Báo cáo biện pháp Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi

Báo cáo biện pháp Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi

- Đàm thoại về nước

+ Nước có màu gì? Nước có mùi gì? Nước có vị gì?Tại sao nước lại bốc hơi được.Hơi nước bay đi đâu? khi nào hơi nước biến thành nước? Nước ở ao hồ, sông suối có bay hơi không? Tại sao?

+ Nước mưa do đâu mà có? Nước mưa dơi xuống đất chảy đi đâu?

 - Trò chuyện về sự cần thiết của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật.

- Xem các hoạt động của con người cần đến nước ( Như tắm, giặt, rửa rau, làm vệ sinh vv.)

- Làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch? Phải làm gì để tiết kiệm nước? Cách phòng tránh các tai nạn về nước. Nhận ra những nơi như ao, hồ, sông, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm, không được chơi gần

- Quan sát bầu trời và các hiện tượng nắng, gió ,mưa, mây

 * Các hoạt động thử nghiệm khám phá về nước.

- Làm thử nghiệm về các vật thấm hút nước, (so sánh xem loại vật nào dễ thấm nước nhất và loại vật nào khó thấm nước nhất.)

- Làm thử nghiệm về 3 loại nước (nước máy, nước ao, nước sông, dùng kính lúp để kiểm tra nước có thể chuyển từ trong ra đục, từ đục ra trong).

- Làm thử nghiệm các vật chìm, nổi trong nước ( xem vật nào nổi, vật nào nổi lập lờ,vật nào chìm rồi kể tên và đánh dấu lên biểu đồ.

- Làm thí về sự biến hoá của nước ( pha màu nước nhận biết được sự biến đổi nhiều màu của nước, đặt tên cho loại nước mình đã pha)

 

