Biện pháp hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua việc giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Xuân Thọ

Biện pháp hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua việc giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Xuân Thọ

 “ Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.”[1]

Trong những năm gần đây nền kinh tế - Văn hóa - Xã hội phát triển mạnh, mang tính đột phá và vượt bậc của kỹ thuật khoa học, công nghệ đã đưa con người lên một vị trí văn minh cao nhất trong lịch sử hình thành và tồn tại của nhân loại. Song sự phát triển của nguồn lực con người mới là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong quá trình bắt kịp với nhịp sống, thời đại, và giáo dục mầm non cũng có những bước phát triển vượt bậc. Chính vì vậy đã đặt ra cho giáo dục mầm non những nhiệm vụ mới và không ngừng đổi mới về phương pháp giảng dạy đồng thời lồng ghép những nội dung giáo dục vào để dạy trẻ, những nội dung đó là những vấn đề cấp thiết của xã hội, và làm thế nào để hình thành cho trẻ một số kỹ năng trong cuộc sống, thông qua giáo dục lễ giáo để trẻ tích lũy được những kinh nghiệm cơ bản trong cuộc sống, nhằm giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

 Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống đồng thời nắm được nhiều kỹ năng và biết sử dụng linh hoạt những kỹ năng đó thì đảm bảo cá nhân này có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Lâu nay trong việc giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn nghe thấy nói đến cụm từ “kỹ năng sống”. Thực chất của kỹ năng sống chính là giáo dục cho trẻ những việc hàng ngày để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này, bởi kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và ứng phó với những tình huống những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống xã hội.[2].

 

