SKKN Thiết kế giáo án cho một buổi ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 9

SKKN Thiết kế giáo án cho một buổi ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 9

 Là một giáo viên ra trường đã gần hai mươi năm, cũng như rất nhiều bạn bè đồng đồng nghiệp tôi mang trong lòng bao nỗi niềm của một cô giáo dạy văn- nhiều niềm vui và cũng lắm nỗi buồn. Tôi yêu môn văn, tôi yêu lắm những tác phẩm văn chương lạy động lòng người. Tôi từng ấp ủ một ước mơ là sẽ truyền đến tất cả những học sinh thân yêu của tôi tình yêu tha thiết ấy. Nhưng quả thật điều đó không hề dễ dàng. Một thực tế mà có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn đồng nghiệp không thể phủ nhận: hiện nay, học sinh có xu hướng xem nhẹ các môn học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Hình như đã qua rồi cái thời mà học sinh say mê, hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống, những câu chuyện sâu sắc thấm đượm tình người, các em lao vào các môn học mang xu hướng thời cuộc như Tiếng Anh, Toán, Vật lí, Hoá học, . Hơn nữa trong khuôn khổ của tiết dạy chỉ có 45 phút với nhiều yêu cầu cần đạt rất khó để giáo viên bổ sung thêm những kiến thức liên quan thú vị và hấp dẫn.

Tôi băn khoăn tự hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, làm sao để các em sẽ tự giác học bài và học một cách say mê, háo hức? Và cuối cùng tôi đã nghĩ đến hoạt động ngoại khoá.

Ngoại khoá là một hoạt động giáo dục, một hình thức dạy học đã được nhắc đến trong nhà trường. Hình thức này sẽ giúp tôi đạt mục tiêu đặt ra trong quá trình dạy môn giảng văn ở mỗi khối lớp. Và trong trong khuôn khổ sáng kiến này tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm trong việc Thiết kế giáo án cho một buổi ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 9.

 

docx 18 trang thuychi01 9631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế giáo án cho một buổi ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
 Là một giáo viên ra trường đã gần hai mươi năm, cũng như rất nhiều bạn bè đồng đồng nghiệp tôi mang trong lòng bao nỗi niềm của một cô giáo dạy văn- nhiều niềm vui và cũng lắm nỗi buồn. Tôi yêu môn văn, tôi yêu lắm những tác phẩm văn chương lạy động lòng người. Tôi từng ấp ủ một ước mơ là sẽ truyền đến tất cả những học sinh thân yêu của tôi tình yêu tha thiết ấy. Nhưng quả thật điều đó không hề dễ dàng. Một thực tế mà có lẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn đồng nghiệp không thể phủ nhận: hiện nay, học sinh có xu hướng xem nhẹ các môn học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Hình như đã qua rồi cái thời mà học sinh say mê, hứng thú với những vần thơ lục bát truyền thống, những câu chuyện sâu sắc thấm đượm tình người, các em lao vào các môn học mang xu hướng thời cuộc như Tiếng Anh, Toán, Vật lí, Hoá học, .... Hơn nữa trong khuôn khổ của tiết dạy chỉ có 45 phút với nhiều yêu cầu cần đạt rất khó để giáo viên bổ sung thêm những kiến thức liên quan thú vị và hấp dẫn. 
Tôi băn khoăn tự hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, làm sao để các em sẽ tự giác học bài và học một cách say mê, háo hức? Và cuối cùng tôi đã nghĩ đến hoạt động ngoại khoá.
Ngoại khoá là một hoạt động giáo dục, một hình thức dạy học đã được nhắc đến trong nhà trường. Hình thức này sẽ giúp tôi đạt mục tiêu đặt ra trong quá trình dạy môn giảng văn ở mỗi khối lớp. Và trong trong khuôn khổ sáng kiến này tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm trong việc Thiết kế giáo án cho một buổi ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 9.
I.2. Mục đích nghiên cứu 
 	Với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học nói chung và giúp cho các em học sinh hiểu biết sâu hơn để biết tự hào hơn về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu 
	- Nội dung, chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 9 THCS.
	- Học sinh lớp 9 và giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.
	- Quá trình dạy và học môn Ngữ văn 9 của giáo viên và học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.
