Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6, trường Mầm non Nam Sơn

Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6, trường Mầm non Nam Sơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng mong muốn: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Đây là câu nói được trích dẫn trong lời kêu gọi toàn dân “Tập thể dục” đăng trên báo Cứu quốc năm 1946. Điều này đã khẳng định “tập thể dục” đối với mọi người dân, mọi lứa tuổi đều rất quan trọng, có sức khỏe tốt chúng ta có thể làm được mọi việc với kết quả cao nhất. Mọi công việc muốn thành công đều cần đến sức khỏe vì “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”.

Đặc biệt với trẻ Mầm non, vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển ở cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vận động thì những vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn, hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Chính vì thế, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng và cần thiết nhất trong chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non.

 

doc 29 trang thanh tú 22 7525
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6, trường Mầm non Nam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. THỰC TRANG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI, TRƯỜNG MẦM NON NAM SƠN 
3
1. Ưu điểm
3
2. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế
3
II. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI A6, TRƯỜNG MẦM NON NAM SƠN
6
1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động khoa học, phù hợp
6
 2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ đích
6
3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi
6
4. Biện pháp 4: Sưa tầm, thiết kế một số bài tập vận động thể chất thông qua trò chơi dân gian
6
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh
6
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
6
1. Mô tả cách thức thực hiện
6
2. Kết quả đạt được
24
3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
26
IV. KẾT LUẬN
26
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
26
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
27
PHẦN IV: CAM KẾT
28
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
	Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng mong muốn: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Đây là câu nói được trích dẫn trong lời kêu gọi toàn dân “Tập thể dục” đăng trên báo Cứu quốc năm 1946. Điều này đã khẳng định “tập thể dục” đối với mọi người dân, mọi lứa tuổi đều rất quan trọng, có sức khỏe tốt chúng ta có thể làm được mọi việc với kết quả cao nhất. Mọi công việc muốn thành công đều cần đến sức khỏe vì “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”.
Đặc biệt với trẻ Mầm non, vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển ở cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vận động thì những vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn, hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Chính vì thế, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng và cần thiết nhất trong chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non. 
Qua khảo sát cân đo đầu năm lớp 4 - 5 tuổi A6: Có 2/26 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân; 2/36 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, 1/36 trẻ béo phì. Tôi thực sự rất lo lắng, những câu hỏi như: “Làm thể nào để các con suy dinh dưỡng và béo phì lớp của mình phụ trách được trở về trạng thái cơ thể phát triển bình thường” cứ thôi thúc tôi hằng ngày, hàng giờ. Suy nghĩ rất nhiều và rồi, tôi đã mạnh dạn lựa chọn: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6, trường Mầm non Nam Sơn”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ LỚP 4 - 5 TUỔI A6, TRƯỜNG MẦM NON NAM SƠN 
 1. Ưu điểm
1.1. Nhà trường
Trường Mầm non Nam Sơn được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2
kiểm định chất lượng mức độ 3 tháng 12 năm 2019..
Trường có 3 khu với tổng số 20 nhóm lớp, huy động được 530 học sinh.
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên toàn trường là 59 đồng chí. Ban giám hiệu trẻ, năng động; giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, luôn yêu nghề, mến trẻ.
Cơ sở vật chất khang trang, phòng học rộng rãi thoáng mát đảm bảo cho trẻ hoạt động. Các thiết bị đúng chuẩn theo Thông tư 02 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Nhà trường chú trọng đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất, xây dựng mô hình sân chơi thể dục, khu thể chất riêng biệt. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu vận động của trẻ. Các góc chơi vận động trong và ngoài lớp được bố trí trang trí phong phú và đẹp mắt.
1.2. Giáo viên
Lớp có 02 giáo viên. 02/02 giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
GV có tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ, luôn trau dồi học hỏi, linh hoạt sáng tạo trong phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, được phụ huynh, học sinh và đồng nghiệp tin yêu.
1.3. Phụ huynh
	Đa số phụ huynh quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và ủng hộ phong trào của trường, lớp.
1.4. Học sinh
Lớp có 26 học sinh. Có 26/26 học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.
