Báo cáo biện pháp Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi
Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nếu thiếu âm nhạc thì cuộc sống của con người chẳng khác gì cây xanh thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp.Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, trong trẻo của âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện. Không như các loại hình nghệ thuật khác: hội hoạ, văn học, điện ảnh , âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình,Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Ly Hoài Đơn vị công tác : Trường mầm non Ánh Sao Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2019 - 2020 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nếu thiếu âm nhạc thì cuộc sống của con người chẳng khác gì cây xanh thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp.Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, trong trẻo của âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện. Không như các loại hình nghệ thuật khác: hội hoạ, văn học, điện ảnh, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấucùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình,Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấuQua lời ca trong sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.Trẻ mầm non dể xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm xukhomlinki đã khẳng định “ Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo.Vì vậy khi nói đến tuổi mẫu giáo, người ta thường đề cập đến màu sắc và âm thanh. Thật là một thiếu sót lớn nếu các em không được sống trong môi trường âm nhạc.Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động, tạo điều kiện phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu để đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ điểm và theo lấy trẻ làm trung tâm , nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức âm nhạc cũng như kiến thức các môn học khác một cách nhẹ nhàng mà lô gich, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò ép, áp đặt đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” Nên khi thực hiện chương trình mầm non mới, tôi luôn băn khoăn, tìm tòi để môn hoạt động âm nhạc đạt chất lương cao. Nhận thức được điều đó , tôi đề ra : “ Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt đông âm nhạc dạy trẻ 4- 5 tuổi” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ ở lý luận Âm nhạc là một bộ phận quan trọng của văn hóa nghệ thuật, một trong những yếu tố tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực phát triển nền kinh tế xã hội. Quan điểm đó vừa là cơ sở phương pháp luận cho việc xác định tính tất yếu khách quan của việc xây dựng, phát triển nền Âm nhạc xã hội chủ nghĩa, vừa khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Âm nhạc trong đời sống xã hội nói chung và hệ thống nhà trường nói riêng. Âm nhạc cũng như các trào lưu nghệ thuật khác luôn luôn ở trạng thái chuyển động và phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, dù ở bất cứ thời điểm nào thì Âm nhạc cũng làm tròn sứ mệnh của mình đối với con người, nó tô điểm và làm phong phú thêm cho cuộc sống tinh thần của con người. Như nhà phê bình Âm nhạc Xê rốp đã nói “ Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn ” Giống như ngôn ngữ, Âm nhạc có thể truyền đạt những cảm xúc của con người như : vui, buồn ,ưu tư hay phấn khởi .Khi thưởng thức một tác phẩm Âm nhạc, người nghe có thể tự mình đánh giá về những cảm xúc mà người nhạc sĩ muốn gửi gắm vào trong tác phẩm .Các nhà lý luận phê bình Âm nhạc cho rằng: “Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm”.Cho dù tác phẩm Âm nhạc chỉ biểu hiện, bộc lộ và truyền đạt tình cảm đến người thưởng thức, thì loại hình nghệ thuật này vẫn giữ vững chức năng của nó. