SKKN Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn GDCD lớp 10 bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”

SKKN Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn GDCD lớp 10 bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”

 Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong luật giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”

 Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực thì những mặt tiêu cực của nó là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi giai tầng trong xã hội. Trong đó thanh niên, học sinh, sinh viên là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Điều đó, dẫn đến tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của thanh niên, học sinh. Ngoài trường học thì học sinh đánh nhau, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các chất gây nghiện trong trường học, hiện tượng học sinh coi thường nội quy nhà trường, vô lễ với thầy cô giáo, có phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà trường diễn ra ngày càng phổ biến. Với thực trạng chung ấy, có một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và trong hành vi đạo đức như: chưa xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn, thiếu trung thực còn quay cóp trong thi cử, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm pháp luật

 

doc 21 trang thuychi01 7033
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn GDCD lớp 10 bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
(Hình ảnh minh họa)
1.1 Lý do chọn đề tài
 Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong luật giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”
 Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực thì những mặt tiêu cực của nó là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi giai tầng trong xã hội. Trong đó thanh niên, học sinh, sinh viên là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Điều đó, dẫn đến tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của thanh niên, học sinh. Ngoài trường học thì học sinh đánh nhau, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các chất gây nghiệntrong trường học, hiện tượng học sinh coi thường nội quy nhà trường, vô lễ với thầy cô giáo, có phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà trường diễn ra ngày càng phổ biến. Với thực trạng chung ấy, có một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và trong hành vi đạo đức như: chưa xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn, thiếu trung thực còn quay cóp trong thi cử, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm pháp luật
 Là môn khoa học xã hội gắn liền với đường lối của Đảng môn GDCD có ưu thế lớn nhất, trực tiếp nhất là giáo dục tư tưởng cho học sinh về thế giới quan, nhân sinh quan, hình thành những quan niệm tư tưởng, tình cảm, hành vi đúng đắn của con người. Để từ đó, góp phần đào tạo con người vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử, đất nước, nhân loại; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ và nhân dân ta hằng mơ ước.
 Vì vậy, việc nghiên cứu “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường ngắn nhất giúp chúng ta hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời giáo dục học sinh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là trách nhiệm cao cả của người làm thầy, cô giáo. 
 Bản thân tôi là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường, tôi nghĩ mình phải làm gì để tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với các em học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của các đoàn thể, mà nó được thấm vào các em qua các bài học của môn Giáo dục công dân. Ngoài những phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh tôi đã vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. 
 Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thân yêu nước yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó tạo cho học sinh sự hứng thú đam mê trong từng tiết học, giúp tiết học sôi nổi hơn, các em hiểu bài hơn. 
 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học là thực hiện nguyên tắc “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” Hồ Chí Minh từng khẳng định “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả ngàn lần những bài diễn thuyết”. Điều này đồng nghĩa với việc phải tìm ra một phương thức tác động tích cực và thích hợp. 
 Trong quá trình giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn GDCD lớp 10 bài 11 “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại.
 Với nội hàm và một khối lượng lớn kiến thức về Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện, khi được tích hợp thích hợp, môn dạy sẽ trang bị cho học sinh các kiến thức về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Từ những kiến thức đã học; bài học dễ được làm “mềm” hóa và thuyết phục cao, học sinh cũng dễ tiếp cận. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu cái thiện, cái đẹp; củng cố niềm tin yêu kính trọng đối với Hồ Chí Minh. 
 Từ đây, học sinh học hỏi, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng tộc, quê hương. Đặc biệt gìn giữ những di sản mà Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc, cho các thế hệ. Từ đó, xây dựng cho các em lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc, hình thành hoài bão sống, lí tưởng cách mạng; Có thái độ đấu tranh với những thói hư tật xấu. Đẩy lùi những biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, lối sống trong bộ phận học sinh. Xây dựng cho các em một niềm tin, sống cao đẹp, vươn đến mục tiêu trong sáng, lành mạnh, nhân ái, cao thượng.
