SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

I.MỞ ĐẦU:

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền

Cô và mẹ là hai cô giáo

Mẹ và cô, ấy hai mẹ hiền ”

 Từ lúc mới bắt đầu đi học vỡ lòng cho đến tận bây giờ, khi đã là một cô giáo với 10 năm đứng trên bục giảng, tôi vẫn còn nhớ như in những câu hát đó. Đứa con gái bé bỏng của tôi ngày nào đi học về cũng hát cho tôi nghe những câu hát đó. Cũng như bao bà mẹ khác, tôi cũng có những đứa con. Nếu như ở nhà tôi chỉ có một đứa con duy nhất đó thì ở trường tôi có tới 42 đứa con.

 Năm nào cũng vậy, tôi đều là mẹ của vài chục đứa con, là người mẹ thứ hai như trong bài hát tôi vẫn hát từ thời thơ bé. Thời gian tôi gần gũi với các em trong một ngày nhiều hơn rất nhiều lần so với thời gian tôi gần gũi với con tôi. Bởi lý do rất đơn giản tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp – Giáo viên dạy nhiều môn. Lớp 5 là lớp thuộc cấp tiểu học, lại là lớp bán trú nên thời gian cô và trò tiếp xúc, học tập cũng như các sinh hoạt khác gần như là trọn ngày. Đó là đặc thù của giáo viên tiểu học.

 Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chút nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp.

 

