Sử dụng phương pháp dạy học “dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài thực hành “phát hiện diệp lục và carotenoit”, chương trình Sinh học 11 – Trung học phổ thông

Sử dụng phương pháp dạy học “dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài thực hành “phát hiện diệp lục và carotenoit”, chương trình Sinh học 11 – Trung học phổ thông

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm đến việc học sinh được học cái gì đến chỗ học sinh quan tâm học sinh

vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải

đảm bảo thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ

một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi

trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với quá trình kiểm tra đánh giá trong

quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các

hoạt động dạy học và giáo dục.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ

thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan

tâm tổ chức và thu được nhiều kết quả bước đầu:

- Từ năm 2002 Bộ giáo dục đào tạo bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo

khoa trung học phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh

- Thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức các

hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về các phương pháp dạy học, đổi mới sinh

hoạt chuyên môn; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, động viên, khen thưởng

các đơn vị cá nhân có thành tích hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và

hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.

- “Đổi mới sinnh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” là hình thức

sinh hoạt chuyên môn lấy học sinhh làm trung tâm.

- Triển khai xây dựng “Mô hình trường học đổi mới phương pháp dạy học và

kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”.

pdf 22 trang thuychi01 12121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phương pháp dạy học “dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài thực hành “phát hiện diệp lục và carotenoit”, chương trình Sinh học 11 – Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƢỜNG THPT HẬU LỘC 4 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TÊN ĐỀ TÀI 
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC “DỰA TRÊN TÌM TÒI, 
KHÁM PHÁ KHOA HỌC” NHẰM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT 
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA BÀI THỰC HÀNH 
“PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CAROTENOIT”, CHƢƠNG 
TRÌNH SINH HỌC 11 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 
Ngƣời thực hiện: Trần Thị Hƣờng 
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học 
THANH HOÁ NĂM 2019 
 MỤC LỤC 
1. Mở đầu.............................................................................................................. 1 
1.1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................ 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................. 3 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 3 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 3 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................. 4 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: ................................................... 4 
Các giai đoạn đặc trưng của dạy học khám phá: ............................................ 8 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ................... 9 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: ........................................ 10 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản 
thân, đồng nghiệp và nhà trường: .................................................................... 16 
3. Kết luận, kiến nghị: ....................................................................................... 17 
3.1. Kết luận: .................................................................................................... 17 
3.2. Kiến nghị: .................................................................................................. 17 
1 
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc học sinh được học cái gì đến chỗ học sinh quan tâm học sinh 
vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải 
đảm bảo thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ 
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi 
trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với quá trình kiểm tra đánh giá trong 
quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các 
hoạt động dạy học và giáo dục. 
 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ 
thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan 
tâm tổ chức và thu được nhiều kết quả bước đầu: 
- Từ năm 2002 Bộ giáo dục đào tạo bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo 
khoa trung học phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh 
- Thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức các 
hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về các phương pháp dạy học, đổi mới sinh 
hoạt chuyên môn; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, động viên, khen thưởng 
các đơn vị cá nhân có thành tích hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và 
hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác. 