I.4. Phương pháp nghiên cứu 
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
- Phương pháp thực nghiệm, kiểm nghiệm, đối chứng, so sánh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Như chúng ta đó biết ngoại khoá là một hoạt động giáo dục, một hình thức dạy học đã được nhắc đến trong nhà trường. Không ai có thể phủ nhận sự tồn tại của hoạt động này trong dạy học hiện nay. Với điều kiện, lợi thế mà hình thức dạy học chính khoá chưa thể có, hoạt động ngoại khoá góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của người học. Trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo chương trình đổi mới sách giáo khoa hiện hành, hoạt động ngoại khoá nói chung và với môn Ngữ văn nói riêng góp phần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học.
Với tác dụng đa diện, với khả năng tích hợp trong việc cung cấp tri thức và rèn luyện kĩ năng, chính hoạt động ngoại khoá đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn nói riêng và của chương trình giáo dục phổ thông nói chung: “đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực của người học, coi trọng thực hành, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Như vậy có thể nói rằng ngoại khoá môn Ngữ văn trong trường THCS hiện nay có vai trò vị trí hết sức quan trọng, có tác dụng mở rộng, bổ sung, củng cố, nâng cao những tri thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, năng lực hoạt động xã hội của học sinh. Không những giúp các em có thể nắm vững kiến thức bài học một cách đầy hứng thú mà còn bồi dưỡng cho các em nhân cách làm người .[1] 
Chương trình Ngữ văn 9, các em học sinh được học rất nhiều tác phẩm văn học hay trong suốt chiều dài lịch sử. Với phần văn học trung đại, xuất sắc nhất phải kể đến Truyện Kiều. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh”. Lúc còn sinh thời ông từng day dứt:“Bất tri bam bách dư niên hậu.Thiên hạ hà nhân khấpTố Như?”. Nhưng, thực tế đã cho thấy bất chấp quy luật tinh lọc của công chúng và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian Truyện Kiều đã khẳng định được sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ. Truyện Kiều là sự thể hiện tập trung nhất, xúc động nhất và cũng thành công nhất “ Nỗi đau chân tình” của một cuộc đời tài hoa. Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay đã được đông đảo các tầng lớp công chúng Việt Nam nồng nhiệt tiếp nhận như một thành công vẻ vang nhất, một áng văn chương tiêu biểu nhất của thơ ca Tiếng Việt. Truyện Kiều đã đi vào đời sống, sống trong đời sống văn hóa , tinh thần của hàng chục triệu công chúng Việt Nam. Người ta đọc Kiều, thuộc Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều.... Truyện Kiều cũng khơi nguồn cảm hứng cho hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật. Mang phẩm chất của những áng văn chương tuyệt tác của nhân loại, Truyện Kiều, qua các bản dịch ra nhiều thứ tiếng: nga, Pháp, Đức đã đến với đông đảo công chúng nước ngoài. Hơn ở đâu hết, đó là sự minh chứng đầy sức thuyết phục về khả năng giao lưu, hòa nhập của văn hóa, văn học Việt Nam, góp phần làm giàu có phong phú thêm kho tàng văn hóa chung của nhân loại.
Một tác phẩm lớn như vậy nhưng trong khuôn khổ của những tiết học chính khóa trong phân phối chương trình sẽ không đủ thời gian để giáo viên giúp học tìm hiểu, trải nghiệm giá trị mà tác giả Nguyễn Du đã mang đến từ tác phẩm Truyện Kiều. 	Vì vậy việc tổ chức một buổỉ ngoại khóa sẽ giúp giáo viên có thể đạt được mục tiêu đề ra khi giảng dạy kiệt tác văn học này.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Như chúng ta đã biết, ngoại khoá là một hoạt động giáo dục, một hình thức dạy học hay, mang lại hiệu quả thiết thực, có khả năng tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi thấy rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông hiện nay đang còn rất ít và chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn .
Tại trường THCS Vĩnh Phúc, tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ đối với toàn bộ giáo viên dạy các môn văn hoá và học sinh của một lớp đã từng được tổ chức ngoại khoá( lớp 9B). Kết quả là: phần lớn giáo viên được hỏi không hề mặn mà với hoạt động ngoại khoá( khoảng 95%), số còn lại có tổ chức song hiệu quả chưa cao. Trong một giờ ngoại khóa mà tôi được tham dự tôi thấy rằng việc chuẩn bị của giáo viên còn chưa chu đáo, không chỉ là nội dung còn sơ sài mà phương pháp, cách thức tổ chức của giáo viên cũng chưa thực sự khoa học. Vì vậy, chưa tạo được hứng thú cho học sinh, các em tham gia buổi ngoại khóa một cách hời hợt, gượng ép và mục đích của giờ học không đạt được như yêu cầu. Còn đối với học sinh, khi được hỏi về cảm tưởng của em khi tham gia buổi ngoại khoá thì một số em trả lời là em thấy bình thường , một số em chỉ mỉm cười mà không trả lời, còn một số em lại thẳng thắn nói rằng em thấy buổi ngoại khoá chưa hay lắm .
