SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh thông qua vận dụng liên hệ thực tiễn vào giảng dạy kiến thức triết học t chương trình Giáo dục công dân lớp 10

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh thông qua vận dụng liên hệ thực tiễn vào giảng dạy kiến thức triết học t chương trình Giáo dục công dân lớp 10

Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.” (Điều 23 – Luật giáo dục năm 2005)

 Môn học “Giáo dục công dân” tự tên gọi đã nói lên vị trí quan trọng của nó trong nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường, góp phần tích cực vào việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Một trong những đặc thù tri thức môn học là trang bị thế giới quan, phương luận khoa học, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần hoàn thiện các giá trị và năng lực sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế hội nhập toàn cầu. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn GDCD phải phát huy tính tích cực của học sinh, khơi dậy hứng thú của các em trong quá trình học tập.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, để giảng dạy hiệu quả môn GDCD, đặc biệt là tri thức triết học cho học sinh lớp 10 phổ thông hiện nay không phải là một việc làm đơn giản. Đối với các em, kiến thức triết học là rất mới mẻ, việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức là rất trừu tượng, khó hiểu. Ngay cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng còn rất sợ môn triết học. Vì vậy, dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú học tập, đa số chỉ học vẹt, học qua loa, học đối phó mà không hiểu được cái hay của môn triết học, cái giá trị cải tạo thực tiễn, cải tạo bản thân của triết học nên không thích học môn này.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDCD tại trường phổ thông luôn trăn trở làm sao để học sinh tiếp nhận tri thức bộ môn, đặc biệt là tri thức triết học một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy một trong các biện pháp giảng dạy hiệu quả tri thức triết học trong chương trình GDCD lớp 10 là phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, trong mỗi bài giảng, người giáo viên cần luôn liên hệ thực tiễn, coi việc sử dụng, khai thác thông tin thực tiễn trở thành một nghệ thuật. Với lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh thông qua vận dụng liên hệ thực tiễn vào giảng dạy kiến thức triết học t chương trình giáo dục công dân lớp 10” làm sáng kiến kinh ngiệm của mình.

 

doc 18 trang thuychi01 7733
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh thông qua vận dụng liên hệ thực tiễn vào giảng dạy kiến thức triết học t chương trình Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..” (Điều 23 – Luật giáo dục năm 2005)
	Môn học “Giáo dục công dân” tự tên gọi đã nói lên vị trí quan trọng của nó trong nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường, góp phần tích cực vào việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Một trong những đặc thù tri thức môn học là trang bị thế giới quan, phương luận khoa học, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần hoàn thiện các giá trị và năng lực sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế hội nhập toàn cầu. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn GDCD phải phát huy tính tích cực của học sinh, khơi dậy hứng thú của các em trong quá trình học tập.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, để giảng dạy hiệu quả môn GDCD, đặc biệt là tri thức triết học cho học sinh lớp 10 phổ thông hiện nay không phải là một việc làm đơn giản. Đối với các em, kiến thức triết học là rất mới mẻ, việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức là rất trừu tượng, khó hiểu. Ngay cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng còn rất sợ môn triết học. Vì vậy, dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú học tập, đa số chỉ học vẹt, học qua loa, học đối phó mà không hiểu được cái hay của môn triết học, cái giá trị cải tạo thực tiễn, cải tạo bản thân của triết học nên không thích học môn này.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDCD tại trường phổ thông luôn trăn trở làm sao để học sinh tiếp nhận tri thức bộ môn, đặc biệt là tri thức triết học một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy một trong các biện pháp giảng dạy hiệu quả tri thức triết học trong chương trình GDCD lớp 10 là phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, trong mỗi bài giảng, người giáo viên cần luôn liên hệ thực tiễn, coi việc sử dụng, khai thác thông tin thực tiễn trở thành một nghệ thuật. Với lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh thông qua vận dụng liên hệ thực tiễn vào giảng dạy kiến thức triết học t chương trình giáo dục công dân lớp 10” làm sáng kiến kinh ngiệm của mình. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về tầm quan trọng của việc liên hệ thực tiễn trong giảng dạy mảng kiến thức triết học trong chương trình GDCD lớp 10.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD trong nhà trường THPT theo hướng liên hệ thực tiễn nhằm phát triển năng lực thực hành cho HS.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Vấn đề liên hệ thực tiễn vào giảng dạy kiến thức triết học trong chương trình giáo dục công dân lớp 10
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được viết dựa trên các phương pháp: phương pháp luận biện chứng duy vật, phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học, phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm )
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.
 Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế [ 3,292]. Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [ 2,496]. Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.
2. Quan điểm của phương pháp giáo dục hiện đại về việc kết hợp giữa lí luận với thực tiễn xã hội trong giáo dục con người.
- Giáo dục học hiện đại coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó gắn liền những kiến thức khoa học vào thực tiến, đặc biệt là đặt học sinh vào những ví dụ và tình huống thực tiễn để giúp các em nhận thức được những vấn đề của cuộc sống, thông qua việc tạo những vấn đề thực tế để các em được hình thành những kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề mà qua đó cũng hình thành năng lực sống phong phú và thực tiễn cho các các em. 
- Riêng đối với phần kiến thức triết học, vấn đề đưa thực tiễn vào trong bài giảng, vận dụng kiến thức thực tiễn càng trở thành một yêu cầu cấp thiết bởi đó không những là thực hiện yêu cầu cần đạt trong mục tiêu giáo dục của bộ môn mà còn góp phần quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đồng thời là con đường cơ bản để xây dựng, hình thành và phát huy năng lực của người học - năng lực trong quá trình học tập nói riêng và năng lực sống nói chung.
3. Quan điểm của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học tích cực: Dạy học là coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học.
- Hiện nay, công cuộc đổi mới về phương pháp giảng dạy trong giáo dục đang đặt ra yêu cầu cần thiết là việc áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học, giảng dạy theo hướng nghiên cứu bài học của học sinh trên cơ sở định hướng của giáo viên. Để thực hiện được xu hướng và yêu cầu này của giáo dục hiện đại, một con đường tất yếu mang lại hiệu quả cao là chúng ta đặt các em vào những tình huống và vấn đề thực tiễn – đó là những vấn đề chứa đựng những tri thức mà các em đang cần tiếp cận, và cũng chính các em đang được nghe, được biết được trải nghiệm qua cuộc sống của chính các em- khi đó chủ thể nhận thức là học sinh sẽ thông qua việc phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn mà hình thành tri thức cho chính bản thân mình. Việc dùng các ví dụ và tình huống thực tiễn là cách đi nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu dạy học theo cách hướng dẫn học sinh tự học này.
- Mặt khác, ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhất là trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, các em luôn có khao khát và thỏa mãn được khám phá cuộc sống, tìm kiếm những điều mới lạ, xâm nhập vào thực tiễn đời sống xã hội, vào thế giới của NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, việc gắn thực tiễn vào những bài học là cách mà chúng ta thông qua chính việc khởi tạo và đáp ứng nhu cầu học tập để hình thành tri thức cho các em, ở đó các em không còn PHẢI học mà là ĐƯỢC học, những bài học được hình thành từ chính sự háo hức khám phá, bày tỏ, phản biện, chiêm nghiệm của bản thân các em trước những vấn đề của cuộc sống.
- Dạy học theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự học nếu không năng động, khéo léo, có sự chuyên tâm và đầu tư kết hợp giữa nhận thức và các vấn đề thực tiễn trong bài học rất dễ tạo nên sự nhàm chán, nặng nề khi mà học sinh chỉ xoay quanh những nội dung trong sách giáo khoa, bài tập, viết và đọc lại những kiến thức đã có sẵn và lấy một vài ví dụ minh họa đơn thuần, khi đó người giáo viên dễ bị mất đi vai trò của mình trong giờ học và học sinh dễ coi giờ học như một hoạt động chiếu lệ đối phó và thụ động, nhất là đối với phần kiến thức triết học của Môn GDCD lớp 10, bởi những kiến thức của phần này vô cùng trừu tượng, hoàn toàn mới lạ và khó hiểu đối với các em - một nội dung kiến thức lần đầu tiên các em được tiếp cận. 
4. Những vấn đề chung về phương pháp liên hệ thực tiễn trong giáo dục học.
4. 1. Phương pháp liên hệ thực tiễn trong giáo dục .
- Liên hệ thực tiễn là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho học sinh trên cơ sở đề cập, giải quyết những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học, trên cơ sở học sinh bộc lộ thái độ, ý kiến, cách giải quyết, hành động của bản thân, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hình thành kiến thức, củng cố những nội dung bài học, hình thành, phát triển những thái độ tích cực, kỹ năng và năng lực sống của học sinh.