2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.1. Nhà trường
Trường có nhiều điểm lẻ, nên còn khó khăn trong việc học tập và trao đổi chuyên môn.
Trường nằm trên địa bàn Khu Công Nghiệp Quế Võ nên số lượng học sinh của trường không ổn định.
2.2. Giáo viên
 Cô giáo Nguyễn Thị Hương Mơ là giáo viên mới vào nghề nên việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp còn chưa có nhiều kinh nghiệm.
2.3. Phụ huynh
Một số phụ huynh học sinh nhận thức chưa cao về trách nhiệm phối kết hợp của phụ huynh với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên quá trình triển khai, thực hiện biện pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh còn hạn chế.
2.4. Học sinh
 Một số trẻ trái tuyến đến học có những tập tục, thói quen khác nhau.
 Nguyên nhân: 100% trẻ là con công nhân, từ nhiều nơi đến học tại trường.
Trẻ đầu năm kết quả khảo sát còn thấp. Cụ thể:
Bảng 1: Bảng khảo sát khả năng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thể chất của trẻ trước thực nghiệm
Nội dung
Mức độ hứng thú, tập trung chú ý của trẻ
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Thờ ơ
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Khả năng hứng thú, tích cực tham gia của trẻ
3
11.5
8
30.8
9
34.6
6
23.1
Khả năng tập trung chú ý cuả trẻ
2
7.7
6
23.1
10
38.5
8
30.8
Bảng 2: Bảng khảo sát kĩ năng vận động của trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6 trước thực nghiệm
Tổng số lượng trẻ khảo sát
Mức độ thực hiện các kĩ năng của trẻ
26
Tốt
khá
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
3/26
11.5
8/26
30.8
9/26
34.6
6/26
23.1
Bảng 3: Bảng tổng hợp khảo sát theo dõi sức khỏe đầu năm của lớp 4 - 5 tuổi A6
Tổng số trẻ khảo sát
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Suy dinh dưỡng thể thấp còi
Thừa cân
Béo phì
 26 
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
2/26
7.7
2/26
7.7
0/26
0
1/26
3.8
Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy các mặt phát triển của trẻ còn khá thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, nhiều trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi, có một số trẻ mắc bệnh béo phì do sinh hoạt ăn uống ở nhà và thói quen trẻ ít vận động.
Từ kết quả trên, tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là:
Do một số trẻ còn nhút nhát, không giám thực hiện bài tập.
Trẻ ở nhà thường xem tivi, điện thoại nên lười vận động.
Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.
Đồ dùng phục vụ cho hoạt động chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
Để khắc phục thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6, trường Mầm non Nam Sơn”. 
II. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ LỚP 4 - 5 TUỔI A6, TRƯỜNG MẦM NON NAM SƠN 
1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động có khoa học, phù hợp.
2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ đích.
3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi.
4. Biện pháp 4: Sưa tầm, thiết kế một số bài tập vận động thể chất thông qua trò chơi dân gian.
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mô tả cách thức thực hiện
1.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động có khoa học, phù hợp
Căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi.
Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí, khả năng thực tế của trẻ lớp 4 - 5 tuổi A6.
Từ những căn cứ trên tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó, đảm bảo trẻ được tập từ những bài tập mang tính củng cố, phát triển những vận động đã biết. Đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, tăng dần độ khó, vận động tinh, khéo léo đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức, tôi thấy yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. Ví dụ kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất.
 Chủ đề “Trường Mầm non Nam Sơn thân yêu”: Nhảy bật tại chỗ, đi kiễng gót, ở các chủ đề sau mức độ nội dung vận động cao hơn.
	Chủ đề “Tổ ấm gia đình”: Bật liên tục qua 5 ô vòng, bò thấp chui qua cổng
Chủ đề “Thế giới động vật”: Bật chụm tách chân qua 5 ô vòng, trườn sấp 	
Hình ảnh 1: cô và trẻ tham gia hoạt động “Bật liên tục qua 5 ô vòng”
	1.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động học có chủ đích
Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích, chúng ta cần phải lên kế hoạch cụ thể từ khâu soạn giáo án đến khâu lên hoạt động dạy thực hành, cụ thể:
Xác định mục tiêu của đề tài: giáo viên cần phải nắm rõ nhận thức của trẻ ở lớp mình sau đó đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng phù hơp theo từng bài học: sau khi học bài vận động này thì trẻ nhận được kiến thức gì? Kĩ năng gì? Cần củng cố những kĩ năng gì cần thiết? Lồng ghép giáo dục nội dung dinh dưỡng gì trong bài học này? Không nên đặt mục tiêu chung chung hay mục tiêu quá thấp hoặc quá cao đối với trẻ của lớp mình.
Chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động: Để hoạt động thể dục được thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy là một trong những việc làm hết sức quan trọng. Bởi ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi đồ dùng trực quan chiếm ưu thế, trẻ học qua hình ảnh, đồ chơi đồ dùng minh họa, những bài học của trẻ gắn với đồ dùng trực quan sinh động. Nên khi thiết kế vận động hay trò chơi vào trong hoạt động thể dục cho trẻ phải chú ý đến yếu tố đồ dùng đồ chơi an toàn, có tính thẩm mĩ cao. Có thể cho trẻ tự làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo từ phế thải để cuốn hút trẻ tham gia bài tập với đồ dùng trẻ được làm.
Hình ảnh 2: Cô và trẻ chuẩn bị đồ dùng
	Ngoài ra, giáo viên cũng cần chuẩn bị cho trẻ địa điểm phòng tập, không gian tập thể chất thoáng mát, đẹp mắt có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy thành công.
Hình ảnh 3: Phòng tập giáo dục thể chất
 Phương pháp dạy học:
Đối với hoạt động thể dục, đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là việc làm hết sức cần thiết. Trẻ phải được trải nghiệm, thực hành nhiều trong hoạt động thể dục đó, giáo viên chỉ hướng dẫn gợi mở trẻ trên phương diện khách quan giúp đỡ. Đồng thời giáo viên cần nắm bắt, đoán ý tưởng của trẻ kịp thời để gợi mở cùng trẻ xây dựng bài tập phù hợp dựa trên nền tảng trẻ cung cấp.
Cách tiến hành: Sau khi chuẩn bị các nội dung trước chu đáo, để tiến hành vào bài học của hoạt động thể dục thì giáo viên cần tạo cho trẻ chơi một số trò chơi nhẹ nhàng, một số câu đố vui để giúp trẻ cuốn hút vào hoạt động học và đưa ra một số biện pháp cụ thể cho từng phần.
 Khởi động: Với phần khởi động thông thường giáo viên vẫn hay cho trẻ khởi động làm đoàn tàu đi các kiểu đi trên nền nhạc “đoàn tàu nhỏ xíu” hay “đi xe lửa” với các kiểu đi thường, kiễng...khác nhau, với tôi khi vào phần khởi động tôi vẫn cho trẻ khởi động đủ các bài tập bổ trợ về: Đi thường, kiễng gót, đi nhanh, chậm, ... tôi thay đổi nền nhạc và thay đổi bằng hình thức có thể cho trẻ đi cặp đôi nam nữ, hay cho trẻ tập một số bài nhảy nhẹ nhàng nhưng vẫn bổ trợ các kiểu đi. Đồng thời cho trẻ hô thật to sau mỗi lần trẻ đi đúng để tạo không khí phấn khởi sôi động trong giờ học, trẻ cảm thấy khỏe mạnh hơn khi bước vào thực hiện bài tập cơ bản.
Hình ảnh 4: Cô cho trẻ khởi động
	Bài tập phát triển chung: Thông thường với mỗi một tiết dạy giáo viên vẫn hay cho trẻ tập bài tập bổ trợ vận động chính ngày hôm đấy học và dựa trện nền nhạc là các bài hát theo chủ điểm. Nhưng nếu tập mãi như vậy trẻ sẽ nhàm chán. Vì vậy tôi đổi mới cách tập bài tập phát triển chung, tôi vẫn chú trọng những động tác bổ trợ bài học hôm đấy. Sau đó tìm bài nhạc nước ngoài sôi động tôi kết hợp các bài nhảy theo điệu rumba, cha cha đơn giản hoặc bài erobic, bài múa,....tùy theo từng vận động cơ bản của bài học để tôi xây dựng phù hợp.
