Chuyên đề Rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh giỏi Lớp 9

Chuyên đề Rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh giỏi Lớp 9

Luận điểm

- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những ý kiến, quan điểm chính mà người viết, người nói ( viết) nêu ra để khẳng định một luận đề.

- Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.

- Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết khăng khít lại vừa cần có sự phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước phải chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau và luận điểm nêu sau phải tiếp tục hỗ trợ cho luận điểm đã nêu trước đó.

Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý:

- Chuyển đoạn bằng từ ngữ,câu có tính liên kết

- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở đầu tiên hoặc cuối cùng của đoạn

- Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức các luận cứ đó theo một trật tự hợp lí.

- Diễn đạt trong sang, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe)

doc 36 trang Mai Loan 13/07/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh giỏi Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nghị luận văn học (NLVH) là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong 
trường phổ thông.Trước, trong và sau giai đoạn cải cách giáo dục thì các đề thi lại 
chỉ chú trọng đến NLVH. Những năm gần đây, với chương trình và SGK Ngữ văn 
mới, NLVH vẫn được chú ý một cách toàn diện từ THCS đến THPT, từ Đọc- hiểu 
văn bản (THCS) hay Đọc văn (THPT) trong phần văn học đến luyện tập cách làm, 
cách viết ở phần Làm văn. Và làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phận 
không thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt là 
trong các đề thi HSG các cấp. Vì vậy rèn luyện làm văn NLVH vẫn là một yêu cầu 
cần thiết với học sinh trung học nói chung và HSG văn nói riêng.
 Tuy nhiên về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi dương 
HSG lớp 9 vẫn còn nhiều khó khăn khi đứng trước một kiểu bài này được đề cập 
đến trong các đề thi HSG. Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả 
bài viết còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là HS không biết tìm 
ý và lập dàn ý cho đề NLVH. 
 Từ thực tiễn đó, với kinh nghiệm của một giáo viên tham gia nhiều năm 
công tác bồi dưỡng HSG, tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề: Rèn kĩ năng làm văn 
Nghị luận văn học cho HSG lớp 9. 
 Chuyên đề gồm ba phần chính
 - Phần thứ nhất: Giới thiệu chương trình và thời lượng
 - Phần thứ hai: Nội dung (nêu một số hiểu biết cơ bản về NLVH như đặc 
điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài văn NLVH)
 - Phần thứ ba: Luyện tập thực hành.
 - Phần thứ tư: Giải pháp.
 NỘI DUNG CHÍNH
 Phần thứ nhất: Chương trình, thời lượng 
 Chương trình, thời lượng dạy NLVH trong dạy HSG
 Tổng số tiết: 14 tiết (Ngoài ra còn kết hợp luyện tập khi luyện đề tổng hợp)
 Cụ thể: I. Khái niệm Nghị luận văn học:
 - Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ 
thuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học; trao đổi về một vấn đề 
lí luận văn học hoặc làm sáng tỏ một nhận định văn học sử
 => Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một 
cách trực tiếp về văn học bằng một ngôn ngữ trong sáng, với những lập luận chặt 
chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
 II. Các dạng đề văn Nghị luận văn học:
 1. Nghị luận về tác phẩm văn học: Dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm 
thụ văn học ( hiểu, phân tích, lí giải, bình giá) của người viết. Đối tượng cảm thụ 
có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhưng có 
thể chỉ là đoạn trích.
 Ví dụ:
 + Phân tích đoạn thơ sau:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
 Buồn trông ngọn nước mơi sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu
 Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
 + Sức hấp dẫn từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Đối tượng bàn luận ở đây có 
