SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án để giảng dạy một số bài thực hành trong chương trình Sinh học lớp 11

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án để giảng dạy một số bài thực hành trong chương trình Sinh học lớp 11

Trong số các phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo dự án là phương pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lí dạy học theo dự án giáo viên sẽ có thêm cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn.

Dạy học theo dự án là hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: định hướng người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Bên cạnh đó, dạy học theo dự án góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Môn Sinh học là môn học nghiên cứu về các sinh vật: cấu tạo cơ thể, các quá trình sống, các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường sống, . Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, đặc biệt với các bài thực hành còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề cơ sở vật chất, quá trình giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu và tham gia vào các hoạt động thực hành-thí nghiệm của học trò. Vì thực hành-thí nghiệm trong môn Sinh học có những đặc trưng riêng:

- Nhiều thí nghiệm thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đến khi có kết quả mất vài ngày thậm chí vài tuần.

- Sau khi bố trí thí nghiệm phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc.

- Thí nghiệm có đối chứng so sánh.

Phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu nên một số thí nghiệm phải hướng dẫn học sinh làm tại nhà khi có kết quả mang đến trường báo cáo cho thầy cô. Việc tìm dụng cụ, thiết kế thí nghiệm sao cho đơn giản gọn nhẹ mà thí nghiệm vẫn thành công vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài là rất quan trọng, chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học dự án để giảng dạy một số bài thực hành trong chương trình sinh học lớp 11”.

 

