Nâng cao hiệu quả phần nghị Luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5

Nâng cao hiệu quả phần nghị Luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5

Thi THPTQG là một trong những kì thi quan trọng nhất của học sinh trung học phổ thông. Phía sau kì thi là những cánh cửa, những ngã rẽ của cuộc đời các em. Bởi vậy, bất cứ một học sinh nào tham dự kì thi đều mong muốn mình đạt một kết quả cao nhất.

 Tuy nhiên, thực tế không phải học sinh nào cũng làm được điều này, đặc biệt là với bài thi môn Ngữ văn 120 phút. Bản thân môn Ngữ văn có hình thức thi riêng (tự luận), trong khi tất cả các môn thi còn lại đều theo hình thức thi trắc nghiệm. Điều này cho thấy tính đặc thù của môn học. Áp lực khi rút ngắn thời gian thi từ 180 phút (các khóa thi 2016 trở về trước) xuống còn 120 phút (từ khóa thi 2017), mà lượng kiến thức không hề thay đổi đã đòi hỏi học sinh phải có một vốn kiến thức vững, một vốn kĩ năng tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc thi và mong có điểm số cao.

 Từ khóa thi 2015 học sinh đã được làm quen với kì thi THPTQG hai trong một. Tuy nhiên, các khóa 2015, 2016 đề thi môn Ngữ văn 180 phút có cấu trúc 3/3/4 đến khóa 2017 đã thay đổi, điều chỉnh thành 120 phút với cấu trúc 3/2/5. Phần đọc hiểu 3,0 điểm và câu 1 phần làm văn 2,0 điểm đã bắt đầu trở nên quen thuộc, không còn mới mẻ như những năm đầu. Vì vậy các em đã giải quyết tương đối tốt yêu cầu ở những phần này. Thế nhưng với câu nghị luận văn học 5,0 điểm, dù là vùng kiến thức quen thuộc đã được ôn luyện nhiều cũng khó để đạt điểm cao. Phân chia thời gian đã là cả một vấn đề. Đây lại là yêu cầu chiếm một nửa số điểm bài thi, nên đa phần các em học sinh đều rất lo lắng, áp lực. Học sinh không đủ tỉnh táo, không đủ tư chất sẽ chỉ mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề.

 

