SKKN Xây dựng và sử dụng chương trình quản lý tài liệu của cán bộ văn thư tại trường trung học cơ sở Nga Thủy
Thế giới ngày nay dưới góc nhìn của các nhà khoa học là “thế giới phẳng” không giới hạn về thời gian và không gian. Điều này là nhờ có sự phát triển “mạnh mẽ-bùng nổ” của CNTT và việc áp dụng CNTT vào cuộc sống đã làm nên những điều kỳ diệu, tạo nên kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. CNTT đã là thâm nhập sâu vào các hoạt động của xã hội luôn đóng vai trò “tiên- quyết” trong mọi thành công.
Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của con người và xã hội với một tần suất rất lớn và cũng là thị trường tiêu thụ rất mạnh mẽ các sản phẩm ứng dụng của CNTT.
Trong thời gian gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và các phần mềm mã nguồn mở vào trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước. Thủ tướng chính phủ đã ký kế hoạch ứng dụng CNTTtrong hoạt động của các tổ chức hành chính và nhà nước. Bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông đã ra chỉ thị số 07/2008/CT/BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động cơ quan Nhà nước.
Bên cạnh đó trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, kế hoạch, thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư và lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm sau:
Thu thập và xử lý thông tin là việc làm thường xuyên đối với các trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học Nga Thuỷ nói riêng, hiệu trưởng trường học muốn quản lý tốt các hoạt động của nhà trường một cách kịp thời đòi hỏi phải có thông tin chính xác, phải đảm bảo được tính thực tiễn một cách toàn diện. Do đó công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ phải được coi trọng, tìm ra những biện pháp ưu việt nhất có thể làm để phục vụ công tác văn thư lưu trữ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TÀI LIỆU CỦA CÁN BỘ VĂN THƯ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA THỦY Người thực hiện: Lại Tiến Thành Chức vụ: Cán bộ Văn thư Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thủy SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Văn Thư THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 3 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................ 3 2.1. Cơ sở lý luận................................................................................ 3 2.1.1. Văn bản hướng dẫn thực hiện và khái niệm ............................ 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..... 5 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........................... 6 2.3.1. Giới thiệu khái quát về sản phẩm............................................ 6 2.3.2. Chức năng cơ bản.................................................................... 6 a) Chức năng lưu trữ thông tin........................................................... 6 b) Chức năng tìm kiếm thông tin........................................................ 7 c) Chức năng tìm kiếm thông tin theo các TTT riêng biệt và kết hợp 7 d) Chức năng nhắc nhở công việc....................................................... 7 2.3.3. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng................................................... 7 2.4. Hướng dẫn thực hiện các chức năng cơ bản................................. 10 2.4.1. Chức năng lưu trữ thông tin...................................................... 10 2.4.2. Chức năng tìm kiếm thông tin................................................... 11 2.4.3. Truy vấn thông tin theo các trường cụ thể................................. 13 2.4.4 Chức năng nhắc nhở công việc................................................... 15 2.5. Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng chương trình.......................... 17 2.6. Kiểm nghiệm................................................................................ 18 3. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT................................................................ 19 3.1. Kết luận........................................................................................ 19 3.2. Đề xuất ........................................................................................ 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay dưới góc nhìn của các nhà khoa học là “thế giới phẳng” không giới hạn về thời gian và không gian. Điều này là nhờ có sự phát triển “mạnh mẽ-bùng nổ” của CNTT và việc áp dụng CNTT vào cuộc sống đã làm nên những điều kỳ diệu, tạo nên kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. CNTT đã là thâm nhập sâu vào các hoạt động của xã hội luôn đóng vai trò “tiên- quyết” trong mọi thành công. Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của con người và xã hội với một tần suất rất lớn và cũng là thị trường tiêu thụ rất mạnh mẽ các sản phẩm ứng dụng của CNTT. Trong thời gian gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và các phần mềm mã nguồn mở vào trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước. Thủ tướng chính phủ đã ký kế hoạch ứng dụng CNTTtrong hoạt động của các tổ chức hành chính và nhà nước. Bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông đã ra chỉ thị số 07/2008/CT/BTTTT về việc đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, kế hoạch, thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư và lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm sau: Thu thập và xử lý thông tin là việc làm thường xuyên đối với các trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học Nga Thuỷ nói riêng, hiệu trưởng trường học muốn quản lý tốt các hoạt động của nhà trường một cách kịp thời đòi hỏi phải có thông tin chính xác, phải đảm bảo được tính thực tiễn một cách toàn diện. Do đó công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ phải được coi trọng, tìm ra những biện pháp ưu việt nhất có thể làm để phục vụ công tác văn thư lưu trữ. Trong công tác quản lý nhà trường, công tác văn thư hành chính giữ một vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện không thể thiếu nhằm giúp cho hiệu trưởng thu thập, xử lý thông tin một cách “nhanh, đầy đủ, chính xác, kịp thời” đề ra quyết định quản lý có hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường. Với tất cả những cơ sở trên, suy nghĩ một cách thấu triệt có thể thấy rằng công tác văn thư là hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động của nền hành chính. Việc áp dụng CNTTvào hoạt động quản lý tài liệu là vô cùng cần thiết. Với những ứng dụng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thì áp dụng CNTT vào hoạt động văn thư là quy luật tất yếu của vòng quay CNTT. Thực trạng hiện nay công tác văn thư tuy vẫn hoạt động có hiệu quả. Song chưa thực sự chuyên nghiệp và mang tính “công nghiệp” cao. Hầu hết chỉ mới dừng lại ở các thao tác thủ công, tài liệu không được số hoá, chưa thực sự nhanh chóng và khoa học trong truy vấn thông tin đặc biệt là tìm thông tin “hồi cố”. Khó khăn trong chia sẻ thông tin, Mặt khác các hoạt động thông tin hiện nay đã được số hóa một số và hình thức chuyển qua thư điện tử hoặc chữ ký điện tử. Song văn bản quy phạm pháp luật và hành chính luôn phải đáp ứng 4 yếu tố sau: Bảo mật, xác thực, sẵn sàng, chống chối bỏ. Thì văn bản truyền thống (văn bản giấy có dấu đỏ) bỏ trong phong bì thư là đáp ứng 4 yêu cầu này đơn giản, chính xác và dễ kiểm nghiệm nhât. Bởi thế dù công nghệ có phát triển mạnh mẽ tới đâu thì cũng thể bỏ qua hình thức văn bản truyền thống. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp tài liệu, đáng tin cậy phục vụ các mục đích CT-KT-VH-XH. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan. - Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát. Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các bí mật quốc gia. - Đặc biệt với khối lượng thông tin khổng lồ tồn đọng theo thời gian thì tài liệu cần phải được sắp xếp khoa học rồi sau đó là: tìm kiếm nhanh chóng, chính xác và đầy đủ thông tin. Tác dụng của chương trình Winisis được nhấn mạnh bởi một số tính năng ưu Việt như sau: Thứ nhất là khả năng lưu trữ văn bản điện tử lớn, tìm kiếm thông tin thông minh, chính xác và nhanh chóng theo các thuật ngữ tìm tin đơn giản. Thứ hai là khả năng hoạt động trên mọi môi trường máy tính, chương trình dễ sử dụng, có giao diện tiếng Việt phù hợp với giai đoạn “quá độ” áp dụng CNTT ở Việt Nam. Thứ ba là chức năng nhắc nhở công việc hàng ngày cho lãnh đạo và nhân viên. Thứ tư là phần mềm này hoàn toàn miễn phí, tính khả thi cao. Điều quan trọng là chương trình vẫn đảm bảo nguyên tắc nghiệp vụ văn thư. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Chúng ta phải công nhận vài điều rằng CNTT có phát triển tới đâu thì một số hoạt thủ công của con người cũng không thể bị phủ nhận giá trị. Trên thị trường cũng như tại các tổ chức hành chính sự nghiệp có rất nhiều các phần mềm ứng dụng cho công tác quản lý, xong tôi vẫn muốn thực hiện SKKN này bởi đây là ý tưởng-sức sáng tạo của bản thân và một lần học hỏi về phương pháp nghiên cứu khoa học và đặc biệt là tính khả dụng của chương trình. Như vậy với tình hình phát triển chung của CNTT được ứng dụng hết sức rộng rãi và tình hình trong nước, có thể khẳng định rằng ứng dụng CNTTvào động hành chính là quy luật tất yếu. Đó cũng là lý do viết SKKN này, ứng dụng phần mềm Winisis để quản lý tài liệu của hoạt động văn thư tại các trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng. Bằng tất cả những lý do trên tôi đã nghiên cứu-sáng tạo ra một chương trình quản lý tài liệu, một phần mềm tìm kiếm văn bản dựa trên chương trình Winisis15.3 miễn phí được cung cấp bởi tổ chức Unesco, với tên đề tài “Xây dựng và sử dụng chương trình quản lý tài liệu của cán bộ văn thư tại trường trung học cơ sở Nga Thủy” 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua quy trình thực tế của công tác văn thư đã hình thành một hệ thống cơ sở lý thuyết cho hoạt động văn thư, dựa vào đó là nền tảng đầu tiên để tiến hành thiết kế phần mềm. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tiến hành lập các phiếu điều tra với các câu hỏi có ý đồ đề lấy thông tin từ người được điều tra. Đối tượng điều tra là cán bộ giáo viên. Hình thức phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ quản lý để đi tới một số kết luận như: Áp dụng CNTTvào hoạt động văn thư là cấn thiết; Nhu cầu thông tin của lãnh đạo là cần thiết; Phần mền có tính khả dụng cao;... Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập những công văn tài liệu dưới dạng văn bản gốc và văn bản số để tiến hành ứng dụng thực tế với phần mềm. Bằng tất cả những lý do trên tôi đã nghiên cứu-sáng tạo ra một chương trình quản lý tài liệu, một phần mềm tìm kiếm văn bản dựa trên chương trình Winisis15.3 miễn phí được cung cấp bởi tổ chức Unesco, với tên đề tài “Xây dựng và sử dụng chương trình quản lý tài liệu của cán bộ văn thư tại trường trung học cơ sở Nga Thủy” 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Văn bản hướng dẫn thực hiện và khái niệm Để thực hiện SKKN “Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tài liệu” cần căn cứ vào một số quyết định, nghị định, kế hoạch,như sau: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001 - Căn cứ nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước - Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2004 về công tác văn thư; - Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh lưu trữ quốc gia. - Căn cứ nghị định số: 09/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung nghị định 110/2004/NĐ-CP ban hành về công tác văn thư. Tiếp theo chúng ta cần làm rõ khái niệm công nghệ thông tin: CNTT (Information technology, viết tắt là IT) là nghành sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/8/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam như sau: “CNTTlà tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại-chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi hoạt động của con người và xã hội”. Theo logic của đề tài thì khái niệm tiếp theo cần nhắc tới là “ứng dụng công nghệ thông tin” nhưng tại đề tài này thiết nghĩ cần nhấn mạnh và thu hẹp khái niệm lại là ứng dụng CNTT trong hoạt động của nhà trường: Ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trọng hoạt động nội bộ của cơ quan nhà trường. Khái niệm về cơ sở dữ liệu (CSDL): CSLD là phần dữ liệu được lưu trong máy tính theo một quy định nào đó (Database). CSDL là một hệ thống thông tin thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữu thông tin thứ cấp, để có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình khác nhau. Giảm sự trùng lặp của thông tin xuống mức thấp nhất do đó đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu. Đảm bảo dữ liệu có thể trích xuất theo nhiều cách khác nhau. Khái niệm truy vấn thông tin: Là việc sử dụng các thuật toán đơn giản để tìm kiếm thông tin trên một CSDL hay một hệ thống Khái niệm trường thông tin: Trường thông tin là một nhóm thông tin có cùng một chủ để. Được thể hiện bởi một đoạn văn hoặc một từ, một con số. Nhằm mục đích giúp người sử dụng thông tin có nắm bắt được bản chất cơ bản của sự vật, hiện tượng. VD: Trong SKKN này tôi sử dụng 24 trường thông tin khác nhau nhằm thể hiện rõ hiện trạng, nội dung của tài liệu. Một số trường thông tin cơ bản như sau: Trường “nhan đề tài liệu” (Tên công văn,); Trường “từ khóa” (Thể hiện nội dung TL một cách ngắn gọn); Trường “Người ký” (Người ký văn bản). Mục đích của trường thông tin là giúp thuận tiện cho tìm kiếm văn bản theo các nội dung cụ thể bằng các trường thông tin trên. Khái niệm trường con: Là các trường thông tin thứ cấp của một trường thông tin lớn, với mục đích làm rõ hơn nội dung của trường thông tin chủ. VD: Tại trường thông tin từ khóa có rất nhiều trường con, với mục đích một từ khóa khó có thể lột tả hết thông tin cuả một tài liệu nên cần các trường con để thể hiện rõ nội dung. Khái niệm từ khóa: Là một từ hoặc một cụm từ khái quát – cụ thể để thể hiện thông về một sự vật hiện tượng. VD: Công văn có tên: Hướng dẫn thực hiện kế hoạch tổ chức thi học sinh giỏi qua mạng Internet lớp 7 năm học 2015-2016. Thì chúng ta có những từ khóa cơ bản như: Hướng dẫn - Kế hoạch – Học - sinh giỏi – Ineternet – 2015-2016. Mục đích chính của từ khóa là giúp hệ thống tìm tin được chính xác và nhanh chóng. Trong CSDL của SKKN chúng ta nên tìm kiếm thông tin của các tài liệu theo từ khóa. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Về cơ bản có thể hiểu, công tác văn thư là công tác nhằm đảm bảo thông tin văn bản, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức. Nội dung công tác này bao gồm các việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và các tài liệu khác, lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ; và quản lý, sử dụng con dấu trong văn thư. Còn công tác lưu trữ là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan, tổ chức nhằm lựa chọn, lưu giữ, tổ chức một cách khoa học các hồ sơ, tài liệu để phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng của cơ quan và xã hội. Nội dung công tác lưu trữ bao gồm các việc về thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị. Giữa công tác văn thư và lưu trữ không có sự tách biệt mà có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy với nhau. Mối quan hệ này thể hiện qua sự liên tục trong quá trình từ soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản đến lưu trữ hiện hành và đưa vào lưu trữ lịch sử. Công tác văn thư lưu trữ tại trường THCS Nga Thủy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: - Thuận lợi: Hệ thống CSVC đảm bảo cho hoạt động văn thư lưu trữ. Có phòng làm việc lưu trữ tài liệu riêng. Có máy tính kết nối mạng Internet. Có cán bộ chuyên trách công tác văn thư. Tất cả thuận tiện cho công tác văn thư. - Khó khăn: Công tác văn thư chủ yếu là xử lý tài liệu bằng các hình thức thủ công trên sổ công văn đi và công văn đến. Khi tìm lại tài liệu mất nhiều thời gian và đôi khi không chính xác. Khai thác, tìm kiếm thông tin hồi cố thông qua sổ ghi chép công văn. Hệ thống công văn chưa được số hoá. Gây khó khăn và chậm trong quá trình tìm kiếm và chia sẻ thông tin qua mạng Internet. Khó khăn trong việc chọn lọc các tài liệu có cùng nội dung hoặc không cùng chủ đề