Như vậy, thực trạng nói trên không phải chỉ riêng môn Ngữ văn mà phần lớn các môn học trong nhà trường đều không quan tâm nhiều đến hoạt động ngoại khóa. Vì sao vậy? Nguyên nhân thì có nhiều song có lẽ điều quan trọng là người giáo viên chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, không chỉ là những khó khăn về vật chất (kinh phí cho buổi ngoại khoá) mà với nhiều giáo viên đó còn là vấn đề thời gian. Ai cũng biết để tổ chức được một buổi ngoại khoá người giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó người giáo viên còn có rất nhiều công việc phải làm. Hơn nữa để tổ chức tốt buổi ngoại khoá họ rất cần có sự ủng hộ từ nhiều phía mà chắc gì khi đưa ra ý kiến đã được mọi người hưởng ứng. Do đó, dù nhiều giáo viên biết rõ cái hay của hoạt động ngoại khoá nhưng vẫn ngại làm hoặc nếu buộc phải làm thì cũng chỉ làm một cách hời hợt, hình thức nên hiệu quả chưa cao. 
Riêng với Truyện Kiều, dù ai cũng biết rõ giá trị, tầm vóc của tác phẩm này nhưng để làm một buổi ngoại khóa phải mất rất nhiều thời gian, bản thân giáo viên cũng phải có những kiến thức, kĩ năng cơ bản như ; phải biết lẩy Kiều, biết thiết kế các trò chơi để tổ chức thành một cuộc thi thì buổi ngoại khóa mới thực sự sôi động và hấp dẫn. Vì vậy rất ít giáo viên quan tâm đến hoạt động này. Bản thân tôi cũng đã từng thực hiện trong năm học 2014-2015 tại đơn vị cũ- trường THCS Vĩnh Thịnh, song vì công tác chuẩn bị chưa thật chu đáo, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đã xảy ra một vài sự cố dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu. 
II.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ những thất bại trong lần thực hiện hoạt động này ở năm học 2014-2015, tôi đã rút ra bài học và bắt tay xây dựng , thiết kế một giáo án đầy đủ, chu đáo cho buổi hoạt ngoại khóa về Nguyễn Du và Truyện Kiều trong học năm học này, tại đơn vị mới- Trường THCS Vĩnh Phúc. Tôi thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng vào chiều ngày 12/1/2018 và đạt được thành công như mong muốn. Tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc thiết kế giáo án cho buổi ngoại khóa này. Sau đây tôi xin được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
II.3.1. Trước hết bản thân tôi đã cố gắng xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả một cách chu đáo.
 Tôi nghĩ rằng giáo án cho một buổi ngoại khóa không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện và thông qua đó các em tự lĩnh hội tri thức mà trong chương trình học chính khóa các em chưa tiếp cận được. Vì vậy phải làm sao để học sinh được hoạt động tích cực nhưng lại có được kiến thức thông qua hoạt động ấy. 
 Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. 
 Thiết kế giáo án giờ học ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du cần chú ý đến việc lựa chọn nội dung. Bởi ai cũng biết kiến thức về tác giả và tác phẩm này là rất lớn. Làm sao tránh trùng lặp với kiến thức đã được học trong chương trình chính khóa nhưmg cũng đủ để các em có thể ghi nhớ và còn cho các em có dịp thực nghiệm những hình thức văn hóa từ tác phẩm Truyện Kiều. Đặc biệt cần thiết kế các trò chơi, bởi chúng ta biết rõ khi các em bị cuốn vào một trò chơi thì sẽ tạo được sự hứng thú, say mê.
 Thiết kế giáo án cho giờ dạy ngoại khóa phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh , trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Vì vậy khi xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học bản thân tôi đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, trang bị cho mình những hiểu biết sâu sắc về tác giả Nguyễn Du, về Truyện Kiều và những kĩ năng cơ bản về máy tính, về việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt còn phải biết lẩy Kiều. Các công việc nói trên tôi đã sắp xếp một cách khoa học, hợp lí.
