SKKN Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học Sinh học 11

SKKN Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học Sinh học 11

Chương trình sinh học phổ thông là những kiến thức đại cương sinh học từ trước đến nay của nhân loại. Là một môn khoa học tựu nhiên phương tiện dạy học là điều cần thiết để giáo viên chuyển tải kiến thức học sinh. Tuy nhiên trong thực tế ở địa phương ta, phương tiện dạy học sinh học còn quá nghèo nàn, vì vậy việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn , hậu quả là tỷ lệ học sinh hứng thú học sinh học còn rất tháp vì vậy ngoài những hiểu biết về sinh học , người giáo viên dạy còn phải có phương pháp dạy học gây hứng thú , thu hút khi học sinh lĩnh hội kiến thức. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề cập đến một khía cạnh “Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học sinh học 11”

với mục đích góp phần sao cho học sinh học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học

 

docx 14 trang thuychi01 7085
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung	 Trang
Phần 1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 	2
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	2
Phần 2:. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	3
2. 3. Cách giải quyết vấn đề	14
2.4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 	14
Phần 3 : Kết luận , kiến nghị	15
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình sinh học phổ thông là những kiến thức đại cương sinh học từ trước đến nay của nhân loại. Là một môn khoa học tựu nhiên phương tiện dạy học là điều cần thiết để giáo viên chuyển tải kiến thức học sinh. Tuy nhiên trong thực tế ở địa phương ta, phương tiện dạy học sinh học còn quá nghèo nàn, vì vậy việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn , hậu quả là tỷ lệ học sinh hứng thú học sinh học còn rất tháp vì vậy ngoài những hiểu biết về sinh học , người giáo viên dạy còn phải có phương pháp dạy học gây hứng thú , thu hút khi học sinh lĩnh hội kiến thức. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề cập đến một khía cạnh “Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học sinh học 11”
với mục đích góp phần sao cho học sinh học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học sinh học 11
1.3.Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
	- Học sinh lớp 11B7, B5, B9
2. Phạm vi nghiên cứu
	- Một số bài sinh học 11 ban nâng cao
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu lý thuyết
	- Tìm hiểu cơ sở lý luận
	- Tìm hiểu các phương pháp tích hợp
	- Sử dụng phương pháp lồng ghép
1.4.2. Bố trí giảng dạy 
	- ở 3 lớp 11B7, B5, B9
	+ Lớp thực nghiệm dạy theo phương pháp lồng ghép(11B9, B7) 
+ Lớp đối chứng dạy theo phương pháp không lồng ghép(11B5)
Phần 2:. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Tạo hứng thú và những bài học ý nghĩa cho học sinh qua các câu chuyện lồng ghép vào bài học sinh học 11”
Nêu câu hỏi, thông tin thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
Nêu câu hỏi, thông tin, câu chuyện xung quanh đời sống hàng ngày khi đã kết thúc bài học . Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài tiếp theo.
Nêu hiện tượng xung qunh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài , gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái . Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học sinh học
Đưa những thông tin về thế giới xung quanh liên hệ nội dung bài học làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Học sinh ít hứng thú với các bài học vì lý thuyết quá nhiều, cuộc sống hiện đại có quá nhiều cám dỗ hoặc quá đầy đủ được nuông chiều đôi khi các em quên đi những khát vọng tuổi trẻ, những triết lý sống ,những điều rất nhỏ nhặt xung quanh cuộc sống của mình, quên đi những câu ca dao từ ngàn đời xưa của ông cha ta về kinh nghiệm thiên nhiên, về những triết lý sống.
