SKKN Tích hợp trong xây dựng chủ đề - Sinh sản ở động vật (Sinh học 11) nhằm giáo dục hòa nhập và giáo dục nâng cao nhận thức kế hoạch hóa gia đình cho học sinh THPT

SKKN Tích hợp trong xây dựng chủ đề - Sinh sản ở động vật (Sinh học 11) nhằm giáo dục hòa nhập và giáo dục nâng cao nhận thức kế hoạch hóa gia đình cho học sinh THPT

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống đặt ra.

Là giáo viên môn Sinh học, tôi cũng như các đồng nghiệp luôn trăn trở bởi hai vấn đề cấp thiết: Một là học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của môn học cấp phổ thông Hai là làm sao để học sinh áp dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống, ứng dụng vốn hiểu biết của mình để giải quyết các vấn đề đặt ra của xã hội ngày nay. Từ đó, các em có niềm tin vào khoa học, đam mê khoa học, tìm tòi sáng tạo trong khoa học, đặc biệt là khoa học ứng dụng.

Học sinh hiện nay đang đứng trước hiện tượng là vô cảm với các vấn đề chung của xã hội, có thể do các em được cha mẹ nuông chiều hơn, xã hội ít hoặc không tạo ra các sân chơi nên các em ít tham gia thực tiễn với xóm làng (bản) và cộng đồng, thiếu hòa nhập, thiếu san sẻ, thiếu tinh thần mình vì mọi người. Một vấn đề khác phải trang bị cho học sinh, nhất là học sinh lớp 11, 12; đó là những kiến thức về KHHGĐ. Do cách biên soạn của SKG hiện nay hoặc do sự ngần ngại của giáo viên – học sinh mà phần kiến thức KHHGĐ gần như còn rất sơ sài trong dạy học.

 Học sinh lớp 11,12 các em chuẩn bị trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, người chủ của gia đình do vậy không thể đến lúc các em là vợ là chồng mới trang bị kiến thức về KHHGĐ được, mà ngay khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường ngoài trang bị cho các em kiến thức phổ thông các em rất cần trang bị và có các kiến thức hòa nhập và làm chủ, làm chủ trong kiếm tiền, trong tiêu tiền và trong cả việc sinh nở. Với kiến thức KHHGĐ các em đã được trang bị thì các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực đến những người xung quanh.

Góp phần hạn chế hiện tượng trên ở học sinh, tôi thực hiện đề tài “Tích hợp trong xây dựng chủ đề - Sinh sản ở động vật ( Sinh học 11) nhằm giáo dục hòa nhập và giáo dục nâng cao nhận thức kế hoạch hóa gia đình cho học sinh THPT”.

 

doc 21 trang thuychi01 6431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp trong xây dựng chủ đề - Sinh sản ở động vật (Sinh học 11) nhằm giáo dục hòa nhập và giáo dục nâng cao nhận thức kế hoạch hóa gia đình cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
THPT
KHHGĐ
TB
PPCT
GĐ
NXB
SKSS
SĐCKH
SKSSVTN
HS
Ý nghĩa chữ viết tắt
Trung học phổ thông
Kế hoạch hoá gia đình
Trung bình
Phân phối chương trình
Gia đình
Nhà xuất bản
Sức khỏe sinh sản
Sinh đẻ có kế hoạch
Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Học sinh
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần I. Đặt vấn đề
3
Lý do chọn đề tài
3
Mục tiêu của đề tài
3
Phương pháp nghiên cứu
3
Phạm vi chương trình, thời gian và đối tượng nghiên cứu
4
Phần II. Giải quyết vấn đề
4
Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
4
Giải pháp thực hiện
4
Xây dựng chủ đề
4
Mục tiêu chung của chủ đề
4
Định hướng phát triển năng lực
6
Các hoạt động của chủ đề
7
Phân chia hoạt động tìm hiểu kiến thức 4 tiết dạy của chủ đề
7
Nội dung và vị trí tích hợp nội môn
7
Tích hợp liên môn
8
F. Tích hợp thông qua các buổi hoat động ngoại khóa, các câu lac bô 
8
G. Tích hợp thông qua các buổi học tập trải nghiệm 
9
H. Giáo án minh họa 
8
. Mục tiêu tiết học 
 8
. Chuẩn bị cho tiết học 
9
<III.. Tiến trình hoạt động tìm hiểu kiến thức 
12
I. Kết quả thu được 
17
Phần III. Kết luận và Kiến nghị, đề xuất 
17
I. Kết luận 
17
I. Kiến nghị và đề xuất 
18
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống đặt ra.