thể là một nhận định về văn học sử, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm; hoặc 
là một ý kiến về lí luận văn học.
 Ví dụ:
 3 Muốn xác định được các luận cứ phải bám sát vào các luận điểm. Cách thức 
tìm luận cứ có phần giống như cách tìm luận điểm. Muốn có luận cứ để sử dụng thì 
phải tích lũy. Người làm văn nghị luận phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ 
giàu có đa dạng. Khi phân tích, bình luận tác phẩm văn học thì các câu thơ, câu 
văn, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm là luận cứ không thể thiếu. Việc thuộc 
các câu thơ, câu văn sẽ tạo thành một cái vốn quan trọng đối với người viết văn 
nghị luận. Nhưng người viết còn phải biết lựa chọn luận cứ. Luận cứ phải được lự 
chọn theo các tiêu chí sau:
 Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định luận điểm. Nội dung 
của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm. Thứ hai, luận cứ phải xác 
thực. khi nêu luận cứ người viết phải biết đích xác luận cứ, không chắc chắn thì 
chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không bịa đặt luận cứ. Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu 
Nếu chọn chi tiết về nân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân 
vật ấy. Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu của luận đề, luận điểm. Cuối 
cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. 
 Cách sử dụng luận cứ: Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận,trước hết 
phải giới thiệu luận cứ, chỉ ra nguồn gốc của luận cứ. Cần trích dẫn chính xác. Nhớ 
nguyên văn thì đặt trong dấu ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời dần gián 
tiếp. Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật. Cần sử 
dụng các lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm. 
 3. Lập luận: 
 Lập luận là cách nêu luận cứ ( lựa chọn, sắp xếp, trình bày) để dẫn đến luận 
điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
 III. Kiến thức và kĩ năng cơ bản chung
 * Về kiến thức 
 1. NLVH là khám phá các giá trị văn học và vấn đề văn học qua từng khía 
cạnh và từng biểu hiện cụ thể của tác phẩm văn học, sáng tác của một tác giả, văn 
học của một giai đoạn hay của một nhận định lí luận văn học
 Khi làm kiểu bài này cần thực hiện hai yêu cầu sau đây:
 - Chia đối tượng NL ra từng phần, từng khía cạnh theo một trình tự logic 
nhất định.
 5 - Biết khai thác các phương thức biểu hiện nghệ thuật vốn có của tác phẩm ( 
Kết cấu, ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, vần điệu thể thơ, các biện pháp 
tu từ ) để phát hiện nội dung.
 - Biết cách xác lập những so sánh, đối chiếu, sử dụng phương pháp thống 
kê để đánh giá nội dung và nghệ thuật của hiện tượng văn học.
 IV. Rèn phương pháp và kĩ năng làm văn Nghị luận văn học
 1. Nghị luận về tác phẩm văn học:
 1.1. Nghị luận về một tác phẩm truyện, một đoạn trích văn xuôi:
 a. Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn 
trích văn xuôi
 - Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: giá trị nội dung 
nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích hoặc so sánh nhiều tác phẩm, nhiều 
đoạn trích văn xuôi với nhau, nghị luận về nhân vật văn học, sự kiện văn học
 - Người viết cần thể hiện được những hiểu biết đúng đắn về tác phẩm hay 
đoạn trích, chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, Việc phân tích, 
bình luận cần khách quan, khoa học dựa trên văn bản.
 b. Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn 
xuôi
 - Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích cần nghị luận; bàn về 
những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của 
đề bài; đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích đó.
 - Cần phối hợp các thao tác nghị luận trong bài viết. Cố gắng nêu lên những 
nhận xét, đánh giá riêng của bản thân. Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có 
sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
