Kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu thông qua dạy “bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản” tại trường THPT Cẩm Thủy 2

Kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu thông qua dạy “bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản” tại trường THPT Cẩm Thủy 2

Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng của xã hội. Trong những năm gần đây khí hậu trên trái đất diễn biến rất phức tạp theo chiều hướng xấu. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới tình trạng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra như: hạn hán kéo dài, lũ lụt, giá tét , băng tuyết. Sự thay đổi của khí hậu ngày càng lớn và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh vật đặc biệt là con người. Ở Việt Nam năm 2015- 2016 đang bị tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu, năm qua chúng ta đã chịu sự thay đổi thất thường liên tục của khí hậu và ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế xã hội. Như trong trận rét lịch sử từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 1 năm 2016 có hơn 20 điểm trên cả nước có băng tuyết. Một số nơi gây nên hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, băng tuyết làm chết gần 1000 con gia súc, hàng nghìn ha cây hoa màu. Bên cạnh rét đậm rét hại thì một số nơi lại hạn hán kéo dài, rồi lốc xoáy, mưa bảo, lũ lụt không chỉ tổn hại về kinh tế mà hàng năm còn có hàng trăm người bị thiệt mạng vì thiên tai.

Bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng của toàn xã hội, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà đây là vấn đề của toàn thế giới. Để giải quyết vấn đề này không chỉ một hay một số người, tổ chức có thể thục hiện được mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó các em học sinh ở lứa tuổi THPT có thể góp phần không nhỏ, nếu chúng ta có thể giáo dục cho các em biết vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua bài: Quang hợp ở thực vật. Tôi giáo dục cho các em vai trò của quang hợp ở thực vật trong điều hòa không khí, thông qua đó giúp các em thấy được vai trò của cây xanh, của những cánh rừng trong việc bảo vệ môi trường. Giúp các em hình thành ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ và trồng mới các khu rừng, bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu.

 

doc 18 trang thuychi01 11433
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu thông qua dạy “bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản” tại trường THPT Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục: ..
1
Phần 1. MỞ ĐẦU 
1. Lí do chon đề tài
2. Mục đích nghiên cứu..
3. Đối tượng nghiên cứu..
4. Phương pháp
2
2
3
3
3
Phần 2. NỘI DUNG ...
4
1. Cơ sở lí luận  
4
2. Thực trạng 
6
3. Giải pháp thực hiện ..
6
4. Kết quả
16
Phần 3. Kết luận .
Tài liệu tham khảo.............................................................................
17
18
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHÒNG CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA DẠY “BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11 CƠ BẢN” TẠI TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài:
Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng của xã hội. Trong những năm gần đây khí hậu trên trái đất diễn biến rất phức tạp theo chiều hướng xấu. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới tình trạng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra như: hạn hán kéo dài, lũ lụt, giá tét , băng tuyết. Sự thay đổi của khí hậu ngày càng lớn và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh vật đặc biệt là con người. Ở Việt Nam năm 2015- 2016 đang bị tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu, năm qua chúng ta đã chịu sự thay đổi thất thường liên tục của khí hậu và ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế xã hội. Như trong trận rét lịch sử từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 1 năm 2016 có hơn 20 điểm trên cả nước có băng tuyết. Một số nơi gây nên hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, băng tuyết làm chết gần 1000 con gia súc, hàng nghìn ha cây hoa màu. Bên cạnh rét đậm rét hại thì một số nơi lại hạn hán kéo dài, rồi lốc xoáy, mưa bảo, lũ lụt không chỉ tổn hại về kinh tế mà hàng năm còn có hàng trăm người bị thiệt mạng vì thiên tai.
Bảo vệ môi trường phòng chống biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng của toàn xã hội, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà đây là vấn đề của toàn thế giới. Để giải quyết vấn đề này không chỉ một hay một số người, tổ chức có thể thục hiện được mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó các em học sinh ở lứa tuổi THPT có thể góp phần không nhỏ, nếu chúng ta có thể giáo dục cho các em biết vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua bài: Quang hợp ở thực vật. Tôi giáo dục cho các em vai trò của quang hợp ở thực vật trong điều hòa không khí, thông qua đó giúp các em thấy được vai trò của cây xanh, của những cánh rừng trong việc bảo vệ môi trường. Giúp các em hình thành ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ và trồng mới các khu rừng, bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu.
Thông qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn Sinh Học ở trường THPT Cẩm Thủy 2. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu trong dạy Bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản.
