Tích hợp giáo dục giá trị sống vào giảng dạy Ngữ văn 12 qua giờ đọc hiểu văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Thế giới dành cho văn học một ví trị danh dự xứng đáng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy qua giải Nobel được trao thưởng hàng năm, bên cạnh những ngành khoa học khác. Điều đó có nghĩa là văn học với nhân loại là một tồn tại thiết yếu. Vậy mà hiện nay, đa số học sinh cảm thấy rằng học văn dường như là một việc dư thừa của cuộc sống. Vì sao một giờ dạy-học văn trở nên trống rỗng và xa lạ đến vậy. Ý thức tiếp nhận đó của học sinh đã tác động một cách tiêu cực đối với chính các em, khiến việc học văn trở nên thụ động, không hứng thú, đồng thời làm mất đi bản chất thực sự của văn học. Bởi Văn học là nhân học, văn học từ chính tâm hồn con người mà xuất hiện ở thế gian, văn học là nơi để con người tự hoàn thiện chính mình. Vấn đề này đòi hỏi người dạy chúng ta phải tìm cách đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy để đưa môn ngữ văn trở về với học trò.
Nhưng với tôi, một người thầy giảng dạy môn ngữ văn, sự thờ ơ đó của học sinh với môn văn vẫn chưa đáng sợ bằng một thực tế đang diễn ra trước mắt. Đó chính là hiện nay, học sinh được tiếp nhận một nền giáo dục hoàn chỉnh, nhân văn, nhưng không ít các em có những biểu hiện thái độ, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội. Thực tế, trong một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên học sinh hiện nay đã không quan tâm, không xác định được vai trò trách nhiệm của mình
đến gia đình, xã hội, đến cha mẹ, ông bà, đến việc học tập và cuộc sống bản
thân. Nhiều thanh niên học sinh có thói ích kỷ, chỉ biết đến việc hưởng thụ,
việc được chăm lo từ người khác mà không thấy được có nghĩa vụ phải
thương yêu, kính trọng và giúp đỡ cha mẹ, ông bà, gia đình. Trong nhà trường phổ thông nói chung, nhiều học sinh chỉ biết nhận sự chăm lo của cha
mẹ, của xã hội và từ nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè,
nhưng không biết và không thể hiện được trách nhiệm của mình đối với gia
đình, với cộng đồng xã hội nơi ở, chưa xác định được trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng tập thể lớp, xây dựng nhà trường. Đặc biệt, có một bộ phận
học sinh sống buông thả, có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống,
thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Nhiều học sinh không chăm lo cho việc học tập, rèn luyện của bản thân, sống không có lý tưởng, hoài bão, không xác định
được cho mình một con đường đi đúng đắn, để rồi không biết sau này khi tốt
nghiệp THPT sẽ làm gì cho cuộc sống bản thân, cho gia đình và xã hội.
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Thế giới dành cho văn học một ví trị danh dự xứng đáng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy qua giải Nobel được trao thưởng hàng năm, bên cạnh những ngành khoa học khác. Điều đó có nghĩa là văn học với nhân loại là một tồn tại thiết yếu. Vậy mà hiện nay, đa số học sinh cảm thấy rằng học văn dường như là một việc dư thừa của cuộc sống. Vì sao một giờ dạy-học văn trở nên trống rỗng và xa lạ đến vậy. Ý thức tiếp nhận đó của học sinh đã tác động một cách tiêu cực đối với chính các em, khiến việc học văn trở nên thụ động, không hứng thú, đồng thời làm mất đi bản chất thực sự của văn học. Bởi Văn học là nhân học, văn học từ chính tâm hồn con người mà xuất hiện ở thế gian, văn học là nơi để con người tự hoàn thiện chính mình. Vấn đề này đòi hỏi người dạy chúng ta phải tìm cách đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy để đưa môn ngữ văn trở về với học trò. Nhưng với tôi, một người thầy giảng dạy môn ngữ văn, sự thờ ơ đó của học sinh với môn văn vẫn chưa đáng sợ bằng một thực tế đang diễn ra trước mắt. Đó chính là hiện nay, học sinh được tiếp nhận một nền giáo dục hoàn chỉnh, nhân văn, nhưng không ít các em có những biểu hiện thái độ, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội. Thực tế, trong một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên học sinh hiện nay đã không quan tâm, không xác định được vai trò trách nhiệm của mình đến gia đình, xã hội, đến cha mẹ, ông bà, đến việc học tập và cuộc sống bản thân. Nhiều thanh niên học sinh có thói ích kỷ, chỉ biết đến việc hưởng thụ, việc được chăm lo từ người khác mà không thấy