doc 21 trang thuychi01 10065
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua việc giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Xuân Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA VIỆC GIÁO DỤC LỄ GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THỌ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tám.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Xuân Thọ
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 MỤC LỤC: ..................................................................................................
1
1. Mở đầu.....................................................................................................
2
1.1. Lý do chọn đề tài....................
2
1.2. Mục đích nghiên cứu...................
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...............
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................
5
2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng ngiệp và nhà trường...........................
15
16
3. Kết luận, kiến nghị.........................
16
1. Kết luận:.
17
2. Kiến nghị...............
18
Tài liệu tham khảo.........................................................................................
19
Danh mục các đề tài SKKN đã đạt ... 
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 “ Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa...”[1]
Trong những năm gần đây nền kinh tế - Văn hóa - Xã hội phát triển mạnh, mang tính đột phá và vượt bậc của kỹ thuật khoa học, công nghệ đã đưa con người lên một vị trí văn minh cao nhất trong lịch sử hình thành và tồn tại của nhân loại. Song sự phát triển của nguồn lực con người mới là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong quá trình bắt kịp với nhịp sống, thời đại, và giáo dục mầm non cũng có những bước phát triển vượt bậc. Chính vì vậy đã đặt ra cho giáo dục mầm non những nhiệm vụ mới và không ngừng đổi mới về phương pháp giảng dạy đồng thời lồng ghép những nội dung giáo dục vào để dạy trẻ, những nội dung đó là những vấn đề cấp thiết của xã hội, và làm thế nào để hình thành cho trẻ một số kỹ năng trong cuộc sống, thông qua giáo dục lễ giáo để trẻ tích lũy được những kinh nghiệm cơ bản trong cuộc sống, nhằm giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. 
 Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống đồng thời nắm được nhiều kỹ năng và biết sử dụng linh hoạt những kỹ năng đó thì đảm bảo cá nhân này có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Lâu nay trong việc giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn nghe thấy nói đến cụm từ “kỹ năng sống”. Thực chất của kỹ năng sống chính là giáo dục cho trẻ những việc hàng ngày để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này, bởi kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và ứng phó với những tình huống những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống xã hội...[2].
Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi, thích khám phá và tìm tòi có một số kỹ năng cơ bản. 
Từ đó cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ... Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học. 
Vì vậy mà hình thành kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục lễ giáo cho học sinh là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Trước thực trạng đó là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi trăn trở và nhận thấy rằng việc hình thành một số kỹ năng sống thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay đang là vấn đề cấp bách, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn đối với học sinh mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng.
Từ tầm quan trọng đó năm học 2016 - 2017 tôi được phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi A nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua việc giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Xuân Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Tìm ra được một số biện pháp hiệu nhất, phù hợp nhất để hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Xuân Thọ, nhằm giúp trẻ có được một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Khách thể: Thông qua giáo dục lễ giáo hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Đối tượng: Biện pháp hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua việc giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Xuân Thọ. 
Phạm vi: Lớp mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi trường mầm non Xuân Thọ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A trường Mầm non Xuân Thọ tổng số 28 cháu.
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu, sách báo, mạng internet, bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Phương pháp toán học và các bảng biểu.
Phương pháp đàm thoại trò chuyện: Trò chuyện giữa giáo viên với các đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ và với trẻ để tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ về các kỹ năng, nề nếp, thói quen, tình cảm của từng trẻ, tìm hiểu sự hiểu biết của đồng nghiệp và của phụ huynh về cách thức hình thành một số kỹ năng cho trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận. 
 Như chúng ta đã biết. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Mục đích của nền giáo dục XHCN Việt Nam là đào tạo ra những con người có kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước...[3]. Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hoà thể chất và tinh thần, có một số kinh nghiệm, một số kỹ năng, để trẻ phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới XHCN :
Chương trình giáo dục mầm non ra đời với kì vọng sẽ đem đến cho đứa trẻ một sự phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Thể chất; Ngôn ngữ; Nhận thức; TCXH và Thẩm mĩ của trẻ mầm non nói chung và đặc biệt trẻ mẫu giáo nói riêng. Chương trình quan tâm đến việc dạy trẻ như thế nào chứ không phải dạy trẻ cái gì, chương trình hướng tới việc dạy trẻ các kĩ năng sống chứ không phải nhồi nhét kiến thức...[4]. Khi trẻ lớn dần, nhu cầu hòa nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng cao. Thông tin ngoại cảnh không chỉ có những cái tốt đẹp mà còn bao gồm cả những cái xấu, cái không tốt. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết, tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm.
Như chúng ta đã biết trẻ 4 - 5 tuổi việc nhận thức về thế giới xung quanh đang được hình thành và phát triển, ý thức trước những sự việc diễn ra xung quanh, việc cảm nhận về thế giới xung quanh, các kỹ năng nhận thức, giao tiếp, ứng xử còn hạn chế. Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua giáo dục lễ giáo nhằm giúp trẻ em tự biết cách giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình học lớp nào, thích cái gì, biết cách chăm sóc bản thân và quan trọng hơn là các em đã tự biết bảo vệ mình khi ra đường, khi gặp người lạ, biết ứng xử khi gặp những trường hợp có thể nguy hại đến tính mạng.
Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua giáo dục lễ giáo cho trẻ là bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và các kỹ năng có chủ định khi tiếp xúc con ngươi và xã hội. Vì vậy trong mục tiêu giáo nghi rõ: Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn mọi người, biết yêu thương và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng...[5]
Vậy kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ.
 Thông qua giáo dục lễ giáo chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn.
 Và điều quan trọng chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ. Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hoàn hảo cân đối. Vì vậy hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nói riêng là rất quan trọng và cần thiết trong trường mầm non.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
2.2.1. Thuận lợi:
