Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12

Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12

Những vấn đề chung về thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau năm 1975

2.1.1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự

Theo “ Từ điển tiếng Việt” thì “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh”.

 Xét dưới góc độ thuật ngữ, theo tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì tự sự là “Phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”

 Vậy tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan, bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết có đầu đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.

2.1.1.2. Cách phân chia thể loại tự sự

 Nếu xét về hình thức lời văn, tự sự tồn tại dưới dạng là văn xuôi và văn vần. Xét theo tiến trình lịch sử, người ta chia thành tự sự dân gian, tự sự trung đại và tự sự hiện đại.

 Nếu xét về dung lượng thì tự sự lại phân thành truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết) và nếu phân loại theo phương pháp sáng tác thì thể loại tự sự bao gồm: tự sự cổ điển, tự sự lãng mạn, tự sự hiện thực và tự sự hiện thực XHCN.

2.1.2. Đặc trưng của thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975

 Tự sự gồm 3 đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ. Đây có thể là cơ sở lí luận, là lý thuyết chung để soi chiếu vào các tác phẩm tự sự. Căn cứ vào những đặc trưng của thể loại nói chung được các nhà lí luận đúc kết, thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 cũng mang đầy đủ những đặc trưng của tự sự hiện đại nhưng nó đã có những nét đổi mới, khác biệt.

 Với quan niệm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển đáp ứng sự đòi hỏi bức xúc của công chúng thời đại, văn học sau 1975 đã bước vào thời kì đổi mới trong không khí dân chủ của đời sống văn học. Sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật trong sáng tạo thể loại tự sự nói riêng và văn học nói chung đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là thay đổi các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Vì tự sự thời kì đổi mới đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ca ngợi, khẳng định đến chiêm nghiệm suy tư thay vì cách nhìn rạch ròi thiện - ác, bạn - thù là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người. Đề tài chiến tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc dần nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư. Cảm hứng thực sự về hiện thực và con người trở thành cảm hứng bao trùm trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Vấn đề con người, vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người viết. Phạm vi, đối tượng sáng tạo được mở rộng, khai thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời sống và con người. Nhưng nhà văn không coi việc miêu tả hiện thực đời sống là mục đích nghệ thuật mà coi trọng hơn đến hiện thực con người với thân phận, đời sống của nó.

 

