SKKN Ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở trường THCS Hoằng Anh năm học 2016 – 2017

SKKN Ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở trường THCS Hoằng Anh năm học 2016 – 2017

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Cũng là một đề án khả thi mà Thành uỷ, Uỷ Ban nhân dân Thành Phố Thanh Hoá vừa triển khai và thực hiện.

 Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.

Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục đứng trước những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi toàn ngành phải quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lý cho các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.

 

doc 18 trang thuychi01 4971
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở trường THCS Hoằng Anh năm học 2016 – 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG 
QUẢN LÝ, GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOẰNG ANH NĂM HỌC 2016 - 2017.
 Người thực hiện: Lê Thị Thơm
 Chức vụ: 	 Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Anh 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
3
 2. NỘI DUNG
3
2.1 . Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
9
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
15
CỤM TỪ VIẾT TẮT :
Cụm từ
Viết tắt
Chuyên môn nghiệp vụ
CMNV
Cán bộ quản lý
CBQL
Giáo dục
GD
Giáo viên
GV
Học sinh
HS
Trung học cơ sở
THCS
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Cũng là một đề án khả thi mà Thành uỷ, Uỷ Ban nhân dân Thành Phố Thanh Hoá vừa triển khai và thực hiện.
 	Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,  Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục đứng trước những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi toàn ngành phải quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lý cho các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền, đưa việc dạy học đến một tầm chất lượng mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hiện đại hóa trường lớp.Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ về mọi mặt trong đó có công nghệ thông tin (CNTT). CNTT tác động rất lớn đến đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người. Sự phát triển về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của mỗi Quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; Việc ứng dụng CNTT hiện đang là nhu cầu phổ biến trong cuộc sống, trong các hoạt động của xã hội. Khoa học kĩ thuật phát triển và sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu về tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề của thông tin, từ đó đòi hỏi con người ngày càng phải nâng cao nhận thức, trình độ nhằm đáp ứng với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của mỗi Quốc gia. Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT đã thực sự là khâu đột phá để đổi mới cách quản lý, chỉ đạo; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo, tự học tự nhận thức của học sinh, đem lại những hiệu quả cao trong quá trình ứng dụng. Đối với công tác quản lý, CNTT từng bước được ứng dụng làm cho công tác quản lý nhẹ nhàng và đồng bộ, tạo ra tính hệ thống, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Đối với quá trình dạy học, CNTT khi được áp dụng trong giảng dạy có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi cách thức, phương pháp giảng dạy, phương pháp học, cách kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra các thế hệ học sinh có năng lực nhanh nhạy hơn; CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”; hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn. 
	Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Với địa bàn trường THCS Hoằng Anh là một trường vùng ven của Thành Phố Thanh Hóa, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Hơn nữa đa số học sinh trong trường là con em nhà nông và bán thương nghiệp, việc đầu tư cơ sở vật chất và việc xác định mục tiêu học tập còn hạn chế, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng CNTT vào quản lý, giảng dạy cũng như mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.
	Thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2015-2020 năm học 2016- 2017 và hướng dẫn của Ngành về nhiệm vụ năm học, bản thân nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ đắc lực cho việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và là một trong những hướng tích cực, hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. 