- “Đổi mới sinnh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” là hình thức 
sinh hoạt chuyên môn lấy học sinhh làm trung tâm. 
- Triển khai xây dựng “Mô hình trường học đổi mới phương pháp dạy học và 
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”. 
- Triển khai sâu rộng cuộc thi dạy học tích hợp liên mô dành cho giáo viên 
- Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học. 
Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện sự đổi 
mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 
- Một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh 
giá tích cực trong dạy học, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kiểm tra đánh giá 
tích cực trong dạy học, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ 
thông tin – truyên thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao, vận 
dụng được quy trình kiểm tra đánh giá mới. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, việc đổi mới phương 
pháp dạy học kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn 
chế như 
2 
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn chưa mang lại hiệu quả cao. 
Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều 
giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các 
phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính 
tích cực, sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. 
- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác, công 
bằng. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá 
qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trỳ dạy học theo lối 
“ đọc – chép” thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng 
kiến thức. Nhiều giáo viên còn chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm 
tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. 
 Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra 
một số nguyên nhân cơ bản sau: 
- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh 
giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa 
cao 
- Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích 
cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong 
dạy học còn hạn chế. 
- Lý luận về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu và 
được thực hiện một cách có hệ thống còn tình trạng vận dụng lí luận một cách 
chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả. Nghèo nàn các hình thức tổ chức 
dạy học và giáo dục. 
- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh 
giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ 
thông tin truyền thông vừa thiếu vừa chưa đồng bộ làm hạn chế việc áp dụng các 
phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá hiện đại. 
 Bộ môn sinh học trong trường phổ thông là bộ môn khoa học tự nhiên 
mang tính thực nghiệm cao. Trước đây việc dạy học theo lối truyền thụ một 
chiều thường gây nhàm chán, khó hiểu và mất hứng thú học tập cho học sinh. 
Bên cạnh các bài học lí thuyết là hệ thống các bài thực hành chứng minh cho các 
giả thuyết khoa học. Thông qua các bài thực hành, học sinh có cơ hội khám phá 
tri thức khoa học, khắc sâu củng cố kiến thức lí thuyết, hoàn thiện các kỹ năng 
và năng lực cần thiết, tạo hứng thú học tập thay vì chỉ được học những bài học lí 
thuyết “ nhàm chán”. Tuy nhiên việc dạy học các bài thực hành ở nhiều trường 
trung học phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông Hậu Lộc 4 nói 
riêng vẫn gặp một số khó khăn như thiếu phòng thí nghiệm, thiếu trang thiết bị, 
dụng cụ, hóa chất hoặc dụng cụ hóa chất. Nhiều trường còn thiếu giáo viên phụ 
tá thí nghiệm. Để chuẩn bị cho một bài thực hành giáo viên sẽ phải mất rất nhiều 
thời gian soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm và làm thí nghiệm trước nên nhiều giáo 
3 
viên thường “ngại”. Vì vậy việc dạy học các bài thực hành còn mang tính chất 
chiếu lệ, qua loa, không thực hiện được hoặc thực hiện không thành công. 
 Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm qua tôi nhận thấy 
các bài thực hành trong chương trình sinh học THPT chính là cơ sở thuận lợi để 
triển khai hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung 
tâm. Qua đó có thể định hướng phát huy tốt nhất các năng lực cần thiết cho học 
sinh. 
 Năm học 2017 – 2018, trong kỳ thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh, tôi đã mạnh 
dạn sử dụng phương pháp dạy học khám phá để dạy bài thực thành: “ Phát hiện 
diệp lục và carotenoit, chương trình sinh học 11 và được xếp loại giờ dạy giỏi. 
Kết quả đã giúp tôi có thêm động lực để thay đổi phương pháp dạy học các bài 
thực hành trong chương trinh sinh học 11, THPT. Vì vậy tôi chọn đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm “ Sử dụng phương pháp dạy học: dựa trên tìm tòi khám phá 
khoa học, nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua bài thực 
hành “ phát hiệp lục và carotenoit”, chương trình sinh học 11 – trung học 
phổ thông.” với mong muốn được chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về đổi mới 
phương pháp dạy học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Thông qua đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học: dựa trên tìm tòi khám phá 
khoa học, nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua bài thực 
hành “phát hiệp lục và carotenoit”, chương trình sinh học 11 – trung học 
phổ thông.” tôi mong muốn: 
- Chia sẻ kinh nghiệm dạy các bài thực hành “phát hiệp lục và carotenoit” 
