Một số biện pháp huy động trẻ mầm non ra lớp tại trường mầm non Thành Tiến

Một số biện pháp huy động trẻ mầm non ra lớp tại trường mầm non Thành Tiến

Thực hiện theo lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, khắc sâu lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến chiến lược “Trồng người” và thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trường Mầm Non phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn tri thức mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vì vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.

Để làm được điều đó thì việc huy động trẻ ra lớp là một việc làm hết sức cần thiết vì khi trẻ mầm non ra lớp các cháu được chăm sóc, giáo dục được trải nghiệm học tập, vui chơi nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1 và các bậc học tiếp theo một cách có hiệu quả, bên cạnh đó việc chăm lo cho trẻ 5 tuổi được đến trường lớp gắn với trách nhiệm của cộng đồng, xã hội và của mỗi gia đình để đẩy mạnh xã hội hóa phát triển Giáo dục mầm non. Đây là tiền đề và mục tiêu của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 24 trang thuychi01 63591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp huy động trẻ mầm non ra lớp tại trường mầm non Thành Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG TRẺ MẦM NON RA LỚP TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH TIẾN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thiện
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Tiến
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1.MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
9
2.2.1. Thuận lợi
2-3
10
2.2.2. Khó khăn
3-4
11
2.2.3. Kết quả thực trạng ban đầu khảo sát
4
12
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
5
13
 2.3.1. Biện pháp: Xây dựng kế hoạch năm học.
5
14
2.3.2. Biện pháp:Công tác điều tra, tuyên truyển và tuyển sinh trẻ
6-7
15
2.3.3. Biện pháp: Công tác phối hợp nhà trường và gia đình
8
16
2.3.4. Biện pháp: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
9-13
17
5. Biện pháp: Công tác phối kết hợp với địa phương, các ban ngành đoàn thể xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường lớp học.
13-16
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
17-18
19
3. KẾT, KIẾN NGHỊ
19
20
3.1. Kết luận
19
21
3.2. Kiến nghị
19
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thực hiện theo lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” 
Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, khắc sâu lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến chiến lược “Trồng người” và thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trường Mầm Non phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn tri thức mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vì vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
Để làm được điều đó thì việc huy động trẻ ra lớp là một việc làm hết sức cần thiết vì khi trẻ mầm non ra lớp các cháu được chăm sóc, giáo dục được trải nghiệm học tập, vui chơi nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1 và các bậc học tiếp theo một cách có hiệu quả, bên cạnh đó việc chăm lo cho trẻ 5 tuổi được đến trường lớp gắn với trách nhiệm của cộng đồng, xã hội và của mỗi gia đình để đẩy mạnh xã hội hóa phát triển Giáo dục mầm non. Đây là tiền đề và mục tiêu của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn hiện nay.
Xong Thành tiến là một địa phương nông thôn miền núi Huyện Thạch Thành lại phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt người dân trên địa bàn chiếm đến 95% làm nghề nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhận thức của người dân còn hạn chế nên vẫn chưa quan tâm đến việc đưa con đến trường. 
Việc huy động trẻ mầm non đến trường là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc về người cán bộ quản lý trường mầm non. Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra các giải pháp để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ mầm non đến trường, để các cháu được giáo dục tốt nhất, các cháu được học tập, vui chơi, ca hát, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đúng với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu vững vàng bước vào trường phổ thông được tốt.
 Việc huy động trẻ ra lớp tưởng chừng dễ, thế nhưng đối với các cháu ở các thôn xa khu trung tâm xã, nhà ở cách xa trường, hoặc các cháu trong động tuổi mà có ông bà ở nhà chăm sóc, điều kiện kinh tế của một xã vùng lũ lụt lại càng khó khăn. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp huy động trẻ mầm non ra lớp tại trường mầm non Thành Tiến” là cơ sở cho việc hoàn thành đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường mầm non Thành Tiến năm học 2018 – 2019.
 	1.2. Mục đích nghiên cứu:
          Với đề tài này mục đích là đánh giá thực chất việc huy động trẻ đến trường ở trường mầm non Thành Tiến. Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc huy động trẻ mầm non đến trường và duy trì sĩ số trẻ đến lớp.