doc 18 trang thuychi01 22073
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án để giảng dạy một số bài thực hành trong chương trình Sinh học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo dự án là phương pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lí dạy học theo dự án giáo viên sẽ có thêm cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn.
Dạy học theo dự án là hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: định hướng người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Bên cạnh đó, dạy học theo dự án góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Môn Sinh học là môn học nghiên cứu về các sinh vật: cấu tạo cơ thể, các quá trình sống, các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường sống, ... Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, đặc biệt với các bài thực hành còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề cơ sở vật chất, quá trình giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu và tham gia vào các hoạt động thực hành-thí nghiệm của học trò. Vì thực hành-thí nghiệm trong môn Sinh học có những đặc trưng riêng: 
- Nhiều thí nghiệm thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đến khi có kết quả mất vài ngày thậm chí vài tuần.
- Sau khi bố trí thí nghiệm phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc.
- Thí nghiệm có đối chứng so sánh.
Phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu nên một số thí nghiệm phải hướng dẫn học sinh làm tại nhà khi có kết quả mang đến trường báo cáo cho thầy cô. Việc tìm dụng cụ, thiết kế thí nghiệm sao cho đơn giản gọn nhẹ mà thí nghiệm vẫn thành công vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài là rất quan trọng, chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học dự án để giảng dạy một số bài thực hành trong chương trình sinh học lớp 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải pháp nhằm phát huy tốt việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy các bài thực hành của sinh học 11. 
Các bài thực hành trong chương trình Sinh học 11 thường được bố trí sau một phần kiến thức cụ thể, học sinh phải áp dụng kiến thức lí thuyết đã học để giải thích kết quả thực hành, đồng thời sau khi thực hành sẽ khắc sâu được kiến thức lí thuyết và áp dụng được vào thực tế đời sống:
- Giáo viên biết cách xây dựng các dự án (bài tập tình huống) cho từng bài, từng phần kiến thức phù hợp.
- Giúp học sinh thấy được ứng dụng thực tế của kiến thức sinh học.
- Học sinh có cơ hội tiếp cận và trình bày những ý tưởng, kinh nghiệm mới mẻ, từ đó tăng sự hứng thú, sự yêu thích, tính chủ động và hợp tác của học sinh trong việc học môn Sinh học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài thực hành trong chương trình sinh học lớp 11 tôi áp dụng phương pháp này gồm: 
+ Bài 6: Thực hành – Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón.
+ Bài 25: Thực hành - Hướng động.
+ Bài 43: Thực hành - nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật.
Cả 3 bài thực hành, đều có chung đặc điểm: 
+ Phải mất nhiều ngày mới có kết quả
+ Phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi
+ Có thí nghiệm đối chứng và so sánh
- Lớp 11B năm học 2015 – 2016; lớp 11B năm học 2016 – 2017; lớp 11B năm học 2017 – 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan (đặc biệt sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học lớp 11).
- Tìm hiểu kĩ mục tiêu của từng bài thực hành, gồm các kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực mà học sinh cần đạt được qua bài học.
- Tổng hợp các kiến thức lí thuyết đã học có liên quan đến từng thí nghiệm trong mỗi bài thực hành.
- Phương pháp thực hành - thí nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Sinh học đã từng bước đưa các phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng.
Sinh học là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Sinh học để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Dạy học dự án là một hình thức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Sau đó, khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học.
Đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án (The Project Method) và coi đó là một phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi thầy giáo là trung tâm. Ban đầu, phương pháp dự án được sử dụng trong dạy thực hành các môn kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực hành - thí nghiệm là một nội dung không thể thiếu của nhiều môn học ở bậc trung học phổ thông, đặc biệt là bộ môn Sinh học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên có tâm lí ngại các giờ thực hành vì: 