được có nghĩa vụ phải thương yêu, kính trọng và giúp đỡ cha mẹ, ông bà, gia đình. Trong nhà trường phổ thông nói chung, nhiều học sinh chỉ biết nhận sự chăm lo của cha mẹ, của xã hội và từ nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, nhưng không biết và không thể hiện được trách nhiệm của mình đối với gia đình, với cộng đồng xã hội nơi ở, chưa xác định được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng tập thể lớp, xây dựng nhà trường. Đặc biệt, có một bộ phận học sinh sống buông thả, có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Nhiều học sinh không chăm lo cho việc học tập, rèn luyện của bản thân, sống không có lý tưởng, hoài bão, không xác định được cho mình một con đường đi đúng đắn, để rồi không biết sau này khi tốt nghiệp THPT sẽ làm gì cho cuộc sống bản thân, cho gia đình và xã hội. Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà còn là khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn sẵn có ở mỗi con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che lấp khiến chúng ta xa rời với những điều quý giá, quan trọng và có ý nghĩa với chúng ta. Tôi thấy rằng chúng ta đã bỏ qua những cơ hội trong chính khả năng của mình để có thể cải biến tình hình, để góp phần làm tốt vai trò của giáo dục đối với nhân cách con người. Có nhiều cách thức và phương pháp khác nhau để tăng hứng thú cho học sinh với môn học và giáo dục hoàn thiện nhân cách cho các em. Nhưng trong phạm vi của báo cáo kinh nghiệm này, để có thể góp phần làm thay đổi thực tế trên, trong vai trò của người giảng dạy ngữ văn, tôi xin được trình bày đề tài “Tích hợp giáo dục giá trị sống vào giảng dạy ngữ văn 12 qua giờ đọc hiểu văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)” để quý thầy cô giáo và các bạn tham khảo. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế, xây dựng giáo án tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy Ngữ văn nói chung và áp dụng vào một giờ dạy cụ thể - đọc hiểu văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nhằm hai mục đích: - Đưa môn văn gắn liền với thực tế yêu cầu của xã hội, tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. - Giáo dục, bồi dưỡng, điều chỉnh nhân cách cho học sinh qua những giá trị sống lồng ghép trong nội dung bài học. 1.3.Đối tượng nghiên cứu Phương pháp tích hợp giáo dục giá trị sống vào giảng dạy ngữ văn. 1.4.Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh. - Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Ngữ Văn 12. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT. 4.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. 4.3. Phương pháp thực tập sư phạm Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 4.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Những yêu cầu của giáo dục - Xuất phát từ xu thế phát triển giáo dục: Thế giới bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều thành tựu phát triển của nền kinh tế tri thức, của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học với xu thế hoà bình và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, loài người chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đó là xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố quốc tế; sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo; hạn hán, lụt lội, thiên tai, biến đổi khí hậu...Những thách thức ấy đòi hỏi chúng ta phải có những thái độ ứng xử tích cực, đòi hỏi một xu thế phát triển giáo dục lấy "tâm lực" làm chủ đạo. Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống, phát triển các tố chất tâm lý, là phát triển tâm hồn, hướng tới cuộc sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hoà nhập với cộng đồng và gần gũi với thiên nhiên; tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có văn hoá và hạnh phúc. Khai thác, phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự phát triển nhân cách bền vững. - Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam: Trước những yêu cầu của thời đại, việc xác định những giá trị sống là rất quan trọng, vì vậy chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục như một đòi hỏi tất yếu. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đảng ta đã khẳng định: yếu tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã chỉ rõ: "Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện", Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh, nhưng chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục giá trị sống cho học sinh. Vì vậy, chưa giáo dục đầy đủ phẩm chất nhân cách, mới chỉ chú ý giáo dục kỹ năng sống, tức là giáo dục hành vi, rèn luyện biểu hiện bên ngoài. Cũng vì vậy, học sinh chưa hiểu bản chất của các kỹ năng sống cần thực hiện. Chẳng hạn, nếu học sinh hiểu con người phải có lòng nhân ái, giá trị của nó thì sẽ không có hiện tượng bạo lực trong học đường; học sinh hiểu cần trung thực, ý nghĩa của trung thực thì sẽ không có hiện tượng quay cóp. 2.1.2. Khái niệm giá trị sống và các giá trị sống cơ bản - Khái niệm: Giá trị sống (Living values) vốn là chủ đề đã được bản thảo từ khá sớm trong lịch sử. Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", “giá trị của cuộc sống") là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở của hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người. - GS. Phạm Minh Học đề xuất phuơng án xây dựng hệ giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay bao gồm: + Các giá trị chung của loài người: Chân, thiện, mĩ. + Các giá trị toàn cầu: Hoà bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, độc lập dân tộc, không xâm phạm chủ quyền. + Các giá trị dân tộc: Tinh thần dân tộc, yêu nước, Trách nhiệm cộng đồng. +Các giá trị gia đình: Hoà thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình. + Các giá trị của bản thân: trung thực, khoan dung, giản dị - Các giá trị sống cơ bản: Bên cạnh các giá trị mang tính bản sắc, đặc trưng cho mỗi dân tộc, vùng miền, có những giá trị mang tính nhân loại, có nghĩa là không phân biệt màu da, quốc tịch, vị trí địa límọi con người đều cùng hướng về những giá trị đó. Năm 1995, một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên hơn 100 nước, và các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả được Unesco công nhận với 12 giá trị sau: + Hòa bình: Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh mà còn là cảm thấy bình yên trong lòng, bình tĩnh và thư thái của trí óc. + Tôn trọng: trước hết là sự tự trọng – là biết giá trị của mình, sau đó là lắng nghe người khác, là biết người khác có giá trị như tôi. + Hợp tác: là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu chung. Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau, quan tâm và sẻ chia với nhau. + Trách nhiệm là tạo sự tin cậy và tín nhiệm với mọi người xung quanh, góp phần mình vào công việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi lòng trung thực. + Trung thực là nói sự thật, không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động. + Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm mọi thứ trở lên phức tạp; là biết trân tọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống + Khiêm tốn là nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng không khoác lác, khoe khoang; là biết lắng nghe và chấp nhân quan điểm của người khác + Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau; là cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của sự khác biệt và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa. Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên. + Đoàn kết là sự hòa thuận, hợp tác ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. + Yêu thương là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị của người khác, muốn làm điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ, quan tâm và thông hiểu. + Tự do: quyền lợi được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm. + Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực; tâm hồn tràn ngập niềm vui, hy vọng và ước mong điều tốt lành cho mọi người 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên. Tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát về vấn đề dạy học tích hợp liên môn tại trường THPT 4 Thọ Xuân, kết quả thu được như sau: Có 15% giáo viên chưa biết nhiều về dạy học tích hợp, chủ yếu là những giáo viên lớn tuổi. Nhưng có 38% giáo viên nhầm lẫn khái niệm tích hợp liên môn với tích hợp đa môn. Hơn 47% cho rằng cần tìm hiểu thêm về khái niệm này”. Cũng sử dụng phương pháp trên điều tra khảo sát về nội dung giáo dục giá trị sống tại trường, kết quả như sau: Có 20% giáo viên nêu được nội dung trọn vẹn của giá trị sống. Tới 75 % giáo viên nắm chưa đầy đủ về nội dung này. Và khoảng 5% các giáo viên trả lời cần tìm hiểu thêm về giá trị sống. Riêng đối với thực tế giảng dạy ngữ văn ở cả 3 khối lớp đều diễn ra thực trạng như sau: với 45 phút cho một tiết học để triển khai nội dung, hầu như giáo viên chỉ tập trung vào các hình tượng văn học, các kỹ năng phân tích, các kiến thức văn học mà coi nhẹ đi thiên chức của văn học, chính là cải biến tâm hồn con người. Đọc văn, cảm văn để mỗi người hoàn thiện cho tâm hồn mình đẹp hơn. Thực tế chúng ta đã đưa học sinh vào một guồng quay thi cử tới chóng mặt, khiến các em thụ động đón nhận mà quên đi cảm nhận của mình. 2.2.2. Thực trạng của học sinh Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ở 5 lớp 12 tại trường THPT 4 Thọ Xuân, tôi thu được những kết quả sau: - Đối với khái niệm giá trị sống và những giá trị sống cơ bản, có tới 58% các em học sinh không biết chính xác về giá trị sống, thậm chí có tới 24% hs hoàn toàn không nhớ tới khái niệm này. Còn lại 18% các em trả lời nhưng chưa trọn vẹn. - Đối với lí do nào khiến các e ngại học văn nhất, thu được kết quả như sau:35% hs cho rằng học thuộc, không kích thích tư duy như các môn tự nhiên khiến các e không thích. 43% hs cho rằng nội dung được học nhàm chán, xa rời thực tế của các em hiện nay. 12% hs thấy học văn cũng như những môn khác. Còn lại 10% các em trả lời yêu thích môn văn. Qua những kết quả điều tra ở trên chúng ta thấy rõ việc tìm cách đổi mới phương pháp dạy học, tư duy của người thầy là vô cùng cấp thiết, để môn ngữ văn không bị học sinh trốn tránh và bỏ qua. Với tư cách một môn học thuộc phân ban xã hội, ngữ văn cũng phải có trách nhiệm giáo dục, điều chỉnh phát triển nhân cách cho học sinh chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức. Thậm chí các giáo viên giảng dạy ngữ văn phải đặt mục tiêu này lên hàng đầu: dạy văn trước hết phải dạy làm người. 2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên Người dạy phải có ý thức trách nhiệm cao đối với thiên chức của mình. Giáo dục, bồi dưỡng nhân cách con người không thể tiến hành ngày một ngày hai. Và các giải pháp không thể thấy ngay kết quả. Nếu ta lơ là, coi nhẹ và bỏ qua khả năng giáo dục trong tầm tay của mình thì hậu quả đối với học sinh sẽ vô cùng nghiêm trọng. Việc giáo dục giá trị sống để học sinh nhận ra được cốt cách của con người không phải chỉ tiến hành ở một vài bài học cụ thể, mà nó xuyên suốt trong chương trình ngữ văn ở cả ba khối lớp. Đó là cả một quá trình cần sự bền bỉ, thay đổi thực sự trong tư duy của người thầy. 2.3.2. Áp dụng cụ thể qua tiết đọc hiểu văn bản Chiếc thuyền ngoài xa 2.3.2.1. Sơ đồ nội dung văn bản Chiếc thuyền ngoài xa Chiếc thuyền ngoài xa Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng Câu chuyện ở tòa án huyện Bức ảnh nghệ thuật Cảnh bình minh trên biển Bi kịch của gia đình hàng chài Nhân vật người đàn bà Nghệ sĩ Phùng Chánh án Đẩu 2.3.2.2. Những giá trị sống được tích hợp trong nội dung bài học - Giá trị hạnh phúc, trân trọng cuộc sống: Qua phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về cái đẹp toàn bích của cảnh bình minh trên biển. Nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khám phá được phần nào hiện thực cuộc sống sau chiến tranh cũng như hành trình săn tìm nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn cho chúng ta thấy những chân lí cuộc đời. Đằng sau cái đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật là vẻ đẹp của tâm hồn, của con người. Bức họa kia càng thêm sống động thực sự có linh hồn khi con người là chủ thể của bức tranh lại là những con người bình dị vùng ven biển miền Trung. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa tác động mãnh liệt đến tâm hồn Phùng, điều này chứng tỏ tâm hồn của người nghệ sĩ rất dễ nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên con người. Đồng thời qua phát hiện thứ nhất này nhà văn muốn khẳng định, những tác phẩm nghệ thuật vô giá không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của một hành trình đi tìm cái đẹp, quá trình lao động miệt mài của người nghệ sĩ chân chính. Khi bắt gặp cảnh đẹp người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình trong sáng vô ngần, từ đây nhà văn muốn nhấn mạnh khả năng nhân đạo hóa con người của nghệ thuật chân chính. => Học sinh