SKKN Thiết kế bài giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 - Bài 10

SKKN Thiết kế bài giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 - Bài 10

 Hiện nay ngành giáo dục nước ta đang tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều đợt tập huấn diễn ra với nhiều phương dạy học mới cuối cùng đi đến một cái chung nhất là đưa chất lượng nền giáo dục nước nhà sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.

 Môn GDCD trong các trường THPT xem là môn phụ. Liệu giải pháp nào là tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Tựu chung lại dù là lí do gì đi nữa thì đấy cũng là những nguyên nhân để những người giáo viên như chúng tôi trăn trở oằn mình trong từng tiết học mong các em có niềm đam mê hơn trong môn học của mình để mục tiêu cuối cùng góp sức mình vào nền giáo dục nước nhà.

 Đợt tập huấn gần đây nhất tôi được tham dự bàn về vấn đề “Thiết kế bài giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh” mà Bộ giáo dục và Đào tạo đang triển khai. Đây là một phương pháp đối mới với nhiều nước trên thế giới, nó đã và đang mang lại khá nhiều thành công trong lĩnh vực giáo dục của họ. Vậy liệu đối với nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có nên áp dụng các phương pháp đó để mang lại hiều quả giáo dục không nhỉ?

 Bản thân Tôi nhận thấy để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc vận dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội. Cho nên Tôi nghĩ rằng đó là một phương pháp hay và vì thế tôi chọn hướng nghiên cứu này làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong Bài 10, lớp 10 với tên “Quan niệm về đạo đức”.

 