2. 3. Cách giải quyết vấn đề
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ:
 Câu chuyện cây sồi duy nhất tồn tại trên sa mạc Sahara và bài học sâu sắc về ý chí quật cường
Và các bạn biết không, cho đến tận ngày nay loài sồi ấy vẫn sống sót và được cả thế giới biết đến. Tên của nó là cây sồi Ténéré – vật thể tự nhiên duy nhất được đánh dấu trên bản đồ sa mạc Sahara – cột mốc quan trọng dẫn đường cho các đoàn lữ hành đi qua vùng mênh mông cát nắng. Vào mùa đông năm 1938, người ta thử đào một cái giếng ngay bên cạnh sồi Ténéré và ngỡ ngàng phát hiện ra: rễ cây đã cắm sâu xuống lòng đất tận 36m để tìm nước mặc dù trên mặt đất nó chỉ cao không tới 3 m. Thật đáng khâm phục! Tuy nhiên, điều đáng buồn là mặc dù thiên nhiên hà khắc không thể làm Ténéré suy chuyển, thế nhưng vào ngày 08/11/1973, cây sồi huyền thoại này đã “từ trần” khi bị một người lái xe tải say rượu tông phải. Xác cây sồi đã được đưa về Bảo tàng quốc gia Nigeria tại thủ đô Niamey. Để tưởng nhớ bậc cao niên oai hùng nhất trong thế giới thực vật, người ta đã dựng một mẫu điêu khắc bằng sắt trên tuyến đường mòn băng qua vùng Ténéré. Và ngày nay, khách qua đường vẫn thấy sừng sững cột mốc này và thầm tiếc nuối cho số phận cái cây cuối cùng của sa mạc Sahara. Bài học ở đây là, bạn hãy luôn chuẩn bị thật kĩ càng cho bản thân về mặt sức khỏe, trí tuệ, tiền bạc để có thể ứng phó được với những điều có thể bất ngờ xảy đến trong cuộc đời. Đừng lãng phí thời gian của bạn vào những việc vô bổ. Đừng để cho tuổi trẻ của bạn trở nên mờ nhạt và phải nuối tiếc mỗi khi nhớ lại. Hãy làm những điều mình muốn và cố gắng hết mình để đạt được điều đó. 
Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật phần III. 
 Lúa chiêm lấp ló đàu bờ 
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
 Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây
Ni tơ trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được nito phân tử mà chỉ hấp thụ được ở dạng NH4+ và NO3 – và vậy trong điều kiện thường khi không có các vi sinh vật cố định nito thì nguồn nito trong không khí không có tác dụng đối với cây, nhưng khi có sấm chớp, mưa sẽ xảy ra quá trình
 N2 + O2 2 NO : NO sẽ tác dụng ngay với O2 không khí
NO + O2 2 NO2 khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa tạo ra 
HNO3 NH4NO3 NH4+ + NO3 – (cây hấp thụ được)
Vì vậy vụ chiêm khi lúa đang phấp phới mà có một trần mưa rào kèm theo sấm chớp thì lúa sinh trưởng mạnh vì được cung cấp một lượng đạm lớn
Bài 8 : Quang hợp ở thực vật phần hệ sắc tố quang hợp: 
Chỉ một cootail nước cá rốt hệ thống miễn dịch của cơ thể lập tức sẽ được tăng cường . Cà rốt ngừa nguy cơ bị ung thư phổi, đối với những người ăn nhiều quả . củ có nhiều caroteoit thì giảm ung thư phổi tới 63%, giảm các bệnh tiểu đường , đóng vai trò quan trọng đối với thị giác của con người. Thiếu vitamin A sẽ gây ra mù mắt, đặc biệt caroteoit đối với trẻ em.
Bài 9: Quang hợp ở các nhóm TV C3, C4, CAM
Câu chuyện về cây xương rồng.
Sa Mạc gắn liền với khô hạn, gió bụi và cái nắng như thiêu như đốt. Muông thú không thể chịu đựng nên đã chết dần, cây cối cũng thế.
Sa Mạc cô đơn giữa không gian rộng lớn. Sa Mạc khóc...Những giọt nước mắt cứ lặng lẽ rơi...
Thượng đế thấy thế, bèn cử một loài cây xuống làm bạn cùng Sa Mạc. Nhưng tất cả các loài cây đều từ chối. "Làm sao chúng tôi có thể sống ở một nơi không có giọt nước nào như thế này được chứ", "làn da của tôi không thể tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng được".
Nhưng một loài cây đã nói với Thượng Đế rằng "Hãy cho con xuống làm bạn với Sa Mạc." Thượng Đế mỉm cười đồng ý.
- Ta có thể thay đổi hình dáng của con. Nhưng con sẽ không còn những chiếc lá xanh tươi mà thay vào đó là những chiếc gai nhọn. Bởi những chiếc gai ấy mới có đủ sức chống lại ánh mặt trời. Ta có thể cho con bộ rễ dài hàng trăm mét để con tìm kiếm mạch nước ngầm. Đó chính là những giọt nước mắt của sa mạc. Con sẽ phải luôn đấu tranh để tìm kiếm mạch nước đó. Thần Mưa cũng không thể ghé đến giúp con và Sa Mạc. 
Thượng đế gọi cây là Xương Rồng.
- Nhưng liệu rằng cậu có cảm thấy cô đơn khi giữa Sa Mạc rộng lớn này, chỉ có mỗi mình cậu trơ trọi? - Sa Mạc vẫn băn khoăn và hỏi.
- Không đâu, tớ có bộ rễ dài hàng trăm mét. Rễ của tớ có thể len lỏi khắp lòng đất để tìm nước mắt của cậu. Chính cậu đã tiếp thêm sức sống cho tớ đấy. Những chiếc lá của tớ tuy không còn xanh tươi nhưng với hình dáng mới này, nó sẽ không đầu hàng trước thần Nắng. Cậu tiếp thêm sức sống cho tớ cho nên tớ sẽ không cảm thấy cô đơn đâu. Ngoài ra, tớ còn làm bạn với các loài sinh vật khác nữa mà - một lần nữa, Xương Rồng đã nhìn thẳng vào Sa Mạc, cái nhìn như muốn xua tan nỗi niềm băn khoăn của Sa Mạc.
- Nhưng khi suốt ngày phải luôn đấu tranh để sinh tồn, cậu sẽ có lúc cảm thấy mệt mỏi đấy. Bởi khi cậu ngừng đấu tranh, cậu sẽ chết.
- Cuộc sống là phải luôn đấu tranh. Nếu ta chọn cho mình một cuộc sống bằng phẳng, liệu rằng ta có cảm nhận được hạnh phúc bởi vì mọi thứ đều trở nên quá dễ dàng. Không chỉ là đấu tranh với bên ngoài, quan trọng nhất là ta phải luôn đấu tranh để chiến thắng bản thân trước những nỗi sợ hãi, trước những cám dỗ của cuộc đời.
- Cậu có tủi thân khi cậu không thể nở hoa?
- Tớ vẫn có thể nở hoa chứ. Khi nào cơ thể tớ thích hợp thì tớ sẽ vẫn cho ra đời những bông hoa rực rỡ như bao loài cây khác. Mỗi lần nở hoa là mỗi lần đánh dấu việc tớ đã trưởng thành hơn trong cuộc chiến với bản thân.
Dù là một người mạnh mẽ đến đâu, họ cũng sẽ có những khoảnh khắc yếu lòng. Chính vì vậy, họ cần những người bạn bên cạnh để dựa vào. Không ai có thể tồn tại một mình. Sa Mạc và Xương Rồng cũng thế. Họ có sức sống mạnh liệt hơn bất cứ ai. Và họ sẽ luôn bên cạnh nhau, an ủi nhau trong cuộc chiến của bản thân.
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật 
lôi thôi như cá trôi lòi ruột
Cá trôi là những loài ăn thực vật ( cỏ, rong, rêu, tảo) nên chúng cần có 1 bộ ruột dài để chứa nhiều thức ăn.
Thẳng như ruột ngựa
 Vì Ngựa là động vật có dạ dày đơn 
	Trả lời: Câu truyện “ trí khôn của ta đây”
 Giải thích : Tại sao trâu không có răng hàm trên
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
VỊNH TÔM
Nòi giống các ngươi thật quá buồn
Suốt ngày khúm núm, cảnh đi khom
Được đôi râu vểnh quen lùi ngược
Có cái lưng cong thạo cúi luồn
Phân lộn lên đầu nên có dại?
Não nằm phía dưới bởi chưa khôn?