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, Âm nhạc gồm 3 chức năng : “Thẩm mỹ - Giáo dục - Nhận thức”. Âm nhạc làm cho người nghe hướng thiện hơn biết chọn lọc cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.Thông qua việc thưởng thức Âm nhạc, con người thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Có thể nói “ Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta ”. 2. Thực trạng vấn đề. a. Thuận lợi Luôn được sự giúp đỡ quan tâm của đội ngũ BGH Giáo viên có trình độ chuyên môn , yêu nghề ,mến trẻ , nhiệt tình trong công tác. Luôn được sự quan tâm , ủng hộ của các bậc phụ huynh Bản thân luôn, tìm tòi sáng tạo,khám phá những gì liên quan đến trẻ mầm non,đặc biệt là hoạt động Âm nhạc . 100% trẻ được đến trường, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi. Trẻ lớp tôi các con rất thích ca ca hát , thông minh nhanh nhẹn, thích nghe nhạc ,thích múa.Thuận lợi cũng nhiều nhưng bên cạnh đó không sao tránh khỏi những khó khăn. b. Khó khăn: Trẻ đa phần học tư thục chuyển sang ,nên kiến thức kĩ năng còn nhiều hạn chế như : trẻ hát tự do,hát theo cảm hứng ,hát chưa hát đúng giai điệu lời ca, , hát chưa đúng nhạc, kỹ năng nghe còn yếu, chưa biết quan sát lắng nghe cô hát phân biệt trường độ (độ ngân dài - ngắn của âm thanh), độ cao (độ cao - thấp) của âm thanh trên đàn để hát cho đúng. Các cách vận động phụ hoạ theo bài hát, cũng như tình cảm, tính chất của từng bài hát còn chưa đạt mục tiêu. Một số trẻ thích chơi một mình, lầm lì, ít nói, không thích tham gia vào các hoạt động theo nhóm, hoạt động tập thể Một số đồng chí giáo viên chưa chú trọng đến luyện hát đúng cho học sinh, ít tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp học sinh thẩm thấu về âm nhạc. Một số giáo viên ít sử dụng đàn trong các tiết học nên học sinh hát chưa chuẩn về trường độ và cao độ của bài hát. Đồ dùng trang phục, đạo cụ, nhạc cụ dụng cụ dành cho cô và trẻ (như thanh phách, song loan, Trống , đàn ,.) chưa phong phú. Phụ huynh đa phần làm công nhân xí nghiệp nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của trẻ. Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu ở trên đã đặt ra những câu hỏi cho tôi là sẽ dạy như thế nào? Tổ chức các hoạt động đó ra sao? trong các tiết dạy để đem lại hiệu quả cao nhất? Nếu trong tiết dạy chỉ sử dụng khô cứng theo quy trình thì trẻ sẽ nhanh chán giờ học buồn tẻ, không hấp dẫn trẻ. Từ thực tế đó theo tôi ngoài việc tổ chức giờ học theo đúng quy trình ,thì phải sáng tạo đổi mới tổ các hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ.Tôi luôn trăn trở suy nghĩ và đã đưa vào thực hiện một số biện pháp sau. 3. Các biện pháp tiến hành. “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, mỗi trẻ em hôm nay là một chủ nhân tương lai của đất nước. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ buộc người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc theo su hướng cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ đựơc tham gia vào các hoạt động đổi mới, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ được phát triển toàn diện cả về thẩm mĩ và trí tuệ. Chính vì vậy, mà tôi đã lựa chọn một số biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mĩ và cảm thụ âm nhạc cho trẻ lớp tôi. 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá, phân nhóm trẻ thông qua các hoạt động âm nhạc. Ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trẻ không chỉ có sự phát triển cơ thể, sự phát triển tình cảm xã hội, ngôn ngữ mà trẻ còn phát triển đa dạng các lĩnh vực khác trong đó phải kể đến sự phát triển phát triển thẩm mỹ đặc biệt là hoạt động âm nhạc. Việc phát triển phát triển thẩm mỹ giúp rèn luyện phát triển tố chất ca hát và tình cảm. Ngay từ khi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, việc đầu tiên tôi nghĩ đến là phải khảo sát để đánh giá khả năng cảm thụ âm nhạc, của trẻ, từ đó xây dựng các biện pháp tiếp theo phù hợp và đạt hiệu quả cao. (Minh chứng bảng khảo sát xem phần phụ lục) Qua việc khảo sát tôi thấy ở hoạt động dạy hát nhiều trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động này ,còn nhiều trẻ hát tuự do dẫn đến kết quả thấp . Phần khảo sát nghe hát thì khả quan hơn xong cũng không lấy làm tôi hài lòng , vừa khả quan lại khiến tôi thất vọng phần khảo sát vận đông theo nhạc thì quá thấp so với mong đợi cuả tôi về hoạt động này, cuối cùng thì hoạt động trò chơi âm nhạc cũng nằm chung trong khảo sát về hoạt động âm nhạc là rất thấp. Với kết quả khảo sát trẻ như trên tôi đã tiến hành phân nhóm đối tượng trẻ, từ đó tôi có kế hoạch xây dựng các biện pháp giáo dục tiếp theo phù hợp với đặc điểm của từng nhóm: * Nhóm 1: Trẻ tích cưc hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc * Nhóm 2: chưa tích cưc tham gia hoạt đông các hoạt động âm nhạc Trong khi tổ chức các hoạt động nhằm phát triển thẩm mĩ,lòng đam mê ca hát cho trẻ tôi luôn chú ý tới đặc điểm của từng nhóm đối tượng trẻ để có sự tác động, kích thích phù hợp giúp trẻ tích cực trong hoạt động Âm nhạc mang lại kết quả cao nhất. 3.2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động âm nhạc Ngay từ đầu năm học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ mầm non nói chung và việc phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc 4-5 tuổi nói riêng. Vì trên thực tế phụ huynh lớp tôi phụ trách chưa thực sự quan tâm tới quá trình phát triển của con em mình, một số gia đình còn luôn phó thác trách nhiệm cho giáo viên trên lớp. Bên cạnh đó, có nhiều gia đình còn quan niệm, với trẻ mầm non còn nhỏ, phát triển thẩm mĩ mà nói không quan trọng hoặc chưa cần thiết đối với trẻ nên việc tuyên truyền với phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, khi tiến hành khảo sát đánh giá khả năng phát triên thâmr mĩ cho trẻ lớp mình, tôi thấy kết quả còn rất thấp. Trong khi đó, việc phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi là rất cần thiết. Bởi trẻ mầm non dể xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dể tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ . Với phương châm “Hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em” thông qua giờ đón trả trẻ, qua điện thoại, qua thư điện tử tôi đã phát động mỗi bậc phụ huynh cần luôn quan tâm chăm sóc con em mình ở mọi lúc mọi nơi, tạo cho trẻ những cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc. Không dừng ở đó, tôi còn thiết kế các mẫu phiếu điều tra gửi tới tận tay từng phụ huynh ( Minh chứng phiêú điều tra phần phụ lục) Sau đó, tôi tổng hợp kết quả điều tra trên phiếu đã phát cho phụ huynh để nắm được khả năng phát triển của từng trẻ từ đó, giúp cho việc phân nhóm trẻ và lên kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục âm nhạc, trò chơi cho từng nhóm trẻ. Đồng thời, căn cứ vào phiếu điều tra và qua việc trao đổi với phụ huynh bằng các cách khác nhau: trực tiếp, qua thư điện tửnắm được hiểu biết cũng như sự quan tâm giáo dục trẻ tại gia đình, tôi đã lên kế hoạch để tuyên truyền vận động cụ thể với từng nhóm phụ huynh trong lớp để phụ huynh nắm được tầm quan trọng của việc PT thẩm mĩ thông qua hoat động âm nhạc cho con em mình. Từ đó, phụ huynh lớp tôi đã hiểu, các buổi thảo luận, trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên đạt hiệu quả cao. Cha mẹ trẻ tích cực phối hợp cùng giáo viên trên lớp trong việc PT thẩm mĩ thông qua hoat động âm nhạc cho trẻ tại lớp cũng như ở nhà, kết quả thu được rất khả quan. Từ đó, tôi tiến hành thực hiện các biện pháp tiếp theo. 3.3. Biệp pháp 3: Thiết kế,tổ chức các hoạt động âm nhạc . a/ Hoạt động dạy hát: *Mục