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tôi đưa ra để nghiên cứu là trẻ trong độ tuổi đến trường mầm non từ 1-5 tuổi Trường Mầm non Thành Tiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp điều tra thực trạng 
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp tổng hợp
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nâng cao chất lượng huy động trẻ mầm non ra lớp, làm tốt công tác phổ cập cho trẻ 5 tuổi là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân mục tiêu của giáo dục là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành và phát triển những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non nó có tính chất quyết định đến thể lực, phát triển trí tuệ của trẻ trong xuất cả cuộc đời. Vì thế chúng ta cũng không nên xem nhẹ bậc học mầm non. Bởi nhu cầu được cắp sách đến trường đối với trẻ mầm Non là rất cần thiết, trẻ được đến trường sớm là chính mỗi người chúng ta ra công, góp sức, nuôi dưỡng và chăm bón những mầm xanh của tương lai vì chính các cháu là chủ nhân của đất nước. Muốn xây dựng một xã hội không ngừng phát triển thì nhiệm vụ đầu tiên là phải hình thành cho trẻ là một con người có nhân cách. Nói cách khác, chúng ta phải chăm lo đến đời sống, tâm tư tình cảm của trẻ để từ đó sản sinh ra những thế hệ trẻ khỏe mạnh.
 	Là những nhà quản lý giáo dục thì phải làm tốt công tác huy động trẻ mầm non ra lớp để mọi cá nhân, mọi nhà, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xã hội thấy được vai trò, trách nhiệm của mình để cùng góp sức xây dựng sự nghiệp giáo dục. Bởi đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải của riêng ai. Do đó tổ chức huy động trẻ ra lớp là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
Nhà trường được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thạch Thành, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban nghành đoàn thể trong toàn xã đã đóng góp cho sự nghiệp xã nhà. Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên công tác chăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ, trường lớp đã được xây mới thêm 6 phòng học, đảm bảo đủ phòng học cho trẻ, nhà trường có môi trường trong và ngoài lớp xanh, sạch và tương đối đẹp.
Ban giám hiệu nhà trường có trình độ quản lý, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn năng động sáng tạo, tập hợp được sự đoàn kết, phân công sắp xếp công việc đúng người, đúng vị trí năng lực của từng người trong nhà trường. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo, yêu nghề mến trẻ có uy tín với phụ huynh, làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, có phẩm chất đạo đức tốt.
 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công, luôn có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ giáo viên hiện nay là 16 cán bộ giáo viên, trong đó: Giáo viên có trình độ đại học: 12/16 đạt 75%; giáo viên có trình độ cao đẳng: 02/16 đạt 12,5%, giáo viên có trình độ trung cấp: 02 đ/c đạt 12,5%
Về trẻ: Đa phần ngoan ngoãn, lễ phép, biết nghe lời cô giáo, vâng lời người lớn, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết lao động tự phục vụ.
2.2.2. Khó khăn.
	Trường mới xây dựng năm 2010. Vì vậy cơ sở vật chất tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu, phòng học khu xây dựng năm 2010 chật hẹp, xây dựng theo thiết kế cũ nên không có nhà kho, khu vệ sinh còn thiết kế chung cho cả cả nam và nữ, diện tích phòng chưa đủ theo quy định, các phòng chức năng chưa có, khuôn viên nhà trường tuy rộng nhưng chưa quy hoạch hợp lý. Trình độ giáo viên không đồng đều. Địa phương rất quan tâm đến trường mầm non nhưng vì kinh tế còn hạn hẹp nên không đủ sức để đầu tư. Bên cạnh đó nhận thức của một số ít phụ huynh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của giáo dục mầm non cho việc đưa trẻ đến trường là cần thiết. Họ cho rằng trường mầm non chỉ có chức năng nuôi dưỡng, các cháu đến trường múa hát, vui chơi, không như học sinh tiểu học phải học Toán, học Tiếng việt... Một số gia đình có ông, bà nên cho trẻ ở nhà để ông, bà trông coi.
	Điều kiện kinh tế của một số gia đình trong xã còn gặp nhiều khó khăn bố mẹ không có công việc ổn đinh chủ yếu đi làm công, thu nhập thấp nên không có điều kiện để đưa con em đến trường. Có những gia đình do không có việc làm tại địa phương nên cả bố, mẹ trẻ đều đi làm ăn xa gửi con cho ông, bà nên chưa quan tâm đến việc đến trường của trẻ. thêm vào đó do trình độ dân trí thấp họ cho rằng không cần cho trẻ vào học mẫu giáo vẫn có thể vào học lớp 1, trẻ vẫn biết đọc biết viết.
	Từ những ảnh hưởng nêu trên mà công tác huy động trẻ của trường chúng tôi gặp không ít khó khăn dẫn đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường còn hạn chế. Qua đợt khảo sát toàn trường vào đầu năm học cho thấy.