- Nhiều thí nghiệm không có đủ các thiết bị, dung cụ để thực hiện.
- Chuẩn bị cho một giờ thực hành mất nhiều thời gian.
- Quản lí học sinh trong giờ vất vả.
Vì vậy nhiều tiết thực hành-thí nghiệm không thực hiện được hoặc thực hiện một cách qua loa. 
Đối với học sinh, khi chỉ được học lí thuyết trên lớp mà ít khi được thực hành - thí nghiệm sẽ khiến các em cảm thấy môn học sáo rỗng, xa rời thực tế và không thiết thực. Học sinh chỉ học nhằm mục đích kiểm tra lấy điểm và thi tốt nghiệp hay thi vào một trường cao đẳng, đại học nào đó.
3. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
3.1. Các hình thức tổ chức dạy học theo dự án
Có thể phân chia các hình thức tổ chức từ nhiều góc độ khác nhau. 
- Phân loại theo nội dung chuyên môn: 
+ Dự án trong một môn học.
+ Dự án liên môn.
+ Dự án ngoài chương trình.
- Phân loại theo sự tham gia của người học: 
+ Dự án cho nhóm học sinh.
+ dự án cá nhân.
- Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: 
+ Dự án dưới sự tham gia hướng dẫn của một giáo viên.
+ Dự án dưới sự tham gia cộng tác của một nhóm các giáo viên.
- Phân loại theo quy mô (quỹ thời gian): 
+ Dự án nhỏ.
+ Dự án trung bình.
+ Dự án lớn.
- Phân loại theo nhiệm vụ: 
+ Dự án tìm hiểu.
+ Dự án nghiên cứu.
+ Dự án thực hành.
+ Dự án hỗn hợp.
Trong sáng kiến này tôi sử dụng dự án trong một môn học, dành cho nhóm học sinh dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, theo quy mô trung bình và với nhiệm vụ là dự án thực hành.
3.2. Đặc điểm của dạy học dự án
- Gắn với tình huống có tính thực tiễn xã hội cao (dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án)
- Định hướng học sinh (người học là trung tâm của dạy học dự án)
- Tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm – hoạt động học tập phong phú và đa dạng (kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân)
- Thống nhất giữa lí thuyết và thực hành
- Định hướng sản phẩm (quan tâm đến sản phẩm của hoạt động)
3.3. Các bước tiến hành một dự án
- Bước 1: Sáng kiến về dự án
- Bước 2: Phác họa về dự án
- Bước 3: Lập kế hoạch cho dự án
- Bước 4: Thực hiện dự án
- Bước 5: Kết thúc dự án: trình bày, đánh giá kết quả
- Bước 6: Thông báo và Tương hỗ
3.4. Vai trò của học sinh và giáo viên trong phương pháp dạy học theo dự án
- Vai trò của học sinh:
+ Học sinh làm việc theo nhóm.
+ Quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động nhóm để tiến hành giải quyết vấn đề.
+ Thu thập dữ liệu, rồi tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc.
+ Học sinh trình bày sản phẩm làm được thông qua dự án.
- Vai trò của giáo viên:
+ Từ nội dung của môn học, tìm ra sự liên quan của nó đến các vấn đề thực tiễn.
+ Hình thành ý tưởng các dự án liên quan đến nội dung môn học.
+ Giáo viên là hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình.
3.5. Các dự án cụ thể
Dự án 1:
TIẾT 6 – BÀI 7: THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI 
NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức: - Biết sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở hai mặt lá.
	- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện các thao tác thực hành thí nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
	- Rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
3. Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi làm thí nghiệm.
4. Năng lực: - Năng lực thiết kế thí nghiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực lãnh đạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Cặp gỗ, bản kính, giấy lọc, đèn cồn, cân phân tích, ống đong, que khuấy, bình nhựa 1,5 lít có nắp, cốc nhựa miệng rộng.
- Dung dịch Coban Clorua 5%; Phân bón NPK; Cát đã rửa sạch.
2. Chuẩn bị của học sinh: mỗi nhóm cần có:
- Cành lá bàng, lá dâu; Hạt đậu xanh; Nước sạch.
III. Phương pháp: Thực hành – thí nghiệm; Dạy học theo dự án.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Câu 1: Trình bày các con đường thoát hơi nước qua lá?
- Kiểm tra dụng cụ thực hành.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 
3. Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG 1: Thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá 
(20 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- GV: Mục tiêu của thí nghiệm này là gì?
- HS: trả lời theo sách giáo khoa.