Là giáo viên môn Sinh học, tôi cũng như các đồng nghiệp luôn trăn trở bởi hai vấn đề cấp thiết: Một là học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của môn học cấp phổ thông Hai là làm sao để học sinh áp dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống, ứng dụng vốn hiểu biết của mình để giải quyết các vấn đề đặt ra của xã hội ngày nay. Từ đó, các em có niềm tin vào khoa học, đam mê khoa học, tìm tòi sáng tạo trong khoa học, đặc biệt là khoa học ứng dụng.
Học sinh hiện nay đang đứng trước hiện tượng là vô cảm với các vấn đề chung của xã hội, có thể do các em được cha mẹ nuông chiều hơn, xã hội ít hoặc không tạo ra các sân chơi nên các em ít tham gia thực tiễn với xóm làng (bản) và cộng đồng, thiếu hòa nhập, thiếu san sẻ, thiếu tinh thần mình vì mọi người. Một vấn đề khác phải trang bị cho học sinh, nhất là học sinh lớp 11, 12; đó là những kiến thức về KHHGĐ. Do cách biên soạn của SKG hiện nay hoặc do sự ngần ngại của giáo viên – học sinh mà phần kiến thức KHHGĐ gần như còn rất sơ sài trong dạy học.
 Học sinh lớp 11,12 các em chuẩn bị trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, người chủ của gia đình do vậy không thể đến lúc các em là vợ là chồng mới trang bị kiến thức về KHHGĐ được, mà ngay khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường ngoài trang bị cho các em kiến thức phổ thông các em rất cần trang bị và có các kiến thức hòa nhập và làm chủ, làm chủ trong kiếm tiền, trong tiêu tiềnvà trong cả việc sinh nở. Với kiến thức KHHGĐ các em đã được trang bị thì các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực đến những người xung quanh. 
Góp phần hạn chế hiện tượng trên ở học sinh, tôi thực hiện đề tài “Tích hợp trong xây dựng chủ đề - Sinh sản ở động vật ( Sinh học 11) nhằm giáo dục hòa nhập và giáo dục nâng cao nhận thức kế hoạch hóa gia đình cho học sinh THPT”. 
II. Mục tiêu của đề tài
1. Tìm hiểu, hệ thống hóa những kiến thức về sinh sản ở động vật, giáo dục giới tính, giáo dục kế hoạch hóa gia đình và giáo dục hòa nhập để tích hợp trong giảng dạy chủ đề.
2. Phân tích nội dung của chủ đề, từ đó xây dựng giáo án tích hợp, phương pháp dạy học phù hợp nhằm giáo dục KHHGĐ và giáo dục hòa nhập cho học sinh.
III. Phương pháp nghiên cứu
 1. Nghiên cứu lí thuyết
	 Tìm hiểu chương trình dạy học, chuẩn kiến thức và kĩ năng Sinh học 11, thu thập và đọc thêm các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
	2. Trao đổi, thảo luận
	Gặp gỡ các đồng nghiệp để trao đổi, thảo luận, xin ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu.
	3. Hệ thống kiến thức và thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp. 
 Hệ thống kiến thức về KHHGĐ, giáo dục hòa nhập. Kết hợp với phân tích nội dung chương trình Sinh học 11, phân tích chi tiết nội dung phần B của chương IV. Từ đó xây dựng giáo án chủ đề và tích hợp giáo dục KHHGĐ, giáo dục hòa nhập cho học sinh.
	4. Thực nghiệm sư phạm
 Đề tài được dạy thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Quan Sơn Thanh Hóa .
IV. Phạm vi chương trình, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi chương trình, thời gian nghiên cứu
 Phạm vi: Sinh học 11 - Ban cơ bản của sách giáo khoa hiện hành. 
 Thời gian :Tháng 2/2019 đến tháng 5/2019.
Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 11 Trường THPT Quan Sơn Thanh Hóa.
