Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thpt qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thpt qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội con người đồng thời có sự tác động tới cuộc sống xã hội con người. Văn học nghệ thuật không chỉ đem đến cho con người sự nhận thức và giáo dục đạo đức mà còn tác động cải tạo thế giới quan và các quan điểm chính trị – xã hội của con người.

Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp người đọc nhìn thấy những sự thật của nhân sinh, nhận biết được cái đẹp, cái xấu, cái thật, cái giả,cái cao cả và cái thấp hèn Văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lý tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời, khơi gợi ở họ lòng tin yêu cuộc sống. Đồng thời văn học nuôi dưỡng lòng đồng cảm với đồng loại, kích thích khát vọng vượt lên trên cái tầm thường, hữu hạn để sống cuộc đời cao đẹp và có ý nghĩa hơn. Văn học giáo dục tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu công lý, chuộng lẽ phải, yêu quê hương đất nước cũng chính là giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống – cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Có thể nói văn học đặc biệt quan trọng với đời sống xã hội con người, nhất là trong việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng lý tưởng sống cho con người. Lét Xing nhà mĩ học khai sáng Đức cho rằng: “Tất cả các thể loại thơ ca đều phải uốn nắn chúng ta”. Từ xưa đến nay bộ môn ngữ văn luôn được xem là bộ môn chính trong các nhà trường phổ thông bởi dạy văn là dạy cách làm người. Như vậy là giờ dạy học văn trong nhà trường ở các bậc học là vô cùng quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn học người thầy không chỉ giúp học sinh nhận thức được nội dung; cuộc sống xã hội con người mà còn giáo dục học sinh cách làm người và cách sống, bồi dưỡng tâm hồn con người trong sáng cao đẹp hướng đến chân, thiện, mĩ .

 

doc 22 trang thuychi01 18785
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thpt qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH THPT
QUA TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” 
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
	Người thực hiện: Phí Thị Thúy
	Chức vụ: Giáo viên 
	 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
	Nội dung	 Trang
1. Phần mở đầu 	1
1.1 . Lí do chọn đề tài 1
 	1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu 	3
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu 4
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận 	4
2.2.Thực trạng nghiên cứu 	7
2.3. Các giải pháp. 9
2.4. Hiệu quả 17
3. Kết luận và kiến nghị 19
1/ PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội con người đồng thời có sự tác động tới cuộc sống xã hội con người. Văn học nghệ thuật không chỉ đem đến cho con người sự nhận thức và giáo dục đạo đức mà còn tác động cải tạo thế giới quan và các quan điểm chính trị – xã hội của con người.
Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp người đọc nhìn thấy những sự thật của nhân sinh, nhận biết được cái đẹp, cái xấu, cái thật, cái giả,cái cao cả và cái thấp hèn Văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lý tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc đời, khơi gợi ở họ lòng tin yêu cuộc sống. Đồng thời văn học nuôi dưỡng lòng đồng cảm với đồng loại, kích thích khát vọng vượt lên trên cái tầm thường, hữu hạn để sống cuộc đời cao đẹp và có ý nghĩa hơn. Văn học giáo dục tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu công lý, chuộng lẽ phải, yêu quê hương đất nước cũng chính là giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống – cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
Có thể nói văn học đặc biệt quan trọng với đời sống xã hội con người, nhất là trong việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng lý tưởng sống cho con người. Lét Xing nhà mĩ học khai sáng Đức cho rằng: “Tất cả các thể loại thơ ca đều phải uốn nắn chúng ta”. Từ xưa đến nay bộ môn ngữ văn luôn được xem là bộ môn chính trong các nhà trường phổ thông bởi dạy văn là dạy cách làm người. Như vậy là giờ dạy học văn trong nhà trường ở các bậc học là vô cùng quan trọng. Thông qua các tác phẩm văn học người thầy không chỉ giúp học sinh nhận thức được nội dung; cuộc sống xã hội con người mà còn giáo dục học sinh cách làm người và cách sống, bồi dưỡng tâm hồn con người trong sáng cao đẹp hướng đến chân, thiện, mĩ .