doc 24 trang thuychi01 6281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế bài giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 - Bài 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG MÔN GDCD LỚP 10 - BÀI 10
	 Người thực hiện: Lê Thị Tuyết
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Đình Chất
 SKKN thuộc lĩnh vực: môn GDCD
HOẰNG HÓA, THÁNG 5 NĂM 2018
 Người thực hiện: Lê Thị Tuyết
THANH HOÁ NĂM 20
 MỤC LỤC Trang
1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài...................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............1
1.5. Những điểm mới của SKKN..................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........................3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...............18
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận................19
3.2. Kiến nghị..............20
 Tài liệu tham khảo
 Danh mục các đề tài SKKN mà tôi đã được Hội đồng SKKN Ngành GD tỉnh đánh giá đạt từ loại C trở lên.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Hiện nay ngành giáo dục nước ta đang tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều đợt tập huấn diễn ra với nhiều phương dạy học mới cuối cùng đi đến một cái chung nhất là đưa chất lượng nền giáo dục nước nhà sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới. 
	Môn GDCD trong các trường THPT xem là môn phụ. Liệu giải pháp nào là tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Tựu chung lại dù là lí do gì đi nữa thì đấy cũng là những nguyên nhân để những người giáo viên như chúng tôi trăn trở oằn mình trong từng tiết học mong các em có niềm đam mê hơn trong môn học của mình để mục tiêu cuối cùng góp sức mình vào nền giáo dục nước nhà. 
	 Đợt tập huấn gần đây nhất tôi được tham dự bàn về vấn đề “Thiết kế bài giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh” mà Bộ giáo dục và Đào tạo đang triển khai. Đây là một phương pháp đối mới với nhiều nước trên thế giới, nó đã và đang mang lại khá nhiều thành công trong lĩnh vực giáo dục của họ. Vậy liệu đối với nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có nên áp dụng các phương pháp đó để mang lại hiều quả giáo dục không nhỉ? 
	 Bản thân Tôi nhận thấy để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc vận dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội. Cho nên Tôi nghĩ rằng đó là một phương pháp hay và vì thế tôi chọn hướng nghiên cứu này làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong Bài 10, lớp 10 với tên “Quan niệm về đạo đức”.	
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích giúp các em chủ động trong lĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng sống và khả năng tự học của mình để từ đó thúc đẩy niềm đam mê học tập, hứng thú với môn học, giúp các em có cái nhìn khác về bộ môn GDCD và đặc biệt đem lại hiệu quả giáo dục cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh khối 10 tại Trường THPT Lưu Đình Chất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	+ Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Lưu Đình Chất.
	+ Có tham khảo các tài liệu về Bác Hồ, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	+ Tìm hiểu kĩ lưỡng bài học, tổng hợp những kết quả đã có trong việc xây dựng bài học theo tiêu chí phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
 	+ So sánh giữa giải pháp cũ thường làm với giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy.
 	+ Trao đổi trong nhóm và trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến từ phía học sinh.
 	+ Dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 - Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
 - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động thiết kế, xây dựng, phát huy sự sáng tạo trong dạy học.
 - Đem lại nhiều năng lực hình thành và phát triển cho học sinh như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác;...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với các em học sinh bậc THPT thì bộ môn GDCD đang còn xem nhẹ. Vì thế cần phải tạo hứng thú học tập trong mỗi em học sinh. Bởi khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú để học. 
- Nhiều bài trong chương trình GDCD 10 phần đạo đức đang nhàm chán, đạo đức học đường xuống cấp, thực sự gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ tri thức. 
 Hình thành ở học sinh những quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Từ đó xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Đại bộ phận học sinh còn coi nhẹ bộ môn, coi đây là môn phụ nên không mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời gian công sức nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học.
- Chất lượng học sinh còn chưa cao và chưa đồng đều. Lớp mũi nhọn thì tiếp thu tốt, các lớp khác thì tiếp thu còn chậm.
- Các em học sinh vẫn còn quen với cách dạy truyền thống là ỉ lại cho giáo viên, không chủ động trong lĩnh hội tri thức.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tôi chia lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ khác nhau thực hiện theo các hoạt động xuyên suốt của tiến trình dạy học. Các em tự làm việc, trả lời câu hỏi, tự trình bày và tự đưa ra các câu hỏi cho mỗi hoạt động
Tiến trình dạy học Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Mục tiêu dạy học 
1. Về kiến thức
 - Nêu được thế nào là đạo đức.
 - So sánh được sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
 - Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng
 - Biết phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.
 - Kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác để phân biệt giữa đạo đức với pháp luật, kĩ năng phân tích vai trò của đạo đức, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng tư duy phê phán hành vi ứng xử của bản thân và người khác.
3. Về thái độ
 - Coi trọng vai trò của đạo đức trong cuộc sống.
 - Có được nhận thức đúng đắn thể hiện bằng thái độ tích cực học tập, rèn luyện đạo đức. 