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lý luận
Theo từ điển Tiếng Việt thì tích hợp là hoat động ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố liên quan với nhau để giải quyết một vấn đề giáo dục - Tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”. Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”.
Khi dạy học tích hợp cần lưu ý phải lựa chọn nội dung kiến thức có sự gắn kết, lôgic và thời gian dạy học tích hợp phải hợp lí với cấu trúc của toàn bài học. 
2. Cơ sở thực tiễn
 Để đào tạo ra những công dân theo xu thế thời đại mới, giáo dục cho học sinh có tinh thần cộng đồng, sống hòa nhập và sẵn sàng giúp đỡ mọi người, sống có trách nhiệm với xã hội, quan tâm trước các vấn đề thời sự, vấn đề cấp bách của xã hội (Sức khỏe sinh sản vị thành niên, KHHGĐ) là rất cần thiết.
Thực tế hiện nay học sinh đang phải căng ra học tập với khối lượng kiến thức quá nhiều và sách phục vụ cho việc học tập quá nặng nề, chủ yếu là học lý thuyết, học trên lớp. Không có thời gian cho học tập trải nghiệm và tìm kiếm kiến thức trong thực tiễn, trong giao tiếp với xã hội.
II. Giải pháp thực hiện
 A. Xây dựng chủ đề dạy học với tên chủ đề “ Sinh sản ở động vật”
Chủ đề này gồm các bài 44,45,46,47 trong chương IV, thuộc Phần 4. Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT: Gồm 4 tiết .
 1. Mục tiêu chung của chủ đề
 1.1. Kiến thức 
-Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở động vật. 
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật, nêu được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn sản xuất sản xuất.
- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Nắm được quy trình và mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô, nhân bản vô tính.
- Nêu được các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Nhận biết được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Nắm rõ được hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
- Nêu được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh sản.
- Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và người.
- Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật.
- Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo, ứng dụng trong sản xuất và ứng dụng trên cơ thể người.
- Khái quát được các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống, ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.	
- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
+ Ứng dụng của sinh sản vô tính trong nuôi cấy mô và trong chăn nuôi.
+ Hiện tượng hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết khi điều kiện sống thay đổi đột ngột?
+ Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của động vật.
+ Sự đa dạng về di truyền
 Cơ sở khoa học điều khiển sinh sản ở động vật để áp dụng trong chăn nuôi.
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ở người, đình sản ở động vật.
+ Nạo, phá thai không phải là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp bất đắc dĩ.
- Đề ra được các biện pháp hạn chế tình trạng nạo, phá thai ở người.
- Liên hệ thực tiễn: ở địa phương em, áp dụng các biện pháp nào để điều khiển tỉ lệ đực, cái trong chăn nuôi.
 1.2. Kỹ năng:
- Kĩ năng tư duy, hình thành khái niệm và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng khoa học:
+ Kĩ năng quan sát: tranh hình, video.
+ Kĩ năng phân tích: các hình thức, giai đoạn của quá trình sinh sản.
+ Kĩ năng so sánh: các hình thức sinh sản, hình thức thụ tinh, các hình thức bảo vệ và chăm sóc con.
+ Kĩ năng tìm mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn các biện pháp đều khiển sinh sản ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người.
+ Kĩ năng làm việc nhóm.
+ Giao tiếp trong điều tra số liệu, tiếp xúc người dân.
- Kĩ năng học:
+ Làm báo cáo: trong nhóm, trên lớp
+ Sử dụng công nghệ thông tin.
+ Thu thập thông tin: các loài động vật sinh sản vô tính, hữu tính, động vật đẻ con, đẻ trứng, các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi ở từng địa phương, 
+ Sắp xếp, xử lí, phân tích và trình bày số liệu.
+ Đánh giá nhận xét.
 1. 3. Thái độ: 
- Biết được cơ sở các quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng của các loài từ đó có biện pháp đẩy nhanh hay kìm hãm số lượng cá thể của loài.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi, chọn giống để điều chỉnh tỉ lệ đực, cái theo mục tiêu chăn nuôi.
- Tuyên truyền, vận động cộng đồng về kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
- Có ý thức tránh xa các tệ nạn xã hội, quan hệ tình dục không an toàn, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV/AIDS, 
- Các biện pháp tránh thai an toàn, có hiệu quả, hạn chế tình trạng nạo phá thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
- Có thái độ tích cực, có niềm tin vào khoa học.	