trong chương trình sinh học 11 với đồng nghiệp từ đó mong nhận được những 
đóng góp tích cực từ phía đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 
- Đề tài như một tài liệu tham khảo giúp cho bản thân và đồng nghiệp dạy học 
các bài thực hành trong chương trình sinh học 11( hiện hành) một cách hiệu quả 
hơn. 
- Thể hiện sự nỗ lực của bản thân trong việc đổi mới phương pháp dạy học và 
kiểm tra đánh giá, từ đó góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện của ngành 
giáo dục. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đề tài tập trung nghiên cứu các năng lực cần đạt được ở học sinh qua bài học. 
- Đề xuất phương pháp, kỹ thuật, cách thức triển khai dạy học hiệu quả tiết thực 
hành “phát hiệp lục và carotenoit” trong chương trình sinh học 11, trung học 
phổ thông phù hợp với điều kiện của trường trung học phổ thông Hậu Lộc 4. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 
4 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Đề tài được viết dựa trên cơ sở lý luận về dạy học định hướng phát triển 
năng lực của học sinh THPT và chương trình giáo dục nhà trường của tổ sinh 
trường THPT Hậu Lộc 4 (phân phối chương trình) đã được Sở giáo dục và đào 
tạo Thanh Hóa duyệt từ đầu năm học 2018 – 2019. 
 Theo tài liệu tập huấn: “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo 
định hướng phát triển năng lực của học sinh môn sinh học” của Bộ giáo dục và 
đào tạo thì dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh còn gọi là “dạy học 
định hướng kết quả đầu ra”. Khác với chương trình định hướng nội dung, 
chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng 
đầu ra, có thể coi là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học 
2.1.1.Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực giáo dục cấp trung 
học phổ thông ở Việt Nam như sau: 
a. Về phẩm chất: 
- Yêu gia đình, quê hương đất nước 
- Nhân ái, khoan dung. 
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư 
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. 
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự 
nhiên 
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỉ luật pháp luật. 
b.Về năng lực chung: 
- Năng lực tự học. 
+ Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định 
hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung 
nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém 
+ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập, hình thành cách học riêng của 
bản thân 
+ Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình 
học tập, đúc kết kinh nghiệm của mình, có thể chia sẻ 
- Năng lực giải quyết vấn đề: 
+ Phân tích được tình huống học tập trong cuộc sống, phát hiện và nêu được tình 
huống có vấn đề trong học tập, đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải 
quyết vấn đề 
+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sáng tạo 
+ Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; 
xác định và làm rõ thông tin, y tưởng mới 
5 
+ Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau, hình thành kết nối ý tưởng. 
+ Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm 
trái chiều 
+ Say mê, nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập. 
- Năng lực tự quản lí: 
+ Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành động viiệc làm 
của mình trong học tập và trong cuộc sôngs hàng ngày 
+ Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu, nhận ra được những tình 
huống an toàn hay không an toàn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày 
+ Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thân trong học tập và 
lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường. 
+ Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thực hiện được một số 
hành động vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân 
- Năng lực giao tiếp 
+ Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh giao tiếp, 
dự kiến được điều kiện thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích giao tiếp. 
+ Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao 
tiếp. 
+ Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. 
Biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người. 
- Năng lực hợp tác: 
+ Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và 
những người khác đề xuất; lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù 
hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. 
+ Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm; 
phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng 
được mục đích chung. 
+ Phân tích được khả năng của từng thành viên để tham gia đề xuất phương án 
phân công công việc. 
+ Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều 
hòa hoạt động phối hợp, khiêm tốn, tiếp thu sự chú ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ 
các thành viên khác. 
+ Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quả đạt được, đánh 
giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: 
+ Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị ICT để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể; 
hiểu được các thành phần của hệ thống mạng để kết nối, điều khiển và khai thác 
các dịch vụ trên mạng 
+ Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêu chí lựa chọn; sử dụng 
kỹ thuật tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗ trợ nghiên cứu kiến thức mới; đánh giá 
