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy nhưng để đáp ứng được theo yêu cầu dạy và học hiện nay thì còn nhìu hạn chế. khi thực hiện tôi vẫn còn lúng túng vì hệ thống câu hỏi của cô và đáp lại câu trả lời của trẻ chưa tương xứng, câu hỏi của cô trở thành những câu hỏi đóng, trẻ không có cơ hội thể hiện bày tỏ cảm xúc bên trong của mình. Vì vậy sự hiểu biết về môi trường xung quanh sẽ phần nào bị hạn chế đối với trẻ. Các bậc phụ huynh chưa coi trọng việc hương * Bảng kết quả khảo sát đầu năm: Số trẻ khảo sát Nội dung (mức độ đạt) 32 Khả năng tập trung chú ý Khả năng mạnh dạn tự tin Tích cực khám phá môi trường xung quanh Khả năng nhận biết phân biệt sự vật, hiện tượng Thái độ với sự vật hiện tượng xung quanh Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 8/32 25 7/32 22 7/32 22 5/32 15, 5/32 15,5 Thực trạng trên cho thấy kết quả đạt được trên trẻ còn thấp. Trẻ chưa chú ý tập trung vào sự vật hiện tượng, chưa quan tâm đến các hiện tượng xung quanh trẻ, trẻ không có ham muốn khám phá điều kỳ diệu xung quanh trẻ, khả năng tập trung của trẻ vào đối tượng khám phá chưa cao, trẻ chưa biết phân biệt các đặc điểm rieng của các sự vật hiện tượng * Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ khám phá khoa học còn hạn chế Trẻ chưa chú ý đến môi trường tự nhiên xung quanh trẻ, chưa có hứng thú khám phá môi trường xung quanh trẻ. Để nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt môn môi trường xung quanh tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng thực tế qua chương trình học Bồi dưỡng thường xuyên do Phòng giáo dục và chuyên đề nhà trường đã triển khai dành cho giáo viên. Trong đó tôi đã chú trọng áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đưa vào quá trình giảng dạy cụ thể: Khi xây dựng các kế hoạch chủ đề tuần, ngày tôi căn cứ vào nhu cầu học tập, khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung giáo dục khi tổ chức hoạt động tôi luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động, cho trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều. Từ đó tôi đã đưa ra những biện pháp, hình thức tổ chức mới phù hợp với nội dung đề tài đã chọn. 2.3 Các giải pháp thực hiện 2.3.1.Giải pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ giúp trẻ học tốt môn môi trường xung quanh Để giúp trẻ học tập tốt môn môi trường xung quanh thì môi trường học tập có một vị trí to lớn trong viêc nhận thức của trẻ, bởi môi trường học tập là nơi để cho trẻ được tiếp xúc hàng ngày, thường xuyên. Bởi vậy tôi đã tổ chức xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh trẻ. Để tạo một môi trường tốt cho trẻ học tập bản thân tôi đã mạnh dạn thay đổi môi trường học tập trong lớp. Cụ thể tôi đã nghiên cứu kỹ từng mục tiêu, yêu cầu của từng chủ đề trong năm, căn cứ vào diện tích của lớp học, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi để tạo môi trường đẹp, hấp dẫn trẻ. Nhằm gây ấn tượng cho trẻ tôi đã sưu tầm, thiết kế, trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh có màu sắc tươi sáng, đẹp, bố cục hợp lý. Ví dụ: Mảng chủ đề tôi trang trí ở vị trí trung tâm, có đủ ánh sáng và trang trí ở nơi mà trẻ dễ nhìn thấy, cao vừa tầm với trẻ, nội dung của mảng chủ đề là sự tổng hợp các hình ảnh thể hiện nội dung của các chủ đề nhánh. Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc hoạt động tùy từng chủ đề mà tôi đã chuẩn bị một số đồ dùng, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú để trang trí góc phù hợp với nội dung của chủ đề. Ví dụ: Góc tạo hình tôi đã chuẩn bị đồ dùng như: Khuy, giấy màu, lá cây, len... và luôn để ở nơi dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt động. Để tạo cho trẻ có một môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên theo từng chủ đề cho trẻ bởi vì tôi nhận thấy các cháu rất ham mê khám phá, nhất là những gì mới lạ, cháu thích được trải nghiệm. Góc thiên nhiên là nơi để trẻ tìm hiểu về môi trường tự nhiên. Thông qua hoạt động này trẻ tri giác và khám phá từ đó trẻ được tư duy, so sánh, phân tích... Ở góc thiên nhiên tôi đã cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới cây, làm thí nghiệm... Tôi đã sưu tầm các loại nguyên vật liệu phế thải như các loại bình cũ, mua các loại chậu nhựa, chậu gốm bé để trồng các loại cây xanh, cây cảnh, hoaVà lớp tôi đã trồng được rất nhiều loại cây cảnh như hoa phổng, cây cảnh... Hàng ngày trẻ được chăm sóc cây, tưới nước cho cây...Giúp trẻ làm thí nghiệm tôi còn sưu tầm các viên bi, miếng gỗ, xốp, ống nước, màu nước...bằng công tác vận động phụ huynh cùng tham gia trồng cây lớp tôi đã có một số chậu cây cảnh. Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp tiếp xúc với các sự vật, trẻ hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng. 2.3.2. Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy. Phương pháp trực quan là phương pháp không phải bằng sự giới thiệu và lời nói mà bằng đồ dùng, vật dụng cụ thể, bằng sự hướng dẫn hoạt động của giáo viên nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo việc giáo dục phục vụ mục đích dạy. Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác, độ an toàn và sự sáng tạo từ đó kích thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ. Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng, phong phú như: Đồ dùng trực quan bằng vật thật: Bàn, ghế, xe máyCác loại mô hình: Mô hình các con vật, máy bay...Các loại tranh ảnh, lô tô và tôi cũng đã tận dụng tối đa nguyên vật liệu sắn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy. Ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết môi trường xung quanh tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú. Đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Đối với những đồ dùng trực quan là đồ chơi tôi đưa vào trong các tiết dạy như: Đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non, phương tiện giao thông, con vậtQua những đồ chơi được làm khéo léo giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về các đối tượng. Vì trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng nhất. Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả na tôi dùng quả na thật cho trẻ quan sát và trải nghiệm. - Đây là quả gì? nhìn xem quả na có dạng hình gì? Màu gì? - Hãy sờ xem vỏ của quả na như thế nào? Cuối cùng tôi cho trẻ bóc vỏ, bỏ đúng nơi quy định. Sau đó nếm thử vị của quả na sau đó hỏi trẻ về vị của quả na. Khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững những kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài tìm hiểu về quả na tôi không những đã cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả na mà còn dạy trẻ biết nếm và bỏ rác đúng đúng nơi quy định. Việc sử dụng màn hình, máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quan vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện để cho trẻ nắm kiến thức. Thông qua những video, hình ảnh được đưa lên màn h
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kham_pha_khoa_h.doc