+ Bước 1: Xác định rõ mục tiêu chính cần đạt của buổi ngoại khóa (tránh ôm đồm hoặc quá sơ sài).
1. Kiến thức:
* Đối với phần tác giả Nguyễn Du: 
GV cung cấp cho HS một số nội dung sau:
- Hình ảnh về khu lăng, mộ của Nguyễn Du tại quê nhà. 
- Những tập thơ bằng chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Du.
- Một số giai thoại về tác giả này.
* Đối với phần Truyện Kiều: Đây là nội dung trọng tâm của buổi ngoại khóa. 
- Những nhận định, đánh giá về Truyện Kiều.
- Tầm vóc, giá trị của Truyện Kiều ỏ Việt Nam và thế giới.
- Các loại hình văn hóa từ Truyện Kiều: lẩy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, đố Kiều....
- Những nội dung , kiến thức liên quan đến tác phẩm. 
2. Kĩ năng:
- Đọc Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều...
- Thực hiện nhanh các thao tác trả lời câu hỏi.
3. Thái độ: Có thái độ trân trọng, tự hào về một đại thi hào dân tộc và kiệt tác của văn học trên toàn thế giới- Nguyễn Du và Truyện Kiều. 
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình cho buổi ngoại khóa.
1. Thời gian : bắt đầu từ 1h30 đến 17h ngày 12/1/2018
2. Địa điểm: Phòng tiếng Anh trường THCS Vĩnh Phúc.
3. Chương trình buổi ngoại khóa gồm hai nội dung:
Nội dung 1: Tìm hiểu thêm về Nguyễn Du và Truyện Kiều.( Phần này do GV cung cấp, thuyết trình)
Nội dung 2: Tổ chức cuộc thi. ( Phần này GV tổ chức cho HS tham gia thi)
* Số lượng đội thi: 2 (Đội Thúy vân, Đội Thúy Kiều).
* Có 3 phần thi:
 + Phần thứ nhất: Lẩy Kiều.
 + Phần thứ 2: Trò chơi giải đoán ô chữ.
 + Phần thứ 3: Trò chơi rung chuông vàng.
* Cách tính điểm: 
- Phần thứ nhất: Lẩy Kiều (Điểm do BGK chấm)
- Phần thứ 2: Trò chơi giải đoán ô chữ: 
Luật chơi:
+ Bảng ô chữ gồm 16 hàng ngang, tìm ra hàng ngang sẽ phát hiện được một ô chữ chìa khóa.
+ Sắp xếp 16 chữ chìa khóa của 16 hàng ngang cho hợp lí sẽ có được hàng chữ chìa khóa.
+ Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội được chọn 8 lượt, mỗi lượt chơi là một hàng ngang.
+ Đội chọn ô chữ hàng ngang và đoán đúng trong 10 giây được 10 điểm, đội khác cùng đoán 5 điểm.
+ Ô chữ chìa khóa đoán đúng trước được 30 điểm
- Phần thứ 3: Rung chuông vàng.
 	Phần thi này gồm có 32 câu hỏi. Với mỗi câu hỏi đưa ra sẽ có thời gian tối đa là 6 giây. Đội nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời, trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai bị trừ đi 5 điểm. Đội còn lại trả lời đúng được cộng 5 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Lưu ý chỉ được bấm chuông khi có tín hiệu tính giờ. Nếu bấm trước sẽ bị tính phạm quy, không được trả lời và bị trừ 10 điểm. 
Điểm mỗi đội sẽ bằng tổng số điểm của cả ba phần thi. Đội nào có số điểm cao hơn giành chiến thắng.
4. Giải thưởng: Tôi nghĩ rằng mặc dù đây là một hoạt động trong chương trình học tập nhưng nó vẫn mang tính chất một cuộc thi vì vậy cần có giải thưởng để động viên, khuyến khích các em. Vì vậy tôi đã dành số tiền là 280.000 đồng chi cho giải thưởng, cụ thể là.
- Giải nhất một phần quà trị giá một cuốn sách Truyện Kiều trị giá 65.000 đồng và một phần quà trị giá 100.000 đồng.
- Giải nhì một cuốn sách Truyện Kiều trị giá 65.000 đồng và một phần quà trị giá 50.000đồng.