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
 Năng lực nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Năng lực kiên định; Năng lực trình bày 1 phút; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự học; Năng lực tư duy phê phán; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; Năng lực quản lí và phát triển bản thân. 
5. Phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực
 Thảo luận lớp, thảo luận nhóm; Xử lí tình huống; Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Đọc hợp tác. 
6. Thiết bị dạy học, học liệu
 - Tranh ảnh, video, tài liệu về đạo đức và pháp luật.
 - Máy chiếu, máy tính.
 - Giáo án điện tử.
7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: Em hãy giải thích tại sao con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
HĐ CƠ BẢN CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
1. Khởi động
 * Mục tiêu:
 - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về quan niệm đạo đức.
 - Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành: 
- GV định hướng HS: Về một số quan niệm đạo đức.
- Trình chiếu một số hình ảnh sau:
Giáo dục đạo đức cho HS
Giáo dục đạo đức cho HS
- HS suy nghĩ.
- GV nêu câu hỏi: 
?Quan sát một số hình ảnh trên em hãy rút ra nhận xét?
?Quan niệm về đạo đức?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- GV chuyển tiếp, cho HS xem video bạo lực học đường.
- GV nêu câu hỏi:
?Sau khi xem video trên em hãy rút ra nhận xét?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chốt lại: Quan niệm về đạo đức
GV dẫn dắt: Đạo đức là gì? Đạo đức khác với pháp luật ở điểm nào? Tại sao đạo đức lại có vai trò quan trọng như vậy?... Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu về đạo đức. 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được thế nào là đạo đức.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV liên hệ, phối hợp với các kiến thức Văn học, ví dụ nhà thơ Vũ Quần Phương đã nói về Bác Hồ: 
 ‘‘Suốt một đời Bác đã nghĩ về ta
 Nói về Đảng cũng vì dân mà nói
 Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói
 Ôi lòng người đo sao hết mông mênh
 Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ăn.’’
- Từ đó, HS thảo luận các câu hỏi: 
?Qua đoạn thơ trên em cảm nhận tình cảm của tác giả nói về đạo đức của Bác Hồ như thế nào?
- Sau khi hs trao đổi, thảo luận.
- GV phân tích & kết luận: Nhà thơ đã diễn đạt về đạo đức sáng ngời của Bác Hồ.
- GV chuyển ý đưa ra các tình huống sau:
a. Trên đường đi học về có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ già qua đường an toàn.
b. Trên chuyến xe đò, có một phụ nữ bế con, em đã đứng lên nhường chỗ.
c. Bạn An nhà nghèo, bố mẹ đau ốm luôn, em đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ bạn An.
- Vận dụng sự hiểu biết xã hội của bản thân em hãy trả lời cho các câu hỏi sau về các tình huống trên: 
?Tại sao em làm như vậy?
?Việc làm đó của em đúng hay sai?
?Tự điều chỉnh hành vi là việc tùy ý hay phải tuân theo?
?Tự điều chỉnh hành vi bắt buộc hay tự giác?
?Hành vi đó có cần phù hợp lợi ích cộng đồng của xã hội không?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng. 
- GV nhấn mạnh: Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tự giác luôn luôn được củng cố bằng “sức mạnh” của các tấm gương quần chúng.
- GV hỏi tiếp:
?Vậy em hiểu thế nào là đạo đức?
- HS trả lời.
- GV chính xác hóa ý kiến của HS.
- GV cho HS lấy ví dụ.
?Vận dụng kiến thức Văn học dân gian em hãy lấy ví dụ về đạo đức?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV ghi ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận: Văn học dân gian biểu hiện về đạo đức qua các câu ca dao sau:
+ Qua các câu ca dao:
‘‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.’’
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
- GV chuyển ý: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Vì vậy lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau.
- GV nêu câu hỏi cho HS.
?Vận dụng kiến thức Lịch sử, em hãy cho biết nhân loại đã từng tồn tại những nền đạo đức nào?Phân biệt nền đạo đức XHPK và nền đạo đức XHCN ở nước ta?
- HS thảo luận và trả lời.
* GV kết luận: 
- GV định hướng HS sử dụng kiến thức Lịch sử trả lời:
+ Đạo đức trong XH CS Nguyên thủy: Ý thức đạo đức phụ thuộc vào những điều kiện sinh hoạt vật chất, phương thức tìm kiếm và phân phối những phúc lợi cần thiết đến trình độ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người.
- Trình chiếu một số ảnh tư liệu về xã hội CS Nguyên thủy:
Trong xã hội CSNT
+ Đạo đức trong XH CHNL: Người có đặc quyền, đặc lợi cho phép được là người có đức hạnh, còn người nô lệ là người không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng.
- Trình chiếu ảnh tư liệu trong xã hội CHNL:
Trong XH Chiếm hữu nô lệ
+ Đạo đức trong XH Phong kiến: Dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn, yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải “Trung” với vua có nghĩa là trung thành vô điều kiện, kể cả cái chết, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ.
- Trình chiếu ảnh tư liệu trong xã hội PK:
Trong XH Phong kiến
+ Đạo đức trong XH TBCN: Nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích giai cấp bóc lột.
- Trình chiếu ảnh trong xã hội TB:
	Trong XHTB
+ Đạo đức trong XHCN: Nền đạo đức tiến bộ, được toàn dân thừa nhận phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Nền đạo đức kế thừa đạo đức truyền thống vừa kết hợp, vừa phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại. “Trung” nghĩa là trung thành lợi ích của đất nước, của nhân dân.
  Những chuẩn mực đạo đức phù hợp với yêu cầu của chế độ XHCN: Trọng nhân nghĩa; Trọng lễ độ; Cần kiệm; Liêm chính;...
- Trình chiếu một số tranh ảnh trong XHCN:
Trung thành với lợi ích của đất nước, nhân dân.