doc 20 trang cuonglanz2a 8642
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI SAU 1975 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
Họ và tên: Phạm Xuân Năm
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Ngữ Văn
Đơn vị: THPT Số 1 Văn Bàn
Văn Bàn, tháng 04 năm 2014
MỤC LỤC
1
Đặt vấn đề
Trang 2
2
Giải quyết vấn đề
Trang 3
2.1
Cơ sở lí luận của vấn đề	
Trang 3
2.2
Thực trạng của vấn đề
Trang 8
2.3
Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu
Trang 9
2.4
Hiệu quả của áp dụng đề tài
Trang 15
3
Kết luận 
Trang 16
Tài liệu tham khảo
Trang 17
1. Đặt vấn đề
Đọc hiểu văn chương hiện nay đang trở thành một trong những trọng tâm của chương trình SGK Ngữ văn. Trên cơ sở lấy “Quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy, phần đọc- hiểu văn bản được đưa vào thay thế cho phần “giảng văn” quen thuộc và trở thành đầu mối của vấn đề tích hợp Ngữ văn cũng như đối với việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Hạt nhân của vấn đề đọc- hiểu văn chương chính là nhấn mạnh đề cao hoạt động học văn tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có thể nói đây là hoạt động duy nhất mà người đọc có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương “sống cùng” với nó để cảm nhận, thưởng thức và lý giải những giá trị sáng tạo thẩm mĩ độc đáo. Mục đích của việc dạy học văn chính là dạy cách đọc cho người học, đọc để hiểu được văn chương và trưởng thành từng ngày dưới tác động lành mạnh của tác phẩm văn chương.
Cấu trúc nội dung SGK được sắp xếp theo thể loại và các thời kì văn học đã làm nổi bật vai trò và đặc trưng thể loại. Chính vì vậy, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng đi có nhiều ưu thế để rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích, lí giải và đánh giá tác phẩm một cách hợp lí và sáng tạo.
Trong phân phối chương trình thì tác phẩm tự sự là kiểu văn bản chính, số lượng lớn, chiếm vị trí quan trọng và thuộc loại văn bản đồ sộ. Bởi tự sự là một loại tác phẩm tái hiện trực tiếp mọi mặt đời sống xã hội, con người nên đây là loại văn bản khó đọc, khó tổng hợp nắm bắt... Vậy phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm tự sự và cảm thụ nó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đó là khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Trong lộ trình đổi mới thì các tác phẩm văn học sau 1975 đã được đưa vào khá nhiều trong chương trình như: Nguyễn Minh Châu với “Chiếc thuyền ngoài xa”, Ma Văn Kháng với “Mùa lá rụng trong vườn”, Nguyễn Khải với “Một người Hà Nội”, Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Thanh Thảo với “Đàn ghi-ta của Lor-ca”....Chiếm số lượng lớn hơn vẫn là những tác phẩm tự sự. Và trong xu thế đổi mới, phát triển thì những tác phẩm của văn học sau 1975 chắc chắn sẽ còn được lựa chọn và đưa nhiều hơn vào chương trình. Bởi đây là những tác phẩm gần gũi với đời sống hiện tại của học sinh.
Là một giáo viên dạy văn, chúng ta hiểu rằng dạy các truyện ngắn sau 1975 thì phải dựa vào các đặc trưng của thể loại tự sự hiện đại. Bởi nắm vững đặc trưng thể loại là nắm vững một công cụ, một phương tiện để khám phá tác phẩm. Biết vận dụng những lý thuyết đó vào việc hướng dẫn học sinh đọc- hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 càng khắc sâu, khẳng định hơn nữa thành tựu nghiên cứu về thể loại tự sự và khoa học phương pháp.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Đọc-hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1.1. Những vấn đề chung về thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau năm 1975
2.1.1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự
Theo “ Từ điển tiếng Việt” thì “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh”.
 	Xét dưới góc độ thuật ngữ, theo tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì tự sự là “Phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”
 	Vậy tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan, bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết có đầu đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
2.1.1.2. Cách phân chia thể loại tự sự
	Nếu xét về hình thức lời văn, tự sự tồn tại dưới dạng là văn xuôi và văn vần. Xét theo tiến trình lịch sử, người ta chia thành tự sự dân gian, tự sự trung đại và tự sự hiện đại.
	Nếu xét về dung lượng thì tự sự lại phân thành truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết) và nếu phân loại theo phương pháp sáng tác thì thể loại tự sự bao gồm: tự sự cổ điển, tự sự lãng mạn, tự sự hiện thực và tự sự hiện thực XHCN.
2.1.2. Đặc trưng của thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975
 	Tự sự gồm 3 đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ. Đây có thể là cơ sở lí luận, là lý thuyết chung để soi chiếu vào các tác phẩm tự sự. Căn cứ vào những đặc trưng của thể loại nói chung được các nhà lí luận đúc kết, thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 cũng mang đầy đủ những đặc trưng của tự sự hiện đại nhưng nó đã có những nét đổi mới, khác biệt.