 2. Định hướng phát triển năng lực trong chủ đề
Tên năng lực
Các kỹ năng thành phần
Năng lực tự học
- Tự tìm hiểu: sinh sản ở động vật , ứng dụng vào sản xuất ,chăn nuôi.
- Xác định trọng tâm chủ đề, trọng tâm từng tiết học, liên hệ thực tiễn.
Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề
-Quan sát các hình thức sinh sản ở động vật.
- Giải thích hiện tượng và vận dụng vào thực tiễn.
Thu nhận và xử lý thông tin
- Quan sát tranh, phim về sinh sản ở động vật
- Đọc hiểu bảng biểu. Xứ lí số liệu thu thập
Nghiên cứu khoa học
- Quan sát các đối tượng sinh học .Tính toán, xử lí và trình bày các số liệu, đưa ra các tiên đoán và hình thành nên các giả thuyết khoa học. 
Năng lực tư duy
- Phát triển tư duy thông qua việc so sánh các hình thức sinh sản ở động vật.
- Phát triển tư duy logic khi tìm hiểu sự tiến hóa trong sinh sản ở động vật.
Năng lực ngôn ngữ
- Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau (bảng biểu, phiếu học tập...) qua trình bày, tranh luận, thảo luận về sinh sản ở động vật.
 B. Các hoạt động dạy học chủ đề
Chủ đề được dạy học theo tuần tự là các hoạt động tìm hiểu kiến thức, bao gồm:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính và ứng dụng.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính.
- Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.
- Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của các hoocmôn.
- Hoạt động 6: Tìm hiểu cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
- Hoạt động 7: Tìm hiểu ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh sản.
- Hoạt động 8: Tìm hiểu một số biện pháp làm thay đổi số con.
- Hoạt động 9: Tìm hiểu một số biện pháp làm thay đổi giới tính
- Hoạt động 10: Tìm hiểu sinh đẻ có kế hoạch
- Hoạt động 11: Tìm hiểu các biện pháp tránh thai
 C. Phân chia các hoạt động tìm hiểu kiến thức trong 4 tiết dạy của chủ đề
- Tiết 1: (PPCT tiết 47) “Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính” 
 Tiến hành hoạt động 1, 2, 3 và 4.
- Tiết 2: (PPCT tiết 48) “Cơ chế điều hòa sinh sản”
 Tiến hành hoạt động 5, 6 và hoạt động 7.
- Tiết 3: (PPCT tiết 49) “Điều khiển sinh sản ở động vật”
Tiến hành hoạt động 8 và hoạt động 9.
- Tiết 4: (PPCT tiết 50) “Sinh đẻ có kế hoạch ở người”
Tiến hành hoạt động 10 và hoạt động 11.
 D. Nội dung và vị trí tích hợp trong nội bộ môn
Vị trí tích hợp
Nội dung tích hợp
Giáo dục KHHGĐ
Giáo dục hòa nhập
Tiết 1: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
 Nhân bản vô tính và nuôi cấy mô sống là thành quả khoa học áp dụng vào thực tiễn, qua đó học sinh có niềm tin và đam mê khoa học.
Tiết 2: Cơ chế điều hòa sinh sản
Khi dùng chất tác động vào cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng ta có thể điều khiển số lượng cá thể của đàn vật nuôi. Ở người có thể điều khiển sinh sản. Ví dụ: Vào khoảng giữa chu kì kinh nguyệt phụ nữ dùng viên tránh thai để tránh mang thai hoặc đối phương dùng bao cao su.
Học sinh có kiến thức về cơ chế điều hòa sinh sản , các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức SKSS cho bạn bè, cho người thân, cho cộng đồng.
Tiết 3: Điều khiển sinh sản ở động vật
Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi có thể áp dụng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Bằng kiến thức học được, học sinh tiếp cận và tư vấn ban đầu cho các trường hợp hiếm muộn, có niềm tin vào khoa học khi điều khiển số con và điều chỉnh giới tính trong chăn nuôi
Tiết 4: Sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hiểu biết cơ chế, ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai sẽ giúp các cặp vợ chồng chủ động sinh đẻ có kế hoạch, đặc biệt là biện pháp vừa tránh thai vừa phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
Học sinh tích cực tuyên truyền cho cộng đồng các biện pháp tránh thai hiệu quả, đặc biệt khi điều tra theo mẫu( Phục lục 1) học sinh sẽ thấy thực trạng KHHGĐ ở địa phương để có trách nhiệm cộng đồng.