Ở đời ứng xử cho minh bạch
Tư cách đàng hoàng, đáng trọng hơn
* Con trăn phải mất tới 132h để tiêu hóa hoàn toàn 1 con chuột. khi đó ruột con trăn mở rộng, túi mật co lại và nhịp tim tăng lên 25 %, sự ra tăng kích thước trái tim của trăn có thể liên quan đến số năng lượng nó cần để tiêu hóa con mồi, chúng có thể nhịn đói hàng tháng trời và sau đó thưởng thức một bữa ăn khổng lồ . Chúng có thể tiêu thụ lượng thức ăn tương đương với 50% trọng lượng cơ thể.
* Câu hỏi: trong bụng cá sấu có những gì?
dạ dày cá sấu luôn lổn nhổn lủng củng, đó là bởi chúng nuốt tất cả mọi thứ từ rùa, cá, chim tới hươu cao cổ, trâu sư tử thậm chí là cả cá sấu khác. Do tình trạng như vậy nên sỏi đá cũng xuất hiện trong bụng của cá sấu , chúng nuốt những hòn đá to vào trong bụng , những viên đá này có thể dùng làm đồ dằn khi lặn.
Bài 17: Hô hấp 
 Câu chuyện con cá - Thói quen mới !
Ngụ ngôn
Một người thích chơi các loài cá cảnh. Lần nọ, anh đi nghỉ ở biển và tìm mua được một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp. Anh mang cá về nhà và chăm sóc nó rất công phu. Vốn là một người chuyên nuôi dạy các loài vật nên anh lên một chương trình tập luyện cho con cá của mình. Tuần lễ đầu tiên anh nuôi cá trong hồ chứa toàn nước biển. Tuần tiếp theo anh thêm một ít nước ngọt. Cứ như thế, vài tháng sau con cá đã sống thoải mái trong hồ nước ngọt và vui mừng với những thức ăn nước ngọt. Con cá lớn dần.
Giai đoạn hai của công việc "huấn luyện" còn kỳ công hơn nữa. Anh trộn một phần bùn vào nước và tăng dần lượng bùn theo thời gian. Lâu dần, con cá chỉ còn di chuyển trong một hồ chứa bùn sền sệt. Một năm sau, bùn được thay hẳn bằng đất và con cá nằm trên hồ đất đớp mồi như một con chuột nhỏ. Anh chủ cá chưa hài lòng với điều đó. Anh xỏ dây vào mang cá và tập cho nó đi trên mặt đất. Mấy tháng sau nữa, đi đâu anh cũng dắt con cá theo mình. Khi con cá đã quen dần, anh cắt dây. Con cá lách tách nhảy theo chủ như một con chó nhỏ trung thành. 
Một hôm, con cá theo chủ đi thăm viếng bạn bè của anh ta. Khi trở về nhà trời đổ mưa to. Con cá ráng sức chạy lạch đạch phía sau chủ mình... Lúc tìm được một chỗ trú mưa, người chủ sực nhớ đến con cá của mình nhưng không thấy nó đâu nữa. Anh ta quay lại quãng đường ban nãy để tìm con cá. Anh thấy nó nằm chết trong một ổ gà trên đường đọng nước mưa tràn trề. Nó chết đuối vì không biết bơi! 
Cũng chỉ vì những thói quen mới..
Bài 18: Tuần hoàn
Những con hưu cao cổ có chiếc cổ cao ngỗng là để tranh giành lá cây với những loài ăn thực vật khác . Mặc dù lợi thế chiều cao nhưng chúng gặp một số bất lợi.Tim phải hoạt động gấp 2 lần con bò để đưa máu lên não và cần tới một hệ thống mạch máu phức tạp để đảm bảo máu không dồn xuống mặt khi cúi đầu xuống , ở phía dưới da chân cũng cực kỳ chắc để ngăn máu đọng lại ở bụng
Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
Trái tim của chàng trai 19 tuổi đập trong lồng ngực cậu bé lên 10
Đầu năm 2017, một gia đình ở Hà Nội chứng kiến cảnh người con trai 19 tuổi ra đi vì tai nạn. Sau khi gia đình đưa vào viện và được bác sĩ xác định bị chết não, gia đình đã quyết định hiến tặng lại tim, gan và 2 quả thận của người thân cho những người bệnh đang chờ được ghép.Bé Nguyễn Thành Đạt bị chứng giãn cơ tim trên nền bệnh suy tim giai đoạn cuối, chức năng tim chỉ còn dưới 20% là một trong bốn người được tái sinh. PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Việt Đức, cho hay: bé Đạt đã nằm viện suốt thời gian qua và nếu không có thuốc bé chỉ có thể sống thêm tối đa là 2 ngày, còn có thuốc bé Đạt cũng chỉ có thể sống thêm được 2 tháng. Nhưng khi được ghép tim, mọi chuyện sẽ thay đổi...