Hoạt động 2: Đọc hợp tác và xử lí thông tin tìm hiểu sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được thế nào là pháp luật, sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS tự đọc mục 1.b, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. Sau đó, HS chia sẽ nội dung đã đọc theo cặp.
- HS tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị GV giải thích.
- GV nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp HS đọc thông tin và giải quyết các câu hỏi sau:
?Pháp luật là gì?
?Hãy phân biệt đạo đức với pháp luật?
Lấy ví dụ chứng minh.
?Trong quá trình rèn luyện đạo đức thanh niên, hs nên tránh điều gì?
- HS tự học theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc chung cả lớp: Đại diện 2 – 3 cặp trình bày kết quả làm việc
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chính xác hóa các đáp án của HS và chốt lại nội dung: 
 Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật cũng là phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ bản.
Ví dụ đạo đức thể hiện ở Văn Học dân gian như:
 ‘‘Lễ phép chào hỏi người lớn’’
 ‘‘Con cái có hiếu với cha mẹ’’
‘‘Anh em hòa thuận, thương yêu nhau’’ (Bài thơ Làm anh)
- Trình chiếu một số hình ảnh về đạo đức:
Bác Hồ kể chuyện cho các cháu nghe
Hàng ngày, người bạn cùng xóm
đẩy xe đưa Thùy đến trường
Hàng ngày, người bạn cùng xóm
Cõng bạn đến trường
Ví dụ về pháp luật:
 Khi tham gia giao thông đèn đỏ phải dừng lại; Kinh doanh phải nộp thuế; Không quay cóp bài trong thi cử; về phòng chống tham nhũng;...
- Trình chiếu một số hình ảnh về pháp luật:
 Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển GT
Phòng chống tham nhũng
Bạo lực trẻ em
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
* Mục tiêu: 
- HS nêu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu câu hỏi:
Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao? Vận dụng kiến thức Văn học dân gian và hiểu biết xã hội nêu một số ví dụ?
Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Vận dụng kiến thức hiểu biết xã hội nêu một số ví dụ?
Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với xã hội? Vận dụng kiến thức hiểu biết xã hội nêu một số ví dụ?
Nhóm 4: Vận dụng kiến thức hiểu biết xã hội hãy giải thích: tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp không? Vì sao? Xã hội cần phải làm gì?
- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV chính xác hóa ý kiến của HS.
* Kết luận: 
- GV định hướng HS: 
Nhóm 1: 
- Trình bày vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
- Mỗi cá nhân cần phát triển hài hòa hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó đức là gốc vì học hỏi, bồi dưỡng sẽ có tài năng. Nếu không có đạo đức sẽ trở thành người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự làm hại người khác, XH.
- Văn học dân gian: Những câu thơ, ca dao, nói về đạo đức như: 
‘‘Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.’’
‘‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.’’
 - Ca dao -
- Hiểu biết xã hội:
 + Những hoạt động từ thiện, nhân đạo: Ủng hộ người nghèo; trẻ em khuyết tật; nạn nhân bom mìn sau chiến tranh, chất độc màu da cam; đồng bào bị thiên tai,...
 + Những hoạt động tình nguyện của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay: “Tiếp sức đến trường”; hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp; “Đền ơn đáp nghĩa”; “Uống nước nhớ nguồn”; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
VD: Một kĩ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn cắp, bớt xén tiền và tài sản của nhân dân
- Trình chiếu một số hình ảnh:
Mùa hè xanh
Hai học sinh có hành vi đánh bạn học
Nhóm 2: 
- Hạnh phúc gia đình có được là nhờ đạo đức vì có đạo đức mới giáo dục con cái đúng quy tắc, chuẩn mực. Từ đó con cái ngoan, trưởng thành.
VD: Gia đình bố mẹ cãi nhau, làm ăn phi pháp, không chung thủy dẫn đến gia đình tan vỡ và con cái sa vào nghiện hút, cờ bạc.
- Trình chiếu một số hình ảnh: 
Gia đình hạnh phúc
Nhóm 3: 
 - Vì cá nhân sống đúng quy tắc, chuẩn mực thì gia đình hạnh phúc, mà khi gia đình hạnh phúc xã hội sẽ ổn định và hạnh phúc.
VD: Tệ nạn XH nhiều thì xã hội không yên ổn, con người luôn sợ hãi.
- Trình chiếu một số hình ảnh:
Tôn sư trọng đạo
Phiên tòa xét xử lưu động
Nhóm 4: Vận dụng kiến thức hiểu biết xã hội giải thích: tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp? “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đó là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta trong việc nuôi dạy con cái từ bao đời nay. Thế nhưng, kinh nghiệm đó không còn phù hợp.
 Trong những năm trở lại đây, bên ngoài trường học xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng như: học sinh đánh lộn, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các chất gây nghiện Trong trường học, hiện tượng học sinh coi thường nội quy nhà trường, hỗn láo với thầy cô, có phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà trường diễn ra ngày càng phổ biến. Tuy đây không phải là hiện tượng mới, nhưng có chiều hướng gia tăng ngày càng nhanh trong một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông hiện nay. Nó đòi hỏi cả xã hội phải nhìn nhận và có hành động cụ thể để khắc phục tình trạng này. Gia đình, nhà trường và xã hội, chính là nhân tố giữ vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách của các em. 
* Bài học: Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn. Không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại mà còn xây dựng, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về quan niệm đạo đức và vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hộ; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập.
- GV đưa ta tình huống: Hiện nay, chúng ta thường được nghe kể về những tấm gương giúp đỡ người nghèo qua việc đóng góp vào các quỹ, như: Quỹ “Tấm lòng vàng”; Quỹ “ Vì người nghèo”; Quỹ “Chất độc màu da cam” nhằm hỗ trợ một phần khó khăn cho các đối tượng thuộc diện cần giúp đỡ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_bai_giang_theo_phuong_phap_hoc_tap_nhom_va_huo.doc