Từ những trăn trở, suy nghĩ và lí do như trên, để tìm giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm ứng dụng CNTT vào quản lý, giảng dạy có hiệu quả, từ năm học 2016 - 2017 đến nay bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp mang lại hiệu quả khá cao ở trường THCS Hoằng Anh được trình bày qua đề tài: "Ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở trường THCS Hoằng Anh năm học 2016 - 2017”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Đề tài: "Ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở trường THCS Hoằng Anh năm học 2016 – 2017 " nghiên cứu với mục đích đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giáo dục ở trường THCS nhằm:
+ Hỗ trợ công tác quản lý đảm bảo khoa học, nhanh, chính xác.
+ Hỗ trợ giáo viên trong ứng dụng CNTT để giảng dạy.
+ Làm cho GV thấy rõ những ưu điểm của CNTT từ đó chuyển biến nhận thức của CBGV; từ việc ứng dụng CNTT là một yêu cầu bắt buộc thành một nhu cầu trong quá trình công tác góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	 Ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở trường THCS Hoằng Anh năm học 2016 - 2017. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp quan sát, trao đổi, thảo luận
Áp dụng để thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp; trao đổi, thảo luận nhằm nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng, mong muốn của CBGV trong việc ứng dụng CNTT vào công tác.           
1.4.2. Phương pháp kiểm tra
	Áp dụng thu thập các kết quả trong quá trình hoạt động quản lý, giảng dạy có sử dụng CNTT trong Nhà trường.
1.4.3. Phương pháp tổng hợp
	Áp dụng phương pháp để tìm hiểu các văn bản, các căn cứ, luận cứ, luận điểm có liên quan đến đề tài; cách giải quyết các vấn đề liên quan; tổng hợp số liệu.
1.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh
	Áp dụng phương pháp để phân tích, so sánh các số liệu trước và sau khi thực hiện những giải pháp của đề tài.
1.4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
	Áp dụng phương pháp nhằm kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường để đạt được kết quả và những bài học kinh nghiệm.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN 
- Công tác tham mưu hiệu quả nên cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT được nâng lên đáng kể. 
- Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ, quản lý hồ sơ nhà trường có chất lượng cao hơn so với các năm học trước. 	
 2. NỘI DUNG 
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh tri thức - tin học, trong đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan của nền kinh tế thị trường. Đất nước ta đã chính thức gia nhập WTO, muốn “đi tắt, đón đầu” hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người - sản phẩm của nền giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” 
Trong khi đó con người có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta xác định: Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đó là: con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức; đồng thời khẳng định: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.
Đối với Ngành giáo dục nói chung và các trường học nói riêng thì việc đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng nhất. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ của khoa học kỹ thuật, CNTT như hiện nay thì việc đào tạo con người mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội là mục tiêu, mục đích để hướng tới. Để đào tạo được nguồn nhân lực ứng dụng được khoa học kỹ thuật, CNTT thì trước hết người quản lý, thầy cô giáo phải là người nắm bắt được CNTT; phải có trình độ tin học căn bản; có kỹ năng sử dụng máy vi tính cũng như các trang thiết bị hỗ trợ từ đó ứng dụng được CNTT vào quản lý, giảng dạy ở các nhà trường. 
Mặt khác, muốn ứng dụng CNTT có hiệu quả trong nhà trường, ngoài việc giúp cho CBGV hiểu rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phương tiện hỗ trợ, cũng cần phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất để việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đổi mới quản lý, dạy học của CBGV được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Cùng với việc đầu tư lắp đặt, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ở trường thì việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật ở các gia đình cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh việc tự học tự bồi dưỡng và ứng dụng CNTT vào soạn giảng; khai thác, trao đổi tài nguyên...Đây là những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
	Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. BLĐ nhà trường nói chung và bản thân nói riêng đã gương mẫu, tích cực, chủ động ứng dụng CNTT vào công tác quản lý ở nhà trường.
	Việc vận dụng CNTT trong công tác quản lý ở Nhà trường đã tạo ra một bước chuyển lớn, là khâu đột phá quan trọng trong việc làm hồ sơ, sổ sách và báo cáo, đặc biệt trong công tác thống kê báo cáo đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm....Tin học hoá công tác quản lý trong nhà trường đang trở thành xu hướng tất yếu, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Không dừng lại ở đó, CNTT đã và đang được ứng dụng trong hoạt động của các tổ chức, đoàn thể đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động tập thể mang lại hiệu quả rất cao và là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN. 
	Thực tế ở đơn vị, trước năm học 2015 – 2016 số lượng CBGV ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy còn rất hạn chế (mới chỉ có 13/23 = 56.5 % CBGV ứng dụng) và việc ứng dụng CNTT trong quản lý mới chỉ dừng ở việc sử dụng máy tính để trình bày, in ấn các báo cáo; trong giảng dạy chỉ mới có một số ít giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy một số tiết thao giảng. 
	Về cơ sở vật chất: Trường THCS Hoằng Anh được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu đảm bảo tiêu chuẩn của một trường đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2010, trong đó có một phòng máy vi tính với 16 máy và 02 máy chiếu projector. Tuy nhiên đến năm 2 015 - 2016 phòng máy xuống cấp , số máy tính còn dùng được 07 máy.
	Đối với cá nhân, trước năm học 2015 - 2016 số CBGV mua sắm máy vi tính, máy in, lắp đặt kết nối internet ít, mới có: 
- 15/23 = 56.5 % giáo viên có máy vi tính, máy in ở nhà.
- 10/17 máy tính cá nhân được kết nối internet.
Mặc dù rất tâm huyết với công việc và mong muốn áp dụng được CNTT vào giảng dạy nhưng vì trình độ tin học và điều kiện cơ sở vật chất có hạn nên đa số CBGV gặp khó khăn trong việc thực hiện.
 Đối với giảng dạy, làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy từ năm học 2015 - 2016 trở về trước ở trường THCS Hoằng Anh còn nhiều hạn chế, mới chỉ có 13/23 GV thường xuyên áp dụng trong giảng dạy. 
	- Kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy của GV còn hạn chế.
	- Nhiều GV chưa thấy được những ưu điểm, mặt mạnh khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
	- Biện pháp triển khai, động viên, khuyến khích ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với các tổ chức, đoàn thể việc tin học hoá trong quản lý chưa được chú trọng, đặc biệt là CNTT chưa được ứng dụng trong các hoạt động tập thể. Khi đó muốn tổ chức được một hoạt động tập thể như: Hội thi, ngoại khoá, các hoạt động tuyên truyền...gặp rất nhiều khó khăn do:	
- Thiếu tài liệu, minh chứng, các đoạn video, hình ảnh minh hoạ cho các hoạt động.
- Hình thức tổ chức đơn điệu, hiệu quả thấp, không thu hút được nhiều đối tượng tham gia.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1.	Tham mưu có hiệu quả với các cấp lãnh đạo về ứng dụng CNTT
 Tham mưu cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo của Sở Giáo dục và Đào tạo mở. Trực tiếp lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động để hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, bao gồm:
Tổ chức chuyên đề hướng dẫn các kỹ năng tin học căn bản.
- Hướng dẫn sử dụng các tiện ích trong Word, Excel, Powerpoint...
- Hướng dẫn soạn, giảng bài giảng điện tử và sử dụng phương tiện hiện đại góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
- Hướng dẫn lập và sử dụng thư điện tử.
- Hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng... 
- Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường đầu tư mua sắm mới, nâng cấp, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
- Đối với giáo viên trong đơn vị, bản thân đã tư vấn, động viên, khuyến khích đầu tư mua sắm máy vi tính và kết nối ADSL. 
	 - Tham mưu với nhà trường mở một phòng máy riêng được kết nối Internet tốc độ cao để GV truy cập khai thác tài nguyên và học tập.