	5. Nhân sự: 
	- Tôi- Cao Thị Sơn chịu trách nhiệm tổ chức chương trình buổi ngoại khóa.
	- Em: Vũ Hồng Nhung lớp 9A, Trường THCS Vĩnh Phúc làm thư kí cuộc thi 
	- Khách mời: Đại diện BGH - Thầy giáo Phạm Ngọc Thanh cùng các giáo viên môn Ngữ văn trong Nhà trường.
+ Bước 3: Thu thập tài liệu cho phần nội dung của buổi ngoại khóa
 Như chúng ta đã biết, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ như hiện nay, việc thu thập tài liệu, nhất là một tác giả lớn như Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều không phải là việc quá khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta cần biết chọn lọc những tài liệu đáng tin cậy và có tác dụng trong việc định hướng cho học sinh một cách nhìn đúng đắn về tác giả, tác phẩm này, bởi trên thực tế đã có những người nổi tiếng cũng có những sự nhìn nhận phiến diện, thậm chí là sai lệch.
(Phần này tôi xin được đính kèm trong phần phụ lục)
+ Bước 4: Thiết kế trò chơi
	Công việc này với một GV dạy văn là không đơn giản. Bởi ngoài kiến thức, giáo viên còn cần những kĩ năng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy đòi hỏi người GV sự kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi, học hỏi từ Google và khi cần có thể tìm sự trợ giúp từ GV tin học. Riêng tôi đã nhờ sự giúp đỡ từ Thầy Phạm Ngọc Thanh- phó hiệu trưởng Nhà Trường và giáo viên dạy môn tin học của nhà trường - đồng chí Vũ Thị Hương.
- Trò chơi “Giải đoán ô chữ”:
Câu hỏi gợi ý: Hàng chữ gì đây?
 	Tình cảm Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều. 
Nội dung câu hỏi từ hàng ngang:
	1. Gồm 5 chữ cái: Tên chữ của Nguyễn Du- TỐ NHƯ
	2. Gồm 8 chữ cái: tên địa danh quê hương của Nguyễn Du- NGHI XUÂN
	3. Gồm 9 chữ cái: Người bạn đồng môn với Kim Trọng- VƯƠNG QUAN
	4. Gồm 7 chữ cái: Người Thúy Kiều trao duyên- THÚY VÂN
	5. Gồm 7 chữ cái: Đối tượng ganh ghét trước vẻ đẹp của Thúy Kiều- HOA, LIỄU
	6. Gồm 7 chữ cái: Tên bản nhạc tuyệt tác của Thúy Kiều- BẠC MỆNH
	7. Gồm 8 chữ cái : Tên ngày hội trong Truyện Kiều- ĐẠP THANH
	8. Gồm 7 chữ cái: Cùng kiếp hồng nhan bạc mệnh như Kiều- ĐẠM TIÊN.
	9. Gồm 8 chữ cái: người thông minh tài mạo tót vời- KIM TRỌNG
	10. Gồm 10 chữ cái: Kẻ Nguyễn Du bảo “ phong tình đã quen”- MÃ GIÁM SINH
	11.Gồm 12 chữ cái :Nơi Kiều đối diện với bi kịch nội tâm?- LẦU NGƯNG BÍCH
	12. Gồm 9 chữ cái: Từ miêu tả tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích- BUỒN TRÔNG
	13. Gồm 7 chữ cái: Kẻ Thúy Kiều khen “ Khôn ngoan rất mực”?- HOẠN THƯ
	14. Gồm 11 chữ cái: Người cưu mang giúp đỡ Thúy Kiều.?- SƯ GIÁC DUYÊN
	15. Gồm 5 chữ cái: Người bị lừa chết đứng giữa trận tiền?- TỪ HẢI
	16. Gồm 9 chữ cái: Nơi Thúy Kiều hết kiếp đoạn trường?- TIỀN ĐƯỜNG
 Đáp án: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
- Trò chơi “Rung chuông vàng”:
	Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Câu thơ “Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều” của nhà thơ nào?
a. Chế Lan Viên.
b. Xuân Diệu
c. Tố Hữu.
d. Huy Cận.
Câu 2: Kẻ nào đã vu oan hãm hại Vương Ông và Vương Quan?
a. Bọn Khuyển Ưng.
b. Thằng bán tơ.
c. Bọn sai nha.
d. Bọn tham quan.
