Vận dụng dạy tích hợp liên môn trong đọc văn “hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
Trải qua nhiều thập kỉ, nền giáo dục Việt Nam trên đà phát triển, bắt nhịp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện đại, của công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học. Mỗi môn học không còn đứng riêng độc lập, mà có tính liên kết chặt chặt với các môn khác. Dạy học truyền thống từng chú trọng đào sâu kiến thức của từng môn, nghĩa là học môn nào thì biết môn đó.Nhưng cuộc sống vốn đa dạng, phong phú, phức tạp. Kiến thức nhân loại lại mênh mông, có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, gắn giảng dạy lí thuyết với thực hành. Học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức mà phải là người chủ động, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiền dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Một trong những phương pháp đổi mới giảng dạy những năm gần đây là dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy năng lực đó của học sinh.
Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp bộ môn. Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không, phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài có liên quan, có thể giáo dục các em lòng thương người, lòng yêu nước, nói thêm cho các em biết thêm về kĩ năng sống, về tình yêu trong sáng, về văn hóa truyền thống
Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy Ngữ văn THPT, tôi đã vận dụng dạy tích hợp liên môn. Trong giải pháp này, tôi xin giới hạn ở nội dung: Vận dụng dạy tích hợp liên môn trong tiết Đọc văn “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam),
SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG ĐỌC VĂN “HAI ĐỨA TRẺ” (THẠCH LAM) Người thực hiện: Lê Thị Huyền Nga Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU01 1.1. Lí do chọn đề tài.01 1.2. Mục đích nghiên cứu.02 1.3. Đối tượng nghiên cứu.02 1.4. Phương pháp nghiên cứu...02 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm..03 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 03 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 04 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 06 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Một số cách tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân... để dạy Ngữ văn Trung học phổ thông (Phần đọc hiểu tác phẩm văn học).....................06 2.3.2. Vận dụng Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, kiến thức nội môn thông qua bài “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ........12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..17 3.1. Kết luận...17 3.2. Kiến nghị.17 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn sáng kiến Trải qua nhiều thập kỉ, nền giáo dục Việt Nam trên đà phát triển, bắt nhịp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện đại, của công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học. Mỗi môn học không còn đứng riêng độc lập, mà có tính liên kết chặt chặt với các môn khác. Dạy học truyền thống từng chú trọng đào sâu kiến thức của từng môn, nghĩa là học môn nào thì biết môn đó.Nhưng cuộc sống vốn đa dạng, phong phú, phức tạp. Kiến thức nhân loại lại mênh mông, có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, gắn giảng dạy lí thuyết với thực hành. Học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức mà phải là người chủ động, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiền dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Một trong những phương pháp đổi mới giảng dạy những năm gần đây là dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy năng lực đó của học sinh. Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp bộ môn. Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không, phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minhvới tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài có liên quan, có thể giáo dục các em lòng thương người, lòng yêu nước, nói thêm cho các em biết thêm về kĩ năng sống, về tình yêu trong sáng, về văn hóa truyền thống Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy Ngữ văn THPT, tôi đã vận dụng dạy tích hợp liên môn. Trong giải pháp này, tôi xin giới hạn ở nội dung: Vận dụng dạy tích hợp liên môn trong tiết Đọc văn “Hai đứa trẻ” ( Thạch Lam), 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao hiệu quả việc dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông. - Phát huy tính tích cực của học sinh. - Khơi dậy tình yêu văn chương cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Tích hợp liên môn trong giảng dạy Ngữ văn Trung học phổ thông. - Học sinh lớp 11B1, 11B4 tại Trường THPT Thạch Thành 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Dạy học tích hợp liên môn áp dụng cho lớp 11B4 - Không áp dụng dạy học tích hợp liên môn cho lớp 11B1 - Đối sánh giữa 2 lớp có áp dụng dạy học tích hợp liên môn và lớp không áp dụng, kiểm chứng qua kết quả bài tập vận dụng, bài làm của học sinh rồi rút ra kết luận về hiệu quả của phương pháp dạy học tích hợp liên môn. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"? Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS.” 2.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy Ngữ văn Trung học phổ thông. Trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã nêu rõ: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học phổ thông: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng..., lòng ghét cái xấu, cái ác (...).Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn làm được điều đó thì vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn – tiếng Việt – Tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế . 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Thuận lợi - Với học sinh: Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. - Với giáo viên: Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học.Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 2.2.2. Khó khăn - Với học sinh: Các em còn có thói quen học theo cách cũ là đọc - chép, học thuộc lòng. Cho nên, khi học theo hướng tích hợp, lượng kiến thức rộng hơn, xâu chuỗi nhiều bộ môn hơn sẽ làm cho các em lúng túng. Bởi vì, kiến thức ngay trong một môn các em chưa nắm vững, thì việc tích hợp các môn khác, nếu không khéo léo hướng dẫn, các em dễ nhầm lẫn, biến một giờ văn thành một giờ học giáo dục công dân, Lịch sửmột cách sống sượng. - Với giáo viên: Phương pháp dạy tích hợp liên môn dù xuất hiện mấy năm gần đây nhưng so ra vẫn còn mới mẽ. Ngay ở Bộ GD-ĐT mới đưa ra chủ trương, chỉ đạo, hướng dẫn ở cấp vĩ mô, chứ chưa có một giáo án mẫu, cách dạy mẫu. Vì thế, giáo viên ngại tiếp cận với sự đổi mới. Nếu có thực hiện thì vẫn chưa thực sự tự tin. 2.2.3. Đánh giá thực trạng dạy học khi chưa áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp - Kết quả học tập Lớp 11B1 chưa áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp, điểm số kết quả học tập của học sinh học kì I, năm học 2018 – 2019 thấp hơn lớp 11B4, lớp đã được áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp (Phụ lục 1 kèm theo) Chất lượng bài kiểm tra 90 phút (bài viết số 03) môn Ngữ văn của học sinh lớp 11B1 Trường THPT năm học 2018 – 2019 khi giáo viên chưa dạy học tích hợp liên môn cũng thấp hơn so với lớp 11B4 đã được áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp (Phụ lục 1 kèm theo) - Những mặt còn hạn chế Là người trong ngành giáo dục, cụ thể là giáo viên dạy môn Ngữ văn, chúng tôi thấy rằng, thực tế hiện tại phần lớn học sinh không có hứng thú với việc học Ngữ văn. Điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh các tiết dạy Ngữ văn ở lớp 11B1, học kì I năm học 2018-2019, khi giáo viên chưa dạy học tích hợp liên môn thấp hơn so với lớp 111B4 đã được áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp là một minh chứng (Phụ lục 1 kèm theo). 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Một số cách tích hợp kiến thức các môn học Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân... để dạy Ngữ văn Trung học phổ thông ( Phần đọc hiểu tác phẩm văn học) Điều kiện để thực hiện - Chuẩn bị của giáo viên + Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học, bao gồm những kiến thức chuẩn nào của các môn sẽ đạt được trong bài học sắp dạy, nhằm gắn kết, liên hệ các kiến thức của các bộ môn khác với môn Ngữ văn nhằm mục đích mở rộng kiến thức. Phải tính đến đặc trưng bộ môn Ngữ văn trong giờ Đọc văn là hướng dẫn học sinh tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, chứ không phải biến một giờ văn thành một giờ dạy sử, dạy địa, dạy GDCD. Kiến thức liên môn hoặc nội