Đổi mới một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyên khối mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Thành Công
Sinh thời, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thẳm lặng lẽ tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời” [1] Câu nói ấy không những quen thuộc mà dường như thấm sâu vào trong tiềm thức những người đã và đang công tác trong nghành giáo dục. Nó như một lời nhắc nhở và trở thành động lực tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện và xứng đáng với vai trò của người thầy giáo, cô giáo một nghề mà luôn được xã hội tôn kính.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.Thông qua hoạt động chăm sóc và gáo dục những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết vì đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Đặc biệt là tổ chuyên môn với vai trò là cầu nối giữa ban giám hiệu với giáo viên và học sinh được thể hiện rõ trong điều 14 (Điều lệ trường mầm non ban hành theo QĐ số: 04/VBHN- BGDĐT ngày 24/12/2015)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH HOẠT TỔ CHUYÊN KHỐI MẪU GIÁO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH CÔNG Người thực hiện: Trần Thị Bình Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Công SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THẠCH THÀNH, NĂM 2019 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang Mở Đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương Pháp nghiên cứu 2 Nội dung của sáng kiến 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2.1 Thuận lợi 3 2.2.2 Khó khăn 3 2.2.3 Kết quả của thực trạng 4 2.3 Các biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn mẫu giáo 4 2.3.1 Thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn 4 2.3.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch 5 2.3.3 Công tác tự bồi dưỡng 7 2.3.4 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 8 2.3.5 Một số nội dung mới trong sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo 9 a Đổi mới chuyên môn theo nghiên cứu bài dạy 10 b Thảo luận những vấn đề đã được định hướng 12 c Nội dung sinh hoạt: Làm đồ dùng, đồ chơi 12 d Tổ chức hoạt động học ở trên lớp mẫu giáo có trẻ khuyết tật hòa nhập 13 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 Kết luận, kiến nghị 16 3.1 Kết luận 16 3.2 Kiến nghị 16 3.2.1 Đối với giáo viên và nhà trường 16 3.2.2 Đối với Phòng giáo dục và đào tạo 16 1 Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thẳm lặng lẽ tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời” [1] Câu nói ấy không những quen thuộc mà dường như thấm sâu vào trong tiềm thức những người đã và đang công tác trong nghành giáo dục. Nó như một lời nhắc nhở và trở thành động lực tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện và xứng đáng với vai trò của người thầy giáo, cô giáo một nghề mà luôn được xã hội tôn kính. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.Thông qua hoạt động chăm sóc và gáo dục những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết vì đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Đặc biệt là tổ chuyên môn với vai trò là cầu nối giữa ban giám hiệu với giáo viên và học sinh được thể hiện rõ trong điều 14 (Điều lệ trường mầm non ban hành theo QĐ số: 04/VBHN- BGDĐT ngày 24/12/2015) Tuy nhiên trong thực tế công tác sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua đã có những bước tiến bộ song về chất lượng còn nhiều hạn chế: Nội dung kế hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi chuyên môn còn nặng nề hình thức. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn còn mang tính đối phó, chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ để xác định các chuyên đề và nội dung cần sinh hoạt. Nhận thức về công tác sinh hoạt chuyên môn của một bộ phận giáo viên chưa sâu sắc, chưa tích cực.Các giờ sinh hoạt, trao đổi chuyên môn còn dựa nhiều vào sự chỉ đạo của Ban giám hiệu. Dẫn đến giáo viên chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chưa phong phú, hình thức đơn điệu, gò bó, không được cải tiến, hầu như là theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế), sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí), chưa có sự đổi mới và đột phá, nội dung chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.Vì thế hằng năm chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo chưa đạt kết quả cao.Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém này chính là khâu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối chưa đạt hiệu quả. Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường còn mang nặng tính hình thức, thiếu sự đa dạng về hình thức tổ chức và phong phú về nội dung. Chưa khuyến khích và lôi cuốn giáo viên vào hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ khối.Bên cạnh đó đặc thù của trường Mầm non Thành Công đều là nữ, mà đa số giáo viên tổ khối mẫu giáo đang trong độ tuổi sinh đẻ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Đứng trước tình hình trên bản thân là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi luôn suy nghĩ và trăn trở để tìm ra một số phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn cho phù hợp với khả năng của giáo viên, phù hợp với điều kiện thực tế của trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn trường nói chung và tổ chuyên môn khối mẫu giáo nói riêng. Đưa tổ chuyên môn khối mẫu giáo thành một khối phát triển vững mạnh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Thành Công huyện Thạch Thành”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm mục đích đổi mới một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo trong trường mầm non Thành Công. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp đàm thoại và phương pháp quan sát 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận: Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường mầm non. Trong trường các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục. Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn có liên quan đến chăm sóc giáo dục, trực tiếp quản lí giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên trong tổ về thông tin hai chiều mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục. Tổ chuyên môn là bộ phận chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình. Bởi vì sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tổ chức, chủ động và mang tính tập thể cao. Không những thế nhiệm vụ của tổ chuyên môn còn được thể hiện rõ trong Điều 14 (Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo QĐ số: 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015) đó là: Xây dựng kế hoạch hoạt đông chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lí sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Nhận thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của tổ chuyên môn. Tôi luôn mong rằng tổ chuyên môn khối mẫu giáo sinh hoạt phải như thế nào để trở thành nơi các giáo viên chia sẻ về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là những giáo viên mới vào nghề có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ tay nghề, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ và thực hiện nhiệm vụ được giao. Như vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Và làm thế nào để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả?Đó là phải đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 2.2.1. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn đầu tư quan tâm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để thúc đẩy chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường nói chung và tổ chuyên môn khối mẫu giáo nói riêng. Đa số đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, thống nhất tích cực, chịu khó học hỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và phụ huynh. Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp phụ huynh học sinh, biết lắng nghe ý kiến của mọi người đóng góp, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, sắn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, luôn tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2.2. Khó khăn: Công tác sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Trình độ của giáo viên không đồng đều dẫn đến vẫn còn một số giáo viên còn khá lúng túng trong cách tổ chức các hoạt độngchăm sóc và giáo dục trẻ. 100% giáo viên là nữ nên cũng ít nhiều bị chi phối bởi công việc gia đình với thiên chức làm mẹ đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của tổ chuyên môn. Thời gian để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn còn ít hầu như là tranh thủ và lồng ghép dẫn đến chất lượng của buổi sinh hoạt chưa cao. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ chơi và học còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục phần nào ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.2.3. Kết quả của thực trạng Đánh giá thực trạng chất lượng giáo viên khối mẫu giáo năm học 2017-2018 trường mầm non Thành Công được thể hiện như sau: Tổng số giáo viên tổ chuyên môn khối mẫu giáo: 13 giáo viên. Tổng Số giáo viên SKKN Tỉ lệ (%) Giáo viên dạy giỏi Tỉ lệ (%) Đồ dùng đồ chơi Tỉ lệ (%) 13 A: 2 15 Giỏi: 3 23 A: 2 15 B: 6 46 Khá: 7 54 B: 6 46 C: 4 31 TB: 3 23 C: 4 31 KĐ: 1 8 Yếu 0 0 KĐ: 1 8 Từ bảng khảo sát trên ta nhận thấy tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường, xếp loại xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp thấp, SKKN và ĐDĐC xếp loại A còn thấp, đang còn tồn tại giáo viên xếp loại trung bình. Đây có thể nói rằng chất lượng đội ngũ giáo viên của tổ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường. Trước thực trạng này bản thân là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn khối mẫu giáo, tôi luôn suy nghĩ phải tìm cách đưa ra những phương pháp như thế nào để mỗi giáo viên trong tổ của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao gặt hái được nhiều kết quả, để sớm khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 2.3. Các biện pháp sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo: 2.3.1. Thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn: Trong buổi sinh hoạt: Tôi động viên giáo viên học tập tấm gương thầy cô giáo dạy giỏi đã cống hiến cuộc đời cho giáo dục, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu sự nghiệp của mình và coi đây là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Tôi giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của công tác sinh hoạt chuyên môn.Phải hiểu rằng, muốn có chỗ đứng vững chắc, bền chặt trong ngành giáo dục thì nhất thiết phải luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Trong những năm qua nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn của tổ thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như: Dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học,Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã thay đổi nội dung sinh hoạt và đi vào chiều sâu. Tôi nghĩ rằng chỉ nói không thôi thì khó có thể thay đổi thói quen sinh hoạt và nhận thức về buổi sinh hoạt chuyên môn bấy lâu nay. Cho nên ngay từ tháng đầu tiên của năm học tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn với nội dung đi sâu về chuyên môn, về những vướng mắc mà tất cả giáo viên đều mắc phải làm cho giáo viên trở nên quan tâm và đưa ra nhiều ý kiến để giải quyết vấn đề đó là: Vào tuần đầu của tháng 9: Tất cả giáo viên đều khảo sát chất lượng trẻ và làm sổ chất lượng chăm sóc giáo dục, qua việc duyệt hồ sơ sổ sách tôi thấy sổ chất lượng chăm sóc giáo dục giáo viên làm sai rất nhiều bao gồm cả giáo viên lâu năm. Vì thế vào tuần thứ 2 của tháng 9 tôi đã tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn với nội dung: Làm sổ chất lượng chăm sóc giáo dục. Trước tiên tôi chỉ ra những chỗ làm sai của từng giáo viên. Ví dụ: Về chất lượng giáo dục: Cô Hồng: Đánh giá sai ở các lĩnh vực phát triển Cụ thể: Khảo sát lần 1 vào tháng 9 ở 5 lĩnh vực phát triển cháu Tuấn Anh với 3 lĩnh vực đạt 2 lĩnh vực không đạt kết quả chung là đạt tuy nhiên cô đánh giá cháu là chưa đạt Còn cô Lan chỉ có trẻ đạt, không có trẻ không đạt tôi thấy điều này là vô lý. Vì đầu năm học có trẻ xếp loại yếu, TB, khá và tốt, trẻ yếu thì có thể không đạt lĩnh vực nào hay chỉ đạt 1 đến 2 lĩnh vực như: Một trẻ xếp loại yếu được thể hiện: 0 – 5 hay 1 – 4, 2 – 3; Trẻ xếp loại TB: 3 – 2 (3 lĩnh vực đạt, 2 lĩnh vực không đạt); Trẻ xếp loại khá: 4 – 1 (4 lĩnh vực đạt, 1 lĩnh vực không đạt); Trẻ xếp loại Tốt: 5 – 0 (5 lĩnh vực đạt, không có lĩnh vực không đạt). Khi tôi nhận xét đến cô nào thì cô đấy rất chăm chú lắng nghe và xem lại sổ của mình làm.Không còn tình trạng ngồi nói chuyện phiếm với nhau như những buổi sinh hoạt trước, mà giáo viên trở nên rất quan tâm đến nội dung trong buổi sinh hoạt.Từ đó giáo viên không còn tình trạng làm sai sổ.Cũng chính từ buổi sinh hoạt đầu tiên của năm học tôi đã thay đổi được cách nhìn nhận khác hẳn của giáo viên về công tác sinh hoạt tổ chuyên môn và thấy được sinh hoạt tổ chuyên môn là rất quan trọng và cần thiết. Hình ảnh buổi sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo 2.3.2. Xây dựng và triển khai kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn phải căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và kế hoạch đó phải có tính khả thi giúp cho tổ hoạt động tốt. Cho nên ngay từ đầu năm học tôi cho tổ tiến hành họp nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, đồng thời phân tích kĩ tình hình thực tế của tổ, thống nhất lập kế hoạch năm, kế hoạch được triển khai thực hiện khi được nhà trường góp ý và thống nhất. Mỗi tháng tổ đánh giá công tác tháng qua đề ra kế hoạch tháng tới, kết