Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng Lớp 9 theo chủ đề

Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng Lớp 9 theo chủ đề

* Về kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt; hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản; nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản; thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

- Giúp học sinh thấy được thực trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em; hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

* Về kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra từ văn bản.

* Về thái độ

Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác; giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất; giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất.

doc 13 trang Mai Loan 12/05/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng Lớp 9 theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 - Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật 
dụng lớp 9 theo chủ đề
 - Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Phương
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
 - Chức vụ: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
 Hương Canh, tháng 02 năm 2019 Tiết theo Tuần/Tiết theo Tên chủ đề/ bài 
 PPCT hiện Tên bài dạy PPCT mới học
 hành Tuần 1,2 - Chủ đề: Văn bản nhật dụng
 Tuần 1 Phong cách Hồ Chí Tiết 1,2: Phong cách Hồ Chí Minh
 Tiết 1,2: Minh
 Tuần 2 Đấu tranh cho một thế Tiết 3,4: Đấu tranh cho một thế giới 
 Tiết 6,7: giới hoà bình hoà bình
 Tuần 3 Tuyên bố thế giới về Tiết 5,6: Tuyên bố thế giới về sự 
 Tiết 11,12: sự sống còn, quyền sống còn, quyền được bảo 
 được bảo vệ và phát vệ và phát triển của trẻ em
 triển của trẻ em
 Giải pháp 2: Xác định mục tiêu cần đạt chung cho cả chủ đề
 Khi dạy học chủ đề văn bản nhật dụng, giáo viên cần xác định mục tiêu chung 
của cả chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực phẩm chất cần hình thành 
cho học sinh; không xây dựng mục tiêu riêng cho từng tiết học như cách giáo viên 
đang làm hiện nay.
 * Về kiến thức:
 - Giúp học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong 
đời sống và trong sinh hoạt; hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong 
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan 
đến văn bản; nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản; 
thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, 
cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
 - Giúp học sinh thấy được thực trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm 
quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em; hiểu được sự quan tâm sâu sắc của 
cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
 * Về kĩ năng
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và 
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết 
văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
 - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ 
đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra từ văn bản.
 * Về thái độ
 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương 
Bác; giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh, 
 3 Em có thể tìm thêm những ví dụ để chứng minh Vận dụng 
 Tư duy tổng hợp
thêm cho lối sống giản dị của Bác? thấp
Qua lối sống của Bác em học được điều gì? Thông hiểu Cảm thụ thẩm mĩ
Liên hệ, bài tập Vận dụng Năng lực sáng tạo
 Tiết 3,4 : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
 Năng lực
 Câu hỏi/Bài tập Mức độ
 Phẩm chất
 Theo em tư tưởng nổi bật của văn bản là gì? Thông hiểu Tư duy tổng hợp
Tư tưởng ấy được thể hiện trong luận điểm, luận 
 Nhận biết Phân tích
cứ của văn bản ntn?
 Nhận xét về hệ thống luận điểm, luận cứ? Nhận biết Phân tích
 Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn 
 Thông hiểu Tư duy tổng hợp
văn?
Lập bảng thống kê, so sánh các lĩnh vực của đời 
 Nhận biết Quan sát, tổng hợp
sống xã hội.
Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng và so 
 Thông hiểu Tư duy tổng hợp
sánh của tác giả?
 Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? 
 Thông hiểu Tư duy tổng hợp
Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì?
Phần cuối của văn bản tác giả đã đưa ra nhiệm 
 Nhận biết Phân tích
vụ gì?
 Em có nhân xét gì về bản đồng ca ấy? Thông hiểu Phân tích
 Đồng thời tác giả có đề nghị như thế nào nếu 
 Nhận biết Phân tích
chiến tranh hạt nhân xảy ra?
Qua tư tưởng này ta hiểu thêm gì về nhà văn? Thông hiểu Cảm thụ thẩm mỹ
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? Thông hiểu Tư duy tổng hợp
Qua văn bản, nhà văn muốn trình bày những nội 
 Thông hiểu Tư duy tổng hợp
dung nào?
Suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản? Năng lực sáng tạo
Nhiệm vụ của em trong cuộc sống để có một Vận dụng
cuộc sống hoà bình? Tư duy tổng hợp
 Tiết 5,6 : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được phát triển và bảo 
vệ của trẻ em
 Năng lực
 Câu hỏi/Bài tập Mức độ
 Phẩm chất
 5 
https://www.youtube.com/watch?v=ZnF48DDRIMY
 7 - Trách nhiệm thế hệ trẻ: 
 + Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
 + Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa 
tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; 
phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,
 + Tiếp thu những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc 
những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
 + Là học sinh, phải học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt; lên án, phê phán 