môn chỉ có vai trò hỗ trợ, soi chiếu vào tác phẩm văn học, chứ không thể thay thế môn Ngữ văn. + Giáo viên phải lập bảng mô tả các mức độ đánh giá của bài học với 4 mức Nhận biết -Thông hiểu -Vận dụng -Vận dụng cao theo trục dọc và trục ngang để làm cơ sở đánh giá năng lực học sinh. + Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của bài học trước khi thiết kế giáo án tích hợp. + Giáo viên phải chuẩn bị học liệu, thiết bị dạy học. + Giáo viên phải hướng dẫn trước cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Cho học sinh tự chọn đề tài cho thảo luận nhóm, chuẩn bị thuyết trình bằng nhiều hình thức trước lớp khi tiến hành tham gia giờ học trên lớp - Chuẩn bị của học sinh + Học sinh sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung đến bài học. + Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm Cách tích hợp các bộ môn thuộc khoa học xã hội để dạy phần Đọc văn Trung học phổ thông - Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCDđể tìm hiểu mục Tìm hiểu chung Lịch sử và văn học vốn có sự gần gũi với nhau. Thời phong kiến, văn học trung đại đã có hiện tượng Văn-Sử- Triết bất phân( theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú). Thực ra, lịch sử của một dân tộc cũng là lịch sử tâm hồn của dân tộc đó. Xã hội nào, văn học đó. Một tác giả xuất hiện, tác phẩm ra đời đều gắn liền với một thời kì lịch sử nhất định. Để đánh giá khách quan giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một tác phẩm văn chương trong nhà trường, cần đặt nó trong không gian địa lí, thời gian lịch sử mà nó ra đời. Có những tác phẩm vượt thời gian, thậm chí đi ngược lịch sử để sống mãi với muôn đời. Lịch sử đen tối như thời Nguyễn Du sống nhưng Truyện Kiều của ông trở nên bất hủ. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, giữa những ngày đánh Mĩ ác liệt nhất trở thành bài thơ viết về tình yêu đôi lứa hay nhất Khi tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD để Đọc văn, giáo viên chú ý những đơn vị kiến thức quan trọng ở phần Tiểu dẫn: + Tích hợp lịch sử: liên quan đến tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Đây là chỗ tích hợp để GV hướng dẫn học sinh lí giải tác động, ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử rộng và bối cảnh lịch sử hẹp đến việc hình thành tài năng nhà văn và giá trị tác phẩm. + Tích hợp địa lí: liên quan đến quê hương tác giả. Mỗi tác giả đều gắn với một vùng đất. Nó là cái nôi để ươm mầm tài năng, cũng là nơi để lí giải bút danh nhà văn, qua đó thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của họ ( Bút danh Nam Cao, Tô Hoài, Tản Đà) + Tích hợp GDCD: liên quan đến gia đình và những chặng đường quan trọng trong sự nghiệp chính trị và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Dạy tác giả Tố Hữu, sau khi tìm hiểu tiểu sử, GV có thể cho học sinh rút ra những điều tâm đắc từ cuộc đời nhà thơ nhằm giáo dục các em về lí tưởng sống, về tinh thần đấu tranh cách mạng - Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD, kiến thức nội mônđể tìm hiểu mục Đọc hiểu văn bản + Tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội như lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục công dân Ngoài phần Tiểu dẫn luôn vận dụng đến kiến thức lịch sử thì khi Đọc - hiểu văn bản một số tác phẩm cụ thể, chúng ta phải có vốn kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục..vv.. nhất định để lý giải một số vấn đề, giúp học sinh hiểu rõ, sâu hơn về tác phẩm ( Có thể về một chi tiết nào đó, một nội dung nào đó ) Ví dụ: Đọc – hiểu văn bản Ai đặt tên cho dòng sông? ở chương trình lớp 12, khi nói về sông Hương gắn với lịch sử, GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức lịch sử để phân tích. Cụ thể: Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang (dòng sông thiêng) . Là dòng sông bảo vệ biên thuỳ “dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung đại”. Thế kỉ thứ mười tám nó vẻ vang soi bóng “kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.” “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa.” Sông Hương chứng kiến thời đại mới với cách mạng tháng Tám năm 1945. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản của nó. Từ đó đi đến kết luận: Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. Về tích hợp địa lí, GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp Sông Hương khi đến giữa thành phố Huế, tác giả chợt liên tưởng đến các con sông trên thế giới cũng chảy vào thành phố nhưng chảy “nhanh quá”: Sông Xen của Pa ri, sông Đa- nuýp của Bu – Đa – pét, sông Nê va của thành phố Lê – nin- grát. Để rồi, HS sẽ kết luận về vẻ đẹp riêng của sông Hương dành cho Huế, đó là điệu slow tình cảm. + Việc tích hợp các bộ môn xã hôi như giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm, chi tiết nghệ thuật hay tư tưởng tác phẩmGóp phần giáo dục ý thức công dân, rèn luyện kỹ năng sống, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội Ví dụ: Khi dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, GV tích hợp kiến thức GDCD để hướng dẫn HS tìm hiểu về bạo lực gia đình: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 có định nghĩa: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Em có suy nghĩ gì về hậu quả, nguyên nhân của hành vi bạo lực gia đình qua lời kể của người đàn bà hàng chài tại toà án huyện? - Tích hợp kiến thức nội môn: Tiếng Việt – Làm văn- Đọc Văn Trong giờ Đọc – hiểu văn bản văn học có lẽ nhóm kiến thức các phân môn trong nội bộ môn Ngữ Văn, gồm Đọc Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn ( Nhóm thứ nhất ) luôn luôn được vận dụng như là phương tiện quan trọng nhất và cơ bản nhất để khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản ( dù bổ dọc, hay bổ ngang ). Giáo viên thường đặt một số loại câu hỏi yêu cầu nhận biết, yêu cầu vận dụng, vận dụng cao : + Đọc hiểu văn bản nghị luận như Một thời đại trong thi ca ( Lớp 11); Tuyên ngôn Độc lập ( Lớp 12), GV đặt câu hỏi: Văn bản vận dụng thao tác lập luận gì?( Phân tích, giải thích, chứng minh, bác bỏ, bình luận). Đây là kiến thức Tập làm văn được học ở lớp 11. + Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hình thức nghệ thuật ? ( Từ ngữ được sử dụng ? Biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng hoặc phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ hoặc thao tác lập luận – cho các loại văn bản vv ) + Phân tích hiệu quả, tác dụng của việc sử dụng các hình thức nghệ thuật đó ( Dùng từ, đặt câu, âm điệu, các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ ..vv.. ) + Để nhấn mạnh khắc sâu làm nổi bật một ý nào đó, nhiều khi ta phải so sánh, đối chiếu liên hệ kiến thức giữa các văn bản khác nhau trong chương trình cũng có thể ngoài chương trình. GV gợi cho HS nhận biết, thông hiểu những văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để mở rộng và khắc sâu kiến thức bài đọc văn đang dạy. Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Lưu biệt khi xuất dương( Phan Bội Châu), giáo viên tích hợp nội môn theo hướng sau: + Tích hợp với các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc (đã học ở THCS) để giới thiệu sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu và những tác phẩm viết về cụ Phan. + Tích hợp với thơ trung đại từ Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi liên hệ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ) về Chí làm trai nhằm so sánh chí làm trai trong bài thơ ( thể hiện ở hai câu đề) + Tích hợp với Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) để liên hệ đến vấn đề vinh-nhục...nhằm so sánh ý thơ ở hai câu luận. + Tích hợp phần Tiếng Việt ( Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ), Làm văn ( thao tác lập luận so sánh, phân tích...) để cảm nhận cái hay, cái đẹp về ngôn ngữ trong bài thơ. - Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí, GDCD, kiến thức nội mônđể tìm hiểu mục Tổng kết bài đọc hiểu. + Tổng kết nghệ thuật văn bản: Giáo viên thường tích hợp kiến thức trong nội bộ hệ thống các bài đọc văn về các phương diện thể loại, ngôn từ để hướng dẫn học sinh đánh giá thành công nghệ thuật tác phẩm; + Tổng kết ý nghĩa văn bản: Giáo viên thường tích hợp giáo dục công dân để nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, vừa rèn kỹ năng làm bài nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm văn học. Ví dụ : Tổng kết Đọc hiểu bài Chiều tối ( Hồ Chí Minh) + Môn GDCD: GV Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân lớp 10( bài Công dân với cộng đồng; Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm đối với Đ
Tài liệu đính kèm:
- van_dung_day_tich_hop_lien_mon_trong_doc_van_hai_dua_tre_tha.doc