- Tham mưu với Chi bộ trong việc chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức hoạt động phong trào.
2.3.2. Triển khai đào tạo các phần mềm ứng dụng, kĩ năng sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Bố trí để giáo viên vừa hoàn thành công việc dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi và các công tác khác, vừa theo được chương trình tin học ứng dụng quả không dễ chút nào .Trường lên lịch cố định hằng tuần học tin học vào chiều thứ 5. Trong buổi đó trường không tổ chức hoạt động gì khác để giáo viên tập trung học tập. Ban giám hiệu trực tiếp kiểm diện thông báo lên bảng về tính chuyên cần của giáo viên.Thứ tự triển khai các phần mềm cũng căn cứ vào tầm quan trọng, tính cấp bách của các phần mềm cho công việc dạy học và quản lý:
 	 - Ưu tiên triển khai các phần mềm ứng dụng phổ biến, cần cho nhiều bộ
 môn tổ chức hoạt động dạy học gồm có: Powerpoint, Violet, tập huấn sử dụng Internet khai thác thông tin.
 	 - Song song triển khai tiếp các phần mềm chuyên dụng cho một số môn, lĩnh vực : Geometer Sketchpad (Giáo viên Toán), Dynamiic EnglishTool (Giáo viên Tiếng Anh) , quản lý nhà trường SchoolAssist (Cán bộ nhà trường).
 	- Nhóm giáo viên nòng cốt tổ chức tập huấn riêng về một số kỹ thuật khác: Sử dụng camera, máy kỹ thuật số, máy quét ảnh, phần mềm “Camtasia Studuo 4 tạo, sửa Videoclip”. 
 	 - Việc tổ chức kiễm tra kỹ năng sử dụng từng phần mềm ứng dụng cũng phải kéo dài để nhân phong trào, tạo điều kiện cho phần lớn giáo viên có thể phấn đấu lần lượt theo yêu cầu của chương trình.
2.3.3. Xây dựng phong trào cho cán bộ và giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thực tiễn.
 	- Phát động phong trào giáo viên làm và sử dụng giáo án điện tử. Khuyến khích giáo viên sử dụng mạng Internet tìm, chọn, sữa chữa giáo án điện tử phù hợp để sử dụng.
 	- Sử dụng phòng đa năng các thiết bị thư viện, tư liệu dạy học đó và tiến hành xây dựng giáo án điện tử phục vụ cho tiến trình dạy học đã xác định.
+ Tổ chức dạy thử, nhận xét, góp ý để hoàn thiện.
+ Tổ chức trình bày thử, đánh gía, góp ý kịch bản, kỹ thuật để hoàn thiện lại.
+ Tổ chức, dạy thao giảng trên lớp chính thức để cả tổ cùng dự, góp ý, đánh giá, nghiệm thu giáo án điện tử và bồi dưỡng cho giáo viên là tác giả.
+ Thống kê số liệu làm và sử dụng giáo án điện tử, biểu dương trong các cuộc họp tháng thường kỳ để khuấy động phong trào.
+ Xếp và điều chỉnh thời khóa biểu bằng máy vi tinh
+ Triển khai dạy tin học lần lượt cho học sinh các khối lớp.
+ Giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện chương trình sinh hoạt hướng nghiệp phần tư vấn hướng cho học sinh lớp 9 bằng chương trình trên máy tính.
 + Yêu cầu triển khai và kiểm tra giáo viên làm đề kiểm tra khách quan bằng phần mềm đã tập huấn
+ Cập nhật điểm kiểm tra định kỳ, khảo sát thi học kì của học sinh. 
+ Xử lý kết quả, đánh giá, xếp loại học sinh theo từng học kỳ.
+ Công bố kết quả học tập theo cá nhân học sinh, theo đơn vị lớp.
+ Công bố thông tin trên mạng để phụ huynh có thể truy cập theo dõi khi hội đủ các điều kiện cần thiết.
- Quản lý thư viện, thiết bị phục vụ dạy học bằng máy vi tính và mạng lan:
+ Nhập số liệu về sách, thiết bị dạy học vào máy vi tính.
+ Cập nhật tình hình sử dụng và tình trạng sách, thiết bị vào máy.
+ Xử lý thống kê mức độ sử dụng sách, thiết bị của từng giáo viên.
+ Công bố và sử dụng kết quả thống kê để điều chỉnh việc sử dụng sách, thiết bị. 
2.3.4. Tạo điều kiện sử dụng phòng dạy giáo án điện tử, phòng mạng đa năng, Intemet.
- Thông báo, khuyến khích giáo viên các bộ môn sử dụng các phòng dạy giáo án điện tử, giáo viên ngoại ngữ sử dụng các máy vi tính nối mạng Intemet đặt tại phòng giao ban, phòng công đoàn để khai thác thông tin trên mạng phục vụ dạy học.
 	- Nhắc nhở các đồng chí chuyên trách phòng máy hỗ trợ, chuẩn bị, giúp giáo viên sử dụng dạy học thuận tiện, đạt được hiệu quả cao.
- Thông báo lịch mở phòng máy nối mạng Inteme để học sinh có điều kiện đế sử dụng tham gia học tập, thực hiện các cuộc thu trên mạng. 
2.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và học tập. 
	- Triển khai, tuyên truyền nâng cao nhận thức của GV trong việc ứng dụng CNTT

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cntt_trong_quan_ly_giang_day_o_truong_thcs_hoa.doc