Hình ảnh 5: Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung
Vận động cơ bản: Trước khi tiến vào bài vận động cơ bản tôi hỏi trẻ nêu ý tưởng cho vận động ngày hôm nay từ bài tập phát triển chung, có thể đại diện nhóm, tổ nêu ý tưởng cho bài vận động, sau đó thể hiện và giáo viên sẽ nhận xét dựa theo mục tiêu đặt ra ban đầu rồi gợi mở hướng trẻ vào mục tiêu của bài học đó. Như vậy sẽ giúp trẻ có cảm giác trẻ được chủ động, tự do vận động theo ý thích của trẻ. Trong quá trình kết hợp vận động tôi tiến hành xen lồng các câu chuyện cổ tích hoặc câu chuyện gắn thực tiễn cuộc sống để trẻ được trải nghiệm, được thi đua giữa các cá nhân, giữa đội thi. Sau mỗi lần trẻ thực hiện tôi lại động viên khích lệ trẻ bằng một trò chơi gắn, vui nhộn giúp trẻ thay đổi không khí khi tham gia vào tiết học.
Bênh cạnh đó, tôi cũng chú ý phân loại trẻ yếu kém, nhút nhát để động viên trẻ kịp thời, giúp trẻ tự tin khi tham gia vận động. Khi trẻ mắc lỗi trong quá trình thực hiện vận động tôi sẽ ko trách mắng trẻ mà động viên trẻ cùng thực hiện lại bài tập cùng cô. Sau mỗi hoạt động thể chất tôi sẽ quay lại video, ghi lại thành cuốn nhật kí để mình xem lại những gì mình đã làm được, còn thiếu sót gì? Phân loại được trẻ nhận thức nhanh, chậm, nhút nhát, tự tin,... để các buổi học tiếp theo tôi sẽ bố trí lớp học, cách học hiệu qủa hơn.
	Mỗi buổi học thông thường, giáo viên hay cho trẻ nhắc lại tên bài tập. Với cá nhân tôi, tôi sẽ cho trẻ vừa nhắc lại tên bài tập vừa thể thể hiện đồng loạt (với vận động đơn giản) để trẻ được khắc sâu bài học và tự tin hơn khi thể hiện cùng bạn một cách tự do thoải mái.
Hình ảnh 6: Cô cho trẻ tập vận động cơ bản
	Hồi tĩnh: Ở phần cuối hồi tĩnh hầu hết các giáo viên hay tìm những bài tập nhẹ nhàng đưa tay lên, xuống kết hợp bài nhạc nhẹ. Nhưng tôi thường hay cho trẻ tập một vài động tác cơ bản hít thở nhẹ nhàng của bài tập yoga, thả lỏng người để cơ thể nhẹ nhàng.
Hình ảnh 7: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
Với mỗi một giáo viên đều có cách thiết kế bài giảng hoặc xây dựng kế hoạch hoạt động lĩnh vực thể chất riêng. Nhưng để nâng cao được hoạt động dạy hiệu quả đạt chất lượng thì giáo viên cần phải chủ động trong việc sáng tạo, đổi mới phương pháp, đồ dùng trực quan, cách xây dựng thiết kế bài giảng linh hoạt theo từng lứa tuổi, thời điểm phù hợp. Đồ dùng đồ chơi cũng phong phú hấp dẫn trẻ để tăng lôi cuốn trẻ tham gia.
1.3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi
	Đối với chương trình giáo dục thể chất cho trẻ ngoài việc đổi mới nâng cao hoạt động thể chất trong giờ hoạt động có chủ đích thì giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục thể chất vào trong các hoạt động khác trong ngày của trẻ, hay các hoạt động hội thi, dã ngoại trải nghiệm, cụ thể:
* Thể dục sáng
Buổi sáng: Trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham gia thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong học tập, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức lao động tinh thần trách nhiệm với công việc cho trẻ.
Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ hoạt động tích cực.
Thể dục sáng được thay đổi phần nhạc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ như: dân vũ rửa tay, Việt Nam ơi, các bài hát tiếng anh vui nhộn, ... giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển các nhóm cơ theo yêu cầu của chương trình.