doc 20 trang thanh tú 22 08/10/2022 9044
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
 Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Chương trình đổi mới cho phép giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Dưới ánh sáng của triết học Mác- Lê nin. Khám phá môi trường xung quanh là một thực thể đa dạng, phong phú và luôn biến động. Con người là kết quả của quá trình phát triển lâu dài và liên tục cuả giới tự nhiên. Con người khác các sinh vật khác là có tính xã hội và biết sáng tạo văn hoá. Người lớn hướng dẫn trẻ em khám phá môi trường xung quanh là dạy cho trẻ cách nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh, đồng thời dạy cho chúng biết cách hành động trong thực tiễn để đạt được những mục đích nhất định. Tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới xung quanh; giúp trẻ biết quan sát, xem xét, đặt câu hỏi, thử nghiệm, phán đoán và giải quyết vấn đề với các sự vật, hiện tượng. các kĩ năng này sẽ được trẻ sử dụng trong suốt cuộc đời. Giúp trẻ nhận thức rằng, mọi sự vật luôn có sự thay đổi và những thay đổi này luôn có sự liên quan đến nhau. Khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập, tưởng tượng và sáng tạo. phát triển ở trẻn cảm xúc và có thái độ thân thiện, gần gũi với môi trường xung quanh. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc trẻ miêu tả và giải thích những gì trẻ khám phá được. Giúp trẻ liên hệ những gì đã biết với điều mới lạ.Khám phá môi trường xung quanh thực chất lá giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh một cách tích cực. trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận kiến thức, đồng thời phát triển các kĩ năng tư duy. Từ những tính chất vật lí, hoá học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ,những trò chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. Từ đó giáo dục trẻ cách sử dụng đồ vật, cảnh báo những nguy hiểm nếu có. 
Chính vì vậy mà trẻ mầm non rất thích khám phá môi trường xung quanh trẻ rất vui sướng khi tự tay mình được làm các thí nghiệm rồi tự rút ra những kết luận. Bằng những nguyên liệu và đồ vật thật trẻ được làm những thí nghiệm nhỏ sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về môi trường tự nhiên,cây cối, hoa lá, các hiện tượng tự nhiên , các thí nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với lứa tuổi mầm non và là một trong những nhiệm vụ của công tác đổi mới của công tác giáo dục hiện nay. Ở lứa tuổi này trẻ lại rất tò mò, rất thích tìm hiểu khám phá những điều kỳ lạ xung quanh trẻ hơn thế nữa trẻ em tuổi mẫu giáo “chơi mà học, học mà chơi”, vì vậy các hoạt động khám phá trải nghiệm được tổ chức như một trò chơi trẻ tham gia hào hứng thỏa sức đặt ra những những dự kiến của trẻ rồi cuối cùng cũng đưa ra một câu trả lời thích đáng thỏa tính tò mò của trẻ.
Là một giáo viên, người làm công tác giáo dục Mầm non, tôi luôn trăn trở làm sao để trẻ có thể phát triển nhận thức thế giới xung quanh mình một cách tích cực và hứng thú, có hiệu quả nhất. Qua thực tế giảng dạy và đứng lớp, tôi luôn nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc thiết kế một số giáo án khám phá khoa học và sử dụng phương pháp thí nghiệm cho trẻ thực sự đáp ứng được những gì mà tôi tâm huyết và trăn trở bấy lâu nay. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “ Ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục trẻ 4 - 5- tuổi trong trường mầm non”. Qua đề tài này nhằm nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở địa phương và giúp trẻ có nhận thức đúng về môi trường xung quanh nói chung và thực hành thí nghiệm nói riêng.
2. Mục đích đề tài.
Đề tài nghiên cứu thực trạng việc đưa những thí nghiệm khoa học vào giáo dục cho trẻ 4- 5 tuổi. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
- Thời gian và phạm vi thực hiện: Từ tháng 9 /2018 đến tháng 3 /2019
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
 Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh là một trong những hoạt động có tác dụng phát triển nhận thức và quá trình nhận thức cho trẻ một cách nhanh và hiệu quả nhất. Vì tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, thông qua các hoạt động khám phá môi trường xung quanh, trẻ có cơ hội được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng bằng các hình thức khác nhau. Trẻ mầm non là lứa tuổi có sự phát triển cực nhanh về ngôn ngữ, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi, theo hướng hoàn thiện dần dần về các mặt ngữ âm, từ vựng và nắm trắc cấu trúc của câu. Tuy vậy các từ mang ý nghĩa trừu tượng của trẻ chưa thể hiểu được với những từ mới, từ khó. Chú ý