SKKN Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

SKKN Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Tâm lý con người không phải do Chúa, hay Thượng đế sinh ra. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể về giác quan và hệ thần kinh não bộ. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt họ đều thể hiện mức độ hoạt động và giao lưu khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia, nên trong giáo dục, trong quản lý con người, phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thì việc lãnh, chỉ đạo của nhà quản lý mới thu được kết quả như mong đợi. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng, trong một cơ quan, đơn vị hay trường học, một câu hỏi chân tình, một ánh mắt thiện cảm và nụ cười thân thiện của Thủ trưởng có thể làm cho cấp dưới vui vẻ, thoải mái như tiếp thêm sinh lực cho một ngày làm việc đầy hứa hẹn. Ngược lại, một câu trách móc không đúng lúc, đúng người, đúng tội, có thể làm cho nhân viên chán nản, thất vọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả làm việc của họ. Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường là những người từ khắp mọi nơi chuyển về cùng sống trong một mái nhà sư phạm. Tuổi đời và tâm lý khác nhau, sống làm sao phải chân tình cới mở và cùng chí hướng xây dựng tập thể ngày càng phát triển, đó là một điều vô cùng khó khăn đối với Hiệu trưởng nhà trường, đặc biệt tập thể sư phạm mầm non một trăm phần trăm là nữ. Làm thế nào để tất cả chị em trong trường đều vui vẻ, thân thiện, đoàn kết và coi ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình. Để xây dựng được tập thể sư phạm có bầu tâm lý tốt thì người quản lý phải có đủ đức, đủ tài, gương mẫu, năng động, sáng tạo, làm việc phải đảm bảo tính nguyên tắc, kỷ cương, trách nhiệm, trong công tác phải công khai công bằng, dân chủ,thực hiện đoàn kết nhất trí trong ban giám hiệu, trong cấp Ủy, trong ban chấp hành Công đoàn và đoàn Thanh niên để tạo ra môi trường đoàn kết, thân thiện, cùng nhau làm việc đạt kết quả đề ra. Bản thân là một Hiệu trưởng của trường có nhiều thành tích cao. Những năm qua tập thể nhà trường cũng đã đoàn kết, nỗ lực để đạt được danh hiệu cao quí mà Đảng và nhà nước trao tặng. Nhưng tôi vẫn cảm thấy băn khoăn suy nghĩ về vấn đề: Đội ngũ nhà trường hiện tại 90% là giáo viên trẻ, kinh nghiệm và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Làm sao để tiếp tục xây dựng được một môi trường làm việc mà ở đó luôn có sự ấm áp, chan hòa, thân thiện, để mọi người luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động, giữ vững được các danh hiệu: Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, Huân chương lao động hạng Nhất. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

doc 19 trang thuychi01 7873
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung
 Trang
Mục lục
1
 Phần I: Mở đầu
2
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
2-3
 Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
3
 Phần II: Nội dung của sáng kiến
3
Cơ sở lý luận
3-4
Thực trạng và các giải pháp
4-6
Các giải pháp thực hiện
6
 3.1 Xây dựng ý thức tự giác của bản thân, không ngừng phấn đấu rèn luyện để nâng cao uy tín của người lãnh đạo.
6-8
3.2 Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa hiệu trưởng và cấp Ủy.
8-9
3.3 Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Hiệu trưởng với Ban chấp hành Công đoàn.
9-11
3.4 Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Hiệu trưởng với Đoàn thanh niên.
11
3.5 Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tạo bầu không khí tâm lý tốt với tập thể sư phạm.