doc 22 trang thuychi01 5021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I.MỞ ĐẦU:
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:	
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền
Cô và mẹ là hai cô giáo
Mẹ và cô, ấy hai mẹ hiền”
	Từ lúc mới bắt đầu đi học vỡ lòng cho đến tận bây giờ, khi đã là một cô giáo với 10 năm đứng trên bục giảng, tôi vẫn còn nhớ như in những câu hát đó. Đứa con gái bé bỏng của tôi ngày nào đi học về cũng hát cho tôi nghe những câu hát đó. Cũng như bao bà mẹ khác, tôi cũng có những đứa con. Nếu như ở nhà tôi chỉ có một đứa con duy nhất đó thì ở trường tôi có tới 42 đứa con. 
	Năm nào cũng vậy, tôi đều là mẹ của vài chục đứa con, là người mẹ thứ hai như trong bài hát tôi vẫn hát từ thời thơ bé. Thời gian tôi gần gũi với các em trong một ngày nhiều hơn rất nhiều lần so với thời gian tôi gần gũi với con tôi. Bởi lý do rất đơn giản tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp – Giáo viên dạy nhiều môn. Lớp 5 là lớp thuộc cấp tiểu học, lại là lớp bán trú nên thời gian cô và trò tiếp xúc, học tập cũng như các sinh hoạt khác gần như là trọn ngày. Đó là đặc thù của giáo viên tiểu học. 
	Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chút nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp.
 Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt. Các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và khả năng nhận thức, tư duy. Các em khác nhau cả về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mình. Một lớp học có 42 em học sinh nghĩa là sẽ có 42 tính cách, 42 đặc điểm tâm sinh lý. Có em ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động, ngỗ nghịch, có em lại trầm tĩnh, ít biểu lộ cảm xúcThật khó để đưa các em vào một khuôn khổ nhất định. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có làm hết sức quan trọng và cần thiết. Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Lý tôi chọn đề tài “ Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp”nhằm giúp học sinh hứng thú trong học tập.
	1.2 .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở và các cấp trên.Biết vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm vậy nên mục đích:
 -Trong đề tài này tập trung Đề ra một số biện pháp tích cực hiệu quả công tác chủ nhiệm hiệu quả hơn.
 -Ghi lại những việc làm thành công để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Học sinh lớp 5D của Trường Tiểu học Minh Khai I năm học 2016-2017,lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy.
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1.Phương pháp thu thập thông tin: Dùng thu thập thông tin của học sinh .
2. Phương pháp trò chuyện:Dùng để nói chuyện với các đồng nghiệp, các học sinh và phụ huynh.
3. Phương pháp giao nghiệm vụ cho học sinh
4. Phương pháp trải nghiệm:Thông qua thực tế tình hình trên lớp cái tốt cái hạn chế để khắc phục. Được đi ra ngoài va chạm.
 1.5 ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với các nội dung cơ bản : Gây hứng thú trong học tập cho học sinh.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. Cơ sở lý luận: 
	Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
	Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
	Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Điều đó hoàn toàn đúng ở trường Tiểu học Minh Khai I.Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật hoặc có ít con nuông chiều. Cuộc sống bấp bênh, chỗ ở không cố định, cha mẹ phải bươn chải mưu sinh khiến cho việc quan tâm, giáo dục tới con em mình chưa được quan tâm nhiều.Phụ huynh bận có khi muộn mới đón con. Phần lớn phụ huynh đã phó thác cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học ngày càng lớn.
	Trường thành lập được hơn 17 năm tập thể sư phạm nhà trường cũng như mỗi giáo viên trong trường đều đặt việc giáo dục tri thức song song với việc giáo dục đạo đức học sinh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu và luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía Ban Giám Hiệu nhà trường.
	2.2. Thực trạng 
	Học sinh lớp 5 là lứa tuổi mà chúng ta thường ví như trái xoài ương. Không còn xanh nhưng cũng chưa hẳn là đã chín. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và luôn muốn chứng tỏ rằng mình đã lớn. Các em bắt đầu nhận thức được hành vi việc làm của mình, đã biết phân biệt đúng, sai. Đồng thời các em cũng cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc cũng như tình cảm từ phía cha mẹ, thầy cô dành cho mình. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ , giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.
	Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa. Mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