có chủ định của trẻ em chưa thật phát triển, trẻ thường chú ý đến cái gì mình thích, chúng dễ bị phân tán chú ý, vì chú ý chủ định ở trẻ mới bắt đầu hình thành và không bền vững. Tưởng tượng của trẻ lúc đầu còn rất hạn chế, một mặt có tính chất tái tạo, thụ động, mặt khác có tính chất không chủ định, đến lứa tuổi mẫu giáo sự tưởng tượng của trẻ em không chỉ dừng ở tính chất tái tạo mà còn có tính chất sáng tạo. Khi nghe nói đến:“ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”. Mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “Trẻ mầm non chứ có phải cấp II, III hay đại học đâu mà Khám phá khoa học”,bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy những sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám Phá Khoa Học”,tôi tự đặt câu hỏi tại sao mình không lấy những thí nghiệm phù hợp với lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo. Những suy nghĩ câu hỏi đó cứ làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. Qua quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, tôi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản.
2. Thực trạng vấn đề.
Từ trước đến nay trong trường mầm non vẫn dạy trẻ:“Tìm hiểu môi trường xung quanh”. Thực chất nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài (Các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công dụng) của sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh. một số giáo viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Giáo viên chưa chú ý đến các câu hỏi mở, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy mà ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể sảy ra trong quá trình tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều giáo viên cũng đã nhận thức được tác dụng của phương pháp thí nghiệm. Tuy nhiên kinh nghiệm tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm với mục đích khám phá môi trường xung quanh còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn nội dung thí nghiệm còn lúng túng, không phù hợp với độ tuổi, cách thức tổ chức chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chỉ có cô làm cho trẻ xem hay một vài trẻ được làm cùng cô.vv. Để giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua hoạt động thí nghiệm một cách hệ thống có hiệu quả ngay từ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết, nó không những thu hút trẻ mà còn giúp trẻ dễ nhớ hơn và nhớ lâu hơn. Để tổ chức các hoạt động khám phá có hiệu quả, trước khi vào thực hiện cụ thể tôi đã đặt ra các tiêu chí để tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng học sinh đầu năm như sau:
+ Tiêu chí 1 : Kiến thức hiểu biết 
+ Tiêu chí 2 : Tham gia HĐ tích cực
+ Tiêu chí 3: Kĩ năng thực hành 
+ Tiêu chí 4: Thao tác thử nghiệm
+ Tiêu chí 5: Khả năng phán đoán, suy luận.
Bảng đánh giá
Số trẻ
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
49
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
27
22
28
21
27
22
25
24
27
22
Tỷ lệ%
55%
45%
57%
43%
55%
45%
51%
49%
55%
45%
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau
a. Thuận lợi.
- Được ban giám hiệu quan tâm, trú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng đồ chơi và nhà trường luôn ủng hộ khuyến khích , động viên việc cho trẻ tham gia những bài tập khám phá khoa học.
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu, phụ huynh cùng giáo viên chuẩn bị đồ dùng cho bài tập, cùng tham gia làm giàu vốn kinh nghiệm về môi trường sống, thế giới xung quanh cho trẻ
- Đồ dùng làm thí nghiệm đơn giản có sẵn trong các gia đình lớp học.
- Trẻ có vốn kinh nghiệm về kỹ năng nhất định so với độ tuổi, ham học hỏi tìm tòi khám phá.
- Nắm vững nội dung, phương pháp dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh và hoạt động thực hành thí nghiệm cho trẻ nói riêng.
b. Khó khăn. 
- Kỹ năng khám phá khoa học như khả năng suy luận, phán đoán của trẻ còn hạn chế.
- Kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm với mục đích khám phá môi trường xung quanh còn nhiều hạn chế.Việc lựa chọn nội dung thí nghiệm còn lúng túng, không phù hợp với độ tuổi, cách thức tổ chức chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Đa số giáo viên phụ trách lớp chưa hiểu được việc xây dựng góc khám phá khoa học cho trẻ là như thế nào? Cần chuẩn bị những đồ dùng và vật liệu gì? Cơ sở vật chất phục vụ cho thí nghiệm chưa đa dạng và phong phú chưa hấp dẫn trẻ. 
- Phụ huynh không hiểu biết gì về việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá môi trường xung quanh còn cho rằng :“Trẻ mầm non biết gì mà khám mới cả phá”.
