Sử dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các chủ đề đạo đức - Giáo dục công dân 10 hướng tới hình thành và phát triển năng lực học sinh ở trường thpt

Sử dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các chủ đề đạo đức - Giáo dục công dân 10 hướng tới hình thành và phát triển năng lực học sinh ở trường thpt

 Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối dạy truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ , khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [2].

 Nhận thức được tầm quan trọng này, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức cho học sinh.

 Là một môn khoa học xã hội, môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất đạo đức cho học sinh, hình thành người lao động mới có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Tuy vậy, môn học này hiện nay vẫn chưa hấp dẫn, thu hút học sinh. Mặt khác, hiện nay trong thực tế, có một bộ phận thanh niên, học sinh đang có lối sống buông thả, mờ nhạt về lý tưởng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp. Đây là một hiện tượng đáng báo động cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

 Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình môn học thì yêu cầu đặt ra là phải cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Đại đa số giáo viên trong quá trình giảng dạy đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, lựa chọn phương pháp dạy học tích cực song đôi khi còn chưa nhận thức đầy đủ, chính xác, còn nhầm lẫn giữa phương pháp này và phương pháp kia (ví du: phương pháp nêu vấn đề và phương pháp tình huống). Vì vậy chưa khai thác và sử dụng hết vai trò, tác dụng của từng phương pháp trong quá trình dạy học.

 Để góp phần vào việc tìm kiếm và sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách hiệu quả, hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho các em thông qua bộ môn Giáo dục công dân, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các chủ đề đạo đức - Giáo dục công dân 10 hướng tới thình thành và phát triển năng lực học sinh ở trường THPT” làm đề tài SKNN.

 

docx 24 trang thuychi01 18375
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các chủ đề đạo đức - Giáo dục công dân 10 hướng tới hình thành và phát triển năng lực học sinh ở trường thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC - GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
	Người thực hiện: LÊ THỊ THÂN
	Chức vụ: Giáo viên
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối dạy truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ , khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [2].
 Nhận thức được tầm quan trọng này, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức cho học sinh.
 Là một môn khoa học xã hội, môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất đạo đức cho học sinh, hình thành người lao động mới có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Tuy vậy, môn học này hiện nay vẫn chưa hấp dẫn, thu hút học sinh. Mặt khác, hiện nay trong thực tế, có một bộ phận thanh niên, học sinh đang có lối sống buông thả, mờ nhạt về lý tưởng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp. Đây là một hiện tượng đáng báo động cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
 Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình môn học thì yêu cầu đặt ra là phải cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Đại đa số giáo viên trong quá trình giảng dạy đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, lựa chọn phương pháp dạy học tích cực song đôi khi còn chưa nhận thức đầy đủ, chính xác, còn nhầm lẫn giữa phương pháp này và phương pháp kia (ví du: phương pháp nêu vấn đề và phương pháp tình huống). Vì vậy chưa khai thác và sử dụng hết vai trò, tác dụng của từng phương pháp trong quá trình dạy học.
 Để góp phần vào việc tìm kiếm và sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách hiệu quả, hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho các em thông qua bộ môn Giáo dục công dân, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các chủ đề đạo đức - Giáo dục công dân 10 hướng tới thình thành và phát triển năng lực học sinh ở trường THPT” làm đề tài SKNN.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài, nhằm làm rõ vai trò, thế mạnh của phương pháp giải quyết tình huống theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ở một số chủ đề đạo đức lớp 10. Qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp tình huống: Đi sâu nghiên cứu, khai thác những ưu điểm của phương pháp này, vận dụng vào thiết kế bài dạy đạt hiệu quả cao, nhất là đối với các chủ đề đạo đức lớp 10, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp tra cứu, thu thập tài liệu, xử lý thông tin; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa...
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng hệ thống câu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh...
- Nhóm phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Bàn về phương pháp giải quyết tình huống trong day học, thời gian qua đã có rất nhiều cuốn sách, bài viết đề cập đến vấn đề này nhưng hầu hết chỉ mới đề cập nhiều về mặt lý luận mà chưa vận dụng nó vào giảng dạy cụ thể ở một số đơn vị kiến thức môn Giáo dục công dân, đặc biệt là học phần công dân với đạo đức Giáo dục công dân10.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, bản thân mong muốn góp phần cùng với các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân có những hiểu biết cơ bản, đầy đủ về phương pháp giải quyết tình huống. Từ đó, vận dụng vào thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao nhất.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
2.1.1. Quan niệm về phương pháp giải tình huống
Cũng như các phương pháp dạy học khác, đối với phương pháp dạy học tình huống để đưa ra một quan niệm được mọi người chấp nhận là việc làm không dễ. Trên thực tế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp giải quyết tình huống. Ở đây, cá nhân tôi tạm nêu một quan niệm, một cách hiểu mà bản thân cho là phù hợp nhất.
Phương pháp giải tình huống là thông qua một câu chuyện, nhằm tạo ra tình huống “ như thật”, trong đó các chủ thể có những cách xử lý khác nhau, thậm chí là không biết phải xử lý thế nào. Từ đó, học sinh phải đánh giá, phải nhận xét về cách xử lý đó hoặc đưa ra cách xử lý của mình [5].
Là một phương pháp dạy học tích cực, nếu sử dụng phương pháp này có hiệu quả, không chỉ đơn thuần là nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn giúp học sinh hình thành thói quen độc lập suy nghĩ, tư duy, biết hợp tác với bạn bè để giải quyết các vấn đề đặt ra. Tức là, chúng đang hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cần thiết như: năng lực nhận biết vấn đề, đánh giá vấn đề, giao tiếp, bày tỏ thái độ và quan điểm của mình....
2.1.2. Cấu trúc của một tình huống
Thông thường một tình huống gồm có 3 phần :
- Phần mở đầu: Nêu viết tắt bối cảnh của các sự kiện trong tình huống. 
- Phần nội dung tình huống: Mô tả diễn biến trên các sự kiện trong tình huống (các dữ kiện).
- Phần kết thúc: phân tích, bình giá về các sự kiện đó.
2.1.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp tình huống
* Ưu điểm: 
- Giúp học sinh tiếp cận nôi dung học tập không chỉ bằng lí thuyết mà được gắn liền với một tình huống cụ thể, điển hình.
- Giúp học sinh nâng cao tư duy và suy nghĩ độc lập.
- Giúp học sinh nhận thức được rằng những vấn đề thảo luận không chỉ về một chủ đề duy nhất hoặc không chỉ có một câu trả lời duy nhất.
- Phát triển các kĩ năng vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong các lĩnh vực khác nhau. 
- Phát triển khả năng thích ứng các tình huống khác nhau (đây chính là mục tiêu của phương pháp dạy học hiện đại).
- Nâng cao lòng tin của bản thân trong việc giải quyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống.
- Tăng cường hiểu biết và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm thông qua việc giải quyết tình huống.
* Nhược điểm: 
- Việc xây dựng một tình huống dạy học là việc không đơn giản. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm chuyên môn, vốn hiểu biết sâu rộng, nhất là những vấn đề liên quan đến môn học. 
- Học sinh tốn khá nhiều thời gian đề giai quyết tình huống và rút ra tri thức cần thiết. Vì vậy, các tình huống phải được khai thác điển hình để tránh lãng phí thời gian của học sinh .
- Học sinh dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống, dễ nản chí khi gặp tình huống khó hoặc không nhiệt tình khi tham gia tình huống thiếu hấp dẫn. 
- Nhiều tình huống tốn kém tài chính (đầu tư trang phục, dựng cảnh,...), khó thực hiện.
2.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với viêc sử dụng phương pháp tình huống
* Về nội dung :
- Tình huống phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ và điều kiện cũng như quỹ thời gian cho phép khi đua tình huống cho một bài dạy hay tiết dạy nhằm nâng cao sự nổ lực trí tuệ của học sinh cả lớp.
- Tình huống phải có chất lượng và hay (đúng bản chất vấn đề và sát đối tượng) để học sinh định hướng được cách xử lí một cách chính xác.
- Tình huống phải nhằm định hướng, nghĩa là giúp học sinh chú ý đến một vấn đề gì, vào ý hoặc một tri thức nào đó mà giáo viên cần hỏi.
- Tình huống đặt ra phải kích thích được trí thông minh và tư duy sáng tạo, khoa học, hướng tới rèn luyện năng lực học sinh.
- Tình huống phải đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng, sự vật không chỉ theo những tình huống đó mà theo tính chỉnh thể, toàn vẹn của cuộc sống.
* Về số lượng: 
 Thật khó để có thể đưa ra một con số cụ thể về số lượng tình huống cho mỗi tiết dạy, bài dạy. Bởi vì, nó còn phụ thuộc vào đơn vị kiến thức của mỗi bài và đối tượng lĩnh hội tri thức. Vì vậy, giáo viên cần dựa trên việc xác định đơn vị kiến thức, nội dung, xác định trọng tâm kiến thức của bài để đề ra số lượng tình huống cho phù hợp.
* Về hình thức: 
- Tình huống mà giáo viên đặt ra phải ngắn gọn, rõ ràng, không nên dùng các thuật ngữ trìu tượng, không phổ thông; không nên gộp những vấn đề không hoàn toàn thống nhất với nhau trong một tình huống. 
- Độ dài và độ phức tạp cũng như từ ngữ trong tình huống phải phù hợp với đối tượng học sinh. 
- Khi đặt câu hỏi cho tình huống, giáo viên cần tránh những câu hỏi mà trong khi hỏi đã chứa đựng câu trả lời. Nếu không vô hình chung giáo viên đã định sẵn câu trả lời cho học sinh. 
- Khi soạn tình huống, giáo viên cần phải chú ý đến các dạng tình huống. Mỗi dạng tình huống đều có một chức năng nhất định. Vì vậy, giáo viên nên vận dụng tình huống ở tất cả các bước lên lớp, tránh sự nhàm chán và gây hứng thú cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu áp dụng SKKN
2.2.1. Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy, điều tra, phỏng vấn đồng nghiệp và học sinh cho thấy: Mặc dù phương pháp tình huống đã được nghiên cứu rất nhiều và tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt là đối với việc giảng dạy các bài đạo đức môn Giáo dục công dân. Song trên thực tế, việc sử dụng phương pháp này vẫn chưa được giáo viên và học sinh quan tâm một cách sâu sắc, chưa chú trọng sử dụng nhằm phát huy hiệu quả của nó.
2.2.2. Kết quả thực trạng
Kết quả của thực trạng trên được phản ánh ở hai khía cạnh sau:
- Chất lượng giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân chưa đạt hiệu quả cao; chưa thể hiện đúng vai trò, vị trí và nhiệm vụ của môn học là trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho học sinh.
- Kết quả giáo dục của môn học còn kém hiệu quả. Bởi lẽ, nó chưa lôi kéo được học sinh cùng tham gia đánh giá, phân tích những chuẩn mực của xã hội. Đặc biệt là học sinh chưa tự mình rút ra được bài học bổ ích, những phẩm chất tốt đẹp cần thiết để tự hoàn thiện nhân cách của mình, để sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Cả giáo viên và học sinh đều chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí của môn Giáo dục công dân. Đại đa số xem đây là môn học phụ và bắt buộc phải học.
- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học truyền thống nên chưa tạo ra hứng thú, sự hấp dẫn đối với học sinh.
- Môn học này ở nhà trường chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức, thậm chí còn bị phân biệt, đối xử với các môn khoa học khác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các dạng tình huống trọng dạy học
Để phương pháp tình huống trở thành phương pháp dạy học tích cực, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải nắm được và nên vận dụng các dạng tình huống sau đây: 
Thứ nhất: Tình huống khởi động (vào bài mới).
Khi giảng bài, giáo viên thường sử dụng lời nói của mình để dẫn dắt học sinh vào bài học. Sử dụng phương pháp tình huống, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh bằng tình huống cụ thể. 
Thứ hai: Tình huống hình thành kiến thức: (dẫn dắt học sinh hình thành tìm hiểu kiến thức của từng phần của bài học). 
Đây là những tình huống mà giáo viên chọn lọc xây dựng đưa ra nhằm cung cấp, trang bị, hình thành cho học sinh những tri thức mới. Tức là, sau khi phân tích và xử lí học sinh sẽ rút ra và đạt được tri thức mới.
Thứ ba: Tình huống nâng cao.
Đây là tình huống dạy học mà giáo viên đưa ra với dụng ý nâng cao tri thức cho học sinh. Trên cơ sở kiến thức đã học, học sinh sẽ phải phân tích, giải quyết những yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Từ đó, rút ra ý nghĩa, các giá trị ... giúp cho học sinh hiểu sâu hơn, khái quát hơn vấn đề đã được học.
Thứ tư: Tình huống củng cố.
Đây là những tình huống đưa ra nhằm củng cố lại cho học sinh nắm chắc hơn những kiến thức, những tri thức đã được học. Loại tình huống này thường được sử dụng nhiều trong luyện tập, củng cố bài học.
Thứ năm: Tình huống mở rộng.
Đây là những tình huống mà giáo viên đưa ra với dụng ý mở rộng tri thức cho học sinh, trên cơ sở những kiến thức đã có, đã được học. Để giải quyết được những tình huống mở rộng theo yêu cầu của giáo viên, học sinh cần phải biết liên tưởng xâu chuỗi những kiến thức đã có, những vấn đề, những sự kiện liên quan, nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra. Loại tình huống này thường được sử dụng nhiều trong phần mở rộng của bài học. 
2.3.2. Các bước thực hiện trong quá trình sử dụng phương pháp tình huống
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung giảng dạy cụ thể mà thông qua các tình huống học sinh phải đạt được .
Bước 2: Cần phân tích trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lí, xã hội của học sinh để xác định mức độ “có vấn đề” và các năng lực cần hướng tới cho học sinh của tình huống. 
Bước 3: Xây dựng tình huống dạy học.
Giáo viên cần phải thu thập tình huống, phân tích lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện, dự kiến khả năng nhận thức, kỹ năng và thái độ của học sinh khi làm việc trong môi trường các sự kiện đó. 
+ Nếu việc lựa chọn tình huống dạy học bằng cách lựa chọn tình huống trong thực tế thì tình huống đó phải điển hình và có tính thời sự, đồng thời phải có gia cộng thêm về phương diện sư phạm.
+ Nếu tình huống do giáo viên xây dựng thì phải đảm bảo nguyên tắc “như thật”. Tức là, các sự kiện trong tình huống phải gắn liền với thời gian, không gian, địa điểm và con người cụ thể.
Bước 4: Chuẩn bị các câu hỏi, các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giải quyết tình huống của học sinh. 
Bước 5: Lập kế hoạch thực hiện và dự kiến những tình huống phát sinh. 
Bước 6: Tổ chức thực hiện.Giáo viên có thể thực hiện bằng 2 cách: 
Cách 1: Giáo viên giới thiệu tình huống cho học sinh. Tức là cung cấp thông tin bằng tình huống (đọc trước lớp, phát tài liệu, trình chiếu bằng video...) và nêu rõ công việc học sinh cần thực hiện, mục đích cần đạt.
Cách 2: Tổ chức cho học sinh hành động với tình huống. Tức tổ chức cho học sinh tham gia đóng kịch (kịch bản có thể là giáo viên cung cấp hoạc có thể là do học sinh tự chuẩn bị nhưng nên khuyến kích học sinh viết kịch bản). Sau đó, yêu cầu học sinh thảo luận về tình huống.
2.3.3. Thử thiết kế một số chủ đề đạo đức lớp 10 theo phương pháp tình huống
Chủ đề: Quan niệm về đạo đức và một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
I. Mục đích, yêu cầu: Học xong chủ đề này học sinh cần đạt được [1]:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
- Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật .
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
- Biết giữ gìn nhân phẩm, danh dự, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và của xã hội.
3.Về thái độ:
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
II. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Năng lực tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.
- Năng lực độc lập tư duy, suy nghĩ.
- Năng lực về các thao tác hoạt động của tư duy (phân tích, tổng hợp, chứng minh).
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác với bạn bè.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III. Nội dung tình huống:
Tình huống 1: (Sử dụng cho đơn vị kiến thức: Quan niệm về đạo đức)
Hôm chủ nhật vừa qua, trên một chuyến xe buýt về Nga Sơn thăm nhà bạn. Hải đang nói chuyện vui vẻ với các bạn đi cùng. Đến trạm đỗ xe buýt, xe dừng lại và một người phụ nữ mang bầu bước lên. Lúc này, xe đã hết chỗ ngồi. Thấy chị đứng tựa vào thành ghế với dáng vẻ mệt mỏi, Hải đứng dậy và mời chị ngồi vào chỗ của mình. Chị mỉm cười và cảm ơn Hải. Hải đáp lại lời cảm ơn của chị bằng một thái độ nhã nhặn, vui vẻ: “Không có gì đâu chị ạ!”. Lúc đó, mấy người bạn của Hải nói nhỏ với nhau: “Bày đặt, có quen đâu mà nhường chỗ, giờ thì tha hồ mà đứng!” [3].
* Câu hỏi: 
1. Vì sao Hải lại nhường chỗ cho một người phụ nữ mà mình không quen biết?
2. Nếu là em, trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào?
* Định hướng trả lời:
1. Hải đã nhường đã nhường chỗ cho người phụ nữ mình không quên biết vì: Người phụ nữ đó đang mang thai, lại đi xa vất vả nên rất cần dược giúp đỡ. Vì vậy, Hải thấy mình cần phải và tự nguyện nhường nhịn, giúp đỡ chị. Hành động đó vừa thể hiện nét đạo đức của người học sinh: lễ phép, kính trọng, giúp đỡ, nhường nhịn người khác (nhất là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai...), vừa thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông, phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.
2. Nếu ở trong trường hợp đó, em cũng sẽ xử lý như Hải và không tán thành với lời nói và thái độ của các bạn đi cùng. Bởi vì, hành vi của Hải là hành vi đạo đức, mang tính nhân văn sâu sắc. Hành động đó rất đáng được trân trọng, các bạn đã không đồng tình, không ủng hộ lại còn mỉa mai, giễu cợt. Điều đó chứng tỏ, các bạn ấy thiếu văn hóa, thiếu đạo đức, chỉ biết đến mình còn không quan tâm đến những người xung quanh. 
Tình huống 2: (Sử dụng cho đơn vị kiến thức: Nghĩa vụ).
 Trên đường đi học về, ngang qua con đường dẫn vào trường THPT X, Mai nhìn thấy có nhiều mảnh vở chai thủy tinh vương vãi trên đường. Mặc dù trời rất nắng, bụng lại đói nhưng Mai vẫn dựng xe bên lề đường, em tỉ mỉ nhặt hết từng mảnh chai vỡ vụn bỏ vào thùng rác. Làm xong, Mai vui vẻ và yên tâm trở về nhà [3].
* Câu hỏi: Bạn Mai có bắt buộc phải làm điều đó không? Tại sao bạn ấy lại làm như vậy?
* Định hướng trả lời:
- Không ai bắt buộc Mai phải làm như vậy mà bạn ấy làm điều đó là hoàn toàn tự nguyện, tự giác vì một tinh thần cao đẹp “mình vì mọi người”. Việc làm của bạn ấy tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì vô cùng lớn, rất đáng để mọi người trân trọng, học tập và noi theo.
- Bạn Mai làm một việc tưởng như bình thường đó vì bản thân là một người sống có trách nhiệm. Trách nhiệm không chỉ đối với bản thân, gia đình mình mà còn đối với cả những người xung quanh, đối với cộng đồng và xã hội. Việc làm đó chứa đựng tình cảm, sự quan tâm đối với tất cả mọi người. Thông qua việc làm này, chúng ta thấy rằng Mai là một công dân sống có nghĩa vụ với cộng đồng.
Tình huống 3: (Sử dụng cho đơn vị kiến thức: Lương tâm).
 Trong cuộc sống, tuy có những việc đã qua rồi nhưng vẫn còn làm ta day dứt mãi. Đối với Hùng cũng vậy:
 Thứ 7 tuần trước, vì muốn mua quà sinh nhật bạn nên Hùng đã nói dối mẹ xin 50.000 đồng để nộp tiền quỹ lớp. Mẹ tin lời nói đó của Hùng là thật nên đã cho tiền ngay (vì Hùng chưa bao giờ nói dối). Tâm sự với các bạn về nỗi day dứt của mình, các bạn động viên: “Không sao đâu! Mình vẫn trong sáng vì mình có xin tiền để tiêu xài đâu”. Nghĩ thế, nhưng Hùng vẫn cảm thấy day dứt và Hùng đã quyết định nói sự thật với mẹ [3].
* Câu hỏi:
1. Mặc dù không phải là chuyện xấu, nhưng vì sao Hùng lại cứ day dứt mãi về việc làm đó của mình?
2. Theo em, khi nào một người cảm thấy cắn rứt (ân hận, xấu hổ...) về việc làm hay ý nghĩ của mình? Nếu rơi vào các trường hợp đó em sẽ giải quyết như thế nào?
* Định hướng trả lời:
1. Hùng cảm thấy day dứt mãi về việc làm của mình vì: Hùng cảm thấy có lỗi với mẹ. Mẹ đã tin tưởng, vậy mà bạn ấy đã nói dối mẹ, đã tự mình phá vỡ lòng tin đó và thay vào là một niềm tin không có thực.
2. Một người sẽ cảm thấy cắn rứt (xấu hổ, hối hận...) về việc làm hay suy nghĩ của mình, khi người đó tự nhận thức, đánh giá được hành vi của mình: việc làm của mình gây ra hậu quả gì, tác hại gì

Tài liệu đính kèm:

  • docxsu_dung_phuong_phap_tinh_huong_vao_giang_day_cac_chu_de_dao.docx