11-17
4.Kết quả
17-18
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
2 kiến nghị
3 Tài liệu tham khảo
18-19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tâm lý con người không phải do Chúa, hay Thượng đế sinh ra. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể về giác quan và hệ thần kinh não bộ. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt họ đều thể hiện mức độ hoạt động và giao lưu khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia, nên trong giáo dục, trong quản lý con người, phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thì việc lãnh, chỉ đạo của nhà quản lý mới thu được kết quả như mong đợi. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng, trong một cơ quan, đơn vị hay trường học, một câu hỏi chân tình, một ánh mắt thiện cảm và nụ cười thân thiện của Thủ trưởng có thể làm cho cấp dưới vui vẻ, thoải mái như tiếp thêm sinh lực cho một ngày làm việc đầy hứa hẹn. Ngược lại, một câu trách móc không đúng lúc, đúng người, đúng tội, có thể làm cho nhân viên chán nản, thất vọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả làm việc của họ. Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường là những người từ khắp mọi nơi chuyển về cùng sống trong một mái nhà sư phạm. Tuổi đời và tâm lý khác nhau, sống làm sao phải chân tình cới mở và cùng chí hướng xây dựng tập thể ngày càng phát triển, đó là một điều vô cùng khó khăn đối với Hiệu trưởng nhà trường, đặc biệt tập thể sư phạm mầm non một trăm phần trăm là nữ. Làm thế nào để tất cả chị em trong trường đều vui vẻ, thân thiện, đoàn kết và coi ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình. Để xây dựng được tập thể sư phạm có bầu tâm lý tốt thì người quản lý phải có đủ đức, đủ tài, gương mẫu, năng động, sáng tạo, làm việc phải đảm bảo tính nguyên tắc, kỷ cương, trách nhiệm, trong công tác phải công khai công bằng, dân chủ,thực hiện đoàn kết nhất trí trong ban giám hiệu, trong cấp Ủy, trong ban chấp hành Công đoàn và đoàn Thanh niên để tạo ra môi trường đoàn kết, thân thiện, cùng nhau làm việc đạt kết quả đề ra. Bản thân là một Hiệu trưởng của trường có nhiều thành tích cao. Những năm qua tập thể nhà trường cũng đã đoàn kết, nỗ lực để đạt được danh hiệu cao quí mà Đảng và nhà nước trao tặng. Nhưng tôi vẫn cảm thấy băn khoăn suy nghĩ về vấn đề: Đội ngũ nhà trường hiện tại 90% là giáo viên trẻ, kinh nghiệm và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Làm sao để tiếp tục xây dựng được một môi trường làm việc mà ở đó luôn có sự ấm áp, chan hòa, thân thiện, để mọi người luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động, giữ vững được các danh hiệu: Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, Huân chương lao động hạng Nhất. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực trạng để tìm ra giải pháp xây dựng một tập thể nữ có tâm
lý tốt, quan hệ thân thiện với mọi người để hoàn thành công tác tốt tại nhà trường. Từng bước xây dựng nhà trường ngày càng phát triển bền vững, giữ vững các danh hiệu thi đua.
3.Đối tượng nghiên cứu: 
Tập thể sư phạm nhà trường và các hoạt động trong môi trường sư phạm tại trường mầm non Xi Măng Bỉm Sơn.
Tâm sinh lý của đối tượng, sự tác động qua lại giữa tình cảm con người với nhiệm vụ được giao. Mức độ hoàn thành công việc, nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến hiệu quả của công việc.
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến tâm lý con người, tâm lý phụ nữ trong độ tuổi công tác để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Thực hiện đề tài này, tôi tiến hành các phương pháp sau đây:
4.3 Phương pháp điều tra: 
Tìm hiểu đặc thù của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Tìm hiểu về tuổi tác và nhận thức của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường.
Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ liên quan đến tâm sinh lý của mỗi người và tìm hiểu về kết quả được giao nhiệm vụ mức độ hoàn thành của mỗi người.
a.Phương pháp quan sát:
Quan sát các biểu hiện và thái độ của từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong giao tiếp, trong hội họp, trong các hoạt động và quá trình thực hiện nhiệm vụ.
b.Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại trực tiếp với một số cán bộ giáo viên, nhân viên.
Đàm thoại với phụ huynh.