- Về số lượng học sinh:
 	Tổng số trẻ điều tra trong độ tuổi đến trường của toàn xã là: 348 cháu trong đó: Trẻ 1 tuổi 87 cháu; trẻ 2 tuổi: 60 cháu; trẻ 3 tuổi: 83 cháu; trẻ 4 tuổi: 112 cháu và trẻ 5 tuổi: 93 cháu.
 	Tổng số trẻ điều tra của mẫu giáo là: 288 cháu nhưng thực tế tổng số trẻ ra lớp 250 cháu. Tỉ lệ chỉ đạt 86,8% (Chỉ tiêu phòng giáo dục giao là 286 trẻ).
 	Tổng số trẻ điều tra của nhà trẻ là: 181 trong đó trẻ phải huy động ra lớp là 147 cháu. (Chỉ tiêu phòng giáo dục giao là 40 trẻ). Nhưng thực tế tổng số trẻ ra lớp mới chỉ có 30 cháu. Tỉ lệ chỉ đạt 16,3%.
- Về Cán bộ giáo viên: Hiện tại nhà trường thiếu 1 phó hiệu trưởng và 10 giáo viên.
Trước những thực trạng trên bản thân tôi là một phó hiệu trưởng nhà trường tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình phải có những biện pháp tuyên truyền để huy động các cháu mầm non ra lớp đạt chất lượng và đạt chỉ tiêu huyện giao.
2.2.3. Kết quả của thực trạng trên:
Khảo sát thực trạng đầu năm học của các lớp trong toàn trường kết quả:
TT
Tổng điều tra toàn xã
Số gia đình đi làm ăn xa
Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn
Độ tuổi
Điều tra
Huy động
Độ tuổi
Điều tra
Huy động
Độ tuổi
Điều tra
Huy động
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
0 Tuổi
34
0
0
0 T
11
0
0
0 T
9
0
0
2
1 Tuổi
87
6
6,9
1 T
10
2
20
1T
21
4
19
3
2 Tuổi
60
24
40
2 T
20
6
30
2T
21
5
23,8
4
3 Tuổi
83
65
78,3
3 T
22
12
54,5
3 T
18
8
44,4
5
4 Tuổi
112
92
76
4 T
25
10
40
4T
15
11
73%
6
5 Tuổi
93
93
100
5 T
25
25
100
5T
18
18
100
Cộng
469
280
59,7
103
53
51,4
81
35
43,2
Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy khả năng phụ huynh đi làm ăn xa, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn việc cho con em ra lớp còn ở mức độ thấp so với các cháu ở khu vưc gần trung tâm. Nguyên nhân là do nhận thức của phụ huynh? Hay điều kiện kinh tế khó khăn? Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi đã có những biện pháp mà tôi cho là hiệu quả nhất để huy động trẻ ra lớp đạt kết quả cao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	 2.3.1. Xây dựng kế hoạch năm học.
 	Ngay từ đầu năm học nhà trường lên kế hoạch phân công cho từng tổ, nhóm giáo viên điều tra theo từng thôn. Nhà trường đã phân tổ, nhóm theo hình thức sắp xếp hợp lý giáo viên địa bàn để thuận lợi cho công tác điều tra độ tuổi vì giáo viên địa bàn họ sẽ nẵm rất vững đặc điểm khu dân cư, địa chỉ cũng như chủ hộ và các khẩu trong một hộ gia đình có thể họ quen biết hoặc là người thân, anh em nên họ rất dễ làm công tác tuyên truyền..... Sau đó thông qua ban giám hiệu, các tổ chuyên môn đi đến thống nhất và triển khai ra toàn trường.
Lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên đi điều tra trẻ đến tận các hộ gia đình, điều tra trẻ theo phiếu, kết hợp công tác huy động trẻ đến trường.
Lên kế hoạch để phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để cùng tuyên truyền vận động cho trẻ đến trường.
Kiểm tra số lượng các cháu của các nhóm lớp và duy trì số lượng các cháu hiện nay có trong toàn trường.
Nâng cao chất lượng chăm sóc thông qua tuyên truyền về dinh dưỡng, chỉ đạo xây dựng thực đơn đảm bảo cân đối phù hợp với các lứa tuổi. Phù hợp theo mùa. Quan tâm đặc biệt đến kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, nhắc nhở giáo viên ko tùy tiện cắt xén chương trình.