Đề tài này của tôi được cấu trúc lại từ SKKN với đề tài “kinh nghiệm trong dạy Bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản nhằm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu bằng phương pháp dạy học tích hợp” của tôi trong năm học 2015 – 2016. Trong bài viết năm nay tôi đã thay đổi mục đích nghiên cứu, câu hỏi đánh giá học sinh, đối tượng học sinh. 
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này trang bị cho học sinh THPT những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân, hậu quả hiệu ứng nhà kính và vai trò của cây xanh thông qua quá trình quang hợp để mỗi học sinh trở thành 1 tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường, địa phương từ đó có ý thức tham gia tích cực các hoạt động phù hợp ở địa phường nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Tôi mong muốn bản thân và học sinh tích cực tìm hiểu thêm về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam và toàn cầu. Từ đó nhận thức trách nhiệm của bản thân với việc phát triển sinh thái một cách bền vững, gìn giữ môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho muôn đời sau.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Dạy bài 8: Quang hợp ở thực vật bằng phương pháp dạy học tích hợp tại các lớp 11A và 11 B trường THPT Cẩm Thủy 2. Mỗi lớp 45 học sinh.
4. Phương pháp:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu.
	Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi với học sinh, thực nghiệm sư phạm.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận 
Trong những năm gần đây khi thời tiết có những thay đổi bất thường, cực đoan gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Chúng ta thường gọi đó là do biến đổi khí. Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao... Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Theo các nhà khoa học, một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu trong thời gian qua là do sự nóng lên của trái đất. Trong những năm gần đây nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên. Ngày 5/1/2017, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2016 đã vượt qua năm 2015 để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ đáng tin cậy về nền nhiệt trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất năm 2016 cao hơn năm 2015 khoảng 0,2 độ C, ở mức 14,8 độ C, tức là cao hơn 1,3 độ C so với giai đoạn trước cuộc Cách mạng công nghiệp. So với thỏa thuận chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris năm 2015 với đề xuất hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp thì con số 1,3 độ C được xem là đã sát ngưỡng nguy hiểm[1] . Theo thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Cụ thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-1,3 độ C; cao hơn thập kỷ 1990-2000 là 0,4-0,5 độ C.[2]
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy nhiệt độ trái đất hàng năm tăng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ giữ hơi nóng của ánh Mặt Trời bên trong bầu khí quyển, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi.
Biến đổi khí hậu đã và đang làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái Đất khiến các hệ sinh thái bị phá hủy, làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếmBiến đổi khí hậu làm mất đa dạng sinh học khi nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Không chỉ có vậy, tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của con người. Vì khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của con người cũng mất đi.
Một biểu hiện đáng lo ngại của biến đổi khí hậu nữa là mực nước biển dâng đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai. Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/năm, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm Hải văn Hòn Dáu tăng lên khoảng 20cm[2].
Sự tăng nhiệt độ Trái Đất trong vòng 50 năm qua là 1 bằng chứng được khẳng định nguyên nhân chính là do con người. Tác động của con người là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ lâu con người đã tiến hành sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Quá trình đốt quá nhiều nguyên liệu hóa thạch và phá rừng, công nghiệp phát triển, sử dụng các loại máy móc hiện đại do đó con người đã chuyển một lượng lớn cacbon được tích lũy hàng triệu năm vào khí quyển là yếu tố khách quan làm tăng lên hàm lượng khí CO2 đây là nguyên nhân chính làm khí hậu toàn cầu nóng lên nhanh chóng. Ngoài ra quá trình sử dụng phân bón, thuốc trữ sâu, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu... cũng đã góp phần làm biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới hoàn toàn, chỉ có điều ngày nay vấn đề này đang xảy ra đến mức nghiêm trọng thu hút sự chú ý của xã hội, gần đây báo chí liên tục đưa tin về thảm họa thiên nhiên ở Việt Nam như đợt rét đậm ở miền Bắc bị mất trắng hoa màu đặc biệt là Lào Cai, Sơn La đã mất phần lớn diện tích trồng thảo quả, sương muối làm mất phần lớn diện tích chuối sắp thu hoạch.... miền Trung mưa đá ở Tương Dương- Nghệ An làm thủng mái nhà, mất diện tích hoa màu của nông dân, các tỉnh Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận...) và Tây Nguyên hạn hán kéo dài làm cho động vật chết hàng loạt, đất không còn khả năng canh tác, miền Tây Nam Bộ bị hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn làm một phần lớn diện tích lúa và hoa màu không còn khả năng thu hoạch sản lượng... Đó là những hệ quả của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Vì vậy thông qua các bài dạy môn sinh học tôi đã hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ một phân của nguyên nhân và hậu quả của biến động khí hậu đồng thời giúp học sinh tích cực ứng dụng kiến thức sinh học góp phần phòng, chống, biến đổi khí hậu như bảo vệ môi trường sống, trồng cây xanh, bảo vệ rừng.....