biết trân trọng những vẻ đẹp dù nhỏ nhặt của đời thường. Biết yêu thương và cảm thấy hạnh phúc khi tự mình biết đi tìm những giá trị của cuộc sống vẫn đang tồn tại hàng ngày xung quanh ta. - Giá trị trung thực và trách nhiệm: Qua phát hiện thứ hai của Phùng là cảnh mà Phùng nhìn thấy khi chiếc thuyền tiến thẳng vào. Phùng nhìn thấy bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, là đứa con muốn bảo vệ mẹ lao vào bố một cách bản năng. Nó bị cha cho cái bạt tai ngã dúi mặt xuống cát. Toàn cảnh đời ngang trái, sự thật phũ phàng. Qua phát hiện thứ hai này Nguyễn Minh Châu cho chúng ta thấy đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp. Nhà văn muốn thể hiện cái đẹp của nghệ thuật dễ nắm bắt hơn cái đẹp của cuộc sống. Vì cái đẹp của cuộc sống cần có thêm hạnh phúc và tình thương. Và đôi cánh khi cái đẹp của ngoại cảnh làm khuất lấp cái xấu tồn tại ở đời sống. Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống. Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng cuộc đời không phải bao giờ lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật. Chứng kiến cảnh tượng đó người nghệ sĩ kinh ngạc đến sững sờ, anh như chết lặng bởi vì không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa kia là cái ác, cái xấu đến không thể tin được. Vừa mới đây thôi anh đã từng chiêm nghiệm: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Thế mà cảnh tượng cuộc sống của người dân làng chài chẳng phải là đạo đức. Nghệ sĩ Phùng là người lính từng cầm súng bảo vệ cuộc sống con người cho nên trước cảnh đó anh thấy bất bình, thấy người đàn ông thật độc ác, tàn nhẫn. Khung cảnh nên thơ về chiếc thuyền ngoài xa đã nhanh chóng tan vỡ, thay cho cảm xúc thăng hoa chỉ còn lại đau đớn xót xa. => Học sinh qua bi kịch của gia đình làng chài tự xây dựng cho mình về trách nhiệm của một thành viên trong tổ ấm, trách nhiệm của bản thân về một gia đình tương lai. - Giá trị yêu thương, khoan dung, vị tha, giản dị, khiêm tốn: qua nhân vật người đàn bà ở tòa án huyện. Người đàn bà hiện lên trong câu chuyện của nhiếp ảnh Phùng là một người đầy nhọc nhằn, lam lũ: “người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Một người phụ nữ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, đầy nhọc nhằn, đầy khổ sở và đầy thương cảm. Người đàn bà ấy tiếp tục ám ảnh người đọc bằng chi tiết “tấm áo bạc phếch có miếng vá, bửa thân dưới ướt sũng”, đã phần nào gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Giữa cảnh biển mênh mông lại xuất hiện một con người khiến người khác phải trằn trọc như thế này. Người đàn bà ấy còn đầy vẻ cam chịu và nhẫn nhục khi người chồng hằn học và mắng nhiếc. Đôi mắt của chị như xuyên sâu vào lòng người đọc, nó ám ảnh cho đến khi gấp trang sách lại. Ánh mắt của chị đầy thương xót, đầy ai oán và cũng đầy tình yêu thương dành cho những đứa con cho mình. Dọc theo hình trình đi tìm cái đẹp của nhiếp ảnh Phùng, người đàn bà đã trở thành tâm điểm cho vẻ đẹp ấy. Một vẻ đẹp đầy sự khó khăn, nhọc nhằn và đau khổ. Hành động bạo lực của người chồng khiến chị cứ câm lặng, không ai oán một lời. Và sự cam chịu ấy được lặp lại khi chị được gọi đến hầu tòa. Mặc dù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người phụ nữ ấy vẫn “không hé răng một lời”. Hình dáng “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại” càng khiến cho Phùng, cho Đẩu, và cho người đọc một nỗi ám ảnh khó bỏ. Tuy nhiên chỉ một lát, “người đàn bà lại lúng túng và sợ sệt”. Có lẽ cuộc sống của chị quá nặng nề, quá thê lương trong những năm qua. Tình tiết người đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với bố, cũng như vái lạy quan tòa càng toát lên vẻ cam chịu, sự nhẫn nại, giàu đức hi sinh “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Khi đi đến tận cùng của nỗi đau, khi có một con đường giải thoát thì người đàn bà ấy vẫn lặng lẽ và cam tâm chịu đựng đau khổ? Là vì điều gì? Chẳng phải vì đức hi sinh của người mẹ đó sao? Lời tâm tình của người đàn bà về cuộc sống, về người chồng, về những đứa con khiến người khác vừa thưỡng xót vừa khâm phục. Một người đàn bà yêu chồng, thương chồng mặc dù bị chồng ngược đãi. Người đàn bà yêu con, thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì
Tài liệu đính kèm:
- tich_hop_giao_duc_gia_tri_song_vao_giang_day_ngu_van_12_qua.docx