- Phương pháp liên hệ thực tiễn không phải hoàn toàn là mới lạ trong giáo dục học song việc vận dụng nó một cách khoa học, linh hoạt, kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh thì còn nhiều vấn đề chúng ta cần bàn tới, nhất là trong giảng dạy phần triết học (GDCD lớp 10) 
- Những ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tế: 
+ Ưu điểm: Như trên đã nói, việc liên hệ thực tiễn trong giảng dạy sẽ là một khâu quan trọng trong các vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo nên sự chủ động tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh, thúc đẩy việc hình thành kiến thức kỹ năng và năng lực sống cho học sinh đáp ưng với yêu cầu của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu thế hội nhập và toàn cầu hiện nay. Việc áp dụng phương pháp liên hệ thực tiễn đặt học sinh vào các tình huống và vấn đề thực tiễn sẽ thúc đẩy các em tự khám phá và bộc lộ năng lực bản thân đưa học sinh vào những miền giá trị cơ bản của cuộc sống, khắc phục những căn bệnh vô cảm và a dua theo đám đông vốn đang là những vấn đề quan ngại hiện nay trong giới trẻ. Thông qua việc bày tỏ quan điểm, cách giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, giáo viên dễ dàng nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế của tư duy nhận thức, kỹ năng thái độ và năng lực sống của các em từ đó có sự khuyến khích phát huy hặc uốn nắn, định hướng kịp thời, các em dễ tiếp thu, tự đánh giá và tự hoàn thiện bản thân hơn là sư giáo dục giáo điều công thức theo bài học.
+ Hạn chế: Việc sử dụng các nội dung thực tế trong giảng dạy sẽ mất rất nhiều thời gian, từ sưu tầm, chắt lọc, đưa vào bài học bằng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là tốn nhiều thời gian trong tiết học vì thế dễ gây khó khăn cho việc giảng dạy nếu giáo viên không có sự tích cực, chủ động và linh hoạt, học sinh không hợp tác.
4.2. Những yêu cầu khi áp dụng phương pháp liên hệ thực tiến trong giảng dạy.
 - Những câu hỏi, vấn đề đưa ra cho học sinh cần rõ ràng, thể hiện rõ được vấn đề đặt ra và mục tiêu hướng tới (mục tiêu cần đạt được), sát với nội dung bài học hoặc có tính giáo dục trong sáng, khoa học, rõ ràng.
- Vấn đề , câu hỏi đặt ra phải có tính thời sự, quãng đại, đề cập đến những nội dung có tính phổ biến, hoặc phải có sự chú giải, giải thích rõ ràng để mọi học sinh đều có cơ hội tiếp cận.
- Vấn đề, câu hỏi đưa ra phải dự kiến được thái độ, suy nghĩ cách giải quyết của học sinh, dự trù những phương án xử lí tình huống sư phạm cụ thể.
- Không áp đặt hoặc ép buộc học sinh trả lời, giải quyết theo quan điểm của giáo viên hay những quan điểm thông thường, kinh viện, khuyến khích những suy nghĩ và cách giải quyết theo hướng cá nhân của các em, khuyến khích các em nói ra những quan điểm của riêng mình, những cái nhìn ngược chiều với đám đông tranh luận trong lớp, đó chính là những hạt giống được ươm mầm cho những tư duy độc lập, sáng tạo và quyết đoán – những năng lực sống cần thiết của con người ngày nay.
- Giải quyết xong câu hỏi hay vấn đề đặt ra cần giúp học sinh chốt lại nội dung kiến thức liên quan của bài học hoặc rút ra những vấn đề quan điểm thái độ và kỹ năng năng lục sống cho các em, tránh việc bỏ lửng giữa chừng hoặc kết luận chung chung sẽ dễ dẫn đến thiếu hiệu quả thậm chí phản tác dụng, nhất là với những ý kiến trái chiều. 
- Nguồn thông tin để vận dụng trong giảng dạy cần đa dạng, có thể kết hợp giữa các thông tin thực tế mà giáo viên và học sinh sưu tầm, biên soạn, cũng có thể kết hợp qua các môn học khác để tích hợp, liên hệ. Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm trên các tạp chí, sách báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trên mạng internet sưu tầm theo từng chủ đề, từng nội dung cụ thể của bài dạy.
4. 3. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh khi áp dụng phương pháp liên hệ thực tiến trong giảng dạy.