 Vì vậy, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề vô cùng quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác tư tưởng và lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta nhằm kiên định mục tiêu nâng cao nhận thức – tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc của chúng ta đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần đưa công cuộc đổi mới của đất nước đi đến thắng lợi và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Môn giáo dục công dân lớp 10. Trong đó tập trung vào bài 11 “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” giáo dục công dân lớp 10.
- Học sinh các lớp 10A4, 10A5, 10A7 trường THPT Đông Sơn 2 - năm học 2018 – 2019 và giáo viên tham gia giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như tổng hợp, phân tích, so sánh để giải quyết nội dung của đề tài. 
+ Phương pháp thực nghiệm thông qua thực tế dạy trên lớp, giao bài và củng cố bài cho học sinh, kết hợp kiểm tra và đánh giá.
II. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận.
 Thực hiện Chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Hướng dẫn số 11 – HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị thực hiện cuộc vận động trong toàn ngành với mục đích “Làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành Giáo dục nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.” Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. 
 Khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta và là một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Khi nói về Người, chúng ta không chỉ nói tới công lao mà Người đã hi sinh cho dân tộc và cho nền hòa bình thế giới mà chúng ta còn nói nhiều tới cái “Đức” ở trong con người của Bác. Khi nói về Người thì không một bài ca, một bài thơ hay một tác phẩm nào có thể ngợi ca lên hết được, bởi Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về tư tưởng, đạo đức cho các thế hệ con cháu chúng ta mãi mãi noi theo. Vì vậy, là người Việt Nam thì không ai là người không biết đến Hồ Chí Minh.
 Khi thực hiện việc tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để có thể đưa vào giảng dạy lồng ghép trong bộ môn Giáo dục công dân, tôi nhận thấy hầu như tất cả các nội dung kiến thức của chương trình đều được thể hiện trong tư tưởng và đạo đức của Người qua các tài liệu tham khảo, các mẩu chuyện ngắn và các thước phim tư liệu. 
 Trong trường THPT thì môn Giáo dục công dân là một môn học nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức về chuẩn mực đạo đức, kiến thức kinh tế và kiến thức về pháp luật. Vấn đề này lại được thể hiện hết sức rõ nét trong tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc đưa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép vào giảng dạy ở bộ môn Giáo dục công dân là thích hợp và thuận lợi nhất. Nhà trường chính là một môi trường tốt để truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, nhận thức đúng đắn, tránh những tư tưởng sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của xã hội. 
2.2. Cơ sở thực tiễn
 Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội.
 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục Công dân nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân giữ gìn lương tâm trong sáng, hạnh phúc trước thành quả đã đạt được. 
 Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc vận dụng tư tưởng đạo đức của Bác trong môn Giáo dục công dân góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết. 
2.3. Thực trạng của vấn đề trước khi vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3.1.Thuận lợi: 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân, thống nhất tổ quốc, người đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta, để lại cho chúng ta và mai sau những di sản bất diệt về tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam học tập, noi theo.
 Với các em học sinh hình ảnh Bác Hồ đã được khắc sâu vào tâm trí của các em qua các bài hát, bài thơ, qua các câu chuyện, các bài học, qua 5 điều Bác Hồ dạy , ở bậc tiểu học, trung học cơ sở. Bên cạnh đó, trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, khoa học công nghệ; trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống. Điều đó làm cho các em hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt hơn và thực tế hơn, giúp cho các em chủ động lĩnh hội tri thức khoa học. Là học sinh THPT, bản thân các em có ý thức tự giác chủ động tiếp nhận những thông tin đa chiều làm phong phú thêm bài dạy của giáo viên. Những điều kiện mà nhà nước, nhà trường mang lại đã tạo ra cho các em môi trường học tập tiến tiến, rất thuận lợi cho việc lĩnh hội tri thức. Từ đó các em hiểu: Bác không chỉ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc mà còn là một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới.
 . 
(Hình ảnh minh họa)
 Việc nghiên cứu đề tài, nó không chỉ là mục đích của bản thân trong giảng dạy mà còn hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Ban chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa. Chính vì vậy, nhân dân Việt Nam, cũng như các tổ chức ban ngành, đoàn thể trong cả nước tổ chức nhiều hoạt động hết sức sôi nổi, đặt biệt là các hoạt động giáo dục của thầy và trò trong nhà trường, đây là động lực thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài.
 Trong trường THPT thì môn Giáo dục công dân nói chung và chương trình giáo dục công dân lớp 10 nói riêng là một môn học nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức về chuẩn mực đạo đức, kiến thức về kinh tế, pháp luật. Vấn đề này lại được thể hiện hết sức rõ nét trong tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc đưa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép vào giảng dạy ở bộ môn Giáo dục công dân là thích hợp và thuận lợi nhất.
2.3.2. Khó khăn:
 Tài liệu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất nhiều, để lựa chọn được những nội dung phù hợp đưa vào từng bài, từng ý đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công sức và thời gian tìm tòi nghiên cứu, chọn lọc ở nhiều tài liệu khác nhau. Hơn nữa, những nội dung đưa vào phải đa dạng phong phú, nhiều thể loại khác nhau để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, gượng ép điều này khiến giáo viên gặp không ít khó khăn.