- Khả năng diễn đạt của trẻ còn nhiều hạn chế vì kiến thức hiểu biết của trẻ chưa phong phú,trẻ chưa có kỹ năng thực hành, khám phá trải nghiệm 
3. Các biện pháp thực hiện.
 Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên kết hợp với quá trình điều tra thực tiễn tại lớp học, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào việc giáo dục. Tôi đã tiến hành thực hiện hàng loạt các biện pháp để đưa những ứng dụng khoa học vào rèn luyện cho trẻ có kỹ năng tư duy, phán đoán, tăng khả năng nhận thức cho trẻ như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch để lựa chọn nội dung ứng dụng một số thí nghiệm khoa học vào hoạt động 
Qua quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, tôi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung ( như các tiết học môi trường xung quanh : tìm hiểu về nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng theo chất liệu) hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời,hoạt động ngoại khoá để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản.
 VD: Để tổ chức cho trẻ khám phá về nước tôi thường tiến hành các hoạt động cụ thể sau:
 * Các hoạt động cụ thể giúp trẻ tìm hiểu khám phá về đặc điểm tính chất của nước.
- Đàm thoại về nước
+ Nước có màu gì? Nước có mùi gì? Nước có vị gì?Tại sao nước lại bốc hơi được.Hơi nước bay đi đâu? khi nào hơi nước biến thành nước? Nước ở ao hồ, sông suối có bay hơi không? Tại sao? 
+ Nước mưa do đâu mà có? Nước mưa dơi xuống đất chảy đi đâu?
 - Trò chuyện về sự cần thiết của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật.
- Xem các hoạt động của con người cần đến nước ( Như tắm, giặt, rửa rau, làm vệ sinh vv.....)
- Làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch? Phải làm gì để tiết kiệm nước? Cách phòng tránh các tai nạn về nước. Nhận ra những nơi như ao, hồ, sông, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm, không được chơi gần
- Quan sát bầu trời và các hiện tượng nắng, gió ,mưa, mây
 * Các hoạt động thử nghiệm khám phá về nước.
- Làm thử nghiệm về các vật thấm hút nước, (so sánh xem loại vật nào dễ thấm nước nhất và loại vật nào khó thấm nước nhất.)
- Làm thử nghiệm về 3 loại nước (nước máy, nước ao, nước sông, dùng kính lúp để kiểm tra nước có thể chuyển từ trong ra đục, từ đục ra trong).
- Làm thử nghiệm các vật chìm, nổi trong nước ( xem vật nào nổi, vật nào nổi lập lờ,vật nào chìm rồi kể tên và đánh dấu lên biểu đồ.
- Làm thí về sự biến hoá của nước ( pha màu nước nhận biết được sự biến đổi nhiều màu của nước, đặt tên cho loại nước mình đã pha)
- Làm thử nghiệm về các chất tan và không tan trong nước như đường, muối, bột gạo, bột chanh, sữ bột, bột đậu xanh, cát sỏi...) đánh dấu lên bảng kết quả.
- Làm thí nghiệm về các lớp chất lỏng; để phân biệt được (lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước và lớp siro). Lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa. Nhận biết một số chất liệu: nhựa, gỗ, kim sắt, cao su - nổi ở lớp chất lỏng nào : nước, siro, dầu để rút ra kết luận
- Quan sát xem nước chảy qua rổ, rá, phễu so sánh xem nước chảy qua dụng cụ nào nhanh nhất.
 * Khám phá về nước thông qua các hoạt động 
- Trong hoạt động làm quen với toán
+ Đong đếm số cốc nước đổ vào các chai, lọ, xô, chậu, can,bình đựng nước.So sánh nhiều- ít (đong nước) đếm số ca nước. Đo sức chứa của một chậu nước, một nình nước, so sánh lượng nước trong các bình cao, thấp., mỏng dày, bằng cách rót từ bình này sang bình khác, 
 * Trong hoạt động âm nhạc.
+ Trong hoạt động âm nhạc có thể cho bé chơi với nước bằng cách: Làm một dàn nhạc bát/ chai/ lọ bằng cách ; Rót vào từng bát một loại màu nước. Mức nước ở mỗi bát là khác nhau. Cho bé dùng thìa, đũa gõ vào từng bát theo từng tiết tấu , nhịp điệu khác nhau, lắng nghe các âm thanh phát ra và bắt chước lại cho đúng.Gõ vào từng bát theo từng tiết tấu nhịp điệu khác nhau.
+ Hát múa các bài “ Giọt mưa em bé, cho tôi đi làm mư vơi, mưa bóng mây”
 * Trong hoạt động tạo hình có thể cho bé chơi với nước bằng cách. 
+ Pha màu nước khác nhau, dùng màu nước in đồ hình bàn tay, bàn chân,in đồ hình tròn và vẽ các hình theo ý thích VD: Vẽ thêm mắt mũi, miệng, làm khuôn mặt cười, khuôn mặt mếu, cảm xúc vui, buồn, giận dữ. In đồ con dấu bằng các loại rau củ.
+ Dùng ống nhựa thổi màu nước trên giấy trắng thành những hình khác nhau và tự đặt tên cho hình của mình.
- Dùng dây len nhúng vào màu nước, đặt vào tờ giấy, gấp đôi tờ giấy lại và kéo sợi len ra sẽ được các hình ngộ nghĩnh và đặt tên cho hình của mình.
+ Pha nước xà phòng, dùng ống nhựa nhỏ thổi nước xà phòng cho vỡ trên giấy màu thành những vật bất kì và tự đặt tên cho hình của mình.