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Mỗi tác sáng tác văn học chân chính đều là một đề nghị về cách sống” chính vì vậy việc dạy văn phải luôn gắn với việc dạy người, dạy cách ứng xử, ứng phó trong cuộc sống hay nói cách khác là chú trọng làm rõ giá trị giáo dục của văn học qua giá trị nhận thức mà tác phẩm gửi gắm. 
Trong thực tế số lượng kiến thức trong tác phẩm văn học được chọn giảng ở THPT là rất phong phú mà thời gian chỉ có 1 đến 2 tiết học cho việc đọc hiểu một tác phẩm là quá ít (nhất là các tác phẩm văn xuôi đặc sắc). Do vậy cả người dạy và người học coi trọng việc lĩnh hội tri thức để phục vụ cho việc thi cử và điểm số tổng kết. Việc giáo dục bồi dưỡng nhân cách làm người, kỹ năng sống chưa thực sự được chú ý, chưa được chú trọng đánh giá, chưa có thang mục cụ thể kiểm chứng, hay có thể nói nó còn bị buông lơi tự do, mỗi người mỗi kiểu, tuỳ hứng .
Gần hai mươi tuổi nghề dạy văn ở THPT, tôi vẫn luôn băn khoăn trăn trở trước sự thực đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp, mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống của con người có sự chi phối sâu sắc của cơ chế kinh tế thị trường, sự thờ ơ vô cảm, sự bàng quan, vô trách nhiệm trước những bất hạnh, những cái xấu cái ác. Thế giới tâm hồn học sinh, thanh niên hiện nay quá nghèo nàn, học sinh không thích học văn, những trang văn đầy xúc động lòng người, trước đây người đọc từng bồi hồi thao thức, trăn trở xót thương trước sự khổ đau, phẫn uất trước cái xấu xa tàn bạo. Nhưng giờ đây hầu như phần lớn các em chỉ tiếp nhận nó với tư cách phải học vì là bộ môn có mặt trong các kỳ thi, phải nhớ được những nội dung chính, những vấn đề có thể ra trong đề thi. Người học không thấy được giá trị giáo dục to lớn về cách làm người của văn học ở mọi thời đại.
Nói như vậy cũng không phải là tất cả người học người dạy văn đều xem nhẹ vấn đề này. Những thầy cô tâm huyết với nghề, dẫu nhọc nhằn vất vả, dẫu học sinh không có hứng thú học văn vẫn cố gắng bằng cách này cách khác thông qua giảng dạy giúp học sinh hiểu những tri thức trong tác phẩm, giáo dục nhân cách bồi dưỡng tâm hồn và kỹ năng sống, cách ứng xử của con người trước cuộc sống.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn tâm niệm dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn trước hết là học làm người, tôi rất quan tâm và trăn trở về vấn đề nhân cách học sinh. Vì vậy, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn bằng cách thức giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề đời sống - xã hội trong tác phẩm văn chương, từ đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giáo dục của văn học sẽ hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Với tâm huyết gần 20 năm đứng lớp, cá nhân tôi luôn có ý thức phát huy giá trị giáo dục đạo đức lớn lao của văn học đối với học sinh THPT qua từng bài dạy. Vì vậy, tôi xin chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh THPT qua giảng dạy truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu – SGK Ngữ văn 12 – Tập 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
M.Gorki đã khẳng định: “Văn học là nhân học”, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt, ngoài việc giúp các em học sinh bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mĩ trong nghệ thuật văn chương, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp, thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh còn góp phần hình thành ở học sinh tình yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương, đất nước, có lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ácTuy nhiên, hiện nay việc giáo dục, giữ gìn, phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của nền giáo dục Việt Nam cho học sinh đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đó là tình trạng suy thoái đạo đức trong quan hệ thầy trò, bạn bè, sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ở một bộ phận học sinh như: vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với Thầy, Cô giáo, nói tục chửi thề, không trung thực, ham chơi, không có mục đích sống, đặc biệt nhất là tình trạng bạo lực học đường đang gây nên những bức xúc lớn trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trách nhiệm này thuộc về ai? - Gia đình, nhà trường hay xã hội?  Rõ ràng là tất cả.  Nhưng trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà trường.
Thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục nói chung, ngành giáo dục Thanh Hoá, trường Trung học phổ thông Hậu lộc 2 - Huyện Hậu Lộc nói riêng đã và đang hết sức nỗ lực cố gắng thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy-học, đặc biệt rất chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhằm đào tạo những con người vừa có nhân cách cao đẹp, vừa có lý tưởng niềm tin, định hướng đúng đắn. Song trên thực tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đất nước thì vấn đề nhận thức tư tưởng trong lối sống và đạo đức của một bộ phận học sinh đang đặt ra những trăn trở. Tất cả những mặt yếu kém nói trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải kiên trì mục tiêu, tích cực làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được tốt, có hiệu quả, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên là nòng cốt và giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn càng có nhiều thuận lợi hơn. Làm thế nào để một công dân tương lai có đủ phẩm chất và năng lực để bước vào đời? Đây là câu hỏi đặt ra cho nhà trường, cho những người giáo viên dạy văn phải trăn trở tìm cách giải quyết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với đối tượng là học sinh Trung học phổ thông (THPT), lứa tuổi thanh niên, được gọi là tuổi “chuẩn bị thành người lớn” đang đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội A.E.Litrco - một chuyên gia tâm thần học nổi tiếng của Liên bang Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng: “lứa tuổi từ 14 đến 18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi ”. Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người với công việc với Tổ quốc. Giáo dục đạo đức cần phải được coi trọng đặc biệt, nhất là trong sự nghiệp cách mạng hiện nay của dân tộc khi mà chủ quyền của đất nước đang bị đe dọa. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là làm cho nhân cách của họ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy cô giáo) với xã hội, với Tổ quốc, với môi trường tự nhiên, với cộng đồng quốc tế. 
 Tác phẩm văn học sẽ có tác dụng đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em khả năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, cách ứng xử, ứng phó trong cuộc sống, cách đương đầu vượt qua những khó khăn thử thách, tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người với người, làm cho tâm hồn các em thêm phong phú, có ước mơ lý tưởng và phấn đấu thực hiện. Vì vậy, người giáo viên dạy văn không chỉ giúp học sinh nắm vững nội dung tư tưởng và giá trị của tác phẩm văn chương, mà còn giúp các em thoát khỏi khủng hoảng đi đúng hướng, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Qua phương pháp; Đàm thoại, khảo sát, thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát. Từ những chi tiết, sự kiện, nhân vật trong tác phẩm, ngoài việc nhận thức được giá trị to lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của truyện, học sinh còn được giáo dục về nhân cách đạo đức, học tập được nhiều kỹ năng sống từ đó có cách sống tốt đẹp hướng đến chân thiện mĩ – góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn và việc dạy người trong nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện của giáo dục nước nhà .	Vẫn biết rằng đây là một đề tài không mới mẻ, thậm chí đã được nhiều nhà phê bình cày xới, song tôi vẫn mạnh dạn đưa ra vấn đề này với mong muốn mình góp thêm một góc nhìn về giá trị giáo dục của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự góp ý chân thành nhiệt tình của đồng nghiệp để những giáo viên dạy ngữ văn cùng nhau suy ngẫm mà tháo gỡ vấn đề đa dạng phong phú mà nan giải: dạy- học văn - dạy - học cách làm người, giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
* Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là luân lý, là những quy định, những chuẩn mực, ứng xử trong quan hệ con người với con người,với bản thân, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống. Theo nghĩa rộng, đạo đức liên quan đến phạm trù chính trị, pháp luật và lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân đã được xã hội hóa, được thể hiện qua hành vi đạo đức.
Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người với công việc, với Tổ quốc. Giáo dục đạo đức cần phải được coi trọng đặc biệt, nhất là trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là làm cho nhân cách của họ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy cô giáo) với xã hội, với Tổ quốc, với môi trường tự nhiên, với cộng đồng quốc tế. 
Với mục đích chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật, hình thành ở các em lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc  tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng  và bảo vệ môi trường... Trong khi đó, gia đình được xác định là trường học đầu tiên về đạo đức, tính cách đối với mỗi con người trong đó cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái; Giáo dục nhà trường có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh; Cộng đồng có ảnh hưởng quan trọng và vai trò hỗ trợ tích cực đối với chương tình giáo dục đạo đức học sinh.Trong nhà trường, văn học là bộ môn có vai trò quyết định đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Vai trò của bộ môn văn học trong giáo dục đạo đức học sinh.