 Bản thân tôi đã qua 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, 1 năm giảng dạy tại trường Minh Khai I và được giao phụ trách lớp 5. Tuy thời gian công tác chưa dài nhưng tôi cũng đúc rút cho mình một số kinh nghiệm quý báu nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của mình. Điều đó đã được chứng minh qua kết quả đạt được của tập thể lớp, đặc biệt với lớp 5D của tôi năm học 2016 – 2017, một lớp có tiếng ở trường là cực kì hiếu động.
	2.2.1 Thuận lợi và khó khăn:
	* Thuận lợi:
	- Được sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám Hiệu nhà trường, đề ra kế hoạch cụ thể hàng tháng, học kì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
	- Luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của Đoàn, Đội, của Ban thi đua trong nhà trường.
 - Sự hỗ trợ, cộng tác nhiệt tình từ phía giáo viên bộ môn, cô bảo mẫu và các giáo viên, nhân viên khác trong trường.
	- Sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình từ phía phụ huynh học sinh.
	- Sự năng nổ nhiệt tình của Ban cán sự lớp.
	* Khó khăn:
	- Một số phụ huynh do bận làm ăn hoặc có con nhỏ nên không chú ý đến việc học tập cũng như rèn luyện của các em.
- Một số phụ huynh có tâm lý nuông chiều con quá mức, không nghiêm khắc trong vấn đề giáo dục trẻ.
- Có những phụ huynh còn phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
- Bản thân tôi ngoài việc là một giáo viên đứng lớp tôi còn làm một số công tác kiêm nhiệm khác của trường nên đôi khi không có mặt ở lớp để theo dõi sát sao việc học tập cũng như rèn luyện của học sinh.
	2.2.1Các biện pháp giải quyết vấn đề:
	*. Biện pháp chung:
	- Khi tiếp nhận lớp, tôi tìm hiểu cẩn thận từng em qua giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung. Tôi chú ý tới những đối tượng học sinh giỏi, học sinh yếu, học sinh là cán sự lớp, học sinh có biểu hiện đặc biệt về tâm lý cũng như hoàn cảnh gia đình các em. Qua đó hiểu rõ hơn về các em cũng như có những biện pháp phù hợp cụ thể đối với từng em.
	- Tìm hiểu về học sinh thông qua hồ sơ cá nhân của các em như: học bạ, sổ chủ nhiệm cũ, . Tìm hiểu thông qua sơ yếu lý lịch của các em đầu năm, qua phụ huynh học sinh và thông qua chính bản thân các em.
	- Ngay từ đầu năm học, tôi phải xây dựng cho mình và các em những nội quy, quy định cụ thể dựa trên nguyên tắc vừa mềm mỏng vừa kiên quyết.
	- Tổ chức bầu Ban cán sự lớp, cán sự tổ bằng hình thức dân chủ không áp đặt máy móc, phát huy kỹ năng bày tỏ ý kiến của các em trước tập thể lớp. Phân công công việc cụ thể cho từng em trong Ban cán sự lớp, cán sự tổ.
	- Tổ chức lớp học theo mô hình nhóm.
	- Tổ chức thi đua học tập giữa các nhóm. Có khen thưởng động viên kịp thời.
	2. 3 Các sáng kiến :
	2.3.1. Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
	a/ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn :
	- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh.
	- Cụ thể trong năm học này, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường xem xét giúp đỡ em: Hải . Những em này gia đình rất khó khăn nhưng lại không có hồ sơ thuộc diện xóa đói giảm nghèo. Do đó bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm đã đề xuất lên trường xem xét hỗ trợ và đã được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Mặt khác, tôi cũng trao đổi đề xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp miễn cho các em một số khoản đóng góp của lớp. Dù những sự hỗ trợ đó không lớn nhưng phần nào đó giúp đỡ được các em và gia đình, bản thân các em cũng yên tâm học tập, cố gắng vượt khó trên con đường học vấn của mình.
	b/ Đối với  học sinh cá biệt về đạo đức:
         	- Thực tế ở lớp 5D của tôi có một số em, đặc biệt là các em nam, thật sự hiếu động, nghịch ngợm và thường xuyên không nghe lời thầy cô. Theo các giáo viên chủ nhiệm năm cũ thì đó là những thành phần lì và bướng. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì tôi thấy một số nguyên nhân như sau: 
	+ Các em được gia đình quá nuông chiều nên sinh ra tâm lý thích gì làm nấy, muốn gì là phải được ngay. Có em bố rất nghiêm khắc nhưng mẹ lại bênh vực, chiều chuộng khiến các em thậm chí không nghe lời ngay cả cha mẹ mình.
	+ Một số em do gia đình còn gặp khó khăn về kinh tế, cha mẹ mải lo làm ăn nên phó mặc con cái cho nhà trường, không quan tâm tới việc giáo dục và rèn luyện của các em. 
	+ Một số em dù cha mẹ không quá bận rộn nhưng cũng không quan tâm tới con em mình.
	+ Các em bị ảnh hưởng từ những phim ảnh mang tính chất bạo lực, tiếp xúc quà sớm với công nghệ thông tin, nhất là điện thoại di động và mạng Internet. Bởi chúng ta đã biết Internet cũng như con dao hai lưỡi, có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực. 
	- Biện pháp của tôi đối với những em này là:
	+ Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
	+ Thường xuyên trò chuyện cùng các em, hỏi han quan tâm tới các em như một người bạn lớn. Cùng học, cùng chơi cùng hoạt động với các em.
	+ Xây dựng thói quen đọc sách giúp các em bồi dưỡng tâm hồn thơ trẻ, tạo điều kiện cho các em tìm hiểu thế giới xung quanh. Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động, phong trào của lớp, trường.
