SKKN Sử dụng chuyện kể, thơ, tục ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 13 – Công dân với cộng đồng – sách GDCD 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Sử dụng chuyện kể, thơ, tục ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 13 – Công dân với cộng đồng – sách GDCD 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hiện nay, sự nghiệp Giáo dục đào tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Chính vì vậy việc phát triển Giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta. Làm thế nào để giáo dục đào tạo đạt kết quả vững chắc, làm thế nào để Giáo dục đào tạo giữ vai trò chủ đạo và làm thế nào để Giáo dục Việt Nam có thể phát triển kịp với nền giáo dục quốc tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “ Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.” [ 1]

 Một nhà hiền triết đã nói “ Mục tiêu của Giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống, hay cung cấp cung cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “ chân” và thực hành cái “ thiện” [2].

Đặc thù của môn Giáo dục công dân là kiến thức khô khan, khó hiểu, nặng về lí thuyết, học sinh coi thường môn học, không thích học.Vì vậy để gây hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải biết tìm tòi sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt phải biết “dẫn lối tâm hồn” để học sinh yêu thích môn học, bài học và say mê học tập. Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, song trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình tôi chỉ chọn một bài tiêu biểu của chương trình Giáo dục công dân lớp 10 để thực hiện với đề tài “ Sử dụng chuyện kể, thơ, tục ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 13 – Công dân với cộng đồng – sách GDCD 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.

 

doc 19 trang thuychi01 7835
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng chuyện kể, thơ, tục ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 13 – Công dân với cộng đồng – sách GDCD 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1. 1. Lý do chọn đề tài.
 Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hiện nay, sự nghiệp Giáo dục đào tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Chính vì vậy việc phát triển Giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta. Làm thế nào để giáo dục đào tạo đạt kết quả vững chắc, làm thế nào để Giáo dục đào tạo giữ vai trò chủ đạo và làm thế nào để Giáo dục Việt Nam có thể phát triển kịp với nền giáo dục quốc tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “ Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội...” [ 1]
 	Một nhà hiền triết đã nói “ Mục tiêu của Giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống, hay cung cấp cung cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “ chân” và thực hành cái “ thiện” [2]. 
Đặc thù của môn Giáo dục công dân là kiến thức khô khan, khó hiểu, nặng về lí thuyết, học sinh coi thường môn học, không thích học...Vì vậy để gây hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải biết tìm tòi sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt phải biết “dẫn lối tâm hồn” để học sinh yêu thích môn học, bài học và say mê học tập. Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, song trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình tôi chỉ chọn một bài tiêu biểu của chương trình Giáo dục công dân lớp 10 để thực hiện với đề tài “ Sử dụng chuyện kể, thơ, tục ngữ kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 13 – Công dân với cộng đồng – sách GDCD 10 nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
 Cùng với các môn học khác, môn Giáo dục công dân góp phần đào tạo ra những con người lao động mới, có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với gia đình và với chính bản thân mình. Tuy nhiên ở trường THPT môn Giáo dục công dân chưa được học sinh yêu thích và coi trọng, bởi nội dung kiến thức khô khan, khó hiểu, nặng về lí thuyết. Vì vậy để học sinh yêu thích môn học và bài giảng của mình, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Sử dụng chuyện kể, thơ, tục ngữ, kết hợp với sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy Bài 13 – Công dân với cộng đồng - Chương trình GDCD lớp 10 Nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh” làm đề nghiên cứu với mục đích phát triển năng lực tư duy tổng hợp và thực sự yêu thích đối với môn học.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Với đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và đưa vào bài dạy những câu chuyện ý nghĩa, gần gũi với nội dung bài học, những câu thơ, tục ngưc, thành ngữ mang ý nghĩa giáo dục cao, đồng thời kết hợp với việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
 Đối tượng để thực hiện đề tài là học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp trực quan, hình ảnh, câu chuyện minh họa.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
 - Quan điểm dạy học: Dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động, phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. [3]
 - Phương pháp dạy học: là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. Phương pháp dạy học là hình thức và cách thông qua đó bằng cách nào đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể. [ 3]
 Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Khoản 2, điều 28 luật giáo dục ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [ 4] 
 Cùng với các môn học khác môn giáo dục công dân đang góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Qua nghiên cứu trong những năm gần đây đã có một số đề tài viết về vấn đề nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD như đề tài “ Những phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1”, hay đề tài “ Sử dụng chuyện kể, thông tin cùng những tấm gương trong thực tiễn đời sống để giảng dạy phần Công dân với đạo đức – GDCD 10”. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu viết vào một bài dạy cụ thể nào.