Đàm thoại với trẻ để hiểu thêm về quá trình làm việc của giáo viên đó.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1.Cơ sở lý luận :
Tập thể sư phạm là một tổ chức chính trị, xã hội tập hợp những người cùng công tác trong một môi trường giáo dục cụ thể dưới sự quản lý của nhà lãnh đạo.Tập thể sư phạm có sự thống nhất về nhiệm vụ và mục tiêu chung, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải có trách nhiệm và nhận thấy rõ nhiệm vụ của mình, hoạt động sáng tạo để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công. Để tạo được bầu không khí tâm lý tốt trong tập thể sư phạm đặc biệt là tập thể nữ đòi hỏi người lãnh đạo phải biết xây dựng mối đoàn kết thống nhất giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với các tổ chức đoàn thể trong đơn vị. Việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết có bầu không khí tâm lý tốt phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Đoàn kết và có bấu không khí tốt trong tập thể sư phạm không chỉ là sự gắn kết giữa người lao động thành một khối thống nhất mà chúng ta phải hiểu được đây là một tập thể tri thức với những đặc thù chuyên môn riêng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt và thích ứng trong từng giai đoạn cụ thể. Để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và có bầu không khí tâm lý tốt thì người quản lý phải có đủ đức đủ tài, để thể hiện tinh gương mẫu, năng động, sáng tạo. Khi làm việc phải đảm bảo tính nguyên tắc, kỷ cương,trách nhiệm, trong công việc phải công khai, dân chủ, công bằng, thực hiện sự đoàn kết nhất trí trong ban giám hiệu, trong cấp ủy, trong ban chấp hành Công đoàn , đoàn thanh niên và tập thể sư phạm.Tạo sự tôn trọng gần gũi lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong công tác, tạo môi trường sư phạm có tâm lý tốt, lành mạnh, xây dựng được lòng tin cho cán bộ giáo viên, nhân viên để cùng nhau làm việc đạt kết quả như mong đợi.
2.Thực trạng và các giải pháp:
2.1 Thực trạng: 
Trường mầm non Xi Măng được thành lập năm 1980 với tên gọi ban đầu là nhà trẻ Hữu Nghị, năm 1992 trường chính thức có tên gọi trường mầm non Xi Măng. Nằm trên địa bàn khu phố 5 Phường Đông Sơn Thị xã Bỉm Sơn, đó là địa bàn đông dân cư, giao thông đi lại thuận tiện, đời sống nhân dân ổn định, số trẻ trong trường đại đa số là con em cán bộ công nhân công ty CP xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP bao bì Bỉm Sơn nên công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi. Trải qua 35 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với sự đổi mới của đất nước, địa phương, các thế hệ cô và trò nhà trường đã nỗ lực vượt khó vươn lên lập nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp một phần công sức không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của Thị Xã và tỉnh nhà. 
- Về thành tích thi đua: 35 năm phấn đấu, xây dựng, và trưởng thành của trường mầm non Xi măng là một thời gian không dài nhưng vô cùng vẻ vang. Nhà trường đã đóng góp những thành tích đáng kể vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần nhỏ bé của mình xây dựng nên truyền thống thi đua của ngành giáo dục và đào tạo Thị xã Bỉm sơn nói riêng, Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày càng khởi sắc. Với những đóng góp của nhà trường cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo những năm qua, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chính Phủ, Bộ giáo dục Đào tạo, UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều phần thưởng cao quí; Huân chương lao động hạng Ba năm 1999; Huân chương lao động hạng nhì năm 2005; Huân chương lao động hạng Nhất năm 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2007;14 bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 6 bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hóa; Bằng công nhận trường chuẩn Quốc Gia mức độ II 2013; Bằng công nhận cơ quan văn hóa cấpTỉnh 5 năm 2008-2013; Bằng khen đơn vị điển hình tiên tiến cấp Tỉnh 5 năm 2010-2015; 4 cờ thi đua của UBND Tỉnh Thanh Hóa năm 2008, 2009, 2013, 2014; Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam. 20/11
- Về cơ sở vật chất:
Từ ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn chưa tập trung
tại một điểm mà bố trí ở 2 khu dân cư cách xa nhau khoảng 4km. Đó là khu nhà tập thể khu Ban của nhà máy Xi măng, và các phòng chức năng khu 7 tầng nhà máy cho mượn. Trước những khó khăn về cơ sở vật chất, ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo Nhà máy xin chủ trương xây dựng trường. Được nhà máy chấp nhận và tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí , Ban giám hiệu nhà trường đã đi tìm đất và chọn được vị trí xây dựng trường thuận tiện trên trục đường giao thông chính, thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con hàng ngày. Ngôi trường kiên cố với thiết kế của chuyên gia Nga, gồm 2 khu nhà trẻ và mẫu giáo. Ngăn cách giữa 2 khu là một sân chơi rộng lớn với nhiều đồ chơi và thiết bị hiện đại phù hợp với trẻ mầm non. Hiện tại nhà trường có 10 lớp học và 10 phòng chức năng kiên cố. Có sân khấu ngoài trời. Có vườn cổ tích, khuôn viên nhà trường sạch đẹp, thoáng mát đầy đủ tiện nghi cho trẻ hoạt động và vui chơi.