Ngoài ra, giáo viên nên thay đổi không khí vui chơi cho trẻ, cho trẻ chơi một số trò chơi vui nhộn sau mỗi hoạt động thể dục sáng, trẻ sẽ hăng hái tham gia giờ thể dục sáng hơn. Và việc lồng ghép nội dung giáo dục thể chất trong giờ thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Hình ảnh 8: Cô cho trẻ thể dục sáng
	* Giờ hoạt động ngoài trời, chơi tự do
Ở hoạt động ngoài trời trẻ được chơi, vận động với các đồ chơi có sẵn trong trường: thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu trượt, các vận động bò, trườn, trèo, tung, ném chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân.
Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, chim dổi lồng, kéo cưa lừa xẻ, bẫy cá, cá sấu lên bờ
Hình ảnh 9: Cô cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời
Trong giờ chơi tự do của trẻ tôi luyện tập thêm cho những trẻ phát triển chậm, không tiếp thu được trong giờ tập luyện, nhằm giúp trẻ theo kịp các bạn trong lớp, theo kịp chương trình, phù hợp với độ tuổi.
Các khu vực khác trên sân được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh gây hứng thú và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện. Đồ chơi tự tạo được bố trí xen kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném.
Hình ảnh 10: Cô cho trẻ chơi tự do
	Với hình thức tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan giúp cho trẻ hứng thú vào các hoạt động thể chất.
* Hoạt động góc
	Đối với trẻ Mầm non, hoạt động góc là một trong hoạt động diễn ra hàng ngày đối với trẻ và chiếm lượng thời gian khá nhiều. Chính vì vậy, việc tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục thể chất vào trong hoạt động góc là nhiệm vụ cần thiết. Việc lồng ghép nội dung giáo dục thể chất như thế nào tùy thuộc vào mỗi giáo viên. Và với cá nhân tôi, tôi tiến hành lồng ghép như sau:
Với các góc động như: góc phân vai, xây dựng thì ngoài việc trẻ được rèn các kĩ năng thông thường như xây dựng theo chủ điểm: trường Mầm non, vườn cây quả, ...hay trẻ được đi giao lưu mua bán giữa các góc chẳng hạn: các bạn góc xây dựng muốn xây dựng phải đi sang góc phân vai mua cây về trồng,.... qua việc trao đổi mua bán, xếp đặt đồ chơi các góc trẻ đã được thực hiện lặp đi lặp lại các vận động cầm, nắm, xếp đặt, đi lại đứng lên ngồi xuống,... Thì tôi còn cho trẻ vừa kết hợp thực hiện những vận động: đi trong đường hẹp, bật qua suối, hay đi theo đường zich zắc, bò thấp chui qua cổng,.... để trẻ ở góc xây dựng muốn sang góc phân vai mua cây thì phải đi trong đường hẹp để sang góc phân vai,.... và việc lồng ghép các nội dung bài tập này sẽ được thực hiện khi trẻ đã có một tiết hoạt động thể dục có chủ đích về đề tài vận động đó.
	Ví dụ: Ỏ chủ điểm gia đình: Trẻ ở góc xây dựng khu nhà bé ở. Trẻ ỏ góc bán hàng: bán hàng rào, cây hoa, gạch,....Thì trẻ ở góc xây dựng muốn sang góc phân vai phải đi qua đường hẹp để mua đồ dùng cần thiết về xây nhà. 
	Với góc dân gian: tôi sẽ bố trí góc chơi, đồ dùng phong phú và sẽ sáng tạo một số bài đồng dao kết hợp các vận động nhẹ nhàng để trẻ được chơi các trò chơi dân gian vừa bổ trợ củng cố bài tập vận động cần thiết, giúp việc lồng ghép nội dung giáo dục thể chất đạt hiệu quả cao.
	Với các góc tĩnh: học tập, nghệ thuật,....trẻ ngoài việc được củng cố các kiến thức đã học, các kĩ năng cơ bản: kĩ năng tô màu, nặn, mở sách, gập sách, làm đồ chơi tự tạo, đếm nhận biết làm quen với toán,...thì tôi còn xen lồng tích hợp nội dung lồng ghép các bài tập v

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat_cho.doc