- Đối với giáo viên: 
+Để thực hiện phương pháp này thành công, giáo viên cần phải yêu nghề, chịu khó tìm tòi học hỏi, quan tâm thường xuyên đến các vần đề thời sự, chính trị, kinh tế xã hội, trau dồi những kiến thức về xã hội, cuộc sống, con người, những vấn đề về tâm lý, nhận thức về tình bạn, tình yêu hôn nhân, gia đình vv đó là những vấn đề dễ tìm được sự quan tâm và tiếng nói chung của mọi người, đặc biệt là học sinh.
+ Giáo viên phải rèn luyện thói quen kiên nhẫn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến học sinh, biết gom nhặt và lượm lặt, khái quát phát triển ý kiến của các em thành những vấn đề cơ bản, hoặc nâng lên thành bài học vì thực tế ở lứa tuổi và trình độ nhận thức, diễn đạt của các em chưa thật sự trôi chảy và rõ ràng.
+ Việc liên hệ thực tiễn và hướng cho học sinh giải quyết các câu hỏi và tình huống thực tiễn sẽ mất rất nhiều thời gian trên lớp, vì thế có thể giáo viên sẽ rất thụ động trong hoàn thành bài học, dễ bị CHÁY GIÁO ÁN như ta vẫn thường hay gọi các tiết học không đủ thời gian để kết thúc bài, vì thế, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, dạy khái quát những nội dung có tính đơn giản, cơ bản, xác định rõ các vấn đề SÂU và SÁNG trong bài học để đầu tư tổ chức hoạt động cho các em.
+ Giáo viên cần rèn luyện và nâng cao khả năng quan sát và phát hiện vấn đề phát sinh trong học sinh khi giải quyết các tình huống, vấn đề thực tiễn, để tương tác và ứng phó kịp thời, tránh sa vào những vấn đề lan man, hay bị bế tắc. mất đi sự hứng thú trong học sinh và trọng tâm bài học.
+ Để kích thích tính tích cực, sáng tạo và rèn luyện ý thức chủ động trong học tập, phát huy khả năng tự học của học sinh, giáo viên nên chú ý đến việc hướng dẫn họ sinh học ở nhà, hướng dẫn các em sưu tầm tìm hiểu các vs dụ, nội dung thực tiễn lien quan đến bài học, thường xuyên khuyến khích một cách phù hợp như đánh giá, khen ngợi hay cho điểm kịp thời, nhất là với những ý kiến và chách giải quyết độc đáo, sáng tạo, thông minh.
+ Việc đưa các vấn đề, nội dung thực tiễn vào bài giảng rất đa dạng và phức tạp nên đòi hỏi giáo viên phải chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.
- Đối với học sinh: Việc học tập thông qua quá trình vận dụng các vấn đề thực tiến đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị bài chu đáo ở nhà như sưu tầm tìm hiểu các nội dung cần thết liên quan đến bài học, chuẩn bị kỹ các nộ dung trong sách giáo khoa, các bài tập, mạnh dạn trong học tập như suy nghĩ, phát biểu theo quan điểm cá nhân của mình, dứt khoát, kiên định, rõ ràng tự tin, nhẹ nhàng trong tranh luận. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN KIẾN THỨC TRIẾT HỌC TRONG MÔN GDCD LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNGXƯƠNG 4.
1.Thực trạng việc đổi mới phương pháp giảng dạy kiến thức triết học gắn với quan điểm thực tiễn ở trường THPT Quảng xương 4. 
Việc đưa thực tế đời sống vào bài giảng giáo dục công dân thực sự là vấn đề sống còn của phương pháp giảng dạy bộ môn này. Sự thật, không giáo viên nào dạy giáo dục công dân lại xa rời phương pháp này. Song trong thực tế điều dễ nhận thấy ở những giờ dạy chưa thành công trong việc liên hệ thực tế ở môn giáo dục công dân trong trong đó có phần kiến thức triết học thường rơi vào một số lỗi như: Những kiến thức liên hệ còn bị gò ép, khiên cưỡng thiếu phù hợp, có khi thiếu cả tính chân thực lịch sử; Những dẫn chứng liên hệ nhiều nhưng không tinh, không có tính điển hình phổ biến. Giáo viên ham kể, ham trưng những mẩu chuyện, những hình ảnh xa xôi lạ lẫm, xem thường bỏ qua những dẫn chứng gần gũi, thân quen giàu tính thực tế khiến tính thuyết phục bị mất đi nhiều; Các dẫn chứng liên hệ được các giáo viên thông báo một cách khô khan đơn điệu, ít được sinh động hóa bằng hình ảnh cụ thể giàu tính thực tiễn và giáo dục, bằng những mẩu chuyện hấp dẫn với cách kể đầy sức lôi cuốn kèm theo những lời phân tích giảng giải ngắn gọn xúc động, khiến chúng có xác mà không có hồn, học sinh ngồi nghe rồi lại quên ngay; Các dẫn chứng liên hệ thực tế chưa được chú ý khêu gợi, phát huy từ phía học sinh, nhu cầu tự bộc lộ những chính kiến, suy nghĩ, băn khoăn, thắc mắc của các em hầu như mới được thực hiện một cách hạn chế. Các dẫn chứng liên hệ do vậy chưa phong phú đa dạng, chưa rộng, chưa sâu, chưa tạo được sự bất ngờ sinh động, sự rung cảm trong nhận thức về mối tương giao giữa lý thuyết và thực tế từ thẳm sâu tâm can học trò.