 c. Kĩ năng cần rèn luyện
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề:
 + Nắm chắc thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu
 + Xác định trúng nội dung của đề
 + Phạm vi tư liệu cần sử dụng ( Tư liệu chính và tư liệu phụ)
 7 + Giá trị nội dung: hiện thực và nhân đạo
 + Giá trị nghệ thuật
 - Phạm vi nghị luận: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
 * Lập dàn ý:
 A. Mở bài:
 - Bước sang thế kỉ XVI, tình hình xã hội Việt Nam không còn ổn định như ở 
thế kỉ XV. Con người, nhất là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ do chế độ phong 
kiến bất công gây ra.
 - Truyền kì mạn lục là tập truyện viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ, một 
nhà nho ở ẩn, sống ở thế kỉ XVI. Tác phẩm đã phản ánh những mặt xấu xa của chế 
độ phong kiến đương thời một cách có ý thức, qua đó bày tỏ thái độ của tác giả.
 - Chuyện người con gái Nam Xương cũng như nhiều truyện trong Truyền kì 
mạn lục có giá trị trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là các giá trị hiện 
thực,nhân đạo, nghệ thuật.
 B. Thân bài: 
 1. Giá trị hiện thực: phóng tác một câu chuyện xảy ra và lưu truyền trong 
dân gian hang trăm năm trước ( cuối đời Trần đến đầu đời Hồ, tức từ cuối thế kỉ 
XIV đến đầu thế kỉ XV), Nguyễn Dữ muốn mượn chuyện xưa để nói chuyện nay ( 
thế kỉ XVI. thời Nguyễn Dữ sống). Truyện phơi bày hiện thực xã hội phong kiến 
bất công, gây nhiều đau khổ cho con người, nhất là người phụ nữ.
 a. Chiến tranh loạn lạc gây ra đau khổ cho con người:
 - Gia đình li tán, mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa cha: Trương Sinh ra lính, 
phải xa cách mẹ già, con thơ, vợ trẻ. Buổi chia tay li thật ngậm ngùi xót xa. Bà mẹ 
dặn con “nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên 
lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy”. 
Người vợ tiễn chồng: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn 
phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, 
thế là đủ rồi.”
 9 + Khi xa chồng, nàng không để xảy ra điều tiếng gì.
 + Khi danh dự bị xúc phạm, trinh tiết bị nghi ngờ nàn đành phải lấy cái chết 
để chứng minh cho nghĩa tình của mình.
 + Sau này khi được sống ở chốn “ làng mây cung nước”- một cuộc sống 
thanh thản, sung sướng nàng vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ đến gia đình, chồng 
con và mong được chồng biết đến nỗi oan và giải oan cho mình
 c . Trong trắng, thủy chung
 - Vũ Nương hoàn toàn vô tội nhưng lại bị nghi oan, dù giãi bày cũng không 
gỡ ra được nên nàng phải tìm đến cái chết với lời thề bên bến Hoàng Giang: 
“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị 
Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối 
con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp 
mọi người phỉ nhổ”. 
 - Nàng tin ở tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Nên sau khi tự vẫn, 
như lời nguyền “ các nàng tiên trong nước thương tôi vô tội rẽ một đường nước 
cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá”, rồi được Linh Phi cho 
sống sung sướng trong cung
 - Tiết nghĩa Vũ Nương là như vậy, nhưng như trên đã nói: nỗi oan được 
giải, gặp lại chồng nhưng nàng không thể trở về sống ở cõi đời này được. Câu 
chuyện mãi mãi là tấn bi kịch, là nỗi thương tâm và tấm long Vũ Nương càng sang 
tỏ.
 3. Giá trị nghệ thuật:
 Truyện có nhiều thành công về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dưng 
truyện giàu kịch tính, tập trung làm nổi bật nỗi oan của Vũ Nương, gây xúc động 
đối với người đọc.
 - Xuyên suốt câu chuyện, trong mọi tình tiết, chi tiết có dịp là tác giả giới 
thiệu,ca ngợi phẩm chất Vũ Nương
 - Để Vũ Nương nói nhiều lần trong tác phẩm, giọng nói khi thì thám thiết, 
khi thì thống thiết khiến người xúc động.
 - Cách xây dựng tình tiết, thắt nút, gỡ nút đầy bất ngờ, đầy kịch tính càng 
làm cho nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó:
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_van_hoc_cho_hoc_sinh.doc