E. Tích hợp liên môn
 - Giữa môn Địa lý với môn Sinh học. Kiến thức chung đó là sức sinh sản, dân số, khả năng phân bố, khả năng sử dụng nguồn sống...
 - Môn GDCD – môn Sinh học. Kiến thức chung là giáo dục sức khỏe, Giáo duc giới tính, các mỗi quan hệ trong xã hội
 - Môn Ngữ văn, lịch sử và môn sinh học giáo dục và hình thành các kĩ năng trong việc truyền thông về bản sắc của mỗi dân tộc, SKSSVTN, KHHGĐ đến mọi người đồng thời xóa bỏ những quan niệm lạc hậu ở các dân tộc về vấn đề tảo hôn.Xáo bỏ quan niệm trong nam khinh nữ...
 Tích hợp liên môn giúp học sinh nắm đươc kiến thức sâu hơn trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời các em hòa nhâp vào cuôc sống tốt hơn, tư tin trong cuôc sống giao tiếp, trong viêc truyền thông kiến thức SKSSVTN,KHHGĐ đến mọi người dân thông qua các phương tiên thông tin.
F. Tích hợp thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ.
 - Hoạt động ngoại khóa đầu tuần, hoạt động của câu lạc bộ nữ công, các buổi truyền thông hay những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Các câu hỏi, các tình huống có thể cho HS nghiên cứu trước
G. Tích hợp trong học tập trải nghiệm.(Thực tế)
H. Giáo án minh họa 
Chủ đề “Sinh sản ở động vật”
 Tiết 4 (tiết PPCT 50) “Sinh đẻ có kế hoạch ở người”
 I. Mục tiêu của tiết học
 1. Kiến thức: 
- Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
- Nêu được một số biện pháp tránh thai, cơ chế tác dụng của mỗi biện pháp.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của mỗi biện pháp tránh thai đối với hiệu quả tránh thai, hiệu quả phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
 2. Kĩ năng: 
- Hình thành và củng cố kĩ năng làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ trong nhóm và phối hợp trong nhóm học tập
- Kĩ năng xứ lí số liệu, phân tích số liệu thu thập được và nhìn nhận vấn đề xã hội qua các số liệu điều tra.
- Kĩ năng trình bày các vấn đề kiến thức học tập trước đám đông lớp học.
3. Thái độ - tình cảm:
- Có trách nhiệm cộng đồng, hòa nhập và sẵn sàng vì cộng động.
- Đam mê khoa học, hăng say học tập vì bản thân, gia đình và mọi người.
- Có niềm tin vào khoa học, đặc biệt là khoa học ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của cuộc sống, của nhân dân.
 II. Chuẩn bị cho tiết học
 1. Giáo viên : 
- Chuẩn bị loa, máy chiếu, nam châm hút bảng.
- Chuẩn bị cho các em phiếu điều tra phục vụ học tập, yêu cầu mỗi em điều tra 5 đối tượng, đối tượng là những người dân sinh sống trong làng xóm nơi các em có hộ khẩu thường trú.
 Phiếu điều tra. Điều tra hiểu biết kiến thức KHHGĐ ở địa phương
Phiếu điều tra phục vụ học tập
 . Thông tin cá nhân:
 1. Họ và tên:2. Giới tính: 
 3. Tuổi: 4. Hộ khẩu thường trú: ..
 . Nội dung khảo sát:
 1. Anh/chị có bao nhiêu người con:  
 2. Anh/chị cho biết đã sử dụng những biện pháp tránh thai nào: ...
 ....
 3. Anh/chị cho biết khá năng tránh thai và khả năng phòng các bệnh lây qua đường tình dục của mỗi biện pháp tránh thai mà anh/chị đã sử dụng
 a. Khả năng tránh thai: (cao/thấp)b. Khả năng phòng bệnh: (có/không)..
 4. Với các bà mẹ, người vợ vui lòng trả lời thêm câu này
 a. Cô/gì/chị đã từng phá thai (nạo, hút); trả lời: rồi/chưa ;b. Số lần:
 5. Hiểu biết của anh/chị về biện pháp phòng tránh thai (đánh x vào ô anh/chị biết)
TT
Các biện pháp phòng tránh thai
Biết sử dụng
Có nghe nói đến
Không biết
1
Triệt sản nữ.