hợp định hướng kế hoạch tuần một cách cụ thể, nội dung cụ thể, luôn chú ý đến các chỉ tiêu thi đua, không áp đặt, tránh lập kế hoạch đối phó hình thức, kế hoạch chung chung. Sau khi hoàn thành bản dự thảo kế hoạch năm học của tổ chuyên môn khối mẫu giáo, tôi gửi dự thảo cho các giáo viên trong tổ nghiên cứu trước để có những ý kiến đóng góp tốt hơn cho bản dự thảo kế hoạch.Sau đó tôi cho tiến hành họp chuyên môn khối mẫu giáo cùng trao đổi, thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học.Trước khi trao đổi, thảo luận tôi cho giáo viên nắm rõ được ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn. Trong buổi sinh hoạt các thành viên trao đổi, phát biểu ý kiến xây dựng đóng góp ý kiến phần nhận xét đánh giá và bổ sung kế hoạch, cả tổ thống nhất thực hiện. Đặc biệt không chấp nhận ý kiến chung chung muôn thuở “Tôi đồng ý với ý kiến của tổ”,Còn bản thân tôi là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tổ mẫu giáo chịu trách nhiệm điều hành, theo dõi, kiểm tra đôn đốc, ghi nhận thông tin phản hồi từ phía giáo viên, đánh giá nhận xét ưu điểm, tồn tại vào buổi sinh hoạt chuyên môn lần sau, hoặc hội ý đột xuất để kịp thời điều chỉnh các hoạt động phù hợp do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Ví dụ: Trong bản dự thảo kế hoạch năm học của tổ chuyên môn khối mẫu giáo với chỉ tiêu đặt ra: - 100% các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt loại khá và tốt. - 100% trẻ 5 tuổi được cung cấp kiến thức và kỹ năng, các bé đủ điều kiện vào lớp 1. Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm đạt từ khá trở lên, trong đó tốt > 50%. Với chỉ tiêu đưa ra như vậy, các thành viên cho ý kiến: Chỉ tiêu đặt ra như thế là cao hay thấp, nếu có ý kiến chỉ tiêu đặt ra cao quá thì phải đưa ra chỉ tiêu khác nhưng phải phù hợp và lấy chỉ tiêu đó để phấn đấu. Tiếp theo tôi tổng kết thảo luận, ghi nhận, tiếp thu, xem xét, điều chỉnh trong bản thảo và nộp cho hiệu trưởng. Sau đó tôi căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường một lần nữa tôi điều chỉnh lại kế hoạch của tổ thành kế hoạch chính thức, gửi cho hiệu trưởng ký duyệt, khi kế hoạch đã được ký duyệt tôi cho giáo viên căn cứ vào kế hoạch này để điều chỉnh lại kế hoạch của cá nhân và thực hiện trong năm học. Mà trong kế hoạch thì nội dung sinh hoạt là phần quan trọng. Nội dung là những công việc cần làm cho cả năm học và bổ xung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh sau mỗi lần kiểm tra, những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt quan tâm đến những giáo viên năng lực còn hạn chế và có kế hoạch bồi dưỡng (bổ xung thêm những việc cần làm vào kế hoạch của tổ). Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, giáo viên trong tổ đã có những ý kiến xây dựng rất tốt như: “Nên đưa nội dung tổ chức thi đua giữa các khối lớp với nhau vào nội dung kế hoạch”. Chính vì vậy bản dự thảo kế hoạch năm học của tổ mẫu giáo được hiệu trưởng đánhgiá cao. Hình ảnh xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn khối mẫu giáo 2.3.3. Công tác tự bồi dưỡng: Xuất phát từ thực tế, tổ chuyên môn thực hiện công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong suốt cả năm học. Đây là một trong những nội dung cơ bản trong việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Trước hết bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi luôn luôn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân như: Nắm vững các văn bản chỉ đạo, nội dung chương trình giáo dục mầm non. Có như vậy mới có kiến thức, kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc. Tiếp đến là công tác tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ: Giáo viên trong tổ có trình độ chuyên môn chưa đồng đều, công tác tự bồi dưỡng hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên chưa tốt. Cho nên trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn tôi đã đưa ra tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng và tự bồi dưỡng như thế nào là tốt?Bồi dưỡng những gì? (đó là bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ). Muốn có chất lượng bồi dưỡng tốt vào đầu năm học tôi cho giáo viên trong tổ đăng ký xấy dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân về nội dung, phương pháp, hình thức và có thể điều chỉnh cho thích hợp với năng lực của mình theo từng thời điểm cụ thể. Từ đó giáo viên rèn luyện được năng lực thiết kế kế hoạch chăm sóc giáo dục, kế hoạch cá nhân.Đây là kĩ năng phục vụ cho việc lự
Tài liệu đính kèm:
- doi_moi_mot_so_bien_phap_sinh_hoat_to_chuyen_khoi_mau_giao_n.docx