 Bên cạnh đó nội dung bài 11 môn GDCD 10 công dân với các phạm trù đạo đức cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. Đây là những phạm trù rất gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày, các em phải đối mặt và thực hiện nên hầu như phần đa các em chủ quan và có tâm lý biết rồi khổ thật nói mãi. Do đó, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân cho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
2.4. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Cách vận dụng: Trong bài 11 này gồm những đơn vị kiến thức sau: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc. Tiến trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng đơn vị kiến thức cụ thể:
a. Nghĩa vụ:
(Hình ảnh minh họa)
- Trước khi giới thiệu đơn vị kiến thức nghĩa vụ giáo viên dẫn một đoạn trích sau: “giáo dục đạo đức công dân, để mọi người hiểu rõ: lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí, quyền lợi của công dân và nghĩa vụ của công dân là nhất trí, đã là người chủ của nước nhà thì phải phụ trách đối với Tổ quốc”.( Tập 7.HCM toàn tập)
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Từ đoạn trích trên theo em Bác muốn nói điều gì?
+ Học sinh trình bày theo cách hiểu của mình.
+ Giáo viên kết luận: Câu trích trên Bác muốn nói rằng, mỗi cá nhân sống trong xã hội luôn có những nhu cầu, lợi ích nhất định cần được thỏa mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Muốn thỏa mãn nhu cầu và lợi ích ấy, con người cần phải có nghĩa vụ.
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Nghĩa vụ là gì?
+ Học sinh trả lời.
- Để làm rõ hơn khái niệm nghĩa vụ giáo viên nhấn mạnh bằng một đoạn mà Bác Hồ căn dặn: “ Đã có quyền hạn làm chủ, thì phải làm trọn nghĩa vụ của người làm chủ. Nghĩa vụ đó là: Cần kiệm xây dựng nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” (Tập 9.HCM toàn tập)
- Khi dạy phần kiến thức (Không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Vậy để giải quyết mâu thuẫn này mỗi cá nhân cần phải làm gì?) Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và dẫn hai đoạn trích sau :
(Hình ảnh minh họa)
 Đoạn trích 1: Đối với Hồ Chí Minh, quyền lợi được đặt dưới bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ. “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà hoàn toàn được đọc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”( Tập 4.HCM toàn tập)
(Hình ảnh minh họa)
 Đoạn trích 2: Đối với cán bộ, Bác Hồ luôn nhắc nhở phải trau dồi phẩm chất đạo đức: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người Đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng” ( Tập 8. HCM toàn tập)
(Hình ảnh minh họa)
 Giáo viên sử dụng hai câu trích trên để học sinh hiểu hơn phần kiến thức sau: Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. 
 Giáo viên giảng giải thêm cho học sinh hiểu hơn về nội dung kiến thức này đồng thời cho học sinh xem tranh để giúp học sinh nêu gương của Người. Giáo viên lồng ghép thêm một số tài liệu sau. Bác Hồ làm gương cho mọi người noi theo trong việc cứu đói.
“ Hởi đồng bào yêu quý !
Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chung ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy. Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa . Đem gạo đó để cứu dân nghèo”( Tập 4. HCM toàn tập) 
 Phong trào: “Hũ gạo cứu đói”. Phong trào: “Hũ gạo tình thương
 Do Bác Hồ phát động - Tiếp sức đến trường” 
(Hình ảnh minh họa)
b. Lương tâm
- Khi giảng đến phần lương tâm giáo viên có thể nêu một số đoạn trích về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để học sinh noi gương. 
+ Đoạn trích 1:
“ Trong những ngày trời xuân tươi ấm, tết nhất vui vẽ, đại gia đình Việt Nam ở vùng tự do sum họp vui vầy để tưởng nhớ đến tổ tiên và hân hoan cùng con cháu ngậm ngùi nghĩ đến đồng bào. 
 Cũng ngày tốt lành, trời Nam đất Việt, mà các đồng bào phải riêng chịu sự lạnh lùng, nhục nhã, cơ cực tức buồn dưới dót sắt lũ quỷ thực dân tàn bạo.
 Mắt tôi như trông thấy các cụ tuổi cao, tóc bạc đang đau xót trước những cảnh tượng điêu tàn.
 Mắt tôi như trông thấy những gia đình túng thiếu, khổ sở đã vất vã về vật chất, ngày càng cay đắng về tinh thần.
 Mắt tôi như trông thấy các cháu nam nữ thanh niên đau xót hoặc bị trụy lạc, hoặc bị dày vò, đang ngóng đợi ngày mai tươi sáng.
 Mắt tôi như trông thấy các cháu nhi đồng đang run rẩy bồi hồi như những đàn chim con bị mưa sa, gió bão.
 Tôi đau lòng, thương xót đồng bào tạm lâm vào hoàn cảnh ấy, vì lũ thực dân hung ác, nhưng một phần cũng vì tôi, người phụ trách số phận của đồng bào chưa lập tức xua đuổi được loài thú dữ và cứu vớt ngay đồng bào ra khỏi địa ngục thực dân”( Tập 5.HCM toàn tập)
+ Đoạn trích 2: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”( Tập 4. HCM toàn tập)
- Giáo viên đọc đoạn trích và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời:
+ Lương tâm cao thượng của Hồ Chí Minh như thế nào? Em học tập được gì ở Bác qua đoạn trích trên?
+ Học sinh trả lời theo cách hiểu của mình.
- Giáo viên kết luận: 
Tình cảm của Bác Hồ đối với từng người, từng lứa tuổi với cả dân tộc khi gặp khó khăn, gian khổ. Bác Hồ cũng đau nỗi đau của mọi người nghèo khổ, mất nước như chính nỗi đau của mình, và nhận rõ trách nhiệm to lớn của mình cùng đồng bào giúp sức giải quyết các khó khăn. Từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn khái niệm lương tâm: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
- Phần kiến thức làm thế nào để cho lương tâm trong sáng:
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa sau đó làm nổi bật nội dung kiến thức bằng các đoạn trích sau:
 “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “ Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_vao_giang_day_mon.doc