- GV: sửa lại cho phù hợp với thí nghiệm sẽ được tiến hành.
- GV: Vừa nêu quy trình vừa làm mẫu.
- HS: Quan sát giáo viên làm mẫu và ghi nhớ quy trình.
- GV: Quan sát 4 nhóm làm thí nghiệm, nhắc nhở.
- HS: làm thí nghiệm.
- GV: Trong cùng 1 thời gian, mặt nào của lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn?
- HS: quan sát hiện tượng trả lời:
Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn mặt trên lá.
- GV: Mặt nào của lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn?
- HS quan sát hiện tượng trả lời:
Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn mặt trên lá.
? Tại sao lại thu được những kết quả đó?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời: Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng, số lượng khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá.
- GV: tổng kết hoạt động 1   
I. Mục tiêu
- Biết sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở hai mặt lá.
II. Quy trình
- Tẩm dung dịch côban clorua vào giấy lọc và sấy khô à giấy lọc xuất hiện màu xanh da trời.
- Đặt đối xứng 2 miếng giấy lọc trên qua 2 mặt lá.
- Dùng cặp gỗ kẹp và ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy lọc này ở cả 2 mặt lá tạo thành hệ thống kín.
- So sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá trong cùng thời gian.
III. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
(mỗi nhóm là một phòng gồm 7 – 8 em)
- Mỗi nhóm làm từ 2 đến 4 lá.
- Mỗi nhóm ghi kết quả vào bảng (1)
- Quan sát: 
+ Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn mặt trên lá.
+ Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn mặt trên lá.
- Giải thích: Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng, số lượng khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá.
à Thoát hơi nước ở mặt dưới lá xảy ra nhanh hơn và nhiều hơn mặt trên lá.
- Kết quả của các nhóm ghi vào bảng (1) dưới đây:
Tên nhóm
Ngày, giờ
Tên cây, vị trí của lá
Thời gian chuyển màu của giấy tẩm côban clorua
Mặt trên
Mặt dưới
HOẠT ĐỘNG 2: Thí nghiệm về phân bón NPK đối với cây trồng (15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- GV: Mục tiêu của thí nghiệm này là gì?
- HS: trả lời theo sách giáo khoa.
- GV: Vừa nêu quy trình vừa làm mẫu 1 cốc.
- HS: Quan sát giáo viên làm mẫu và ghi nhớ quy trình.
- GV: Quan sát 4 nhóm làm thí nghiệm, nhắc nhở.
- HS: làm thí nghiệm.
- GV: Sau khoảng 3 ngày hạt sẽ nảy mầm, yêu cầu học sinh chăm sóc cây mầm ở 2 cốc trong khoảng 10 ngày.
- GV: Thí nghiệm nghiên cứu vai trò của phân bón đối với cây trồng cần phải có thời gian dài để theo dõi. Tuy nhiên, dựa vào kiến đã được học về vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng và những kinh nghiệm trong nông nghiệp ở gia đình học sinh có thể đưa ra được kết quả của thí nghiệm này và giải thích được kết quả đó.
? Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng thì ở cốc nào cây phát triển hơn?
- HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời:
Cây ở cốc thí nghiệm chứa dung dịch NPK phát triển hơn và cao hơn cây ở cốc đối chứng chỉ có nước.
- GV: Tại sao lại có được kết quả đó?
- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tiễn giải thích được:
Vì các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- GV: tổng kết hoạt động 2. 
I. Mục tiêu
- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
II. Quy trình
- Cho cát sạch vào 2 cốc.
- Tưới nước ẩm 70%.
- Gieo vào mỗi cốc 5 hạt, sau đó đánh dấu cốc đối chứng và cốc thí nghiệm.
- Cân 1 g phân bón NPK, dùng ống đong 1 lít nước cho vào bình nhựaàcho 1 g phân bón vào và khuấy cho tan hết àthu được dung dịch phân NPK.
- tưới vào cốc thí nghiệm, cốc đối chứng chỉ tưới nước máy.
- Chăm sóc hằng ngày, tưới đầy đủ, chính xác từng cốc àquan sát sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây mầm.
III. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Mỗi nhóm làm 2 cốc.
- Mỗi nhóm ghi kết quả vào bảng (2)
- Kết quả: Cây ở chậu thí nghiệm phát triển và cao hơn cây ở chậu đối chứng.
- Giải thích: vì các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Các nhóm ghi kết quả thí nghiệm vào bảng (2) sau đây:
Tên cây
Công thức thí nghiệm
Số hạt nảy mầm
Chiều cao tb (cm/cây)
Nhận xét
Đậu xanh
Chậu đối chứng
Chậu thí nghiệm
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút)
1. Bài có hai thí nghiệm: Thí nghiệm vai trò của phân bón NPK cần nhấn mạnh cách chăm sóc và ghi chép kết quả hằng ngày cho học sinh về nhà thực hiện đúng.