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Phòng giáo dục, sự ủng hộ nhiệt tình cả vật chất lẫn tinh thần của cha mẹ học sinh.
 Có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp.
 Bên cạnh đó, bản thân được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt trẻ đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định, trẻ ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh. Vì vậy đây cũng là những yếu tố thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên cũng có những mặt khó khăn như sau:
Năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi A, với tổng số trẻ 28 cháu, tuy có cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều, cá tính của mỗi trẻ cũng khác nhau do vậy việc dạy bảo trẻ cũng rất khó khăn cho giáo viên. 
Đặc biệt trên thực tế các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ, phụ huynh luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Vì thế khi trẻ đến trường thường có thói quen tự do, hay nói leo, chưa có kỹ năng giao tiếp và thói quen lễ phép, trẻ luống cuống trong mọi hoạt động, khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. 
Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của việc hình thành kỹ năng cho trẻ thông qua việc giáo dục lễ giáo cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm, nên bản thân lo lắng trăn trở phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ trong lớp có một số kỹ năng, thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
2.2.3. Kết quả thực trạng: 
* Đối với giáo viên: 
 Bản thân tôi chưa thường xuyên, chưa thật sự đầu tư, chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng và thói quen cũng như chưa đi sâu đi sát tìm ra những biện pháp để lồng ghép công tác giáo dục lễ giáo để hình thành một số kỹ năng cơ bản cho trẻ vào trong các hoạt động, mọi lúc mọi nơi để đạt được hiệu quả tốt. 
Nghiên cứu vấn đề này tôi mong muốn rằng sẽ khai thác một cách đầy đủ chi tiết ở mọi khía cạnh, mọi góc độ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để có thể lồng ghép giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất. 
 Thời gian tổ chức lồng ghép giáo dục cho trẻ rất hạn hẹp vì nội dung hướng dẫn trẻ vì thời gian trẻ ở trường ở nhóm lớp có giới hạn, không tổ chức hướng dẫn suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp thông qua giáo dục lễ giáo vào các hoạt động mà thôi.
 * Đối với phụ huynh:
Một số phụ huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non là ngoài việc trẻ chỉ hoạt động với các môn học như: Văn học, toán, tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa học và một số hoạt động khác ra thì, việc giáo dục hình thành kỹ năng cho trẻ thông qua giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4 -5 tuổi nói riêng lại hoàn toàn xa lạ đối với họ.
 Đồng thời phụ huynh cũng chưa quan tâm đến việc giáo viên hay chính họ hướng dẫn trẻ có được một số kỹ năng cho con em mình.
* Đối với trẻ:
 Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc để tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức, nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi nếu trẻ không còn hứng thú, trẻ không hứng thú tham gia dẫn đến trẻ tiếp thu còn hạn chế.
Trước khi áp dụng kinh nghiệm vào tổ chức hình thành kỹ năng sống thông qua giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi A, tôi khảo sát tổng số trẻ là: 28 cháu.
BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
Nhóm kĩ năng đặc trưng 
Tổng số trẻ
 KÊT QUẢ
 Đạt
Chưa đat
Loại tốt
Loại khá
Trung bình
Yếu
Số cháu
Tỷ lệ %
Số cháu
Tỷ lệ %
Số cháu
Tỷ lệ %
Số cháu
Tỷ lệ %
1. Kĩ năng học tập - vui chơi. 
28
8
23,6
9
32,1
8
28,6
3
10,7
2. Kĩ năng giao tiếp - hợp tác. 
28
6
21,4
10
35,7
7
25
5
17,9
3. Kĩ năng thực hành, lao động. 
28
7
25
8
28,6
8
28,6
5
17,9
4. Kĩ năng phòng ngừa - chia sẽ.
28
5
17,9
7
25
9
32,1
7
25
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc giáo dục lễ giáo cho học sinh chưa đạt kết quả cao, điều này khiến tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, qua sự tìm tòi và nghiên cứu, bản thân tìm ra một số biện pháp hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua việc giáo dục lễ giáo tại trường mầm non Xuân Thọ đó là:
2.3 Các giải pháp và biện pháp thực hiện:
2.3.1. Các giải pháp thực hiện.
* Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
* Giải pháp 2: Phối hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh. 
 * Giải pháp 3: Giáo dục lồng ghép vào các hoạt động và môn học 
 * Giải pháp 4: Thông qua việc tạo tình huống cụ thể.
 * Giải pháp 5: Thông qua hợp tác, giao tiếp và quan hệ xã hội. 
 * Giải pháp 6: Giáo dục thông qua hoạt động vui chơi; mọi lúc mọi nơi. 
2.3.2. Các biện pháp thực hiện:
2.3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Lập kế hoạch là bước đầu tiên quan trọng nhất để giúp tôi thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học và đạt được hiệu quả tốt nhất, không những thế xây dựng kế hoạch còn giúp tôi dạy trẻ hình thành kỹ năng thông qua giáo dục lễ giáo đạt được tối đa mục tiêu cần thực hiện.
 Cần nắm được từng chủ đề để đưa nội dung giáo dục lồng ghép vào thực hiện sau đó lên kế hoạch cụ thể để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, làm sao cho phù hợp với chủ đề, thời gian hoạt động hợp lý sao cho không ảnh hưởng tới các hoạt động trong ngày của trẻ. Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết giúp giáo viên chủ động trong công việc, tận dụng được thời gian và tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh.
 	Tôi thường lên kế hoạch hướng dẫn trẻ hoạt động, đồng thời xây dựng góc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, lồng ghép nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi, không những thế tôi kế hoạch vào lúc đón, trả trẻ, lúc chơi hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, chơi hoạt động góc.
Hình ảnh: Góc kỹ năng
Đồng thời tôi trang trí ở góc sách có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các cuốn sách có bài thơ câu chuyện về lễ giáo, giúp trẻ lĩnh hội được những kỹ năng sơ dẳng trong hành động, lời nói, hay trong cuộc sống diễn ra hàng ngày của mình.
Hình ảnh:Tủ sách bé rèn luyện kỹ năng
2.3.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh.
Tận dụng cơ hội để thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, ngoài việc giáo viên triển khai tốt ở lớp ra cần phải có sự phối kết hợp của phụ huynh, của gia đình và toàn xã hội. Cô giáo phải là những nhà tuyên truyền viên tích cực tới các bậc phụ huynh. Thông qua hội nghị phụ huynh ở lớp, cùng thảo luận với phụ huynh về nội dung này, phụ huynh hiểu được người lớn chính là tấm gương phản chiếu để trẻ bắt chước làm theo. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống thông qua giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, phải làm cho phụ huynh thấy rõ trách nhiệm giáo dục, hình thành các kĩ năng sống thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, các kỹ năng cơ bản ban đầu, bố mẹ, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, hoà nhập, bố mẹ phải luôn là tấm gương và công bằng trong tất cả các tình huống.
Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy và hình thành kỹ năng sống thông qua giáo dục lễ giáo cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.
Hình ảnh: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
Thông qua biện pháp này, tôi còn thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp kịp thời, đối với trẻ có cá tính đặc biệt tôi phải gặp riêng từng phụ huynh để trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục lễ giáo hình thành một số kỹ năng sống cho trẻ. 
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ, thay vì " Con không được làm thế này, thế kia" thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh n

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_hinh_thanh_mot_so_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_4.doc