tiêu + Dạy trẻ hát đúng giai điệu, tiết tấu những bài hát phù hợp với lứa tuổi, để tập cho trẻ hát đồng đều, hoà giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của tập thể. + Qua giai điệu, tiết tấu lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. + Dạy cho các em biết phân biệt âm thanh cao - thấp, dài- ngắn với tốc độ khác nhau và tập nhận xét hướng đi của chuỗi âm thanh ( đi lên- đi xuống - đi ngang,.) + Phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua ca hát, biểu diễn, trò chơi và kể chuyện âm nhạc. + Giúp trẻ nắm được và thực hiện chính xác các bước cần thiết của quá trình học hát và rèn luyện thực hiện các bước đó một cách thành thạo. y. Giúp trẻ biết vận dụng các khả năng, năng lực, năng khiếu mà mình vốn có để cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó thích hợp với từng bài hát có tính chất giai điệu khác nhau. *Quy trình dạy hát : + Giới thiệu bài (giới thiệu về tác giả, tác phẩm) + Nghe hát mẫu bài hát + Đọc lời ca theo tiết tấu + Khởi động giọng ( Luyện thanh) + Hát Thực tiễn dạy hát đã khẳng định sự đúng đắn của các bước học trên. Để làm cho trẻ có thói quen và kỹ năng các bước học, cần giúp trẻ từng bước để trẻ biết cách thực hiện . * Quá trình học hát của trẻ: + luyện thanh (luyện giọng): Luyện thanh ở đầu tiết học hát có tác dụng giúp trẻ khởi động, làm mềm mại cơ quan cảm âm và phát âm của trẻ. Trẻ sẽ nhạy cảm với việc nghe đúng, hát đúng cao độ, phát âm và nhả chữ. Luyện thanh đơn giản chỉ tiến hành 2 – 3 phút . VD: Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh khởi động giọng qua 2 mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây: Luyện thanh giúp trẻ cả về đọc và nghe nhạc, phát triển âm vang, tròn ấm. Nếu làm được như vậy ở tất cả các tiết học thì sẽ phát triển giọng hát của trẻ sau này + Cô phải sử dụng khả năng, năng lực có tính chính xác để trẻ hát thuộc và đúng giai điệu lời ca bài hát, giúp trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc bằng một tình cảm trong sáng, lành mạnh mới có thể diễn đạt được tính chất của bài hát. Trong quá trình dạy cô cần nghiên cứu kỹ hơn các bước học để giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ lâu. + Giới thiệu bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm là một bước quan trọng vì nó là một bước khởi đầu cho việc dạy học một bài hát. Giáo viên phải có một lời giới thiệu hấp dẫn, nhẹ nhàng . + uốn nắn những sai sót. Trong quá trình học hát. sửa hát sai là việc cần thiết , giáo viên cần tập năng lực phát hiện, sau đó có thể kết hợp việc hát mẫu cho rõ ràng hơn với sự nỗ hỗ trợ của các hình dấu trên bảng gợi ra cảm giác âm thanh cho trẻ. Nhưng điều trước tiên là giáo viên phải phát âm chuẩn mới uốn nắn và sửa sai cho các em được. .Vì vậy, việc uốn nắn những sai sót trong khi hát là một điều rất cần thiết để rèn cho trẻ từ tư thế ngồi, đứng hát phát âm chuẩn. Nhưng chúng ta cần phải thường xuyên liên tục quan tâm sửa sai từng kĩ thuật nhỏ trong khi daỵ hát thì mới phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc và học hát của trẻ . Song cuối cùng có thể vẫn phải chấp nhận một số sai sót nhỏ, không vì câu nện mà làm trẻ mệt mỏi và chán nản trong khi hát. + dạy hát hoà hợp trong tập thể. - Trong giờ học hát chúng ta vẫn thấy trẻ hát còn chưa được đều, người hát to, người hát nhỏ, hát sớm, hát chậm. Ở trẻ mầm non không thể tránh khỏi tình trạng như vậy song ở mầm non hình thức hát hát tập thể (đồng ca, tốp ca, hợp xướng, hát tập thể trong lớp và sân trường râ ít . Giáo viên cần phai quan tâm và lựa chọn hình thức này ,đó là tiếng hát hoà hợp là hát đều về nhịp điệu, về âm lượng (tức là không có tiếng hát e dè, lí nhí, không có tiếng hát trội giọng, gào thét). Các giọng hát đều ấm áp, trong sáng, góp giọng của từng người trong