	Với quan niệm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển đáp ứng sự đòi hỏi bức xúc của công chúng thời đại, văn học sau 1975 đã bước vào thời kì đổi mới trong không khí dân chủ của đời sống văn học. Sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật trong sáng tạo thể loại tự sự nói riêng và văn học nói chung đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là thay đổi các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Vì tự sự thời kì đổi mới đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ca ngợi, khẳng định đến chiêm nghiệm suy tư thay vì cách nhìn rạch ròi thiện - ác, bạn - thù là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người. Đề tài chiến tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc dần nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư. Cảm hứng thực sự về hiện thực và con người trở thành cảm hứng bao trùm trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Vấn đề con người, vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người viết. Phạm vi, đối tượng sáng tạo được mở rộng, khai thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời sống và con người. Nhưng nhà văn không coi việc miêu tả hiện thực đời sống là mục đích nghệ thuật mà coi trọng hơn đến hiện thực con người với thân phận, đời sống của nó.
	Nói tóm lại, tự sự Việt Nam thời kì đổi mới đã triển khai và đi sâu vào hiện thực hàng ngày, cái đời thường của cuộc sống cá nhân. Nhà văn dám nhìn vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo.
2.1.2.1. Cốt truyện
	Trong cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm cũng như các yếu tố khác, cốt truyện đã phải trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học. Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự chuyển đổi của tự sự trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lưu, khuynh hướng, trong thi pháp sáng tạo của nhà văn và vai trò của cốt truyện trong thể tự sự cũng có những cách thể hiện khác nhau.
	Nếu văn học trước 1975 cốt truyện chủ yếu dựa vào những hành động bên ngoài trong đó “xung đột được thể hiện trọn vẹn và biến mất trong quá trình các sự kiện được miêu tả. Nó xuất hiện trở nên gay gắt và được giải quyết dường như ngay trước mắt người đọc. Đó là những xung đột cục bộ, khép kín, diễn ra trên một cái nền của tình huống xung đột.
	Nhưng từ sau 1975, nhất là trong những năm đổi mới, bên cạnh những cốt truyện tuân thủ theo cốt truyện truyền thống thì nhiều tác phẩm có cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại. Đó là loại cốt truyện không có biến cố chủ yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong tư tưởng, tâm lý nhân vật, cảm xúc, suy nghĩ của con người...Cốt truyện là những câu chuyện bình thường, nhỏ nhặt. Hay cốt truyện giàu tâm trạng được viết một cách tự nhiên, không theo trật tự thời gian. Vì vậy cấu trúc sự kiện lỏng lẻo, kết thúc mở-bỏ ngỏ. Trong đó có thể phân ra các loại sau
2.1.2.1.1 Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề- những luận đề về đạo đức, nhân văn, tâm lý xã hội
	Hạt nhân cốt lõi để tạo nên những cốt truyện luận đề thường là những xung đột đầy nghịch lí, mang tính chất bi kịch, dẫn người đọc tới sự phản tỉnh trong nhận thức về một quan niệm tư tưởng vốn có. 
	Trong kiểu cốt truyện không biến cố này, không có những xung đột và đột biến khép kín, sự việc mà tác giả đề cập chỉ là sự bổ sung cho các mâu thuẫn đã có sẵn, bất chấp có sự việc đó hay không. Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
2.1.2.1.2. Cốt truyện sinh hoạt thế sự
 	Đây là những truyện được coi như là không có cốt truyện. Thật ra đó là loại truyện kể về những “sự việc đơn giản, bình thường” được xây dựng như những bức tranh đời sống, những cốt truyện không có mở đầu hay kết thúc, vắng bóng những thắt nút hồi hộp chỉ là sự tái hiện những dòng đời đang tự nhiên trôi nổi.
	Tiêu biểu cho loại cốt truyện này là “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
2.1.2.1.3. Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư
 	Đây là dạng cốt truyện chủ yếu tái hiện những bước thăng trầm, uẩn khúc trong số phận cá nhân. Cốt truyện không dừng lại ở một thời điểm mà thường trải dài theo lịch sử của cả một số phận, một cuộc đời với những xung đột chồng chéo. Câu chuyện mở ra trên cái nền của “tình huống xung đột cố hữu” hầu như không có cao trào, thắt mở nút theo kiểu cốt truyện truyền thống.
	Tiêu biểu là “Cỏ lau” của Nguyễn Minh Châu.
2.1.2.1.4. Cốt truyện hồi tuởng và kí ức
