SKKN Xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng mô hình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân

SKKN Xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng mô hình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn giành muôn vàn tình yêu thương cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời, Bác đã viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải kiên trì, bền bỉ Vì tương lai con em chúng ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.

Thực hiện lời dạy của Người, các ngành, các cấp và các đoàn thể ngày nay đã và đang nỗ lực chăm lo cho công tác giáo dục, phát triển thế hệ trẻ bằng các hoạt động dạy và học, hoạt động Đoàn- Đội rất phong phú và đa dạng, thu hút học sinh ngày càng hăng say tham gia và học tập.

 Tuy vậy, trên thực tế, có một bộ phận thanh thiếu niên đang thiếu đi một nhiệt huyết vô cùng quan trọng của tuổi trẻ đó là “động cơ học tập”. Cuộc sống trong xã hội hiện đại cùng với tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ít nhiều làm thay đổi thái độ của phụ huynh học sinh với con đường thành đạt của con em mình. Từ đó, nhiều em bắt đầu có thái độ thờ ơ hoặc thiếu tin tưởng vào bản thân mình, đã tỏ ra bi quan, chán nản, các em có xu hướng buông xuôi số phận của mình, nhất là các em học sinh nông thôn nơi có hoàn cảnh, điều kiện còn nhiều khó khăn.

 

doc 20 trang thuychi01 7701
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng mô hình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lý luận
3
8
2.2 Thực trạng động cơ học tập của học sinh THCS hiện nay
4
9
2.3. Tầm quan trọng của động cơ học tập đối với học sinh
6
10
2.4. Mối quan hệ giữa mô hình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân ” và động cơ học tập của học sinh
8
11
2.5. Quy trình xây dựng mô hình giao lưu
9
12
2.6. Một số hình ảnh mô hình giao lưu
14-16
13
2.7. Hiệu quả thực tiễn từ những chương trình giao lưu 3 năm gần đây
17
14
3. Kết luận, đề xuất( Kiến nghị)
18
15
3.1 Kết luận
18
16
3.2 Đề xuất (Kiến nghị)
18-19
XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CHO HỌC SINH BẰNG MÔ HÌNH
“THẮP SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ THỌ XUÂN”
MỞ ĐẦU:
 1.1. Lý do chọn đề tài.
	Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn giành muôn vàn tình yêu thương cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời, Bác đã viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải kiên trì, bền bỉVì tương lai con em chúng ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.	
Thực hiện lời dạy của Người, các ngành, các cấp và các đoàn thể ngày nay đã và đang nỗ lực chăm lo cho công tác giáo dục, phát triển thế hệ trẻ bằng các hoạt động dạy và học, hoạt động Đoàn- Đội rất phong phú và đa dạng, thu hút học sinh ngày càng hăng say tham gia và học tập. 
	Tuy vậy, trên thực tế, có một bộ phận thanh thiếu niên đang thiếu đi một nhiệt huyết vô cùng quan trọng của tuổi trẻ đó là “động cơ học tập”. Cuộc sống trong xã hội hiện đại cùng với tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ít nhiều làm thay đổi thái độ của phụ huynh học sinh với con đường thành đạt của con em mình. Từ đó, nhiều em bắt đầu có thái độ thờ ơ hoặc thiếu tin tưởng vào bản thân mình, đã tỏ ra bi quan, chán nản, các em có xu hướng buông xuôi số phận của mình, nhất là các em học sinh nông thôn nơi có hoàn cảnh, điều kiện còn nhiều khó khăn. 
	Địa phương là một xã nằm ở cuối của huyện, xa trung tâm, nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, phần lớn là các gia đình sản xuất nông nghiệp. Mặc dù là địa phương có tinh thần hiếu học nhưng học sinh còn thiếu nhiều điều kiện học tập, nên việc học tập còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em. Trong hoàn cảnh đó, việc tìm ra cho học sinh một động cơ học tập là điều rất khó khăn. Đúng lúc chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ” ra đời, tôi nhận ra đây chính là động cơ học tập cho các em học sinh của mình. Từ các lý do khách quan và chủ quan trên, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng mô hình “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân”
 1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp cho tổng phụ trách Đội nắm bắt được những tâm tư - tình cảm - các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ học tập của học sinh.