Câu 3: Câu thơ tả “Kiều đẹp nhưng báo hiệu cuộc đời u buồn” của Kiều sau này?
a. Kiều càng sắc sảo mặn mà.
b. So bề tài sắc lại là phần hơn.
c. Làn thu thủy nét xuân sơn.
d. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Câu 4: Bản nhạc “Bản mệnh” có ý nghĩa gì với Kiều?
a. Sự rung cảm trước cuộc đời, về con người của Kiều.
b. Tiên đoán về định mệnh nghiệt ngã của Kiều.
c. Bày tỏ niềm cảm thương của Kiều về kiếp hồng nhan bạc mệnh.
d. Cả ba ý kiến trên.
Câu 5: Giữa Thúy Kiều và Đạm Tiên không có điều gì giống nhau?
a. Có tài sắc, duyên phận giống nhau.
b. Cùng chung kiếp hồng nhan bạc phận.
 c. Đều khổ đau trong kiếp đoạn trường.
d. Đều được sư bà Giác Duyên giúp đỡ cho nương nhờ của phật
Câu 6: Vì sao mối tình Thúy Kiều- Kim Trọng bị tan vỡ?
a. Kim Trọng phải về quê lo hộ tang chú.
b. Thúy Kiều đơn phương bội ước.
c. Thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
d. Không được sự chấp thuận của hai bên cha mẹ.
Câu 7: Nguyễn Du bóc trần chân tướng “Buôn thịt bán người” của Mã Giám Sinh rõ nét nhất qua chi tiết nào?
a. Diện mạo trai lơ bảnh chọe.
b. Cách ăn nói vô học thiếu văn hóa.
c. Cử chỉ hành vi sỗ sàng,thô lỗ.
d. Sự mặc cả trắng trợn bỉ ổi.
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
a. Tả cảnh vật qua cái nhìn nội tâm.
b. Điệp ngữ liên hoàn.
c. Sử dụng từ ngữ giàu sắc thái miêu tả biểu cảm.
d. Tả hình dáng, ngoại hình
Câu 9: Sở Khanh đã hãm hại Kiều bằng cách nào?
a. Dựng chuyện bịa đặt, vu khống Kiều.
b. Dựng màn kịch giả vờ giải cứu nhưng bỏ mặc Kiều.
c. Kiều biết bị lừa không nghe theo.
d. Một ý kiến khác.
Câu 10: Vì sao Thúy Kiều chấp nhận làm vợ lẽ Thúc Sinh?
a. Thúc Sinh là một anh hùng hảo hán.
b. Thúc sinh là một người hào hoa phong nhã.
c. Giải thoát khỏi chốn thanh lâu và là chỗ dựa của Kiều.
d. Người lắm của nhiều tiền và có thế lực xã hội.
Câu 11: Hoạn Thư đã làm gì để chạy tội khi Thúy Kiều báo oán?
a. Dâng bạc vàng, châu báu để chuộc tội.
b. Biện hộ là vì thương chồng mà ghen tuông trót hành hạ Kiều
c. Nhờ Thúc Sinh nhắc lại ân tình đã cứu Kiều ra khỏi chốn thanh lâu.
d. Nhờ cha là quan bộ lại can thiệp, xin xỏ.
Câu 12: Sự việc nào là tiêu biểu nhất của “tính thiện” của sư bà Giác Duyên?
a. Niệm kinh cầu Phật, tu nhân tích đức.
b. Cho Kiều nương nhờ noi cửa Phật.
c. Hai lần tận tình cứu giúp Kiều.
d. Đoán biết hậu vận của Kiều.
Câu13: Những kẻ nào đánh lừa bán Kiều vào lầu xanh lần thứ hai?
a. Tú bà và Mã Giám Sinh. 
b. Bạc Bà và Bạc Hạnh.
c. Cha con Hoạn Thư.
d. Hồ Tôn Hiến và Viên thổ quan.
Câu 14: Từ Hải là

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_giao_an_cho_mot_buoi_ngoai_khoa_ve_truyen_kieu.docx
  • doc1. Bia - SKKN - NGU VAN - SON - THCS Vinh Phuc.doc
  • doc2. Muc luc - SKKN - NGU VAN - SON - THCS Vinh Phuc.doc
  • doc4. TÀI LIỆU THAM KHẢO - SON.doc
  • doc5. Danh muc de tai - SON.doc
  • docx6. PHỤ LỤC 1- SON.docx