 	Cũng có thể gọi đây là kiểu kết cấu tâm lí do nhà văn dựa phần lớn vào kí ức của nhân vật hoặc nhấn mạnh vào vai trò của giấc mơ, của hồi ức để tổ chức kết cấu của tác phẩm. Lối kết cấu này sử dụng hết sức linh hoạt thời gian tự sự trong đó quá khứ, hiện tại, tương lai đều có khả năng đồng hiện và những giấc mơ có sức ám ảnh dữ dội đến đường đời của nhân vật chính.
2.1.2.1.5.Cốt truyện lắp ghép
Đây là một đặc điểm của xu hướng lắp ghép liên văn bản. Tác phẩm được viết ra một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống. Kết cấu tác phẩm không nhất thiết phải dựa vào sự phát triển theo tiến trình sự kiện, theo thời gian tuyến tính, theo các bước của cốt truyện mà được lắp ghép bởi từng mảnh đời, từng tâm trạng nhân vật. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố, sự kiện, số phận dường như không có quan hệ liên đới nhưng lại xích lại gần nhau, nối kết tạo nên mạch cốt truyện chặt chẽ hấp dẫn.
2.1.2.2. Nhân vật
 	Theo từ điển văn học thì nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình thì nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật văn học.
Theo quan niệm của GS. Hà Minh Đức thì “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo mang tính ước lệ đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề nghiệp tính cách”.
Những quan niệm trên đã khẳng định: nhân vật là đặc điểm quan trọng cốt lõi của tác phẩm văn học. Nhân vật là hình thức của tự sự, nó là phương diện mà nhà văn sử dụng phản ánh cuộc sống khách quan. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được đặt vào nhiều mối quan hệ: quan hệ với hoàn cảnh, quan hệ với môi trường, với cộng đồng (với những nhân vật khác). Quan hệ ấy là căn cứ cơ sở để nhà văn thể hiện tính cách nhân vật. Ngoài ra tính cách nhân vật còn được khắc hoạ thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ.
Nếu văn học trước 1975 nhìn con người chủ yếu ở tư cách con người công dân, con người dân tộc, con người giai cấp. Với các kiểu nhân vật cố định như nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật chức năng....thì sau 1975, số phận con người đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Nhiều truyện đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của đời họ. Số phận của cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang tính nhân sinh của thời đại.
Nhà văn nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”. Các nhà văn đã thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con người. Đồng thời còn đề cập đến khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa, những nhu cầu hạnh phúc đời thường.
Các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn với con người. Đó là con người vừa đời thường vừa trần thế đẹp đẽ, thánh thiện, mang đậm ý nghĩa nhân văn.
2.1.2.3. Ngôn ngữ
Theo “150 thuật ngữ văn học” thì “Ngôn ngữ là hệ thống các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giúp cho việc khách thể hoá hoạt động của tư duy và làm công cụ giao tiếp trao đổi các suy nghĩ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người trong xã hội”.
Theo đại từ điển tiếng Việt thì ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ đã được chuẩn hoá dùng trong văn học nghệ thuật khoa học hành chính và thông tin đại chúng còn gọi là ngôn ngữ tiêu chuẩn.
Ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng của thể loại tự sự bởi nó vừa là công cụ vừa là chất liệu phương tiện để nhà văn thể hiện tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.
Truyện là thể loại văn học dùng lối kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư của con người. Sự tồn tại của cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong mối tương quan khăng khít với nhau là đặc trưng cơ bản của truyện với tư cách là một thể tài văn học.
	Tác phẩm tự sự là tự tổng hợp của nhiều kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Xét về mặt chức năng trần thuật thì nhân vật được coi là hình tượng người kể chuyện. Ở nhân vật này thường được thể hiện bằng hai đặc điểm là “quan điểm trần thuật” và “lời trần thuật”. Lời trần thuật xuất hiện ở tác phẩm cổ điển hầu hết là ngôn ngữ gián tiếp. Nhưng lời trần thuật trong tiến trình phát triển cũng bắt đầu thay đổi. Bên cạnh lời trần thuật gián tiếp thì xuất hiện lời trần thuật nửa gián tiếp, tức là kèm theo lời trần thuật là lời nhận xét, đánh giá và biểu thị thái độ đồng tình, phê phán.
	Soi chiếu những đặc điểm ngôn ngữ này vào trong các tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975 thì hoàn toàn đúng. Song cũng có sự đổi mới rõ nét.
	Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hóa của đời sống văn học, dấu vết của thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tự sự gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ. Tính cách nào lời lẽ ấy.
	Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tự sự thời đổi mới. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.
2.1.3. Bản chất của hoạt động đọc - hiểu