 	- Đội ngũ nhà giáo:
Tổng số: 30 đồng chí 
Trong đó: BGH: 3; Giáo viên: 22; Nhân viên: 5
Trình độ đạt chuẩn 100%; trên chuẩn 67%.
* Tuổi đời: 
Dưới 30 tuổi: 16 người = 51%
Từ 30-35 tuổi: 8 người = 25%
Từ 35-45 Tuổi: 4 người = 12,7%
Từ 45-50 Tuổi: 0
Trên 50 Tuổi: 3 người = 11,3%
Đội ngũ nhà giáo, người cao tuổi nhất là 53 tuổi, người thấp tuổi nhất là 23 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng đội ngũ của nhà trường đại đa số tuổi đời rất trẻ, đó là độ tuổi nhận thức rất nhạy bén với các vấn đề tâm lý, xã hội. Luôn cầu mong tiến bộ, có khả năng vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ trong mọi lĩnh vực để đạt thành tích cao.
2.2. Thuận lợi:
 Trường mầm non Xi Măng được được UBND thị xã Bỉm Sơn, phòng giáo dục và đào tạo, UBND phường Đông Sơn, Công ty CP XM Bỉm Sơn, công Ty CP Bao Bì Bỉm sơn, luôn quan tâm giúp đỡ về mọi mặt. Có hội cha mẹ học sinh tâm huyết luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng phát triển.
- Nhà trường có truyền thống dạy tốt học tốt, tinh thần đoàn kết cao, đội ngũ giáo viên có bề dầy kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục trẻ.
- Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đầy đủ tiện nghi cho cô và trẻ hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.3 Khó khăn: 
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên đại đa số đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ nên đôi lúc việc sắp xếp nhân lực gặp bất cập.
- Nhà trường còn một số giáo viên, nhân viên hợp đồng trường lương còn thấp phần nào sẽ ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên trong công tác. 
- Tập thể giáo viên, nhân viên độ tuổi chênh lệch nhau nhiều nên khả năng nhận thức các mối quan hệ tình cảm cũng khác nhau, sự chia sẻ và đồng cảm đôi lúc chưa thực sự hết mình. Có nhiều giáo viên trẻ nên việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường cảm thấy còn mới lạ chưa bắt kịp. Sự hiểu biết vấn đề chưa đầy đủ, nhiều lúc chưa phân biệt phải trái dễ bị lung lay tư tưởng khi có sự tách động từ một phía nào đó.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với biên chế lớp và học sinh.
2.4 Kết quả khảo sát ban đầu:
 	Thực trạng nhận thức của đội ngũ chưa đồng đều, một số giáo viên trẻ suy nghĩ chưa chín chắn hay lung lay trước sự tác động từ nhiều phía. Một số giáo viên chưa thể hiện rõ chứng kiến của mình, còn ngại va chạm.
Khảo sát từ phía phụ huynh cho thấy: Một số giáo viên trẻ chưa cới mở khi giao tiếp với phụ huynh. Việc thực hiện qui chế dân chủ trường học đôi lúc chưa nghiêm, đặc biệt là việc chấp hành giờ giấc và thực hiện các phong trào của Công đoàn như phong trào thể dục thể thao công đoàn thực hiện chưa thường xuyên. Tinh thần phê và tự phê của đội ngũ còn hạn chế.
Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp năm học : 2014-2015 
Đối tượng được đánh giá
Tổng số
Xếp loại xuất sắc
Xếp loại khá
CBQL
 03
03 đạt tỷ lệ 100%
 0
Giáo viên
 22
8 đ/c đạt tỷ lệ 36,4%
14 đ/c đạt tỷ lệ 63,6%
Kết quả thi đua cuối năm 2014-2015
Đối tượng được đánh giá
Tổng số
 CSTĐ
 LĐTT
CBQL
 03
 01 đạt tỷ lệ 33%
03 đạt tỷ lệ 100% 
Giáo viên
 22
 03 đ/c đạt tỷ lệ 13,7%
 19 đ/c đạt tỷ lệ 86,4%
Từ thực trạng nhà trường có tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu thi đua như trên, và những thuận lợi khó khăn thực tế. Tôi luôn suy nghĩ để tìm biện pháp để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt, đoàn kết quan hệ thân thiện, hoàn thành tốt nhiệm để đạt thành tích cao, giữ vững các danh hiệu thi đua của nhà trường.
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1 Xây dựng ý thức tự giác của bản thân, không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao uy tín của người lãnh đạo. 
Phẩm chất đạo đức:
Trước hết phải là người lãnh đạo gương mẫu, là tấm gương sáng cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên noi theo.
Luôn có ý thức trong việc thường xuyên rèn luyện phong thái và diện mạo của người lãnh đạo ở mọi lúc, mọi nơi.
Có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng vị tha bao dung và gương mẫu trong mọi công việc. Có tấm lòng vô tư trong sáng của một người lãnh đạo đối với nhân viên, đồng nghiệp và bạn bè. Biết quan tâm giúp đỡ mọi người, biết thông cảm, không thành kiến, không tự cao tự mãn coi mình là trên hết.
Luôn cởi mở chân tình nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc làm việc và sự chuẩn mực của người lãnh đạo, biết đòi hỏi hiệu quả công việc và yêu cầu cao đối với mọi người. Trung thực và liêm khiết trong quản lý, thực hành tiết kiệm, quản lý thu chi tài chính rõ ràng minh bạch.
Phẩm chất năng lực:
	Biết phân tích tình hình đơn vị và luôn đặt ra những tình huống khách quan có thể xẩy ra khi xây dựng kế hoạch. Xác định rõ mục tiêu ngắn và dài hạn của đơn vị. Cụ thể được các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ đạo nghiêm túc nội dung chương trình dạy học và các văn bản hướng dẫn của các cấp đề ra.
	Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng đội ngũ, phát triển toàn diện các mặt hoạt động trong nhà trường.
 Hiệu trưởng dự giờ và góp ý cho giáo viên
	Biết chăm lo đời sống, điều kiện làm việc cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, xây dựng môi trường giáo dục và cảnh quan môi trường sư phạm sạch đẹp, khoa học phù hợp với độ tuổi. Thực hiện dân chủ hóa thực chất trong mọi hoạt động của nhà trường. Kiểm tra và giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra chuyên môn, đánh giá đúng chất lượng công tác của từng giáo viên, nhân viên. 
Kiên trì, biết lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới, luôn tự phê bình và nghiêm túc kiểm điểm bản thân trong việc điều hành công việc. 
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước hậu quả công việc, không đổ lỗi cho người khác và đùn đẩy trách nhiệm.
Xem xét giải quyết thông tin trong trường thấu tình, đạt lý, không nóng nẩy và vội vàng khi xử lý thông tin.
Trong quản lý tôi luôn chú ý đến việc tạo bầu không khí tâm lý đoàn kết, chân thành, dân chủ đến chị em. Tôn trọng mọi người, phát huy sức mạnh tập thể, tạo điều kiện cho chị em không ngừng sáng tạo, tự giác trong mọi hoạt động.
Chia sẻ tầm nhìn sứ mệnh của nhà trường với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Luôn luôn giữ gìn vai trò dẫn dắt định hướng chiến lược, mục tiêu của nhà trường. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới để giáo viên phát triển tối đa khả năng của họ. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường để phát triển đội ngũ. Khuyễn khích giáo viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Thường xuyên dự giờ trao đổi và rút kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ giúp giáo viên ngày một tiến bộ. Luôn tạo bầu không khí tâm lý vui vẻ, đầm ấm để chị em phấn khởi và yên tâm công tác.
Tin tưởng và trao quyền cho cán bộ giáo viên, nhân viên, khuyến khích họ làm việc tự giác với suy nghĩ : Mình vì mọi người - Mọi người sẽ vì mình, mọi thành viên trong trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đều được đánh giá như nhau và chị em đều hiểu được rằng: Trong thành tích chung của tập thể đều có công sức đóng góp của chính mình,
3.2. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Hiệu trưởng với Cấp ủy.
Đoàn kết, thân thiện, chia sẻ là sức mạnh của Đảng, vì vậy Hồ Chủ Tịch mong muốn Đảng ta phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất xem đó là nhiệm vụ đặc biệt, một nguyên tắc trong xây dựng và chính đốn Đảng. Người từng dạy chúng ta: “Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng”
Trong nhà trường bản thân tôi là Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ nên trong công tác tôi phải xác định rõ nhiệm vụ của Đảng và của Chính quyền cùng một lúc phải song hành và nhiệm vụ của Đảng cũng là việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo chính quyền. Tuy nhiên trong công việc bản thân kiêm hai chức Bí thư và Hiệu trưởng nhà trường thì việc thực hiện nhiệm vụ trước hết phải thông qua các đồng chí trong cấp Ủy.
Khi tiếp thu đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước qua các cuộc họp phải đem tinh thần đó phổ biến đến các thành viên trong cấp Ủy biết và thực hiện.
 Cấp ủy chi bộ nhà trường
Khi đưa ra các nghị quyết hoạt động của nhà trường trước hết tôi thông qua và bàn bạc với các đồng chí trong cấp Ủy. Hội ý, hội thảo thường xuyên với các đồng chí về chủ trương công tác của nhà trường đề ra. Cùng nhau bàn bạc kỹ những việc cần làm để đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường.
Đảm bảo qui chế quản lý phù hợp, dân chủ, công khai.Thống nhất ý chí hành động hướng vào mục tiêu hoạt động của nhà trường trong từng năm học.
Các đồng chí trong cấp Ủy đồng thời cũng là các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng phối hợp, hỗ trợ và cùng tham gia quản lý.
Các đồng chí trong cấp Ủy phục tùng sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và Bí thư Chi bộ, đồng thời cũng xác định rõ: Không ngừng học tập để hoàn thiện mình và trở thành linh hồn của mỗi tổ chức trong nhà trường trong đó vai trò của người Bí thư và Hiệu trưởng là then chốt.
3.3.Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Hiệu trưởng với ban chấp hành Công Đoàn. 
Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội hoạt động theo điều lệ và pháp luật. Chính vì vậy trong nhà trường, hiệu trưởng phải thực hiện quan hệ bình đẳng, dân chủ, hợp tác và phối hợp với Công đoàn mà đại diện là Chủ tịch và ban chấp hành Công đoàn. Quan hệ giữa Hiệu trưởng và Công đoàn là mối quan hệ công tác tôn trọng lẫn nhau. Hiệu trưởng tạo điều kiện và khuyến khích chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các phong trào thi đua của Công đoàn và ngược lại, Công đoàn là người nhiệt tình và tích cực ủng hộ việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chăm sóc giáo dục các cháu do nhà trường đề ra. Hiệu trưởng là thủ trưởng nhà trường nhưng cũng là người lao động, là đoàn viên công đoàn, do vậy tôi đã gương mẫu và phải thực hiện tốt các nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động cụ thể do Công đoàn tổ chức.
Từ các mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và ban chấp hành Công đoàn mà bản thân hiểu được, tôi đã tạo điều kiện cho ban chấp hành công đoàn trong mọi hoạt động và trong mọi lĩnh vực. Phân bố thời gian cân đối để cho Công đoàn hoạt động trong các phong trào thi đua.
Tạo điều kiện về vật chất cho Công đoàn lấy kinh phí hoạt động. Trong năm đã hỗ trợ cho Công đoàn 6.000.000đ ( Sáu triệu đồng). Đã phát huy và ủng hộ mọi hoạt động của Công đoàn trong mọi lĩnh vực. Bồi dưỡng chính trị, văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_tap_the_su_pham_doan_ket_vung_manh_hoan_thanh.doc