Đi sâu tìm hiểu về thực trạng dạy học của giáo viên ở các trường THPT còn nhiều hạn chế, đó là giáo viên chưa chú ý đến việc tìm hiểu thật kỹ nội dung để từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp; Giáo viên chuẩn bị lên lớp còn sơ sài; Qua việc dự giờ của giáo viên trong nhóm bộ môn tôi nhận thấy giáo viên còn làm theo khuôn mẫu, trình tự nhất định, còn dập khuôn theo sách giáo khoa, không có tính sáng tạo. Vì vậy học sinh có thể biết thầy làm gì và dạy gì từ đó học sinh không có hứng thú trong học tập. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của học sinh, do đó làm giảm chất lượng môn học.
Qua điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD ở khối 10 – Trường THPT Triệu Sơn 5.
Lớp
Số học sinh
HS yêu thích vì môn học bổ ích
Vì GV giảng bài hấp dẫn
Vì kiến thức khó học khó hiểu
Vì thầy giảng bài không hấp dẫn
Lý do khác
10 B1
39
10
15
10
4
0
10 B2
44
12
16
10
4
2
10 B3
40
12
13
9
5
1
10 B4
37
15
12
5
5
0
Tổng
160
49 = 30,4 %
56 = 34,7%
34 = 21 %
18= 12 %
3 =1,9 %
 	Như vậy qua kết quả điều tra, ta nhận thấy có 30,4% học sinh cảm thấy thích môn học; 34,7% học sinh thích vì giáo viên giảng bài; 21 % học sinh thấy kiến thức khó hiểu; 12 % học sinh cho rằng giáo viên giảng bài không hấp dẫn...Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng về vị trí vai trò tầm quan trọng của môn GDCD, học sinh không hứng thú với môn học, thậm chí có học sinh còn chán, không chịu học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đó là do học sinh không thích học môn GDCD công dân vì kiến thức khô khan, khó hiểu và do giáo viên giảng bài không hấp dẫn.
 	Vì vậy để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học tìm tòi trăn trở và suy nghĩ để tìm ra giải pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh . Bằng những câu chuyện sưu tầm trong sách, báo, lịch sử, vận dụng những vần thơ, những câu tục ngữ, ca dao vào bài học để tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và giúp học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn, dễ nhớ hơn.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Sử dụng chuyện kể vào dạy bài 13 - Công dân với cộng đồng - chương trình GDCD 10.
2.3.1.1. Một số yêu cầu chuẩn bị .
 * Đối với giáo viên: 
 Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.
Giáo viên chuẩn bị sẵn sàng những câu chuyện mà mình sẽ kể
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh
Giành thời gian phù hợp cho các em chuẩn bị 
Nghiên cứu phương pháp phù hợp để kết hợp với câu chuyện nhằm đem lại hiệu quả cao.
 Bước 2: Giáo viên kể chuyện minh họa cho học sinh nghe
 Giáo viên có thể đọc một câu chuyện trong sách, báo đã chuẩn bị hoặc tự kể bằng ngôn ngữ của mình.
 Bước 3: Kết luận.