Ca ghép tim kéo dài khoảng 10 tiếng, với trái tim mới đặt vừa vào hố tim của bé Đạt 10 tuổi và đập trong một lồng ngực mới, bé Đạt có cơ hội được sống. Bé Đạt là trẻ em đầu tiên ở Việt Nam được ghép tim.
Trước bé Đạt, trong năm 2016 đã có ít nhất 4 người bệnh cần ghép tim nhưng đều đã mất vì không có ai hiến tim.
Bài 26: cảm ứng ở động vật 
- Voi có bộ não lớn nhất trong các loài vật đi lại trên trái đất – gần 5kg, nhưng chúng có sử dụng tất? sự thông minh khó để định lượng ở người và động vật nhưng chỉ số EQ. tỷ lệ giữa kích cỡ bộ nảo của con vật với kích thước của bộ não cần có trên tổng khối lượng kích thước cơ thể , có mối quan hệ tương ứng với khả năng xử lý cách thách thức và cản thở. Chỉ số EQ trung bình ở voi là 1,88, ở người là 7,33- 7,69, và tinh tinh là 2,45, lợn là 0,27
Bài 31: tập tính của động vật 
 Câu chuyện cảm động về : Loài chim Yến
Xé gió biển ,đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá thẳng đứng. Để lại trên vách đá vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kếu khản đặc, xé lòng của chim trống.
Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc của loài khác. Mùa khai thác Tổ yến. Yến sống chung thành- chết thủy chung. Một đôi Yến đã sống cùng nhau là chọn đời chọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu vĩnh viễn không dời đi nữa . Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn. Không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình, không bao giờ chiếm tổ chim khác. Rồi người sử dụng triệt để tập tính này để dụ yến, nuôi yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến. Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm không chừa lại một phần tổ hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh . Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nổi đau đớn chuyển dạ. Yến sẽ quẫn và tìm cách gieo mình vào vách núi , chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim trống sau đó sẽ bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào nơi vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử , chim Yến trống sẽ sống cô đọc suốt quãng đời còn lại
*Lời nói của vẹt được coi là những câu bắt chước vô nghĩa. Những nghiên cứu trong 30 năm qua cho thấy vẹt không chỉ bắt chước con người, chúng có thể xử lí như 1 đứa trẻ 4- 6 tuổi . Chúng có thể hiểu được ý nghĩa của các từ như “ giống nhau”, “ khác nhau” “ to hơn”, “ lớn hơn” và các con số. Điều lí thú hơn là chúng có thể kết hợp các cụm từ theo cách rất sáng tạo
* Câu chuyện trường học của các loài vật
Ngày xửa ngày xưa các loài động vật quyết định mình phải trở nên giỏi giang hơn để giải quyết những vấn đề của thế giới mới, vậy nên chúng quyết định mở một trường học.Chúng đã thông qua một chương trình học bao gồm các môn chạy, bơi lội, leo trèo và bay. Để tiện áp dụng và quản lý, tất cả các loài động vật đều được yêu cầu phải học tất cả các môn.
Cậu vịt rất giỏi môn bơi lội. Trên thực tế, cậu còn giỏi hơn cả giáo viên của mình. Nhưng cậu lại đạt điểm rất thấp trong môn bay và cực kỳ tồi trong môn chạy.
Bởi vì chạy rất chậm, cậu vịt phải ở lại luyện tập sau giờ học và cũng dần bỏ môn bơi để thực hành môn chạy. Cậu vịt cứ cố chạy đến khi màng chân của mình bị rách toạc, và bây giờ khả năng bơi của cậu chỉ ở mức trung bình. Nhưng bình thường lại là điều được chấp nhận ở trường học, vì vậy không học sinh nào phải lo về điều này, ngoại trừ vịt.Chú thỏ thì học giỏi nhất lớp môn chạy nhưng thỏ lại vô cùng hoang mang vì thỏ học quá dốt môn bơi lội.