6 
được mức độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã tìm được, xử lí thông tin hỗ 
trợ giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: 
+ Nghe hiểu và chắt lọc được những thông tin bổ ích từ các bài đối thoại, truyện 
kể, lời giải thích, cuộc thảo luận, nói với cấu trúc logic, biết cách lập luận chặt 
chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương 
trình học tập. 
+ Sử dụng hợp lí từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, có 
từ vựng dùng cho các kỹ năng đối thoại và độc thoại. 
+ Đạt năng lực bậc 3 về 1 ngoại ngữ. 
- Năng lực tính toán: 
+ Vận dụng thành thạo các phép tính trong học tập và cuộc sống, sử dụng hiệu 
quả các kiến thức, kỹ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống ở nhà 
trường cũng như trong cuộc sống. 
+ Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, ký hiệu toán học, tính chất các số và tính chất 
các hình học, sử dụng được thống kê toán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong 
bối cảnh thực, hình dung và vẽ được các hình dạng các đối tượng trong môi 
trường xung quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng. 
+ Mô hình hóa toán học được một số vấn đề thường gặp; vận dụng được các bài 
toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống 
+ Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với các chức năng tính toán tương đối 
phức tạp, sử dụng được một số phần mềm tính toán và thống kê trong học tập và 
trong cuộc sống. 
c. Các năng lực chuyên biệt của bộ môn Sinh học cấp trung học phổ thông: 
 Ở trường trung học phổ thông các năng lực chuyên ngành Sinh học học 
sinh cần đạt được đó là: Năng lực kiến thức Sinh học; Năng lực nghiên cứu khoa 
học (Năng lực quan sát, Năng lực thực nghiệm) và Năng lực thực hiện trong 
phòng thí nghiệm. 
- Năng lực kiến thức sinh học bao gồm các kiến thức về các cấp độ tổ chức sống 
từ phân tử - tế bào – cơ thể - quần thể - quần xã – hệ sinh thái; kiến thức về cơ 
sở vật chất của các hiện tượng di truyền và biến dị; kiến thức về tính quy luật 
của hiện tượng di truyền và ứng dụng di truyền học; các kiến thức về tiến hoá và 
sinh thái học. 
- Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực 
tiễn hay trong học tập để xác lập vấn đề nghiên cứu; thu thập các thông tin liên 
quan thông qua nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm; hình thành giả thuyết khoa 
học; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải 
thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. 
- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng chính như: kĩ 
năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an toàn phòng thí nghiệm; kĩ năng 
làm một số tiêu bản đõn giản; kĩ năng bảo quản một số mẫu vật thật... 
7 
2.1.2. Những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới 
những năng lực chung cốt lõi của môn học: 
 Như trên đã đề cập, có khá nhiều định nghĩa về năng lực. Có thể hiểu một 
cách đơn giản “năng lực là khả năng thực hiện một hoạt động có ý nghĩa. Khi 
thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, 
sử dụng các kĩ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”. Với cách hiểu 
như vậy, việc dạy học định hướng năng lực về bản chất chỉ là mở rộng mục tiêu 
dạy học hiện tại. Việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học 
hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới 
mục tiêu xa hơn, đó là phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa 
đối với người học. Nói một cách khác, việc dạy học định hướng năng lực về bản 
chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng 
cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt 
động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình. Như vậy 
việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở các trong các thành tố quá 
trình dạy học như sau: 
- Về mục tiêu dạy học: Mục tiêu kiến thức: ngoài các mục tiêu về nhận biết, tái 
hiện kiến thức cần có những mục tiêu về vận dụng kiến thức trong các tình 
huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kĩ năng cần có thêm 
những mục tiêu rèn luyện các kĩ năng thực hiện hoạt động đa dạng. 
- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức 
cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm 
vụ thực tiễn. 
 Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình 
thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng 
thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng 
không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học. 
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng 
gắn với thực tiễn. 
- Về kiểm tra, đánh giá: Về bản chất, đánh giá năng lực cũng phải thông qua 
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của học 
sinh. 
Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực cho HS, cần sử dụng kết hợp 
nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức 
các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa 
người học. Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát 
triển năng lực học sinh trong dạy học Sinh học như: Dạy học dự án; Phương 
pháp nghiên cứu khoa học; Dạy học giải quyết vấn đề; Phương pháp bàn tay nặn 
bột; Dạy học tìm tòi, khám phá; Dạy học bằng bài

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_day_hoc_dua_tren_tim_toi_kham_pha_khoa_h.pdf