 Qua những câu chuyện đã kể, giáo viên cùng với học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là nội dung bài học mà giáo viên cần truyền tải đến học sinh.
* Đối với học sinh:
Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa
Rút ra nội dung bài học sau khi nghe nội dung chuyện kể
Vận dụng và liên hệ với thực tiễn xung quanh.
2.3.1.2. Sử dụng chuyện kể kết hợp với phương pháp nêu vấn đề.
 Đối với một tiết học yếu tố để tạo nên sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với học sinh, có những giáo viên bắt đầu bằng một vài thông tin thời sự ngày hôm qua, những tin tức nổi bật trên báo, hay tình thế giới hiện nay thế nào, hoặc giáo viên có thể kể một câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học. Với tôi để tạo hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốn các em vào tiết học của mình tôi đã kể cho các em nghe một câu chuyện về người sói ở Ấn Độ: “ Số phận của những trẻ em bị tách khỏi xã hội loài người”
 Ở Ấn Độ có 2 em bé tên là A - ma - la và Ca - ma - la cùng sinh ra trong một gia đình. Khi lên 8 tháng tuổi hai em bị lạc cha, mẹ sống trong rừng, các em lớn lên nhờ bú sữa của sói mẹ và sống cùng với bầy sói. Năm 1958 nhà truyền đạo Xing đã phát hiện ra trong đàn sói có hai em bé. Chẳng bao lâu sau A- ma - la chết, còn Ca - ma - la sống với người mẹ nuôi Xing thêm 9 năm. Bà đã cố dạy cô bé những thói quen của con người, lúc đầu Ca – ma – la chỉ có thể bò bốn chân, ban đêm đi lang thang và hú lên như chó sói. Sau 2 năm cô bé mới bắt đầu phát âm được được vài tiếng rời rạc và sau 6 năm mới học được 30 từ. Dần dần người ta dạy cho cô bé uống nước bằng cốc.
 Trong 9 năm lao động kiên trì người ta không thể dạy thêm gì cho cô bé. Từ năm 1966 sức khỏe của người sói đột ngột giảm sút. Các nhà khoa học đã xác định người 
 sói chết năm 27 tuổi không hề biết nói và biết đi bằng 2 chân. [5]
 Từ câu chuyện trên giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Các em sẽ thắc mắc và đặt ra nhiều câu hỏi. Tại sao người sói Ca – ma – la, lại không biết nói tiếng người như những người bình thường khác? Tại sao khi tách rời khỏi gia đình, cộng đồng người sói lại không ăn uống đi đứng và sinh hoạt như con người ? Cộng đồng là gì? Cồng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người. Học sinh sẽ tích cực tranh luận và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, tạo không khí học tập tích cực và hứng thú đối với học sinh. 
 Từ đó GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên từ gia đình, làng xóm, được giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, tiếng nói và các mối quan hệ xã hội. Vì thế con người không ai có thể sống thiếu cộng đồng
 2.3.1.3. Sử dụng chuyện kể kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm.
 Không chỉ sử dụng chuyện kể vào phần giới thiệu mới tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên có thể kể câu chuyện để minh chứng cho nội dung bài học, hoặc ý nghĩa của bài học. Ở nội dung kiến thức 2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng, để học sinh hiểu được thế nào là nhân nghĩa, biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa, giáo viên có thể kể câu chuyện nói về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng của người lãnh tụ đối với nhân dân, những người nghèo khổ, hoặc những câu chuyện trong lịch sử thể hiện tinh thần nhân nghĩa của ông cha ta.