+ Rót nước vào một lọ rỗng và một lọ đã có sẵn nước, lắng nghe và phân biệt tiếng nước rơi xuống ở từng lọ.
+ Vẽ tranh bằng giấy màu, nhúng nước...
* Trong trò chơi đóng kịch có thể cho bé chơi nước bằng cách: mô phỏng động tác của chú lính cứu hoả, của người tưới vườn, của những người chơi trò thể thao, lướt ván, trượt tuyết, trượt băng... Kể cho trẻ nghe những trò chơi trên, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, đóng kịch mô tả các hoạt động nói về nước.
* Các trò chơi với nước
+ Khiêng, bê, kéo đẩy, rất nhẹ nhàng những đồ dùng đựng nước. Dội, khua, đập, hắt, vốc nước, đánh tay trong chậu nước...
- Bơi lội, dội nước, dòng ống dẫn nước từ nơi này đến nơi khác, hứng nước, thả thuyền,câu cá, vợt cá , thổi bong bóng xà phòng, rót nước, hút nước hoa quả bằng ống hút...
- Thả những vật chìm nổi vào trong nước. Quan sát kể tên, đếm, đính chữ số tương ứng lên biểu đồ về những vật chìm trong nước và vật nổi trên mặt nước,làm cầu vồng phun nước (bằng bình tưới, bằng ống xịt nước.Thổi bong bóng xà phòng dưới ánh sáng mặt trời quan sát những sắc màu của nước .Phân biệt nước và dầu bằng cách ngửi mùi.
+ Chơi đóng vai gia đình chuẩn bị dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón mừng năm mới, đi mua sắm, gói bánh. Nấu ăn, uống, tắm giặt, cửa hàng bán nước mắm, dấm,nước giải khát 
+ Chơi mưa to - mưa nhỏ, rời nắng - trời mưa, cây cao- cỏ thấp. Chìm nổi, rồng rắn lên mây, đua thuyền, thả diều, chơi với bóng bay, bong bóng.chong chóng
- Bò chui qua cổng, trườn sấp kết hợp nhảy qua vũng nước.
* Trong hoạt động tập làm nội trợ có thể cho bé chơi với nước bằng cách; tập rửa hoa quả, làm kem hoa quả, đổ nước hoa quả có màu sắc khác nhau vào những khay đựng nước có hình dạng khác nhau rồi đặt vào tủ lạnh.
- Quấy bột cho em bé 
- Làm một số loại bánh đơn giản: nhào bột, cán bột, cắt khuôn, nặn bánh trôi, bánh chay.
*Các hoạt động giúp trẻ tìm hiểu khám phá về không khí.
- Theo các con không khí như thế nào? có nhìn thấy có sờ vào nó được không? Không khí có ở những đâu?( Không khí có ở khắp nơi và ngay trong người chúng ta) Không khí có màu gì? không khí có vị gì? Không khí cần thiết như thế nào đối với con người? Nếu không có không khí thì điều gì sẽ xảy ra( Không khí không nhìn thấy được, không có hình dạng, tuy nhiên ta có thể cảm nhận được qua mùi thơm của thức ăn, nước hoa, hoa quả...
+ Làm thế nào để bảo vệ bầu không khí trong lành..
*Các hoạt động thử nghiệm khám phá về không khí
- Làm thí nghiệm “Chiếc phễu kì lạ” bằng cách ( Đổ nước vào 2 chai , một chai bị dán kín bằng đất sét, chai chứa không khí thì nước không vào được dùng que đục thủng 1 lỗ ở miệng chai nước chảy xuống, không khí bay ra.
- Làm thí nghiệm “Bắt không khí” bằng cách; úp ly ngược lại vào chậu nước
(Vì sao nước không vào ly, cho nước vào ly dùng tấm bìa đậy lại úp ly xuống, tại sao nước không chảy ra bên ngoài được?)
- Làm thí nghiệm về không khí chuyển động: Thổi gió vào trong hộp bằng miệng, quạt mo, quạt điện, quạt giấy( Khi thổi vào trong hộp không khí ở trong hộp bay ra mang theo cả các mẩu giấy vụn)
+ Điều gì xảy ra khi ta thổi lên lá cây, lên bông, lên hòn đá.
- Cho trẻ chơi với chong chóng ( Xem ai chạy nhanh, ai chạy chậm)
+ Cho trẻ bịt mũi xem có thở được không?
+ Cho trẻ lấy ly, lấy chai, lấy hộp... để bắt không khí.
+ Cho mỗi trẻ một túi ni lông yêu cầu trẻ hãy lấy và bắt không khí bỏ vào túi, trẻ thực hiện theo các cách khác nhau. Làm thế nào để túi phồng lên to? Muốn giữ hơi trong túi thì phải làm gì? Cho trẻ lấy kéo cắt túi, hoặc lấy cây nhọn đâm nhẹ xem điều gì sẽ xảy ra.
- Khám phá về cuộc chạy đua của ba cây nến (Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi hai cây nến ở trong vại đều tắt. Cây nến trong vại lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến trong vại nhỏ)
- Khám phá về những cái chai ca hát (Đổ nước vào các chai, mỗi chai có lượng nước khác nhau, dùng chiếc muỗng gõ vào các chai, lắng nghe các âm thanh khác nhau cho trẻ thử chơi tạo nhạc)
- Khám phá nến cháy nhờ không khí gì?
- Khám phá làm một cái máy phun cây (Không khí chuyển động khi thổi qua đầu ống nhựa sẽ chia thành các luồng không khí, vừa tạo sức hút nước lên trên ông nhựa, vừa tạo thành luồng không khí đẩy nước về phía trước. Máy phun cây và bình xịt nước hoa cũng nhờ các lực từ tay bóp không khí vào để phun nước ra)
*Các hoạt động thử nghiệm khám phá về đất, cát,sỏi,đá
- Cho trẻ xem băng hình về đất,cát, sỏi,đá
- Chia nhóm cho trẻ thảo luận về 1 chất liệu mà trẻ nhìn thấy trong băng hình.
- Cho trẻ trình

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ung_dung_mot_so_thi_nghiem_khoa_hoc_vao_vi.doc