docx 24 trang thuychi01 5842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao hiệu quả phần nghị Luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
(5,0 ĐIỂM) TRONG ĐỀ THI THPTQG CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Người thực hiện	: Trần Thị Thúy Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn.
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Nội dung chính
Trang
1
MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2
2
3
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Thực trạng đề thi từ năm 2017 đến nay (2019).
2.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên.
2.2.3. Thực trạng học của học sinh.
2.3. Những giải pháp bước đầu.
Ôn tập lại những vùng kiến thức tác phẩm trọng tâm dễ rơi vào đề thi.
Hướng dẫn học sinh nắm được cấu trúc bài viết đơn giản và dễ triển khai nhất, có kèm theo thang điểm từng phần.
Chia tách mảng nội dung ôn tập, cụ thể hóa cách làm bài.
Lựa chọn, trau chuốt từng đề thi, bám sát đề minh họa để học sinh thực nghiệm.
Hướng dẫn học sinh đưa kiến thức lí luận vào bài thi.
Chấm, trả bài và nhận xét cụ thể, kịp thời.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
4
4
4
4
8
9
11
11
12
17
18
18
19
19
3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
21
4
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
23
1. MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài.
 	Thi THPTQG là một trong những kì thi quan trọng nhất của học sinh trung học phổ thông. Phía sau kì thi là những cánh cửa, những ngã rẽ của cuộc đời các em. Bởi vậy, bất cứ một học sinh nào tham dự kì thi đều mong muốn mình đạt một kết quả cao nhất.
 	Tuy nhiên, thực tế không phải học sinh nào cũng làm được điều này, đặc biệt là với bài thi môn Ngữ văn 120 phút. Bản thân môn Ngữ văn có hình thức thi riêng (tự luận), trong khi tất cả các môn thi còn lại đều theo hình thức thi trắc nghiệm. Điều này cho thấy tính đặc thù của môn học. Áp lực khi rút ngắn thời gian thi từ 180 phút (các khóa thi 2016 trở về trước) xuống còn 120 phút (từ khóa thi 2017), mà lượng kiến thức không hề thay đổi đã đòi hỏi học sinh phải có một vốn kiến thức vững, một vốn kĩ năng tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc thi và mong có điểm số cao.
 	Từ khóa thi 2015 học sinh đã được làm quen với kì thi THPTQG hai trong một. Tuy nhiên, các khóa 2015, 2016 đề thi môn Ngữ văn 180 phút có cấu trúc 3/3/4 đến khóa 2017 đã thay đổi, điều chỉnh thành 120 phút với cấu trúc 3/2/5. Phần đọc hiểu 3,0 điểm và câu 1 phần làm văn 2,0 điểm đã bắt đầu trở nên quen thuộc, không còn mới mẻ như những năm đầu. Vì vậy các em đã giải quyết tương đối tốt yêu cầu ở những phần này. Thế nhưng với câu nghị luận văn học 5,0 điểm, dù là vùng kiến thức quen thuộc đã được ôn luyện nhiều cũng khó để đạt điểm cao. Phân chia thời gian đã là cả một vấn đề. Đây lại là yêu cầu chiếm một nửa số điểm bài thi, nên đa phần các em học sinh đều rất lo lắng, áp lực. Học sinh không đủ tỉnh táo, không đủ tư chất sẽ chỉ mất thời gian mà không giải quyết được vấn đề.
 	Thực tế quá trình dạy học và chấm bài thi, khảo sát môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5 cho thấy, với bài nghị luận văn học 5,0 điểm nhiều em còn chưa kịp nhớ hết vùng kiến thức đã phải tiếp cận với sự thay đổi liên tục từ đề thi 2017 cho tới nay khiến các em luôn có tâm lí hoang mang, lo lắng. Làm thế nào để tiếp cận và giải quyết đề thi đúng hướng? Làm thế nào để bài thi đạt được điểm số cao như mong đợi để vào Trường Đại học mơ ước? Đó là cả một vấn đề. Thậm chí nhiều giáo viên đứng lớp cũng còn không khỏi băn khoăn. 
Kì thi THPTQG 2019 đang đến gần với những đổi mới mà các tài liệu nghiên cứu về cách làm bài nghị luận văn học 5,0 điểm hiệu quả với học sinh còn tương đối hạn hẹp (bởi đây là vấn đề đổi mới theo từng năm – làm mới những gì đã cũ) đã khiến tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở. 
 	Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi trong quá trình dạy học mạnh dạn đi vào nghiên cứu tìm hiểu và triển khai đề tài: “Nâng cao hiệu quả phần nghị luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5” nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của bản thân, giải quyết khúc mắc cho các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn luyện, làm tài liệu nghiên cứu thêm cho bạn bè đồng nghiệp và học sinh trước kì thi THPTQG 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực tế dạy học, cung cấp hiểu biết cho bản thân mình.
- Cung cấp thêm cho đồng nghiệp, đặc biệt là các em học sinh cùng những người quan tâm một vài kiến thức, phương pháp viết bài nghị luận văn học 5,0 điểm hiệu quả, từ đó có thể ứng dụng một cách linh hoạt vào quá trình dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo quan điểm khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phần nghị luận văn học 5,0 điểm trong đề thi THPTQG. 