2. Thực trạng của vấn đề
 Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề mà xã hôi quan tâm. Đây là vấn đề của không chỉ một tổ chức, một quốc gia mà của toàn nhân loại vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là điều cấn thiết. Nhưng hiện nay sự hiểu biết của các em học sinh cũng như nhân dân địa phương về biến đổi khí hậu chưa chính xác khoa học.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm học sinh chưa hiểu tại sao có sự thay đổi bất thường của khí hậu, các em coi đó là sự vận động vốn có của tự nhiên, thờ ơ với biến đổi khí hậu và không có các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường sống học sinh khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi vận dụng trả lời các câu hỏi về môi trường
Khảo sát trên 2 lớp 11A, 11B năm học 2016 -2017 tại trường THPT Cẩm Thủy 2 đây là 2 lớp cơ bản có trình độ tương đương trả lời câu hỏi:
- Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân cơ bản gây nên hiệu ứng nhà kính?
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì? 
- Em có thể làm gì để góp phần khắc phục hiện tượng đó?
KẾT QUẢ.
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp 11A
0
0
5
5
9
18
5
2
0
0
0
Lớp 11B
0
0
7
6
10
15
4
3
0
0
0
Đa số học sinh đều chưa trả lời được các câu hỏi trên hoặc trả lời chưa chính xác, từ đó cho thấy các em học sinh chưa hiểu gì về nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hâu hiện nay. Qua thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Cẩm Thủy 2 tôi mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu trong dạy Bài 8: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản 
3. Giải pháp
Để có được những tiết dạy tích hợp giúp học sinh phát huy năng lực tư duy, suy luận, liên hệ, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống bằng kiến thức của môn học tôi đã có những giải pháp sau:
3.1 Xác định mục tiêu:
 Trước hết giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học trong bài “Quang hợp ở thực vật” tôi sẽ tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào mục I - Khái quát về quang hợp để giúp học sinh thấy được nguyên nhân , hậu quả của hiệu ứng nhà kính, của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây, giúp học sinh thấy được vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường góp phần phòng chống biến đổi khí hậu. Từ đó có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, tuyên truyền cho mọi người xung quanh thấy được vai trò của rừng, có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực. 
3.2 Tìm hiểu các kiến thức cần tích hợp
 Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài học thì bản thân giáo viên phải tìm hiểu về những kiến thức mình sẽ sử dụng để tích hợp. 
- Hiệu ứng nhà kính và mối quan hệ giữa tăng nồng độ CO2 với tăng nhiệt độ trái đất:
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức, CO2 đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong 200 năm qua nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5 độ C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5 độ C; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.[3]
- Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.
- Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, kết hợp với các hoạt động sinh hoạt. Con người đã thải vào bầu khí quyển các chất gây hiệu ứng nhà kính (đặc biệt là khí CO2) đã cản trở sự bức xạ của tia hồng ngoại vào không gian vũ trụ, Làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 30 độ C. Theo báo cáo của tổ chức khí tượng thế giới (WMO), tốc độ thay đổi nhiệt độ kể từ năm 1976 tăng gấp 3 lần so với tốc độ thay đổi trong vòng 100 năm qua. Theo nhiều dự báo đến cuối thế kỉ XXI này nhiệt độ trung bình trên Trái Đất sẽ tăng từ 1.4 đến 5.8 độ c. [4]
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên làm băng ở 2 cực tan, nước biển dâng cao từ 0.2 - 0.9m sẽ làm ngập chìm những vùng đất thấp ở ven biển, nhấn chìm một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Tình trạng sa mạc hóa, hán hán và lũ lụt sẽ xẩy ra trên diện rộng làm diện tích đất trồng bị thu hẹp, mùa màng thất bát. Tình trạng thiếu nước ngọt sẽ diễn ra mạnh ở một số khu vực như Trung Á, Trung Đông, Châu phi, Ô-Xtrâylia.....Sự biến đổi khí hậu và tình trạng khai thác quá mức của con người đang làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiều loài đông, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng, môi trường sinh thái đang dần bị phá vỡ đi tính cân bằng vốn có của nó. 