nhưng có trường thông tin giống nhau trong các thời gian khác nhau hoặc cùng thời gian là vô cùng khó khăn. Hay tìm các tài liệu có cùng một người ký, cùng cơ quan ban hành,Tóm lại là việc chọn lọc và tìm kiếm thông tin đặc thù trong tài liệu là khó khăn và tốn thời gian. Khó khăn trong việc chọn các tài liệu không còn tính khả dụng hiện thời để đưa vào kho bảo quản. Đôi khi cán bộ văn thư không nhớ tới công văn cần phải thực hiện thời gian nào? Làm những gì? Ai thực hiện?, dẫn tới hậu quả dây chuyền là công việc nhà trường và quản lý gặp trở ngại. Thiếu tính kịp thời và chính xác. Đồng thời vất vả trong việc phải nhớ và ghi chép quá trình công việc cùng một lúc Khó đáp ứng và theo kịp với xu thế hội nhập và hiện đại hoá hiện nay. Mặt khác, chúng ta thường không nhớ rõ các thông tin cơ bản về tài liệu như: Nội dung, thể thức, hiện trạng, tính pháp lý của văn bản, đối tượng văn bản hướng tới, thời gian thực hiện văn bản, ngày ban hành,.v..vnhưng không thể thông qua sổ quản lý văn bản để nắm toàn bộ những thông tin trên. Mà cần phải lấy bản gốc của văn bản. Gây mất thời gian khó khăn cho quản lý trong quá trình làm việc. Đặc biệt riêng trong quá trình làm việc đôi khi cán bộ quản lý không nhớ chi tiết, nội dung cụ thể công văn? Đối tượng văn bản hướng tới là ai? để có tài liệu-công văn-chỉ thị, cụ thể tiếp tục thực hiện công việc. Từ những thuận lợi, khó khăn và tồn tại hạn chế của hoạt động văn thư lưu trữ tại trường THCS Nga Thủy. Trên cơ sở thực tế mà bản thân đã trải nghiệm tôi đã viết phần mềm “Xây dựng và sử dụng chương trình quản lý tài liệu của cán bộ văn thư tại trường trung học cơ sở Nga Thủy” để giải quyết những vấn đề trên. Giúp cho công tác văn thư và quản lý được thông suốt. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giới thiệu khái quát về sản phẩm WinISIS là hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin tổng hợp mà người sử dụng có thể thao tác thuận tiện thông qua hệ thống menu và các giao diện thân thiện cho người dùng. Được thiết kế chủ yếu để quản trị các CSDL dạng văn bản có cấu trúc. Đây là chương trình được viết dưới dạng mã nguồn mở vì thế thỏa sức sáng tạo lập trình – thiết kế cho từng đối tượng công việc cần lưu trữ thông tin khác nhau. Để sử dụng chương trình thì chỉ đòi hỏi người có ít, thậm chí chưa có kinh nghiệm sử dụng máy tính vẫn có thể sử dụng. 2.3.2. Chức năng cơ bản: a) Chức năng lưu trữ thông tin: Một ưu điểm lớn của của hệ thống là có thể thao tác với một số lượng cơ sở dữ liệu không giới hạn, trong đó mỗi CSDL có chứa các phần tử dữ liệu hoàn toàn khác nhau. Có thể tạo tới 600 trường thông tin khác nhau. Lưu trữ và sắp xếp tài liệu một cách khoa học trên giá dựa vào số ký hiệu có thiết lập bởi WIS b) Chức năng tìm kiếm thông tin: Đây là chức năng chính của chương trình, phương thức tìm kiếm của Winisis được Unesco đánh giá là một máy siêu tìm kiếm. Có khả năng tìm kiếm thông tin theo từng từ, không biệt chữ hoa và chữ thường. Kết hợp với các toán tử tìm tin. c) Chức năng tìm kiếm thông tin theo các TTT riêng biệt và kết hợp Căn cứ vào tình hình công việc thực tế tại cơ quan và quy trình xử lý tài liệu công văn đi và công văn tới cũng như nhu cầu thông tin của cán bộ tôi đã xây dựng 24 trường thông tin (TTT) khác nhau bám sát các khó khăn nêu trên để giải quyết vấn đề. Có khả năng tìm kiếm thông tin riêng từng trường và kết hợp các trường thông tin để có một kết quả biểu ghi chính xác hơn. d) Chức năng nhắc nhở công việc: Hằng ngày chương trình có khả năng đưa ra các công việc cần thực hiện trong ngày hoặc trong tuần phụ thuộc vào nội dung các công văn. Tránh trường hợp quên- bỏ sót công việc. 2.3.3. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng a) Các yêu cầu cài đặt Yêu cầu về cấu hình máy tính - CPU: 80MHz - RAM: 256Mb - Ổ cứng: 10G - Ổ đĩa; Ổ cắm USB - Hệ điều hành Windows XP - Bộ gõ Tiếng Việt: Vietkey, Unikey b) Các bước cài đặt Bước 1: Copy hoặc tải toàn bộ thư mục Winisis
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_va_su_dung_chuong_trinh_quan_ly_tai_lieu_cua_c.doc