- Giúp cho các em trở thành những người Đội viên toàn diện hơn như: Biết tôn trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể lớp mình, học tập tốt hơn, tư cách đạo đức lịch sự, thanh lịch xứng đáng là người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. 
- Thông qua các họat động Đoàn- Đội giúp học sinh có được động cơ học tập đúng đắn, từ đó nâng cao chất lượng học tập ở trường THCS
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:            
 Thực tế hiện nay, trong đơn vị tôi đang công tác, hoạt động Đoàn- Đội vẫn được diễn ra thường xuyên. Vì vậy, tôi có điều kiện tiếp xúc trao đổi tâm tư tình cảm, nắm bắt được một phần suy nghĩ của các em về động cơ học tập. Chính vì vậy, đối tượng mà tôi nghiên cứu là “Xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng mô hình “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân”
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để nghiên cưú thành công đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luyện tập. 
- Phương pháp quan sát các hoạt động của Đội viên
- Phương pháp phỏng vấn 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lý luận:
 2.1.1. Khái niệm về động cơ học tập:
* Khái niệm động cơ
	Trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.
	- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục.
	- Theo thuyết hành vi: Đưa ra mô hình “kính thích - phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ.
	- Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.
	- Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động.
	Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụ thể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ. 
* Khái niệm động cơ học tập
	Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảomà giáo dục đem lại.
	Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm lý học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.MarkovaNhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu.
	Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em. Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên
	Nói tóm lại, “động cơ học tập của học sinh là những gì đó thôi thúc học sinh học tập, nó gắn liền với những nhu cầu mà học sinh đặt ra. Động cơ học tập của học sinh xuất phát từ bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân”.
 2.1.2. Quá trình hình thành động cơ học tập của học sinh:
* Về khách quan: 
	Quá trình hình thành động cơ học tập của học sinh từ yếu tố khách quan chính là quá trình học sinh được nhìn, nghe, và trực tiếp tiếp thu, giao lưu với những nhân vật, những câu chuyện từ thực tiễn mà các em được chứng kiến. Quá trình này chính là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng dần dẫn đến sự chuyển biến về suy nghĩ và ý chí hành động của học sinh. Điều này giống như việc học sinh hình thành thần tượng và mong muốn thực hiện những việc như thần tượng của mình. 
* Về chủ quan:
	Động cơ học tập của học sinh còn được hình thành do chính nhận thức của học sinh về vai trò, tầm quan trọng của việc học tập đối với bản thân các em. Khi các em có mục đích học tập để đạt tới những lý tưởng, ước mơ hoài bão của các em trong cuộc sống, khi đó tự các em sẽ hình thành trong tư duy những động cơ học tập. Và khi những ước mơ hoài bão của các em gặp được những hoàn cảnh, những nhân vật, hình tượng có tính tương đồng. Những hình tượng, nhân vật đó đã có những thành công trong cuộc sống nhờ vào chính việc lựa chọn con đường học tập để đi thì động cơ học tập trong các em sẽ hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn trong chính tư duy của các em.
 2.2. Thực trạng động cơ học tập của học sinh THCS hiện nay.
 2.2.1. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học.
	Để điều tra tầm quan trọng của việc học đối với học sinh THCS, tôi đã đưa ra 2 câu hỏi: “Em có thích học không?” và “Em hãy cho biết mức độ quan trọng của việc học là như thế nào?” kết quả như sau: 
Với câu hỏi “ Em có thích học không?” thu được 168 câu trả lời/4 khối lớp:
Khối
Tổng
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
6
46
8
17.4
16
34.76
22
47.82
0
0
7
47
10
21.3
13
27.7
21
44.6
3
6.5
8
46
8
17.4
15
32.6
22
47.82
1
2.18
9
29
4
13.8
10
34.5
14
48.3
1
3.4
 Nhận xét:
	Nhìn chung, ở cả 4 khối học số học sinh rất thích học còn chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với số học sinh thích học và cảm thấy việc học là bình thường. Hơn nữa số học sinh thích học có xu hướng giảm dần theo các khối lớp. Càng lên lớp cao học sinh thích học càng giảm so với lớp dưới. Điều này càng chứng tỏ học sinh lớp cao động cơ học tập càng có nhiều áp lực. Qua đó tôi tiếp tục nghiên cứu mục đích học tập của học sinh theo kết quả dưới đây.