 	 Hiện nay diện tích băng ở Bắc Cực đã giảm từ 15% - 20% (trong vòng 30 năm qua) và có thể bị biến mất vào mùa hè cuối của thế kỉ này. Điều này khiến mực nước toàn cầu sẽ dâng lên 10cm, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 4 triệu người. Xóa sổ ít nhất 226 loài chim, trên 40% loài cá ở châu Âu có thể bị đe dọa. Gấu Bắc Cực có thể bị xóa sổ vào năm 2100 (Theo báo cáo của khoảng 300 nhà khoa học thuộc Hội đồng Bắc cực). [4]
	 -Biện pháp góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Ở Việt Nam việc bảo vệ và trồng rừng mới theo dự án 661 (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) của chính phủ đã phần nào bảo vệ an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ nguồn gen và tính đa dạng sinh học....Đã góp phần thiết thực chống lại hiệu ứng nhà kính đang diễn ra theo chiều hướng xấu đi trên Trái Đất này. .
3.3 Xác định phương pháp dạy học
 Giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bài học mà mình sẽ dạy trong đó hướng tới sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tăng tính tích cực, chủ động của học sinh như dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập, khăn phủ bàn ..
Với bài giảng này tôi đã sử dụng phương tháp thảo luận nhóm, dạy học theo dự án giao nhiệm vụ trước cho từng nhóm về nhà tìm hiểu sau đó đến tiết học từng phần cụ thể sẽ mời từng nhóm lên trình bày. Với cách tổ chức này học sinh rất hứng thú, chủ động, tích cực tìm hiểu. 
3.4 Tổ chức phân nhóm
Mỗi lớp thường phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm một nhiện vụ cụ thể. Nhiệm vụ của các em thường là các vấn đề gắn liền với đời sống thực tiễn để các em có hướng thú khi tìm hiểu.
Trong dạy tích hợp bài 8 Quang hợp ở thực vật tôi đã phân nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về sự thải lượng khí CO2 của các nhà máy, xí nhiệp  Của nước ta trong những năm gần đây và hậu quả của lượng khí này được thải ra đối với môi trường.
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu về hậu quả của hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu đối với đời sống con người.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về việc trồng cây xanh, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc của nước ta.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về màu sắc của lá cây trong thiên nhiên.
3.5 Giáo án minh họa: Bài 8 – Quang hợp ở thực vật
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
Nêu được khái niệm quang hợp.
 - Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật đối với đời sống con người, môi trường.
Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp. 
Liệt kê được các sắc tố quang hợp
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
	- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên về màu sắc của lá cây ở các loài khác nhau từ đó hình thành tình yêu với thiên nhiên, với khoa học.
	- Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng từ đó tuyên truyền cho mọi người chung tay bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. 
II. Phương pháp dạy học:
Nêu vấn đề, Giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị
- Một số thông tin, hình ảnh về tác hại khí CO2 đối với môi trường và đời sống con người.
- Hình ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu gây nên cho con người và môi trường.
- Hình ảnh về các biện pháp góp phần làm cho môi trong sạch hơn
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan tới CNTT: Máy chiếu Projecter.
- Phiếu học tập.
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ :5 phút
- Kiểm tra bài tường trình thực hành của HS?
3. Bài mới:
Năng lượng cho mọi hoạt động sống bắt nguồn từ đâu ? Quang hợp có ý nghĩa gì vói sự sống ?
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật:
- Mục tiêu : Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật:
- Thời gian : 25 phút
- Hình thức : Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
Đặt vấn đề: Tại sao ở những nơi công cộng như : bệnh viện, trường học, công viên, đường phố lại được trồng nhiều cây xanh ? Quang hợp là gì ? Quang hợp có vai trò gì ?
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* GV cho quan sát hình 8.1, trả lời câu hỏi: 
- Em hãy cho biết quang hợp là gì?
- Viết phương trình tổng quát.
HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV cho HS nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi:
? Em hãy cho biết vai trò của QH?
* HS nghiên cứu mục I.2→ trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Giáo viên nêu các vấn đề
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính ?
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính ?
- 	Chúng ta nên làm gì để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?
Giáo viên cung cấp một số thông tin về mối quan hệ giữa tăng nồng độ CO2 với tăng nhiệt độ trái đất:
- Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển đ

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_giao_duc_bao_ve_moi_truong_phong_chong_bien_doi.doc
  • docBia SKKN.doc