2. Sự thay đổi cách bố trí thí nghiệm: 
- Dùng cát đã rửa sạch để loại bỏ hết các yếu tố dinh dưỡng từ đó sẽ thấy được tác dụng của phân bón NPK.
- Hàng ngày phải tưới đủ nước và dung dịch NPK đảm bảo cho cây có đủ các yếu tố cần thiết để sinh trưởng.
- Thí nghiệm cần thực hiện trong hai tuần vì: Thời gian ngắn hơn cây vẫn còn chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt để sinh trưởng, thời gian dài hơn rễ cây đã hình thành nốt sần tự cung cấp đạm, kết quả thí nghiệm sẽ không chính xác.
- Dùng hạt đậu xanh làm thí nghiệm có ưu điểm: hạt nhanh nẩy mầm, cây sinh trưởng nhanh thí nghiệm sớm có kết quả.
3. Cách bố trí thí nghiệm như trên so với sách giáo khoa có ưu nhược điểm: 
- Ưu điểm: Chuẩn bị dụng cụ đơn giản, dễ kiếm; Dễ thực hiện; Mang cây lên lớp dễ dàng.
- Nhược điểm: Hàng ngày phải chăm sóc cây, nếu không cẩn thận có thể tưới nhầm dung dịch NPK cho hộp đối chứng kết quả sẽ không chính xác.
4. Học sinh rửa dụng cụ, thu dọn phòng thí nghiệm.
* Kết quả: 
- Lớp 11B năm học 2015 – 2016 có 3 nhóm (tỉ lệ 75%) nộp sản phẩm tốt, 1 nhóm (tỉ lệ 25%) cốc tưới phân NPK cây mầm chết vì chuột cắn.
- Lớp 11B năm học 2016 – 2017 cả 4 nhóm (tỉ lệ 100%) có sản phẩm tốt.
- Lớp 11B năm học 2017 – 2018 đạt yêu cầu: học sinh làm đúng quy trình, tuy nhiên do hóa chất để lâu nên khi tẩm dung dịch côban clorua vào giấy lọc thì giấy chuyển màu xanh rất nhạt.
Dự án 2:
TIẾT 27 – BÀI 25: 	THỰC HÀNH – HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức: - Phân biệt được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
- Thực hiện thành công các tính hướng của thực vật bằng các dụng cụ có trong phòng thí nghiệm và học sinh tự làm.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện các thao tác thực hành thí nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
	3. Thái độ: - Thái độ nghiêm túc và tích cực khi thực hành.
4. Năng lực: - Năng lực thiết kế thí nghiệm, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hộp giấy có nhiều ngăn đục lỗ thủng, các lỗ xếp lệch nhau; phân đạm; Cát ẩm; Hạt đậu xanh.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Xem trước bài mới, ôn lại kiến thức đã học ở các bài trước.
- Hộp giấy bằng bìa các tông có lỗ ở 1 phía, lõi giấy vệ sinh cắt đôi, cốc trồng cây, dây buộc, nước.
III. Phương pháp: Thực hành – thí nghiệm; Vấn đáp - tái hiện; Dạy học theo dự án.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1: Trình bày về tính hướng đất (hướng sáng, hướng hóa, hướng nước) của cây.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành và sự chuẩn bị của các nhóm.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: 	Giới thiệu bài thực hành (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- GV: Mục tiêu của bài thực hành này là gì?
- HS: trả lời theo sách giáo khoa.
- GV: Nêu quy trình thực hành chung cho cả 4 tính hướng.
- HS: Ghi nhớ quy trình chung.
- GV: tổng kết hoạt động 1.
I. Mục tiêu
- Phân biệt được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
- Thực hiện thành công thí nghiệm các tính hướng của thực vật bằng các dụng cụ có trong phòng thí nghiệm và học sinh tự làm.
II. Xây dựng quy trình thực hành
Bước 1: Chuẩn bị hạt đậu xanh.
Bước 2: Chuẩn bị cốc trồng cây.
Bước 3: Cho hạt đậu vào cốc trồng và tưới nước cho đủ độ ẩm.
Bước 4: Để yên cốc trong vòng 3 - 4 ngày. Đặt thí nghiệm về các tính hướng của cây (chăm sóc cây hằng ngày chu đáo, cẩn thận).
Bước 5: Để 1 tuần và quan sát cây.
HOẠT ĐỘNG 2: Đặt thí nghiệm về các tính hướng của thực vật (30 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- GV: Yêu cầu học sinh nêu quy trình thí nghiệm tính hướng sáng của cây.
- HS dựa vào quy trình chung, nêu quy trình của thí nghiệm hướng sáng.
- GV: hoàn chỉnh quy trình và yêu cầu các nhóm đặt thí nghiệm.
- HS: làm việc theo nhóm (mỗi nhóm là 1 phòng hoặc 1 tổ có từ 7 – 8 em), hoàn thiện xong bước 3.
- GV: nhắc nhở học sinh về nhà chăm sóc cây, sau 2 ngày mới cho cây vào hộp và để 1 tuần sau lấy hộp ra quan sát cây.
- GV: dựa vào kiến thức đã học hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
- HS: trả lời được:
+ Hiện tượng: ngọn cây ở cốc 1 uốn cong theo vị trí của các lỗ thủng trong hộp, ngọn cây ở cốc 2 uốn cong vươn về phía có lỗ ánh sáng.
+ Giải thích: do ngọn cây có tính hướng sáng dương.
- GV: Yêu cầu học sinh nêu quy trình thí nghiệm tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_de_giang_day_mot_so_b.doc
  • docbia- muc luc.doc