những biểu hiện văn hóa lai căng, đánh mất thuần phong mỹ tục.
 Bài tập 2: Qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, có ý kiến cho 
rằng: Tuổi trẻ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ hòa bình Tổ quốc. Trình 
bày quan điểm của em bằng một đoạn văn quy nạp.
 Gợi ý:
 - Trong bối cảnh hiện nay, tuổi trẻ đang được sinh ra và trưởng thành trong nền 
hòa bình thế giới. Chúng ta được sống và hưởng thụ những thành quả mà biết bao thế 
hệ cha ông đã đổi lấy bằng cả xương máu và trí tuệ. Vì thế, tuổi trẻ phải có nghĩa vụ 
và trách nhiệm bảo vệ hòa bình Tổ quốc và chống chiến tranh.
 - Biểu hiện:
 + Không ngừng học tập, trau dồi tri thức góp sức mình xây dựng đất nước, làm 
cho đất nước ngày càng vững mạnh.
 + Xây dựng lí tưởng sống cá nhân cao đẹp kết hợp chặt chẽ với quyền lợi của 
Tổ quốc, của dân tộc
 + Bảo vệ Tổ quốc là giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng 
thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa hiện đại của nước ngoài.
 + Chống lại các luận điệu xuyên tạc, những âm mưu và hành động thù địch 
chống phá Đảng và nhà nước của kẻ thù.
 + Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc 
cần
 - Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn 
trách nhiệm với Tổ quốc.
 - Tóm lại, tuổi trẻ ngày nay cần xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, ý chí tự tôn, tự 
cường dân tộc, bản lĩnh, tri thức và kĩ năng sống để góp phần giữ gìn nền hòa bình 
của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
 Bài 3: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân khi được sự quan 
tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
 Gợi ý:
 9 Kết quả bộ môn Ngữ văn: tăng số lượng học sinh khá, giỏi; giảm số lượng học 
sinh trung bình. Kết quả thi vào 10: tăng tỉ lệ học sinh đỗ vào trường THPT. Học sinh 
hứng thú hơn trong học tập.
 Sau khi áp dụng sáng kiến trên, tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài 
nhanh hơn mà còn tiếp thu kiến thức một cách liền mạch, liên tục, không bị ngắt 
quãng. Học xong một chủ đề, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nhận thức của 
học sinh về chủ đề vừa dạy. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra những bài học kinh 
nghiệm cho việc dạy những chủ đề tiếp theo một cách hiệu quả nhất.
 Bên cạnh đó, với giải pháp thiết kế viết đoạn văn ở hoạt động Luyện tập thực 
hiện ngay trên lớp còn giúp học sinh viết được một đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra 
từ văn bản. Đây cũng là kĩ năng cần thiết đối với học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 
10.
 - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 - Đối với giáo viên: cần tìm hiểu và đọc kĩ văn bản, các tài liệu tham khảo để 
có kiến thức sâu rộng về các vấn đề liên quan đến văn bản nhật dụng lớp 9: vấn đề về 
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập, vấn đề hòa bình, vấn đề về 
quyền trẻ em...
 - Đối với học sinh: cần đọc trước văn bản, soạn bài trước khi đến lớp thì hiệu 
quả tiếp nhận của học sinh đạt cao hơn.
 - Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy: máy chiếu, máy tính..
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức 
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
 - Với các giải pháp trên, có thể áp dụng đại trà cho tất cả các đối tượng học 
sinh: giỏi, khá, trung bình và ở tất cả các trường THCS trong toàn huyện.
 - Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
 TT nhân áp dụng sáng kiến
 1 Lưu Văn Việt Trường THCS Lý Tự Trọng Dạy văn bản nhật dụng 
 Ngữ văn 9
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận 
sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, 
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm 
về thông tin đã nêu trong đơn.
 11 a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, vì:
 - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp 
trước.
 - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến 
mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
 - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, 
hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, 
phổ biến.
 - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải 
thực hiện.
 b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
 - Sáng kiến trên giúp học sinh hứng thú với giờ học, hiểu bài hơn, nắm vững 
kiến thức sâu hơn về chủ đề, về nội dung, nghệ thuật của từng văn bản và đặc biệt là 
những vấn đề xã hội liên quan đến văn bản.
 - Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách liền mạch, liên tục, không bị ngắt 
quãng. Học xong một chủ đề, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nhận thức của 
học sinh về chủ đề vừa dạy. Từ đó, giúp giáo viên đưa ra những bài học kinh nghiệm 
cho việc dạy những chủ đề tiếp theo một cách hiệu quả nhất.
 - Giúp học sinh viết được một đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra từ văn bản. Đây 
cũng là kĩ năng cần thiết đối với học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10.
 c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức 
nào:
 - Với các giải pháp trên, có thể áp dụng đại trà cho tất cả các đối tượng học 
sinh: giỏi, khá, trung bìnhvà ở tất cả các trường THCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
 3. Kiến nghị đề xuất:
 Trường THCS Lý Tự Trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên xét 
công nhận sáng kiến của bà Nguyễn Thị Hồng Phương.
 Xin trân trọng cảm ơn./.
 HIỆU TRƯỞNG
 (Ký, đóng dấu)
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_van_b.doc