2. Thực trạng việc nhận thức và hiểu biết các kiến thức triết học của HS 
	Trong thực tế, các em học sinh đã có những hiểu biết nhất định về các quy luật triết học. Ví dụ: nước lọc ở điều kiện bình thường thì ở thể lỏng, nhưng khi đun sôi đến 100 độ thì sẽ chuyển thành thể hơi; trong nguyên tử có điện tích âm, điện tích dương; toán học có số âm, số dương nhưng đây là những quy luật gì trong triết học thì các em hoàn toàn không biết.
	Các quy luật triết học đã được các em vận dụng vào cuộc sống hàng ngày như: tích cực cố gắng học tập để học tốt hơn (quy luật lượng chất); giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Do đó, nhiệm vụ của giáo viên phải vận dụng được những quy luật triết học với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận để phân tích các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, các hiện tượng đạo đức, kinh tế.
III. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ BÀI DẠY VẬN DỤNG LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀO GIẢNG DẠYPHẦN KIẾN THỨC TRIẾT HỌC – GDCD LỚP 10
	Do thời lượng cho việc giảng dạy kiến thức triết học trong chương trình GDCD 10 rất ít nên để HS hiểu kiến thức triết học và biết vận dụng vào hoạt động hàng ngày, đòi hỏi quá trình giảng dạy phải luôn gắn với thực tiễn. Hầu hết các bài thuộc mảng kiến thức triết học trong chương trình GDCD 10 đều có thể vận dụng liên hệ thực tế vào giảng dạy. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu, có hiệu quả khi vận dụng cách thức này ở bài 1, bài 3 và bài 4. 
1. Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
	- Để khởi động bài học giáo viên (GV) cho học sinh (HS) đọc thông tin, xem hình ảnh về một gia đình có cuộc sống kì lạ ở Thạch Thành – Thanh Hóa. Gia đình sống gần như tuyệt giao với xã hội ở Thạch Thành - Thanh Hóa: Ông Thái ăn mặc kỳ dị ra đón khách, chị Thanh cầm dao đứng gác ở cổng.
- GV: Cho học sinh đánh giá về cách sống kì quái này của gia đình ông Thái.
- GV : Cho 2 hoặc 3 học sinh nhận định đánh giá, bao gồm cả những ý kiến trái chiều của HS.
- GV nêu câu hỏi : 
1) Em hãy cho biết cách sống của gia đình ông Thái như thế nào ? Nơi em sống có trường hợp kì lạ thế này không ? 
2) Từ một tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, cách giải quyết, ứng xử của mỗi người có khác nhau không ?
3) Làm thế nào để chúng ta có thể có cách ứng xử, lý giải, giải quyết vấn đề một cách phù hợp, đúng đắn ?
- GV gọ lần lượt HS trả lời.
- GV chốt lại : Trong cuộc sống, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách giải quyết, ứng xử khác nhau. Vì sao lại như vậy ? Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh ( hay còn goi là thế giới quan) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó ( phương pháp luận ) nhiều khi hoàn toàn khác nhau. Để đạt được kết quả tốt nhất trong mỗi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải trang bị TGQ và PPL khoa học, đúng đắn. Vậy chúng ta tìm thấy TGQ- PPL ở môn khoa học nào ? TGQ – PPL nào được coi là đúng đắn và khoa học ? Làm thế nào để chúng ta có được cho mình TGQ – PPL khoa học ? Những câu hỏi này sẽ được chúng ta tìm câu trả lời tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_trong_viec_hinh_thanh_the_gi.doc
  • docxBáo cao Cac đe tai SKKN đã đat giải.docx
  • docM ỤC L ỤC.doc