 Bên cạnh đó việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tạo môi trường trong và ngoài lớp học đa dạng đẹp mắt cuốn hút trẻ đến trường với các khu hoạt động như: Vườn thiên nhiên đẹp mắt, khu vận động, khu chợ quê... vườn rau của bé tạo cảnh quan cho bé được hoạt động, trồng cây xanh vườn trường hài hoà tạo nên môi trường thân thiện để trẻ thích đến trường. Phát động các nhóm lớp xây dựng các góc hoạt động mở, thu hút cô và trẻ được thực hiện.
 Ngoài ra tôi còn khuyến khích giáo viên biết vận dụng tạo cơ hội gặp gỡ phụ huynh, yêu mến trẻ khi đón, trả trẻ phát động cán bộ giáo viên thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành và giáo viên tuyên truyền phát động phụ huynh cùng tham gia. Trong giảng dạy lồng ghép tích hợp các môn học khác vào tiết học phù hợp. 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
Đảm bảo về vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh cá nhân trẻ. Phát động phụ huynh gửi trẻ, đón trẻ đúng quy định của nhà trường, giáo viên 
cam kết với nhà trường đảm bảo an toàn tuyệt đối khi trẻ ở trường với cô giáo.
Có kế hoạch đề xuất tham mưu với Đảng, chính quyên, địa phương, với phụ huynh để quan tâm đúng mức. Kế hoạch xây dựng và thực hiện theo kế hoạch cả một năm mọi người thực hiện theo kế hoạch.
2.3.2. Công tác điều tra, tuyên truyển và tuyển sinh trẻ:
* Công tác điều tra, tuyển sinh trẻ:
Công tác điều tra trong độ tuổi mầm non là một việc làm quan trọng nếu chúng ta điều tra đúng kịp thời sẽ giúp cho công tác xây dựng kế hoạch dài hạn ngắn hạn một cách chính xác với yêu cầu thực tế đáp ứng được mục tiêu kế hoạch và ngược lại.
Hằng năm vào đầu tháng 8 bắt đầu công tác điều tra trẻ, tôi đã phân công cụ thể cho từng giáo viên điều tra theo từng thôn xóm, phát phiếu điều tra đến từng hộ gia đình, hướng dẫn giáo viên thực hiện đúng công tác điều tra, cách ghi chép phiếu, quát triệt một số yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong công tác điều tra, đến từng hộ gia đình lấy số liệu xác nhận qua sổ hộ khẩu giấy khai sinh rồi ghi vào phiếu. Ghi rõ những cháu chuyển đi chuyển đến địa chỉ rõ ràng để tiện theo dõi.
 	Trong khi đi điều tra, ngoài việc ghi chép, lấy số liệu, giáo viên còn phải trò chuyện, giao tiếp một cách khéo léo với cha mẹ trẻ để nắm bắt tình hình về hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của họ và kết hợp tuyên truyền về giáo dục mầm non hiện nay, cùng với việc vận động trẻ ra lớp. 
 	Giáo viên tổng hợp nắm bắt số lượng, phân công giáo viên phụ trách lớp theo xóm. Giáo viên ở xóm nào thì điều tra xóm đó và giao luôn cho giáo viên dạy cháu xóm đó, tạo cơ hội cho giáo viên biết về gia đình trẻ, để theo dõi trẻ trong quá trình huy động trẻ ra lớp. Nắm bắt rõ hoàn cảnh gia đình để tạo điều kiện cho trẻ được đến trường.
Đối với gia đình học sinh khó khăn về kinh tế: Nhà trường tạo điều kiện cho gia đình đóng tiền ăn theo tuần hoặc cho gia đình ăn thiếu để đến vụ thu hoạch hoặc bố mẹ đi làm ăn xa gửi tiền về tạo điều kiện cho trẻ được đến lớp ăn ngủ bán trú.
Nhà trường kêu gọi sự ủng hộ của hội chữ thập đỏ, tết nguyên đán năm 2019 hội chữ thập đỏ tặng quà cho 2 cháu gia đình khó khăn có thành tích cao trong học tập với số tiền mỗi cháu là: 200.000 đồng x 2 cháu = 400.000 đồng để khích lệ các cháu.