Theo đại bách khoa toàn thư cho biết “Đọc là một quá trình hoạt động tâm lí nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngôn ngữ việc in hay viết”.
Theo cách hiểu đơn giản nhất “hiểu” là biết được và làm được, nói cách khác “hiểu” cũng có ý nghĩa là phải thực hiện việc nắm vững và biết vận dụng hiểu biết của mình.
Còn “hiểu” theo nghĩa gốc trong từ điển tiếng Việt là “nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ”. “Hiểu” cũng được xem là một góc độ trong các kĩ năng tư duy bậc cao được biểu thị như sau: nhớ - hiểu - vận dụng -phân tích - đánh giá.
Theo M.Bakhtin “hiểu” trong đọc - hiểu bao gồm nhiều hành động gắn liền nhau. Bản chất tâm lí của sự hiểu là biến cái của người khác thành cái vừa của mình vừa của người khác. Hiểu là sáng tạo. Đọc luôn gắn với nhiều mức độ của hiểu.
Đọc hiểu văn bản văn chương là quá trình từ đọc - hiểu từ ngữ, hiểu ý của câu văn, nắm bắt được từ ngữ có giá trị biểu cảm và biểu hiện tư tưởng, nắm bắt được câu quan trọng có ý nghĩa then chốt trong bài văn từ đó hiểu được nội dung ý nghĩa của hình tượng văn học, khái quát được tư tưởng tình cảm trong tác phẩm văn học, đánh giá về tư tưởng nghệ thuật.
Đọc hiểu văn bản văn chương có thể bỉểu hiện một quá trình ngược lại: từ hiểu khái quát, đúng đắn, sâu sắc về văn bản tác phẩm, người đọc có thể tiến hành phân tích, giải thích, bình luận giúp người khác có thể đọc-hiểu văn bản.
Quá trình học văn trong nhà trường cũng vậy. Học sinh đọc - hiểu từng bài, tập phát hiện các từ ngữ, chi tiết và khái quát về tác phẩm, cuối cùng tập phân tích. Từ đó hình thành kĩ năng, kinh nghiệm đọc - hiểu văn bản văn học.
2.1. 4. Các cấp độ đọc- hiểu
2.1.4.1. Đọc thông- đọc thuộc
 Đối với đọc thông, yêu cầu cần phải rõ ràng, rành mạch, không vấp váp về ngữ âm, biết ngừng giọng đúng lúc, đúng chỗ. Mục đích của việc đọc thông là giúp người đọc có thể tri giác toàn bộ văn bản với một cảm nhận đầu tiên về toàn bộ văn bản toát ra từ các kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Đây được xem là yêu cầu thấp nhất của quá trình đọc - hiểu nhưng lại là bước đầu quan trọng không thể bỏ qua.
 Đọc thuộc là nhớ văn bản, có thể đọc lại khi không cần văn bản in hoặc viết. Đối với văn xuôi, đọc thuộc có nghĩa là nhớ được những nội dung chủ yếu, những chi tiết, tình tiết tiêu biểu và có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ những nội dung chủ yếu. Đây là yêu cầu bắt buộc khi dạy đọc-hiểu văn bản văn xuôi vì thời gian trong tiết dạy trên lớp không đủ để đọc toàn bộ văn bản. Nếu bắt buộc cả người dạy và người học phải đọc trước và thuộc văn bản ấy ở mức độ có thể tóm tắt được, chúng ta thực hiện qua các bước sau: 
Bước 1: Biết cốt truyện tập hợp các biến cố, sự kiện được nhà văn sắp xếp theo một trình tự nào đó.
Bước 2: Biết tác phẩm có bao nhiêu nhân vật.
Bước 3: Xác định trong tất cả sự kiện của tác phẩm đâu là sự kiện đóng vai trò quan trọng nhất và trong các nhân vật thì nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ.
Bước 4: Tiến hành tóm tắt.
2.1.4.2. Đọc kĩ - đọc sâu
Đọc kĩ có thể hiểu là đọc nhiều lần, đọc với tần số cao. Đọc kĩ nghĩa là phải phát hiện được bố cục, kết cấu của văn bản tức là chỉ ra các hình thức tổ chức sắp xếp văn bản. Và ý thức được nội dung chủ yếu được đề cập trong văn bản để có một cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức.
Đọc sâu là đọc tập trung vào một chi tiết, hình ảnh, nhân vật có vai trò quan trọng trong tác phẩm để hiểu được cấu trúc logic bên trong sự vận động tất yếu của các sự kiện, hình tượng ...
2.1.4.3. Đọc hiểu - đọc sáng tạo
Đọc là một hoạt động tiếp cận và khám phá văn bản, còn hiểu là mục đích. Đọc - hiểu với nghĩa là một yêu cầu trong tiếp cận và khám phá các văn bản nên bắt buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiểu lĩnh vực đã được tích luỹ và có liên quan đến văn bản tác phẩm cần tìm hiểu. Đồng thời phải sử dụng các phương pháp tổng hợp để tìm hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản. Đọc hiểu vừa là mức độ yêu cầu vừa là mục tiêu chứ không đơn thuần là một bước trong phương pháp.
Đọc sáng tạo được áp dụng chủ yếu khi đọc các văn bản nghệ thuật vì tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng hư cấu. Bất kì tác phẩm văn chương nào cũng luôn tồn tại những khoảng trống để hiểu tác phẩm, người đọc buộc phải tưởng tưởng, liên tưởng để lấp đầy những khoảng trống ấy. Trong nghiên cứu và giảng dạy người ta gọi là quá trình đồng sáng tạo. Tức người đọc cũng là người sáng tạo và nhờ sự sáng tạo ấy người đọc có thể hiểu được tác phẩm.
2.1.4.4. Đọc ứng dụng- đọc đánh giá
Yêu cầu của xã hội hiện đại cũng là mục tiêu của n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doc_hieu_tac_pham_tu_su_viet_nam_hien.doc
  • docBáo cáo hiệu quả.doc
  • docĐơn yêu cầu.doc