 2.2.2. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập:
	Qua tìm hiểu mục đích và động cơ thúc đẩy học tập của học sinh THCS dưới dạng câu hỏi: “Mục đích học tập của em để làm gì?”, đã thu được 168 câu trả lời:
Khối
Tổng
Chưa rõ mục đích
Do cha mẹ yêu cầu
Vì tương lai
Làm vui lòng cha mẹ
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
6
46
13
28.3
17
37
10
21.7
6
13
7
47
13
27.7
17
36.2
10
21.3
7
14.8
8
46
13
28.3
17
37
10
21.7
6
13
9
29
7
24.1
10
34.5
8
27.6
4
13.8
 Nhận xét:
 - Qua bảng số liệu có thể thấy số học sinh của nhà trường xác định mục đích học tập cho tương lai chỉ chiếm có 22,6% tổng số học sinh. Điều này cho thấy động cơ học tập của các em chưa thực sự được các em quan tâm đúng đắn.
* Ngoài ra, rất nhiều học sinh đưa ra ý kiến khác về nguyên nhân gây chán, lười học. Dưới đây là thống kê số ý kiến khác:
+ Do không có khả năng đối với môn học.
+ Do gia đình, thầy cô đặt quá nhiều hy vọng tạo áp lực lớn cho học sinh.
+ Do không giữ được ý chí quyết tâm học tập.
+ Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động.
+ Do môn học không đủ sức hấp dẫn với học sinh
 2.2.3. Một số động cơ học tập thường gặp ở học sinh 
+ Do có tấm gương cụ thể để các em học tập và noi theo. 
+ Giáo viên tạo không khí học tập vui vẻ.
+ Học để tìm tòi những điều mới mẻ, tư duy logic, sáng tạo hơn.
Tôi thu được kết quả sau: 
Động cơ học tập
Mức độ ảnh hưởng
Khối 6
(46 HS)
Khối 7
(47 HS)
Khối 8
(46 HS)
Khối 9
(29 HS)
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
+ Do có tấm gương cụ thể để các em học tập và noi theo.
20
43.5
19
40.4
21
45.6
13
44.8
+ Giáo viên tạo không khí học tập vui vẻ.
10
21.7
12
25.5
14
30.4
7
24.1
+ Học để tìm tòi những điều mới mẻ, tư duy logic, sáng tạo hơn.
16
34.8
16
34.1
12
24
9
31.1
 Nhận xét: 
	- Qua bảng số liệu có thể thấy rất nhiều học sinh bậc học THCS quá trình hình thành động cơ học tập từ chính những tấm gương điển hình qua gặp gỡ và giao lưu trên thực tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi trung học cơ sở bởi ở lứa tuổi của các em là lứa tuổi: “ăn chưa no, lo chưa tới”. Từ kết quả trên thì việc hình thành động cơ học tập cho học sinh từ hoạt động học tập thực tế là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn rất lớn.
 2.3. Tầm quan trọng của động cơ học tập đối với học sinh.
	Việc xác định động cơ học tập sẽ thôi thúc học sinh học tập tích cực hơn, động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích. Động cơ xác định hợp lý thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra. Nếu không có động cơ học tập rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua được mọi khó khăn trong học tập.
	Động cơ học tập của học sinh ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, qua đó ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, chất lượng giảng dạy của nhả trường cũng như của giáo viênTheo GS – VS Nguyễn Văn Hiệu - Đại học Quốc gia Hà Nội thì: “Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học và có động cơ học tập chân chính: học cho biết, thành người có tài phục vụ cho xã hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được những ước mơ chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn giúp cho học trò mình đạt được điều đó”	
	Nếu có động cơ học tập học sinh sẽ tập trung chú ý cao độ, có sự say mê đến chủ thể hoạt động. Học sinh sẽ có hứng thú gắn liền với tình cảm của các em, nó thúc đẩy các em tham gia tích cực vào hoạt động học tập. Trong bất cứ công việc gì, nếu có động cơ làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là thứ thúc đẩy con người tham gia tích cực sáng tạo hơn và phấn đấu cao hơn cho các công việc, các hoạt động đó. Ngược lại, nếu không có động cơ, dù là hành động gì cũng sẽ không nỗ lực và sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có động cơ sẽ làm mất hứng thú, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
	Điều đặc biệt hơn là khi động cơ học tập của các em được hình thành và phát triển từ chính những tấm gương, những điển hình đã được khẳng định mức độ và thành quả thành công mà các em trực tiếp nhìn thấy và được giao lưu trực tiếp. Khi đó mức độ tác động của động cơ học tập và rèn luyện lên các em càng có tính thôi thúc và mức độ duy trì, mức độ ổn định ngày càng cao hơn. Nó giúp các em có nhiều niềm tin hơn vào con đường học tập và tiến bộ, vào kết quả mà các em có thể sẽ đạt được với độ tin cậy cao hơn.