Bạn sóc thì rất giỏi leo trèo cho đến khi cậu bắt đầu phát hoảng trong lớp bay, vì giáo viên bắt sóc tập bay từ dưới đất thay vì trên các cành cây. Sóc cũng bị chuột rút vì tập quá sức và vì vậy chỉ nhận điểm trung bình môn leo trèo và điểm kém môn chạy.
Đại bàng là một đứa trẻ có vấn đề và bị kỉ luật rất nghiêm khắc vì tội không vâng lời của mình. Trong lớp leo trèo, cậu chiến thắng mọi đứa trẻ khác trong bài tập leo cây nhưng cậu nhất định chỉ muốn chỉ sử dụng năng lực riêng của mình để lên đến đầu ngọn cây.
Kết thục năm học, một bạn lươn dị thường, bơi giỏi và chạy, leo trèo, bay kha khá lại có điểm trung bình môn cao nhất và vì vậy trở thành thủ khoa năm đó.
Loài cày thảo nguyên biểu tình bằng cách không nhập học và đòi giảm thuế bởi vì bạn giám hiệu nhà trường đã không thêm môn đào hang vào chương trình học bắt buộc. Chúng giao con mình cho một con lửng và sau đó gia nhập với chuột chũi và chuột túi để mở một trường tư thục đầy thành công về sau."
Câu chuyện này muốn nói lên điều gì? Phải chăng không chỉ các nhà trường mà đến các phụ huynh cũng đang sai lầm trong đường hướng giáo dục của mình? Thay vì quan tâm đến năng lực và sở thích cá nhân của từng đứa trẻ, chúng ta đang bắt những học sinh phải giỏi toàn diện, cả xã hội lẫn tự nhiên, cả thể thao lẫn văn hoá.
Triết lý giáo dục này không chỉ phản giáo dục khi bỏ lơ năng khiếu và đam mê của từng học sinh (giống như mỗi loài động vật có một năng lực khác nhau), chúng còn đang tạo ra những thế hệ tương lai có khả năng trung bình ở mọi thứ, nhưng không thực sự xuất sắc ở bất kì lĩnh vực nào.
Bài 32: tập tính của động vật 
* Ví dụ 1: hải ly như không sinh hoạt trong mùa đông, chúng chỉ sống nhờ vào những thức ăn đã được lưu trữ từ trước hoặc trữ lượng mỡ trong cơ thể . Hải ly duy trì năng lượng bằng cách tránh ra ngoài vào những ngày trời rá rét. Kết quả là những con vật gặm nhấm này không có khái niệm về thời gian và chúng phát triển một chu kỳ tự do 29h mỗi ngày 
* Ví dụ 2: bồ câu có thể hàng nghìn km để tìm đúng địa điểm mà không gặp khó khăn gì. Một số loài chim như chim nhạn Nam cực , thực hiện chuyến đi khứ hồi 40.233km mỗi năm , rất nhiều loài sử dụng nam châm ngay trong người để tìm ra để tìm ra hướng đi tương ứng với từ trường của trái đất , bồ câu cũng sử dụng các dấu mốc trên mặt đất để chúng tìm đường về nhà 
* Ví dụ 3:khi xem xét về tập tính xã hỗi của loài ong các nhà khoa học đã ngỡ ngàng về vai trò tuyệt đối của ong chúa đối với thần dan của mình. Nhưng người ta cho tuyến nước bọt của ong chúa không hoạt động thì quyền hành của nó cũng biến mất
Các nhà côn trùng học cho biết tuyến nước bọt của ong chúa chứa đựng một kho các chất hóa học, khi được bức xạ vào không gian các loài ong chất này sẽ truyền thông tin đến các con ong và mệnh lệnh sẽ được chấp hành triệt để. Thành phần của các hóa chất trong nước bọt v

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_va_nhung_bai_hoc_y_nghia_cho_hoc_sinh_qua.docx