- Học sinh lớp 12B1, 12B2, 12B3, 12B4, 12B5; 12B6; 12B7 khóa học 2016 – 2019 trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Ngữ văn là môn học có tính chất đặc thù, chiếm thời lượng lớn trong chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách cho học sinh. “Văn học là nhân học” (M. Gorki). “Văn học không chỉ là nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống” [1]. 
 	Với ý nghĩa đó, văn học trở thành môn học, môn thi bắt buộc trong nhà trường trong tất cả các kì thi. Không chỉ những học sinh theo học ban xã hội mới cần học mà nó là môn điều kiện thi, xét tốt nghiệp, Đại học, cao đẳng bắt buộc với học sinh THPT. Dù học theo bất kì ngành học nào các em cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc khi cần thiết. Bởi lẽ, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh[2]. “Học và hành phải kết hợp chặt chẽphải gắn liền với thực tế những đòi hỏi của dân tộc, xã hội” [3].
Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới khâu thi cử là khâu có ý nghĩa đột phá, do vậy đề thi cũng liên tục có những đổi mới thích ứng với nhu cầu đào tạo mới: Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình và đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển [4] được coi là mục tiêu cốt lõi của đổi mới giáo dục. 
 	Học sinh trong quá trình học tập luôn phải chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, trở thành đối tượng trung tâm của quá trình dạy học. Đứng trước đề thi môn Ngữ văn các em không chỉ cần tư duy nhanh mà còn phải sắp xếp thời gian hợp lí, huy động kiến thức thông minh logic mới có thể giải quyết được những yêu cầu của đề. Đặc biệt với phần nghị luận văn học 5,0 điểm, yêu cầu học sinh không những có kiến thức vững vàng mà cần phải có kĩ năng tốt nhận thức và tư duy linh hoạt để tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đề bài đưa ra.
 	Trong bất kì đề thi nào, nghị luận văn học cũng là phần làm văn mang tính chất quyết định, thử thách và phân loại học sinh. Đây không phải là phần kiến thức có thể học thuộc như phần nghị luận văn học ở những đề thi trước đây mà là phần của tư chất riêng. Có tư chất, kĩ năng học sinh sẽ giải quyết tốt vấn đề. Thiếu tư chất, yếu kĩ năng học sinh sẽ viết lan man, không có định hướng. Cho nên trong quá trình dạy học, bản thân người dạy cũng cần nắm bắt đúng đối tượng học sinh để bổ sung những phần khuyết thiếu cho các em, hướng tới rèn cho các em kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh và thuyết phục, lấy điểm nơi người chấm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Thực trạng đề thi từ năm 2017 đến nay (2019).
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện. Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bênh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng. 
(Trı́ch Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275) 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì? 
Câu 3. Nhân xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bi ̣ ốm, cậu bé Bồ Đào Nha đươc nhắc đến trong đoan trích.
Câu 4. Anh/Chi có đồng tı̀nh với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vı̀ sao? 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoan trích phần Đọc hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống. 
Câu 2 (5.0 điểm) 
Đất là nơi anh đến trường 
Nước là nơi em tắm 
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm 
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" 
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" 
Thời gian đằng đẵng 
Không gian mênh mông 
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ 
Đất là nơi Chim về 
Nước là nơi Rồng ở 
Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng 
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ 
Yêu nhau và sinh con đẻ cái 
Gánh vác phần người đi trước để lại 
Dặn dò con cháu chuyện mai sau 
Hằng năm ăn đâu làm đâu 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. 
(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119) 
Cảm nhân của anh/chi về đọan thơ trên. Từ đó, bı̀nh luâṇ quan niêṃ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
----------------- Hết -----------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
	Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai! 
áo em tôi không còn vá vai 
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn 
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm 
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn 
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non 
châu báu vô biên dưới thềm lục địa 
rừng đại ngàn bạc vàng là thế 
phù sa muôn đời như sữa mẹ 
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể 
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? 
*** 
Lúc này ta làm thơ cho nhau 
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt 
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực 
tiềm lực còn ngủ yên 
 Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
 (Trích “Đánh thức tiềm lực“”, Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước? 
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích. 
Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu1 (2.0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. 
Câu 2 (5.0 điểm)
 Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. 
----------------- Hết ----------------
ĐỀ THI MINH HỌA
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây: 
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
 “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.
 (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? 
Câu 3.Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? 
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. 
Câu 2 (5.0 điểm) 
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.” 
(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) 
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 
------------------ HẾT ------------------
Nhận xét: Căn cứ vào đề thi cụ thể có thể thấy từ năm 2017 trở lại đây cấu trúc đề thi môn Ngữ văn không hề thay đổi, nhưng phần nghị luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPTQG mà Bộ đưa ra liên tục có sự thay đổi, điều chỉnh. Nếu đề thi năm 2017 là dạng đề cung cấp ngữ liệu sau đó đặt ra yêu cầu phân tích, bình luận (kiến thức chủ yếu ở lớp 12), thì đến 2018 phần này đã chuyển thành kiến thức liên hệ, so sánh (bao gồm cả kiến thức lớp 11 và 12). Cho tới tháng 1 năm 2019 Bộ đưa ra đề thi minh họa lần thứ nhất và một lần nữa cấu trúc lại thay đổi thành dạng liên hệ nội tại tác phẩm (tập trung chủ yếu ở vùng kiến thưc lớp 12). Sự thay đổi này đòi hỏi người dạy và người học phải có quá trình đào sâu kiến thức từ những đơn vị nhỏ nhất, không thể sơ sài, qua loa mà đạt điểm cao. (Ví dụ: đi từ chi tiết nhỏ liên quan đến nhân vật - sự thay đổi qua 2 lần ăn uống ở người đàn bà vợ nhặt). Vùng kiến thức tập trung ở các tác phẩm lớp 12, nhưng cách ra đề hướng mới khiến học sinh không khỏi bỡ ngỡ, băn khoăn làm thế nào để giải quyết tốt yêu cầu của đề và có thể đạt điểm cao từ 8,0 trở lên trong kì thi. Đây cũng là điều không ít giáo viên dạy còn trăn trở.
2.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên.
+ Nhiều giáo viên dù đã tiếp cận với dạng đề thi mới theo minh họa của Bộ, tuy nhiên lượng kiến thức nội tại của tác phẩm văn học thì quá nhiều, đa phần giáo viên đã trần qua kiến thức cơ bản và tiếp cận theo hướng của đề thi 2018 ít nhất là hết tháng 12 năm 2018, nghĩa là đã gần hết học kì I của năm học. Bởi vậy, dạy lại kiến thức thì không đủ thời gian, nhưng nếu không dạy từ cái cụ thể, chi tiết thì học sinh lại không giải quyết được yêu cầu mới của đề.
+ Có không ít giáo viên vẫn còn băn khoăn vì tính ổn định của đề thi môn Ngữ văn không cao, thay đổi theo từng năm ở câu làm văn 5,0 điểm này. Vì vậy nếu bám sát đề thi minh họa 2019 và chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12 thì có loại trừ vùng kiến thức lớp 11( như đề thi 2018) hay không trong khi vùng đề lớp 12 để đào sâu vào nội tại đã là mênh mông bể sở.
 	+ Nhiều bài thơ, đoạn văn có thể tìm đề cho học sinh nhưng sự phân tích mang tính khiên cưỡng không thực sự logic. Mức độ đạt với điểm trung bình thì không quá khó nhưng để viết đạt điểm giỏi so với đề thi 2018 là khó khăn hơn nhiều. Giáo viên không chỉ phải rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh tiểu tiết mà còn phải ôn tập kiến thức từ đơn vị nhỏ nhất.
+ Dạng bài này chưa “lộ diện” trong sách giáo khoa nên không ít giáo viên tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh viết bài, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài thi của học sinh.
2.2.3. Thực trạng học của học sinh. 
Sau khi khảo sát điều tra 215 học sinh lớp 12 khóa học 2016 – 2019 ở trường THPT Triệu Sơn 5 bằng những đề bài cụ thể:
Đề 01: 
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Và:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến – Quang Dũng, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
để thấy được chất mộng mơ, hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây tiến những năm chống Pháp?
Đề 02: 
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hành động trỗi dậy của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau:
-“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”
-“Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay””
Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
Đề 03:
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ: 
 Mình đi có nhớ những ngày
 Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
 Mình về có nhớ chiến khu
 Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
 Tin vui chiến thắng trăm miền
 Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
 Vui từ

Tài liệu đính kèm:

  • docxnang_cao_hieu_qua_phan_nghi_luan_van_hoc_50_diem_trong_de_th.docx