 	Vũ Quỳnh đã từng nói: “Văn chương có khả năng khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả, theo thật”. Còn Macxim Gorki trong bài viết Tôi đã học tập như thế nào lại tâm sự: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần Con Người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Và văn học là một trong những loại sách, như quan niệm của M.Gorki, giúp người đọc “tới gần Con Người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất”. Văn học không phải là đạo đức học nhưng văn học, bằng những hình tượng thẩm mỹ được xây dựng nên bởi một thứ chất liệu đặc biệt- ngôn ngữ nghệ thuật, lại có khả năng làm cho con người ta tốt hơn hoặc là hoàn thiện hơn về nhân cách, nếu đó là thứ văn học chân chính. Tuy nhiên, nói đến chức năng giáo dục của văn học không có nghĩa chỉ bó hẹp trong vấn đề giáo dục đạo đức xã hội, giáo dục lập trường tư tưởng, không phải là sự lên lớp về các nguyên tắc, quy phạm đạo đức mà phần việc này đã có bộ môn Đạo đức, các trường tuyên huấn đảm nhận. Giáo dục ở văn học chính là tạo nên những giá trị tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm, xây dựng nhân cách và bản lĩnh cho mọi thế hệ công dân, góp phần tạo nên môi trường đạo đức xã hội trong sáng, lành mạnh, có văn hóa. Quan niệm cho rằng văn học là vũ khí, là công cụ của công tác tư tưởng, quan niệm chức năng giáo dục là lên lớp thuyết lý đạo đức đều đã rất cũ kĩ, duy ý chí, không đúng với thực tế đặc thù của đời sống văn học.Văn học thực hiện chức năng giáo dục bằng con đường riêng của nó: tác động vào tình cảm con người bằng sự cảm hóa bởi những hình tượng thẩm mỹ.Với việc xây dựng nên những hình tượng thẩm mỹ, văn học hoặc làm cho con người yêu mến kính trọng, hoặc khinh bỉ căm ghét, hoặc đau đớn xót thương, hoặc căm giận trào sôi. “Văn học giúp cho con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, đấu tranh với cái xấu xa trong con người, biết tìm tòi cái tốt trong con người và thức tỉnh trong tâm hồn họ sự xấu hổ, chí căm thù, lòng dũng cảm, biết làm tất cả để con người trở nên lành mạnh hơn và tắm đẫm con người trong ánh sáng thiêng liêng của vẻ đẹp” (Gorki). Văn học góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm đạo đức cho con người bằng cách tập cho người đọc một thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc cho họ cảm quan nhận thức, khả năng nhận ra cái chân, cái thiện, cái mỹ trong đời sống bộn bề. Từ chỗ say mê, xúc động mãnh liệt, văn học làm cho con người nhận ra lẽ phải- trái, cái đúng- sai, nhận ra sự lầm lạc. Bởi thế, cần khẳng định rằng, mục đích của văn học không phải là đạo đức, mục đích của nó là chuẩn bị cho con người tiếp thu đạo đức. Văn học có khả năng thanh lọc và cảm hóa con người rất lớn. Vậy quá trình giáo dục của văn học đối với người đọc diễn ra như thế nào?