 Câu chuyện thứ 1 : “Có thể cho người nghèo những thứ ấy” 
Khoảng năm 1914, Bác Hồ lúc bấy giờ tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Các tơn. Ở khách sạn Cáctơn, hàng ngày Người phải phục vụ dưới bếp. Những người phục vụ sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả các thức ăn thừa vào cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
 Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy ông đầu bếp Etscôtsphie hỏi lại anh. Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng rác như những người khác ?Anh Thành điềm tĩnh trả lời : Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
 Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay chưa chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo” [ 6]
 Câu chuyện thứ 2 : Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam khi giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị cha ông chúng ta luôn lấy nhân nghĩa làm gốc, với tinh thần   Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo. Khi đất nước ta lâm nguy cả dân tộc đứng lên diệt giặc bảo vệ đất nước, nhưng khi kẻ thù quy hàng thì hành xử khoan dung : Trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết( khoái Châu – Hải Hưng) tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp. Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với Chúa, nên xúc động mới than rằng : “ Làm bầy tôi nên như người này ”, rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông cổ không còn trên đất Nam triều đình bắt được một tráp chưá các biếu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh TôngThượng Hoàng nghĩ xa đến sự hòa giải dân tộc nên sai đốt tráp đi cho yên lòng mọi người, cùng nhau xây dựng lại Cố đô.[ 7]
 Hay quan điểm của Lê Lợi và Nguyễn Trãi sau khi đánh giặc Minh : “ Người ta đã hàng mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà lại chịu tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng cho muôn vạn con người sống mà khỏi được các mối tranh chiến về đời sau,lại để tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh.... Trong chiến thắng quân Minh Lê Lợi đã trao trả số người về nước là 84.640 tù binh và cấp cho 1.200 con ngựa... ”  [7]
 Sau khi kể những câu chuyện trên gíao viên đưa ra hệ thống câu hỏi cho học sinh thảo luận.
Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về tấm lòng nhân nghĩa của Bác Hồ,Trần Nhân Tông và Lê Lợi ?
Nhóm 2 : Em hiểu thế nào là nhân nghĩa ?
Nhóm 3 : Nêu những biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa.
Nhóm 4 : Hãy kể 1 vài câu chuyện, tấm gương thể hiện tinh thần nhân nghĩa hiện nay mà em biết.
Thời gian thảo luận 5 phút, các nhóm cử đại diện trả lời.
 Giáo viên lắng nghe câu trả lời của học sinh, nhận xét và kết luận.
Nhân là lòng thương người
Nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối sử với người theo lẽ phải. ở các câu truyện trên nhân nghĩa thể hiện ở tấm lòng thương người của Bác Hồ đối với người nghèo, là sự đối xử khoan hồng của vua Trần Nhân Tông, của Lê Lợi đối với tù binh, với kẻ thù của mình....
 Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, giúp con người ta thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.
 Biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa.
Nhân nghĩa thể hiện ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lấn nhau trong khó khăn hoạn nạn, không đắn đo, tính toán
 Nhân nghĩa thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động và cuộc sống.
Nhân nghĩa thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, sự đối xử khoan hồng đối với người có lỗi lầm biết hối cải.
 Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ, công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Với việc sử dụng các câu chuyện kể kết hợp với phương pháp dạy học tích cực tôi nhận thấy học sinh rất chăm chú lắng nghe, tích cực thảo luận và đưa ra ý kiến tranh luận, khiến cho giờ học trở nên sôi nổi, tăng thêm phần hứng thú cho học sinh.
2.3.1.4. Sử dụng chuyện kể kết hợp với phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
 Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, những mẩu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ là những bài học đạo đức quý giá, là sản phẩm tinh thần vô giá để lại cho Đảng, cho nhân dân và học sinh. Vì vậy khi dạy đơn vị kiến thức b) Hòa nhập, giáo viên có thể kể câu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Bác đã từng bôn ba ở nhiều nơi, đến rất nhiều nước trên thế giới nhưng ở đâu Bác đều được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em, yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình họ, Giáo viên kể câu chuyện “Bác Hồ với nông dân”.
Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán bộ Tỉnh tổ chức đón tiếp Bác long trọng Bác không hài lòng, Bác phê bình ngay: “ Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp. Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, Bác vội xắn quần xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con, để lai phía sau các quan cách mạng. Cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác Hồ. Bác không nói không hô hào nhưng người đã làm cuộc cách mạng cho các quan trước muôn dân. Bác ăn cơm chung với mọi người tại nơi đào mương. Bữa ăn có Bác thêm vui hẳn lên. Bác hỏi chuyện các chú có biết nấu ăn không, mỗi người kể theo cách hiểu của mình, Bác nói nghề nấu ăn ai biết nấu kể là biết ngay...” [8]
 Hoặc kể câu chuyện “ Một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ” 
Truyện kể rằng vào đầu mùa xuân năm 1963 trên đường về Hà Nội thấy ngọn đồi có nhiều cây cối sum xuê Bác cho nghỉ lại ăn cơm, vừa ăn xong nghỉ một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng người nói rì rầm, mấy đồng chí đi cùng Bác chạy ra thì thấy hàng chục cháu thiếu nhi trai có, gái có đang xách rổ đi hái rau. Bác nói các đồng chí đi mời các cháu lại đây chơi với Bác nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ. Các cháu sung sướng chạy ùa đến và quây thành vòng tròn quanh Bác, cháu nào cũng hớn hở vui mừng. Bác trìu mến nhìn khắp lượt và hỏi.
 - Các cháu làm gì mà đông thế?
Một bé trai đang lém lỉnh lễ phép đáp
 - Thưa Bác chúng cháu muốn ra xem Bác ạ!
Bác cười rất vui vẻ và nói tiếp 
 - Muốn xem à, Bác ngồi đây cháu nào muốn xem thì xem cho kỹ.
Cả Bác, cháu và các chú cùng đi cười vui vẻ, rồi Bác hỏi chuyện các cháu học hành, có ngoan không và Bác cùng múa hát với các cháu thiếu nhi...[8]
 Sau khi kể chuyện xong Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về phong cách sống và ứng xử của Bác Hồ với nông dân và các cháu thiếu nhi?
Phong cách sống ấy có tác dụng như thế nào đối với người khác?
Em học được điều gì về phong cách sống của Bác Hồ.
Giáo viên gọi học sinh trả lời và kết luận: phong cách sống gần gũi chan hòa vui vẻ đối với nông dân và thiếu nhi của Bác Hồ đó chính là sống hòa nhập, nó có tác dụng tạo không khí vui vẻ chan hòa và thân thiện đối với những người xung quanh, xóa đi khoảng cách giữa lãnh tụ với nông dân, giữa Bác với các cháu thiếu nhi, giáo viên dẫn dắt vào khái niệm sống hòa nhập.
* Khái niệm
Sống hòa nhập là sống gần gũi chan hòa, không xa lánh mọi người: không gây mâu thuẫn bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
* Để sống hòa nhập, thanh niên, học sinh cần phải:
- Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, cởi mở chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn mất đoàn kết với người khác
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia
Với việc sử dụng chuyện kể kết hợp phương pháp đàm thoại giáo viên dẫn dắt học sinh hiểu được thế nào hòa nhập tác dụng của việc sống hòa nhập đặc biệt giúp các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế và trực tiếp tham gia vào các hoạt động tập thể phát triển năng lực tư duy và kỹ năng sống của mình.
2.3.1.5. Sử dụng chuyện kể kết hợp với phương pháp đóng vai.
Nếu như giáo viên sử dụng truyện kể vào bài dạy các em sẽ chăm chú lắng nghe và lĩnh hội, nhưng nếu để các em được trực tiếp tham gia và hóa thân vào nhân vật, có lẽ sẽ thú vị hơn nhiều. Vì vậy để lôi cuốn học sinh vào bài học giáo viên có thể cho học sinh đóng vai một câu chuyện ngắn thời gian khoảng 5 phút, chẳng hạn khi dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_chuyen_ke_tho_tuc_ngu_ket_hop_voi_cac_phuong_ph.doc