Nhà trường vận động cán bộ giáo viên trong nhà trường ủng hộ tiền mỗi cán bộ giáo viên 100.000 đồng x 19 người = 1.900.000 đồng để ủng hộ 2 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong trường (1cháu là trẻ mồ côi và 1cháu mẹ bị bệnh hiểm nghèo)
 Vào đầu năm học, tất cả những trẻ bắt đầu đến trường phải có hồ sơ cá nhân đơn xin học, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Phần đa số trẻ mới đến trường năm đầu do ít được tiếp xúc, không gần chợ, chỗ đông người nên rất nhút nhát, sợ tiếp xúc với bạn nên cô giáo phải cần chia sẻ nắm bắt những gì trẻ cần, tạo cơ hội cho trẻ hứng thú được đến trường với cô, trong tháng 8 nhà trường tổng hợp nắm bắt tình hình đến ngày tựu trường. Thành lập ban chỉ đạo kiểm tra sĩ số kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có kế hoạch sắp xếp thời gian kiểm tra xem những hộ gia đình nào có con em trong độ tuổi chưa ra lớp, nhất là các cháu 5 tuổi mà chưa đến trường giáo viên cần đến tận gia đình trẻ, để động viên phụ huynh đưa trẻ đến trường. 
Hình ảnh giáo viên đi các thôn để điều tra huy động trẻ ra lớp
 * Công tác tuyên truyền:
 Tuyên truyền bằng văn bản:
 Hằng năm cứ vào đầu năm học, sau khi nhận được các văn bản từ cấp trên tôi đọc kỹ nội dung tham mưu với ban giám hiệu nhà trường lập tờ trình gửi lên Uỷ ban nhân dân xã trao đổi về kế hoạch phát triển nhóm lớp tỷ lệ huy động trẻ trong từng độ tuổi, với trẻ năm tuổi phải huy động 100% nên số trẻ 5 tuổi của từng thôn phải nêu rõ trong văn bản với Uỷ ban nhân dân xã. Tiếp đó lập kế hoạch công tác huy động trẻ đến trường cho từng độ tuổi báo cáo với xã có bao nhiêu trẻ trong địa bàn xã, trong đó huy động trẻ đến trường là bao nhiêu cho từng thôn, nộp trực tiếp cho ông chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nắm được để giúp nhà trường triển khai trong các cuộc họp quan trọng.
Tuyên truyền bằng phương tiện truyền thanh:
Xã Thành Tiến có 6 thôn các thôn đều có loa truyền thanh riêng, hệ thống loa truyền thanh của cả xã cũng được truyền thanh tới tận các thôn nên các chủ trương đường lối của đảng người dân đều bắt kịp thời. Vì vậy việc tuyên truyền qua loa truyền thanh tôi phải chuẩn bị soạn thảo kỹ nội dung tuyên truyền cho từng tháng, thông qua thông tin xã phát thanh 2 lần/ngày, kết hợp với ban quản lý thôn, xóm trưởng tuyên truyền qua loa phát thanh của thôn xóm.
 	Ví dụ: Đầu tháng 8 nhà trường tuyên truyền bằng hình thức: Viết bài tuyên truyền về mục đích và tầm quan trong việc đưa trẻ đến trường nhất là trẻ em 5 tuổi và chỉ tiêu huy động của từng thôn. 
 	Tháng 9, tháng 12, tháng 2 và tháng 5 hàng năm, qua khảo sát tuyên tryền về sức khỏe tỉ lệ phát triển bình thường và trẻ bị suy dinh dưỡng toàn trường tỉ lệ trẻ đạt tốt, đạt khá, đạt TB và chưa đạt yêu cầu trong toàn trường nhất là học sinh 5 tuổi.
Thông tin qua các hội thi các hội thi của trẻ, của cô, các đợt phát động làm đồ dùng đồ chơi để tất cả các bậc phụ huynh trong toàn xã biết được các hoạt động trong nhà trường để phụ huynh chủ động tham dự.
2.3.3. Công tác phối hợp nhà trường và gia đình.
Việc thiết lập được mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường là nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp. Ngay từ đầu năm học ban giam hiệu đã lên kế hoạch tuyên truyền tới phụ huynh thông qua nội dung, về nhiệm vụ, mục tiêu của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Hội nghị phụ huynh đầu năm là vô cùng quan trọng trong công tác huy động trẻ ra lớp, như chúng ta đã biết nhận thức của một số phụ huynh còn nhiều hạn chế, bởi họ cho rằng trẻ mầm non đến lớp chủ yếu là múa hát và chơi chứ chẳng học hành gì, họ không biết được hàng ngày con em họ đến trường được các cô dạy kiến thức ra sao, cô truyền tải kiến thức cho trẻ như thế nào. Chính vì thế đây là cơ hội mà nhà trường tuyên truyền về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp để ph

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_huy_dong_tre_mam_non_ra_lop_tai_truong_mam.doc