2.4. Mối quan hệ giữa mô hình ”Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân” và động cơ học tập của học sinh.
 2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của chương trình ”Thắp sáng ước mơ”
	Chương trình “Thắp sáng ước mơ” với mong muốn thắp sáng niềm tin và hy vọng cho tất cả bạn trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính thực tiễn để định hướng cho các bạn trong việc xác định mục tiêu lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống từ đó, có những giải pháp hỗ trợ cụ thể, cổ vũ niềm tin và đồng hành cùng các bạn trên con đường biến ước mơ thành hiện thực
 2.4.2. Mối quan hệ giữa mô hình ”Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thọ Xuân và động cơ học tập của học sinh”.
	Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là việc dễ hình thành các biểu tượng, thần tượng với bản thân mình. Các em thường rất nhanh hình thành và thực hiện việc bắt trước những thần tượng của mình. Như các ngôi sao ca nhạc, các ngôi sao điện ảnh, nhảy...Nắm bắt được tâm lý đó, tổ chức mô hình giao lưu với những người thật, việc thật, những người thành đạt ngay chính tại mảnh đất quê hương, những người đã và đang có nhiều đóng góp cho xã hội...sẽ tác động mạnh mẽ và rất tích cực lên tâm lý của học sinh, hình thành động cơ học tập cho học sinh. 
	Động cơ học tập của học sinh hình thành từ tác động khách quan và ý thức chủ quan của học sinh. Do vậy, học sinh được tham gia giao lưu thì cả hai lý do trên đều sẽ được hình thành và phát triển. Bản chất của mô hình giao lưu là các em được gặp gỡ trực tiếp với những tấm gương điển hình đã có được sự thành công từ chính con đường học tập của họ. Và quá trình giao lưu đó kịch bản giao lưu, hệ thống câu hỏi dành cho các nhân vật giao lưu hướng tới chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ thành công, động viên khích lệ,...nên qua đó, các em sẽ biết được kinh nghiệm, bí quyết thành công của các nhân vật giao lưu. Khi đó, học sinh sẽ thấy được con đường đến thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. 
	Mặt khác, trong quá trình giao lưu điểm cần khai thác và đi đến kết quả là làm nổi bật được điểm phù hợp và tương đồng của các nhân vật giao lưu với học sinh là có cùng: xuất phát điểm (là lứa tuổi học sinh; cùng sống tại địa phương); hoàn cảnh đi lên của nhân vật giao lưu. Khi khai thác được điều này học sinh sẽ thấy được hoàn cảnh đi đến sự thành công trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có sự sắp đặt sẵn sàng, không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà phần lớn là do chính mỗi con người tạo ra trong quá trình học tập và nỗ lực vươn lên. Từ đó, sẽ tác động rất lớn đến ý chí của các em trong việc hình thành động cơ vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận và vượt lên cả chính những năng lực có hạn của bản thân mình. Khi đó, sự quyết tâm của học sinh trong học tập sẽ ngày càng được củng cố vững chắc hơn.
	Trong quá trình giao lưu, học sinh sẽ được trực quan với những thành công, những kết quả mà các nhân vật đã đạt được trong cuộc sống từ việc: kinh doanh, sự nghiệp chính trị, sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp giáo dục...Qua đó, học sinh sẽ thấy được việc học tập tốt sẽ không phải là những kết quả ảo tưởng, mơ hồ, mà là những kết quả thực tế có ý nghĩa thiết thực không chỉ với bản thân mà còn đối với gia đình và xã hội. Vì vậy, học sinh sẽ có động cơ học tập rõ ràng, có sự thôi thúc mạnh mẽ hơn, các em sẽ có được kế hoạch cụ thể hơn và ý chí quyết tâm sẽ ngày một bền vững hơn vào con đường học tập, rèn luyện bản thân để vươn lên tới một tương lai phía trước với niềm tin sâu sắc vào sự thành công. Nhiều học sinh sẽ có hoài bão lớn cho tương lai của bản thân, gia đình và xã hội một cách cụ thể hơn.