2
Tính vòng kinh.
3
Bao cao su (nam/nữ).
4
Xuất tinh ngoài âm đạo.
5
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung).
6
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp.
7
Thuốc tiêm tránh thai DMPA.
8
Thuốc diệt tinh trùng.
9
Thuốc cấy tránh thai.
10
Màng ngăn âm đạo.
11
Viên thuốc tránh thai đơn thuần.
12
Triệt sản nam.
13
Viên thuốc tránh thai kết hợp.
 6. Nhận thức của anh/chị về hậu quả có thể xẩy ra khi nạo phá thai
(đánh x vào ô anh/chị biết)
TT
Hậu quả
Đúng
Sai
Không biết
1
Mắc bệnh phụ khoa.
2
Suy nhược cơ thể.
3
Vỡ dạ con.
4
Mắc chứng vô sinh.
5
Băng huyết.
6
Dẫn đến tử vong.
7
Viêm nhiễm đường sinh sản.
8
Viêm tử cung.
9
Thủng tử cung.
10
Nhiễm HIV/AIDS.
 7. Thăm dò hiểu biết của anh/chị về các bệnh lây qua đường tình dục
Ghi tên các bệnh lây qua đường tình dục mà anh/chị biết?.......................................
 8. Điều tra hiểu biết của anh/chị về các biện pháp phòng - tránh thai
 (Thông qua các hình ảnh nhận diện)
TT
Hình ảnh
Tên biện pháp
Ưu/nhược
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 2. Học sinh
 - Kết quả điều tra theo mẫu đã được nhận.
 - Kết quả thống kê thông tin thu thập từ phiếu điều tra của các tổ.
 - Giấy Crôki, bút lông, sách vở theo qui định.
. Tiến trình hoạt động tìm hiểu kiến thức
 1. Ổn định tổ chức, sĩ số.
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học. Kiểm tra bài cũ.
 Câu hỏi: Tại sao phải cấm xác định giới tính ở thai nhi? Thực trạng phân biệt con trai con gái của các cặp vợ chồng ở địa phương em?
( Học sinh có thể trả lời.Mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế....)
 3. Bài mới
 Hoạt động 10: Tìm hiểu sinh đẻ có kế hoạch
Giáo viên: Vì sao phải kế hoạch hóa gia đình?
Học sinh: Thảo luận để trả lời câu hỏi, trong lúc học sinh đang thảo luận giáo viên chiếu hình ảnh về qui mô dân số và ảnh hưởng của áp lực dân số tăng quá nhanh.
- Các em xem số liệu về qui mô dân số một số nước trên thế giới và Việt Nam ước tính đến năm 2050 dân số thế giới có thể đạt gần 10 tỉ người.
(Ước tính lịch sử của dân số thế giới - Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ)
Chiếu hình ảnh về nạn phá rừng để lấy đất canh tác do áp lực dân số 
 Phá rừng làm nương rẫy
 Học sinh kết hợp thực tế ở địa phương để trả lời câu hỏi đặt ra.
Giáo viên kết luận: KHHGĐ là chiến lược phát triển dân số của mỗi quốc gia, đảm bảo cân bằng giữa phát triển dân số - phát triển kinh tế và sự ổn định bền vững của quốc gia. Ở Việt Nam chính sách dân số hiện nay là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 2 con.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Muốn đạt KHHGĐ hiệu quả mỗi gia đình phải sinh đẻ có kế hoạch, vậy sinh đẻ có kế hoạch là gì?. 
- Giáo viên kết luận: Là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con.
- GV: Phân tích thêm về số con hiện nay là nên 2 con, thời điểm sinh con ở nữ không nên quá 35 tuổi, khoảng cách sinh con nên cách nhau 3 đến 5 năm.
- Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch ở người?
- Em làm gì để người dân hiểu là phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Hậu quả việc sinh nhiều con( không KHHGĐ)?
- Làm thế nào để thực hiện KHHGĐ?
- Học sinh THPT Quan Sơn nên dung 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_trong_xay_dung_chu_de_sinh_san_o_dong_vat_sinh.doc