tiếng hát chung. Dạy được điều này giáo viên cần thường xuyên khích lệ những trẻ rụt rè, chưa quen hoạt động tập thể, đồng thời sự tập luyện thường xuyên chắc chắn sẽ tạo được những ý thức và kĩ năng hát hoà hợp trong tập thể. Nếu thực hiện được như vậy sẽ làm cho chất lượng tiếng hát ngày một nâng lên,. +Tập đọc nhạc theo kí hiệu. Đây là một trong điểm đổi mới của chuyên đề, với phần này trẻ sử dụng các kí hiệu tay trong âm nhạc và hiểu được các kí hiệu đó, giáo viên cần hướng dẫn kí tỉ mỉ từng thao tác ứng với từng nốt nhạc sau cho trẻ đọc theo kí hiệu. b/ Dạy trẻ vận động theo nhạc *Mục tiêu: - Vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. * Quy trình dạy vận động +Nghe giai điệu đoán tên bài hát + Hát lại bài hát + Hỏi trẻ các cách vận động + Cô giới thiệu vận độn + Cô vận động mẫu + Cô tổ chưc cho trẻ vận động theo nhạc bằng nhiều cách khác nhau. * Quá trình dạy vận động: Căn cứ vào tính chất âm nhạc của các bài hát và nội dung giáo dục âm nhạc, để trẻ thực hiện các động tác vận động minh họa, hoặc bài múa mô tả sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ kết hợp với dụng cụ âm sao cho phù hơp. + Vận động minh họa,múa : Ví dụ : bài Chim mẹ, chim con. Cho con. Múa với bạn tây nguyên. Con cào cào + Gõ đệm hòa theo nhịp điệu âm nhạc: Căn cứ vào nhịp, phách thường gặp trong các ca khúc mầm non, chương trình giáo dục âm nhạc đã xây dựng một số các mẫu hình tiết tấu: Vỗ theo phách, theo nhịp,theo tiết tấu nhanh, chậm, tiết tấu phối hợp. +Vỗ theo nhịp: Chỉ vỗ và gõ vào phách mạnh sau vạch nhịp. Ví dụ: Ngày vui của bé, Em yêu cây xanh.. +Vỗ theo phách: Mỗi phách trong ô nhịp vỗ hoặc gõ một tiếng ( Phách thứ nhất trong ô nhịp vỗ mạnh hơn). Ví dụ bài: Làm chú bộ đội, Cả nhà thương nhau, Mùa xuân +Vỗ hoặc gõ theo âm hình tiết tấu của bài hát: +Vỗ( gõ) vào độ dài từng nốt ( tức là vỗ tay vào từng từ của lời ca) Ví dụ: Bạn ở đâu, nhà của tôi,vì sao chim hay hót + Vỗ theo tiết tấu nhanh : Ví dụ :Cháu vẫn nhớ trường mầm non, Em đi chơi thuyền, Ai cũng yêu chú mèo , Sắp đêns tết rồi,đố bạn, cháu vẽ ông mặt trời. + Vỗ theo tiết tấu chậm: Ví dụ Đường và chân, Thương con mèo, Hoa trường em, Cháu yêu cô chú công nhân, +Vỗ theo tiết tấu phối hợp: Ví dụ: Cháu yêu cô chú công nhân, con chuồn chuồn, Ngày vui mồng 8/3 * Ngoài ra: Trẻ tự tạo ra tiết tấu khi nghe nhac, nghe hát bằng cách gõ đệm. + Trẻ nghe nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. +Trẻ tự tạo ra các âm thanh: + Từ các bộ phận trên cơ thể: Vỗ tay, giậm chân, âm “ ư, a” + Từ các nguyên liệu thiên nhiên: Kèn lá, gáo dừa, phách tre c/ Nghe hát,nghe nhạc : *Mục tiêu: + Nhằm phát triển khả năng nghe, tạo cho trẻ có được những ấn tượng đẹp về mọi thứ xung quanh. *Quy trình nghe hát ,nghe nhạc + Cô giới thiệu bài nghe hát,bản nhạc + Cô cho trẻ nghe lần 1 + Cô giảng nội dung bài nghe hát,bản nhạc.. + Cô cho trẻ nghe lần 2 + Cô cho trẻ nghe lần + minh họa+ trẻ hưởng ứng cùng cô. * Quá trình nghe hát ,nghe nhạc của trẻ: + Nghe cô giáo hát, nghe qua các phương tiện nghệ thuật ( Băng đĩa, đài, video .). + Luôn lựa chọn những bài hát,bản nhạc nhẹ nhàng ,lời hát giai điệu mang đậm dân ca. với những yêu cầu đơn giản. + Cho trẻ nghe các bản nhạc không lời, các bản nhạc nước ngoài cuả các nhạc sĩ nổi tiếng để cho trẻ thưởng thức những tinh hoa của loài người d/ Trò chơi âm nhac : * Mục tiêu + Tham gia trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo + Trò chơi âm nhạc rèn tai nghe âm nhạc cho trẻ + Trò chơi âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp + Trò chơi âm nhạc là trò chơi sử dụng các thuộc tính của nghệ thuật âm nhạc để thiết kế thành trò chơi nhằm tạo hưng phấn cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc , mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc.doc