 2.5. Quy trình xây dựng mô hình giao lưu:
 2.5.1 Xác định, lựa chọn nhân vật giao lưu:
	Yêu cầu phải là những người đã thành đạt và có quá trình phấn đấu học tập và trưởng thành trong hoàn cảnh có nhiều nét tương đồng và phù hợp với số đông học sinh. Các vị trí của người đó: danh nhân, doanh nhân, cựu chiến binh, nhà giáo ưu tú...
	Nhân vật giao lưu cần chú ý những người có khả năng truyền thụ và thổi vào học sinh những tư tưởng, những khát khao, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...
	Cần có sự tiếp cận trước với nhân vật giao lưu, trình bày rõ lý do, kịch bản, thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa của cuộc giao lưu. Nếu có thể kêu gọi được sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của nhân vật giao lưu với học sinh trong nhà trường.
 2.5.2. Xây dựng kế hoạch báo cáo Chi uỷ, Chi bộ và Ban giám hiệu:
	- Kế hoạch xây dựng cần sự chi tiết cụ thể về:
	+ Thời gian.
	+ Địa điểm
	+ Thành phần (khách mời, đại biểu mời, giáo viên và học sinh...)
	+ Nội dung: tiến hành giao lưu những nội dung gì?
	+ Công tác chuẩn bị: Âm thanh, sân khấu, bàn ghế, ma két, quà tặng (đại biểu giao lưu và học sinh nghèo...)
	+ Kịch bản giao lưu: lên kịch bản chi tiết cho buổi giao lưu, hệ thống câu hỏi, dự kiến MC (người dẫn chương trình), dự kiến tình huống...
	+ Quà tặng cho học sinh nghèo vượt khó trong buổi giao lưu.
 + Bế mạc.
 2.5.3. Xây dựng khung chương trình:
	Việc xây dựng khung chương trình chính là xác định xem chương trình diễn ra gồm có những phần nào? Phần nào diễn ra trước, phần nào diễn ra sau, mỗi phần diễn ra bao nhiêu thời gian và trong mỗi phần đó chúng ta cần làm cái gì? Nhân vật giao lưu làm cái gì? Có thể ví dụ như sau:
 + Văn nghệ chào mừng;
 + Tuyên bố lý do;
 + Giới thiệu đại biểu;
 + Ý kiến phát biểu của đại diện nhà trường;
 + Giao lưu với nhân vật: (MC giao lưu với nhân vật và nhân vật giao lưu với học sinh);
 + Tặng quà học sinh nghèo học giỏi;
 + Bế mạc;
 2.5.4.Xây dựng kịch bản chương trình:
 - Văn nghệ chào mừng
 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Kính thưa:.........................................................................................................
Kính thưa các vị đại biểu khách quý!
Thưa các em học sinh thân mến!
Trong cuộc sống mỗi người đều có những ước mơ riêng của mình. Và không ai có thể phủ nhận rằng ước mơ đó là những động lực vô cùng mạnh mẽ để chúng ta phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có rất nhiều ước mơ lớn lao, có ước mơ rất đỗi giản dị và đáng trân trọng: như ước mơ trở thành doanh nhân, bác sĩ, công an, sĩ quan quân đội, có những ước mơ rất thực tế như học thật giỏinhững ước mơ đó cũng hoàn toàn có thể thực hiện được. 
Trong những năm qua, tuổi trẻ huyện Thọ Xuân nói chung, tuổi trẻ Thọ Trường nói riêng đã có những đóng góp quan trọng cùng với quá trình phát triển của quê hương, đất nước. Thông qua các phong trào hành động đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhằm giáo dục lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ, lối sống đúng đắn cho than

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_dong_co_hoc_tap_cho_hoc_sinh_bang_mo_hinh_thap.doc