	+ Trao đổi, hỏi han với phụ huynh thường xuyên tạo mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
	c/ Đối với học sinh học còn yếu:
	- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
	- Lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giúp các em xác định động cơ học tập đúng đắn: Học để làm gì? Vì sao phải học? Học cho ai?...
	+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp (giờ ra chơi, phút đầu giờ, tiết tự học,).
	+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. Sử dụng nhiều đồ dùng trực quan minh họa cho các em dễ nhớ, dễ tiếp thu. Thường xuyên thay đổi các phương pháp và hình thức dạy học, khơi dậy sự tích cực học tập ở các em. Áp dụng các kỹ thuật dạy học giúp các em chủ động tìm tòi khám phá tri thức.
	+ Chấm chữa bài thường xuyên, kiểm soát việc học sinh làm bài và sửa bài, có lời nhận xét mang tính khích lệ theo đúng tinh thần của Thông tư 22.
	+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. 
 + Xây dựng đôi bạn học tập cũng như nhóm học tập. 
	+ Tổ chức thi đua giữa các tổ nhóm và thưởng những bông hoa điểm tốt cho các em khi các em có tiến bộ về học tập và rèn luyện. Mỗi tuần một lần giáo viên sẽ tổng kết số bông mà các tổ, nhóm đạt được. Tổ đạt được nhiều bông nhất sẽ nhận được phần thưởng từ giáo viên. Đồng thời giáo viên cũng động viên khích lệ các tổ, nhóm khác cố gắng trong đợt thi đua tiếp theo.
	+ Mỗi tháng một lần giáo viên sẽ cho lớp bầu chọn những gương mặt xuất sắc nhất và ghi tên lên Bảng danh dự của lớp. Những em này cũng sẽ được nhận một phần quà nhỏ của giáo viên chủa nhiệm.
	+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
	+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.
	d/ Đối với những học sinh giỏi, có năng lực đặc biệt:
	- Quan tâm phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ
	- Phối hợp với giáo viên bộ môn lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này.
 - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong  tiết học chính khoá.
	- Rèn cho các em kỹ năng trình bày trước đám đông, trước tập thể lớp. Mỗi ngày giáo viên dành ra 5 phút tập làm cán bộ lớp. Mục đích rèn cho các em kỹ năng hướng dẫn nhóm, lớp học tập nhằm phát huy khả năng giao tiếp lưu loát, rèn tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ và giúp các em đưa ra kết luận cuối cùng.
	Tóm lại dù với đối tượng nào bản  thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
	2.3.2. Xây dựng nề nếp lớp học: 
	a) Nắm thông tin về học sinh:
	- Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua sơ yếu lý lịch học sinh.	
 - Qua sơ yếu lý lịch này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 PGD TP THANH HÓA
 TRƯỜNG TH MINH KHAI I 
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
Họ và tên HS:..Ngày sinh
Nơi sinh:.Dân tộc:Tôn giáo:
Quê quán:
Địa chỉ gia đình:.
HKTT (Tạm trú):
Họ tên cha:..Nghề nghiệp:..
Nơi làm việc:...Số điện thoại:.
Họ tên mẹ: Nghề nghiệp:
Nơi làm việc:...Số điện thoại:.
Là con thứ:trong số:..anh (chị, em) trong gia đình.
Có năng khiếu về:.
 Sợ nhất là:.
Điều yêu thích nhất là:..
Sức khỏe của :
Những vấn đề khác cần lưu tâm ở là:...
	* Mọi thắc mắc của PH xin gọi về SĐT:
	- GVCN lớp: Cô Đỗ Thị Tuyêt -0977864065
	Xin chân thành cảm ơn quý phụ huynh!
	GVCN
	 Đỗ Thị Tuyết
	b) Bầu Ban cán sự lớp:
	- Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Bản thân tôi luôn muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
	 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.
	 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
	 - Tổ chức cho học sinh bầu chọn bằng cách giơ tay. Trong năm bạn được lọt vào danh sách bầu chọn chỉ chọn 3 bạn. Do đó, mỗi học sinh được giơ tay ba lần để chọn 3 người xuất sắc nhất vào Ban cán sự lớp.
	 - 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (Lớp trưởng, Lớp phó học tập, và Lớp phó kỷ luật).
	- Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào.
	- Sau khi bầu xong ban cán sự lớp, các tổ tiến hành bầu Ban cán sự tổ, gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Thư ký. Tiến trình thực hiện tương tự việc bầu Ban cán sự lớp, tất nhiên có sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm.
	- Cuối cùng, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng bạn trong Ban cán sự lớp, cán sự tổ.
	Nhiệm vụ của mỗi em, tôi phân công rõ ràng rồi phát cho mỗi em một cuốn sổ.Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
	2.3.3 Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
	Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: 
	a) Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp:
	 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
	- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Mỗi tổ nhóm có một bảng thi đua được gắn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc