SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học tiết 2 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Môn Giáo dục công dân lớp 10 thông qua dạy học tích hợp liên môn

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học tiết 2 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Môn Giáo dục công dân lớp 10 thông qua dạy học tích hợp liên môn

Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này.

Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học, trong đó có môn Giáo dục công dân - một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.

 

docx 23 trang thuychi01 8791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học tiết 2 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Môn Giáo dục công dân lớp 10 thông qua dạy học tích hợp liên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIẾT 2 BÀI 7: 
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI 
NHẬN THỨC - MÔN GDCD LỚP 10 THÔNG QUA 
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN 
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân.
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
3
Lý do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu 
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để dạy học tích hợp liên môn
5
2.3.1. Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong bài học
5
2.3.2. Xác định các phương pháp để dạy học tích hợp
6
2.3.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài 7 tiết 2: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - môn GDCD lớp 10.
6
 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
 3.1. Kết luận
20
 3.2. Đề xuất
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này. 
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học, trong đó có môn Giáo dục công dân - một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. 
Hiện nay, khi mà tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì ở nước ta nguyên tắc này còn khá xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên còn không biết đến khái niệm, bản chất của dạy học tích hợp là gì? Vì vậy, để làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân, trong phạm vi đề tài này, tôi xin giới thiệu những kiến thức liên môn cần tích hợp trong một tiết học cụ thể vào dạy tiết 2 bài 7 : Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - môn Giáo dục công dân lớp 10 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn đó là: kiến thức ngữ văn, lịch sử, sinh học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Đánh giá được thực trạng học tập môn GDCD ở trường trung học phổ thông. Đặc biệt là bài 7 “Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” - môn GDCD lớp 10. Thông qua đó góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn GDCD bằng việc tìm hiểu, sưu tầm và vận dụng các kiến thức liên môn vào bài học một cách hợp lí, tạo cho các em sự đam mê, yêu thích môn GDCD. Từ đó, giúp các em biết tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và hiệu quả giảng dạy môn GDCD.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A5 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017 ở trường THPT Thọ xuân 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khái quát hóa các kinh nghiệm giảng dạy: Phương pháp này được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Thông qua thực tế giảng dạy tại các lớp 10A1 10A2,10A3 và 10A5 trường THPT Thọ xuân 4.
- Phương pháp điều tra đánh giá: điều tra sau khi thực hiện giáo án thực nghiệm, thông qua việc giao bài tập, củng cố bài học kết hợp với giờ kiểm tra đánh giá ở lớp và kết quả bộ môn cuối năm học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn.
Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Vì vậy, việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đối với môn giáo dục công dân mục tiêu giáo dục con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là một môn học mà tri thức vừa mang tính trừu tượng, vừa gắn với thực tiễn, gắn liền với các mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại, vì vậy cũng là một môn học hình thành chủ yếu kỹ năng sống cho học sinh. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học, vì vậy một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học. 
 Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dân. Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ Giáo dục công dân trở nên sôi động hơn với những bài thơ, bài văn, những nhân vật lịch sử, nhân vật văn học, kiến thức địa lí, sinh học Vì thế các vấn đề lý thuyết trong môn Giáo dục công dân được cụ thể hóa sinh động, trực quan bằng những bức tranh, hình ảnh phong phú,  Qua đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn giáo dục công dân ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp hơn trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng học tích hợp liên môn .
Bài Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (tiết 2) là một trong những bài nằm trong phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận. Nội dung tương đối khó và trựu tượng trong chương trình GDCD lớp 10. Vậy, làm thế nào để bài học nhẹ nhàng và dễ hiểu, các kiến thức không quá khó và khô khan đối với học sinh luôn là vấn đề được giáo viên quan tâm. Vì vậy, tích hợp dạy học liên môn, vận dụng kiến thức nhiều môn học để làm rõ nội dung bài học là hợp lí và thiết thực để học sinh thấy được tầm quan trọng của tất cả các môn học trong việc chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, trong đó có môn GDCD. 
Tuy nhiên, để dạy học tích hợp liên môn đạt hiệu quả, có tính thực tiễn, sinh động và hấp dẫn đối với học sinh thì bản thân giáo viên và học sinh cũng gặp những khó khăn nhất định:
       - Đối với giáo viên:
              + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
              + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
           + Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
      - Đối với học sinh:
              + Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
              + Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để dạy học tích hợp liên môn.
         Để nâng cao hiệu quả của bài học thông qua việc tích hợp kiến thức liên môn, bản thân tôi đã thực hiện các bước sau:
 2.3.1. Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong bài học (văn học, lịch sử, sinh học)
 2.3.2. Xác định các phương pháp để dạy học tích hợp như: 
 + Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề (xử lí tình huống)
 + Phương pháp thảo luận nhóm
 + Phương pháp dạy học theo dự án.
   + Phương pháp trực quan.
             + Liên hệ thực tế và tự liên hệ thực địa.
 2.3.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài 7 tiết 2: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - môn GDCD lớp 10.
1. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học sẽ đạt được trong dự án:
1. Kiến thức:
 1.1.Môn GDCD
  Hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 
 1.2. Môn Văn học 
   Nêu được các câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về kinh nghiệm của ông cha ta trong thực tiễn, cuộc sống.
 1.3. Môn lịch sử
   Hiểu được đời sống của nhân dân ta dưới chế độ thực dân Pháp và phát xít Nhật trước năm 1945 và nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tháng 8 -1945.
 1.4. Môn Sinh học 
  Biết được thành tựu của các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, y học (VD: cây cà chua, thuốc chữa bệnh...).
2. Kỹ năng
2.1. Môn GDCD 
 Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. 
2.2. Môn Văn học 
  Vận dụng được các câu ca dao, tục ngữ trong văn học để thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
2.3 Môn lịch sử 
  Biết vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích được nguyên nhân của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới chế độ thực dân Pháp và phát xít Nhật.
2.4. Môn Sinh học
 Biết được mục đích của việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, y học (VD: cây cà chua, thuốc chữa bệnh...)vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ
3.1. Môn GDCD
 Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống thường ngày. 
3.2. Môn Văn học
Coi trọng những kinh nghiệm của ông cha ta trong quá trình lao động sản xuất thông qua các câu ca dao, tục ngữ.
3.3. Môn Lịch sử
 Tôn trọng thành quả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta và có ý thức rèn luyện, học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.4. Môn Sinh học
Tin tưởng và ủng hộ việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp, y học.
4. Thiết bị dạy học và tài liệu
 4.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: 
  - Màn hình chiếu, máy vi tính.
  - Các hình ảnh về tai nạn giao thông, sự áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới chế độ thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh trái đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của nó.
  - Các hình ảnh về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta thời kì thực dân Pháp và phát xít Nhật.  
 -  Các hình ảnh về việc phát minh ra máy hơi nước, máy tính, máy nông nghiệp...phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.
 4.2. Tài liệu sử dụng
  - SGK GDCD lớp 10 - Bộ GD – ĐT
  - SGK môn Văn học lớp 7- Bộ GD – ĐT
  - SGK môn Văn học lớp 10- Bộ GD – ĐT
  -  SGK môn Lịch sử lớp 11- Bộ GD – ĐT
  -  SGK môn Sinh học lớp 12 - Bộ GD – ĐT
  - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học dự án
    + Các trang web và phần mềm sử dụng dạy học: Microsoft Office PowerPoint,    
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
 Giới thiệu bài:  
 Đại văn hào J. gớt đã từng nói: “Lí luận toàn là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Các em suy nghĩ như thế nào về câu nói trên?
      Quả thật lí luận toàn màu xám sẽ là cứng nhắc, nói suông..khi lí luận xa rời thực tiễn sinh động của cuộc sống. Vậy phải làm thế nào để lí luận không còn là màu xám? Phải làm thế nào để lí luận trở nên sinh động, tràn trề sức sống như cuộc sống vốn đang sinh sôi? Làm thế nào để lí luận có thể truyền cho chúng ta những sinh khí mạnh mẽ mà nó đã và đang chắt lọc từ cuộc sống.Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo của bài 7, phần 3: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. (Sile 2): 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Giúp học sinh hiểu thực tiễn là cơ sở của nhận thức
-  Tích hợp kiến thức môn văn học.
GV: Chiếu nội dung đoạn ca dao (Sile 3):
 “Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
 Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
 Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng”
GV: Mời một học sinh đọc đoạn ca dao và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: 
1. Vì sao người nông dân nói trên phải quan sát thế giới xung quanh mình?
2. Việc quan sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh như: Trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày, đêm.. đem lại cho họ điều gì?
3. Suy cho cùng những hiểu biết mà người nông dân nói trên có được bắt nguồn từ đâu?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Bổ sung và kết luận:
1. Để hoạt động sản xuất diễn ra đúng mùa vụ, đạt hiệu quả nên người nông dân nói trên phải quan sát thế giới xung quanh.
2. Việc quan sát các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh đem lại cho người nông dân những hiểu biết, những tri thức, kinh nghiệm về thế giới xung quanh: Trời (thiên văn), đất (địa chất, địa lí), mây, mưa, nắng (khí tượng thủy văn), ngày, đêm (lịch)nhằm giúp công việc cuả họ trở nên hiệu quả hơn.
3. Những hiểu biết mà người nông dân có được bắt nguồn từ những đòi hỏi của quá trình lao động sản xuất nông nghiệp của chính họ.
GV: Nhận thức của con người được bắt nguồn từ đâu? (Sile 4):
GV: Qua thực tiễn sản xuất ông cha ta đã rút ra được những kinh nghiệm gì? Em hãy nêu các câu ca dao, tục ngữ nói lên kinh nghiệm đó của ông cha ta trong lao động sản xuất ?(Sile 5):
HS: Suy nghĩ và nêu các câu tục ngữ
GV: Nhận xét và nêu lên một số câu tục ngữ của ông cha ta.
Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống
Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa
Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
Nắng tháng tám rám trái bưởi
Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa
GV: Những điều được dân gian đúc kết nói trên có phải là tri thức hay không ? (Sile 6):
HS: Trả lời 
GV bổ sung và kết luận: Đó chính là những tri thức, kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ của những người dân lao động 
GV hỏi: Con người đã phải làm gì để có được những hiểu biết đó?
HS: trả lời 
GV bổ sung kết luận: Con người phải không ngừng quan sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. 
GV cho HS lấy ví dụ: (Sile 7):
+ Từ quan sát bầu trời => có kiến thức về vũ trụ, thiên văn
+ Từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường các vật thể => Toán học ra đời... 
+ Từ quan sát chim bay => phát minh ra máy bay
GV: Lý do nào đã thúc đẩy con người quan sát thế giới xung quanh?
GV bổ sung và kết luận: Quá trình hoạt động lao động sản xuất của con người hay nói cách khác, đó là hoạt động thực tiễn của con người.
GV: Vậy thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? (Sile 8):
HS: trả lời 
GV kết luận : 
GV liên hệ việc học tập của học sinh
GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ trong việc học tập để thấy được thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
HS: Trả lời
GV nhận xét và bổ sung: Trong  học tập luôn đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập và học kiến thức mới, khó  Khi giải quyết được thì nhận thức của các em sẽ được nâng cao.
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan tư liệu - Giúp học sinh hiểu thực tiễn là động lực của nhận thức
GV: Chiếu một số hình ảnh về vi phạm giao thông và tai nạn giao thông cho học sinh xem (Sile10)
GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem các hình ảnh trên?
HS: Trả lời
GV bổ sung và nhận xét
GV đặt vấn đề và nêu tiếp câu hỏi: 
- Qua hình ảnh, hãy cho biết thực tế đó đặt ra yêu cầu gì với con người chúng ta? (Sile 11)
- Nhờ xe máy mọi người có thể di chuyển nhanh hơn nhưng cũng dễ sảy ra tai nạn hơn.
GV: Để giảm thiểu nguy hiểm cho con người khi sảy ra tai nạn xe máy, người ta đã phải đề ra cái gì? (Sile 12)
HS: trả lời
GV kết luận: Trang bị mũ bảo hiểm
GV tiếp tục đặt vấn đề và nêu câu hỏi: Ngoài việc có thể gây tai nạn, thì việc chạy động cơ bằng xăng đã khiến cho xe máy trở thành một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 
GV: Để khắc phục những hạn chế nêu trên, theo các em người ta tiếp tục phải làm gì?
HS: trả lời
GV bổ sung và kết luận: Phải tìm ra nguồn nhiên liệu mới vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa có giá thành phù hợp. Công việc đó đang được nhiều người, nhất là các nhà khoa học, các nhà sáng chế tích cực tham gia hưởng ứng.
GV: Qua ví dụ trên ta thấy nhận thức của con người có bao giờ dừng lại không? Vì sao? (Sile 13)
HS: trả lời
GV kết luận: Không, vì thực tiễn luôn luôn vận động đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi nhận thức phải giải quyết.Thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ đó do thực tiễn đặt ra mà nhận thức của con người không ngừng phát triển.
- Tích hợp kiến thức môn lịch sử.
GV chiếu hình ảnh của nhân dân Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp và phát xít Nhật trước năm 1945 (Sile 14)
GV đặt câu hỏi: Qua các hình ảnh trên em hãy cho biết đời sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật như thế nào?
HS: Trả lời
GV nhận xét và bổ sung: Qua các hình ảnh trên cho chúng ta thấy được dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhân dân ta bị bóc lột một cách dã man. Hàng triệu con người Việt Nam ta lúc bấy giờ bị chết đói. 
GV nêu câu hỏi:  Thực tế đó đặt ra cho nước ta  nhiệm vụ gì? (Sile 15)
HS:  Trả lời.
GV bổ sung: Thực tế đó đặt ra nhiệm vụ phải đánh đuổi Thực dân Pháp, giải phóng con người khỏi sự áp bức bóc lột, giành độc lập cho dân tộc.
GV đặt câu hỏi: Từ những phân tích nêu trên ta thấy thực tiễn còn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
HS: trả lời
GV kết luận: Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp đàm thoại, giải thích - Giúp học sinh hiểu được thực tiễn là mục đích của nhận thức.
GV: Một phát minh có giá trị đối với con người khi nào?  Cho ví dụ chứng minh? 
(Sile 16)
Phát minh khoa học => Ứng dụng cuộc sống
GV yêu cầu HS lấy các ví dụ để chứng minh thực tiễn là mục đích của nhận thức?
HS: Lấy ví dụ
GV: nhận xét và bổ sung các ví dụ của học sinh 
- Tích hợp kiến thức môn Sinh học
VD: Từ đại dịch H5N1 người ta đã tìm ra thuốc trị bệnh H5N1.
GV lấy ví dụ: Chiếu hình ảnh về việc ứng dụng thành tựu của khoa học đối với cây cà chua.
GV giải thích: Như chúng ta biết cà chua là một loại quả nhanh hư nên khó vận chuyển đi xa (Sile 17).
GV: Vì vậy các nhà khoa học người ta đã nghiên cứu bằng cách làm bất hoạt gen sản sinh Etilen làm chậm quá trình chín của quả cà chua nên có thể bảo quản được lâu và di chuyển được xa. 
GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em nếu các nghiên cứu khoa học không được áp dụng vào thực tiễn thì các nghiên cứu đó có giá trị không? 
HS: Trả lời
GV kết luận: Nếu các nghiên cứu khoa học không được đưa vào thực tiễn thì các nghiên cứu đó sẽ không có giá trị và trở nên vô nghĩa
GV đặt câu hỏi: Từ sự phân tích trên e

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tiet_2_bai_7_thuc_tien_va_vai.docx