 	Quá trình giáo dục trong văn học là một quá trình tác động lâu dài, tinh tế, bền bỉ. Ảnh hưởng của văn học nghệ thuật đối với con người diễn ra không phải một lúc mà thường là thấm vào dần dần, mỗi ngày một ít. Bản chất của văn học nghệ thuật là tình cảm. Đánh vào tình cảm là tác động vào khâu then chốt để lay chuyển con người. Nghệ thuật, cho dù là cao siêu và sâu sắc đến đâu trước hết cũng đòi hỏi xúc động. Bị xúc động, bị lôi cuốn, say mê bởi những điều trong tác phẩm, từ đó người đọc mới tự nhận thức lại chính mình và có những thay đổi, giác ngộ cần thiết cho chính mình. Trong quá trình tác động để biến cải con người, tác phẩm văn học nghệ thuật hiện ra không phải như người thầy, như nhà thuyết giáo mà như là người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc. Sự đối thoại đó cũng chính là sự đối thoại bên trong ở mỗi người tiếp nhận nghệ thuật, đối thoại giữa mình với mình, giữa phần thiện và phần ác, phần lương tri và tội lỗi, giữa lí trí cao cả và dục vọng thấp hèn trong mỗi con người. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khơi dậy cuộc đấu tranh, sự vật lộn bên trong ấy. Nó là tấm gương để con người tự soi mình, tự đối chiếu và phán xét về người khác cũng như về chính bản thân mình. Bằng cách đó, văn học chuyển quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Ở đây, sự thuyết phục từ bên ngoài chuyển dần thành tự thuyết phục. Giáo dục của văn học nghệ thuật do vậy không có tính chất cưỡng bức mà là một hoạt động tự giác. Không ai bắt mình phải làm theo những điều nhà văn mong muốn, những lời nhân vật kêu gọi, nhưng khi tiếp nhận tác phẩm, tất cả những điều hay dở, tùy thuộc vào quá trình nhận thức và khả năng tự đấu tranh ở mỗi người, thấm dần một cách tự nhiên và dễ dàng vào người đọc. Rồi một lúc nào đó, họ làm theo những điều hay dở ấy lúc nào không biết. Không phải ngẫu nhiên, khi nói đến chức năng giáo dục của văn học, người ta hay nói đến giáo dục đạo đức. Đây là một trong những mục tiêu tác động chính của tác phẩm văn học đối với đời sống con người. Nghệ thuật thời nào cũng vậy, luôn luôn có xu hướng khuếch đại cái tốt để nó trở nên đẹp đẽ, lộng lẫy hơn, từ đó lôi cuốn, hấp dẫn mọi người, làm cho mọi người tin rằng trên đời bao giờ cũng còn có công lý, lương tri, bao giờ cũng có người tốt, khơi dậy ở mỗi người khát vọng vươn tới cái lí tưởng, muốn noi gương, bắt chước làm theo điều thiện, điều hay. Vì vậy, trong văn học nghệ thuật không bao giờ thiếu cái đẹp, thiếu chất lý tưởng, thiếu chất anh hùng, lãng mạn, thiếu nhân vật tích cực. Đồng thời nhà văn cũng phóng đại cái xấu, làm cho nó trở nên ghê tởm và đáng ghét, phủ định nó, trước là trong tác phẩm và sau là trong chính cuộc đời.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 	Bộ môn Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh THPT, nhưng thực trang hiện nay cho thấy rất nhiều học sinh không thích học văn do nhiều lý do. Thứ nhất, đó là sự tác động của xã hội, học văn thi được ít ngành nghề hơn những môn khoa học tự nhiên trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá; thứ hai vì học văn rất khó và từ không thích học, không hứng thú đam mê bộ môn có vai trò quan trọng trong việc dạy người nên việc giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế, trong thời đại kinh tế thị trường, thời hội nhập, tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp, cách ứng xử thiếu văn minh, thiếu tình người là mối lo ngại lớn cho xã hội và ngành giáo dục.
 	Việc chú trọng dạy tri thức để phục vụ cho thi cử chưa chú tâm việc bồi dưỡng tâm hồn ,nhân cách phẩm chất lý tưởng sống cao đẹp hợp thời đại trong các giờ đọc văn ở các nhà trường là một thực tế đáng suy nghĩ. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thực trạng giáo dục hiện nay của nước ta là: chú trọng dạy chữ 80%, 20% dạy nghề và dạy người. Từ đó cho thấy sự chênh lệch tỉ lệ trong mục tiêu đào tạo của giáo dục . 
Qua khảo sát thực tế các trường Trung học phổ thông trong huyện cho thấy số học sinh học văn và thi vào các trường ngành khoa học xã hội và nhân văn rất ít, số học sinh tâm huyết với môn văn càng ít. Trong khi đó các môn khoa học tự nhiên lại có sức hút lớn đối với phần lớn học sinh đó cũng là khó khăn trong chiến lược giáo dục đà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_dao_duc_nhan_cach_cho_hoc_sinh_thpt_qua_truyen_ngan.doc