SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 10B5 trường trung học phổ thông Lê Lai

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 10B5 trường trung học phổ thông Lê Lai

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng -

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, tài và đức có mối quan

hệ hữu cơ với nhau nên việc giáo dục để các em vừa có tài, vừa có đức là trách

nhiệm của tất cả thầy cô, đặc biệt là của những người thầy, người cô vừa dạy học

vừa làm công tác chủ nhiệm để sau này các em thực sự là chủ nhân tương lai của

đất nước.

Trong trường học, giáo dục đạo đức giữ vai trò quan trọng trong quá trình

rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng của phẩm chất, nhân

cách, là cái gốc của con người. Đạo đức con người không phải có sẵn mà

phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà

nên" (Hồ Chí Minh). “Người thành đạt trong học thức, nhưng không thành đạt

trong đạo đức coi như không thành đạt” (Cách ngôn thế giới). Vì thế, nhà

trường phải luôn chú trọng cả đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy

người nhằm rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Và

công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò then chốt mà ở đó giáo viên chủ nhiệm là

người điều hành, quản lý, là linh hồn của một tập thể lớp, tập thể có đoàn kết,

thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, có hoàn thành nhiệm vụ, và có thành tích hay

không là nhờ tài năng tổ chức của giáo viên chủ nhiệm.

pdf 21 trang thuychi01 5335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 10B5 trường trung học phổ thông Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở 
LỚP 10B5 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai 
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm 
THANH HOÁ NĂM 2018 
Mục lục 
STT Nội dung Trang 
1 I. Mở đầu 1 
 1. Lý do chọn đề tài 1 
 2. Mục đích nghiên cứu 1 
 3. Đối tượng nghiên cứu 2 
 4. Phương pháp nghiên cứu 2 
2 II. Nội dung 2 
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 2 
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2 
 3. Các giải pháp đã tổ chức thực hiện 4 
 4. Hiệu quả 15 
3 III. Kết luận 15 
1 
 I. Mở đầu 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng - 
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, tài và đức có mối quan 
hệ hữu cơ với nhau nên việc giáo dục để các em vừa có tài, vừa có đức là trách 
nhiệm của tất cả thầy cô, đặc biệt là của những người thầy, người cô vừa dạy học 
vừa làm công tác chủ nhiệm để sau này các em thực sự là chủ nhân tương lai của 
đất nước. 
Trong trường học, giáo dục đạo đức giữ vai trò quan trọng trong quá trình 
rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng của phẩm chất, nhân 
cách, là cái gốc của con người. Đạo đức con người không phải có sẵn mà 
phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà 
nên" (Hồ Chí Minh). “Người thành đạt trong học thức, nhưng không thành đạt 
trong đạo đức coi như không thành đạt” (Cách ngôn thế giới). Vì thế, nhà 
trường phải luôn chú trọng cả đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy 
người nhằm rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Và 
công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò then chốt mà ở đó giáo viên chủ nhiệm là 
người điều hành, quản lý, là linh hồn của một tập thể lớp, tập thể có đoàn kết, 
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, có hoàn thành nhiệm vụ, và có thành tích hay 
không là nhờ tài năng tổ chức của giáo viên chủ nhiệm. 
 Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, gắn bó với giáo viên. 
Vì vậy, trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này giáo viên chủ nhiệm đều tích 
luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Để có một lớp học sinh ngoan, chịu khó 
học tập, đội ngũ tự quản tốt, biết vâng lời thầy cô, yêu quý bạn bè, giúp đỡ bạn 
khi gặp khó khăn, biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch 
sựthì thầy cô phải làm gì? Làm như thế nào cho có hiệu quả? Từ thực tế đó, 
tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 
10B5 trường THPT Lê Lai” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học 
sinh trong nhà trường. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
- Tìm ra nh÷ng giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm gắn liền với 
việc dạy học của mình. 
2 
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà 
trường. 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Học sinh lớp 10B5 trường THPT Lê Lai năm học 2017 - 2018. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp thực nghiệm. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
 II. Nội dung 
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
 Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây 
dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Giáo dục đạo đức là nhằm hướng tới 
mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em 
trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. 
 Trong trường học, giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải 
pháp được quan tâm nhất đối với từng giáo viên đặc biệt là với giáo viên chủ 
nhiệm. Bởi, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với 
các em học sinh, người gần gũi nhiều nhất, luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó 
khăn thắc mắc, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất. 
 Chính vì lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm cần dành nhiều thời gian, tâm sức cho 
công tác chủ nhiệm lớp, để có hướng giáo dục đạo đức cho phù hợp, làm thay 
đổi thái độ của các em từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà 
trường. 
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 2.1. Thực trạng 
 a. Lớp 10B5 
 Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10B5 với 39 học 
sinh: Trong đó nam 25 em, nữ 14 em. Khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy 
nhiều em còn nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, có em thì rất ngổ ngáo, thích 
thể hiện bản thân với những lời nói, hành động, thái độ thiếu chuẩn mực... 
3 
 b. Kết quả theo dõi, khảo sát về đạo đức của học sinh đầu năm học 
2017/2018 
STT Đối tượng học sinh Số lượng 
1 Học sinh thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường 18/ 39 HS 
2 Học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp 21/39 HS 
Sĩ số 
Hạnh kiểm 
Tốt 
Khá 
TB 
Yếu 
39 10 8 14 7 
 Qua bảng theo dõi và khảo sát trên cho thấy: 
 - Học sinh vi phạm nội quy còn nhiều. 
- Học sinh xếp loại đạo đức: Tốt, khá còn thấp. Trung bình, yếu cao. 
 Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến chất lượng đạo đức của học sinh thấp 
như vậy? 
 2.2. Nguyên nhân 
- Đa số các em xuất thân từ nông dân, đời sống kinh tế gặp nhiều khó 
khăn, nhiều em phải phụ giúp gia đình. Các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc, 
giáo dục của phụ huynh. 
 - Các em ở nhiều xã khác nhau, nhà ở xa trường học nên việc đi lại khó 
khăn đã ảnh hưởng đến nề nếp, học tập. 
 - Một số em thiếu thốn tình cảm của gia đình: bố mẹ li dị, chỉ ở với bố 
hoặc mẹ, bố mẹ đi làm ăn xa... 
 - Số lượng học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ. Các em nam thường hiếu 
động, nghịch ngợm, thích thể hiện bản thân mình... 
 - Một số em còn ham chơi, đua đòi, nghiện game...chưa ý thức được việc 
học, hay vi phạm nội quy của lớp. 
 Trước những khó khăn trên tôi nhận thấy cần phải làm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp để từng bước hướng học sinh vào công việc rèn luyện một cách có nề 
nếp. 
4 
 3. Các giải pháp đã tổ chức thực hiện 
3.1. Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu tỉ mỉ hoàn cảnh, cá tính của từng em 
qua nhiều kênh thông tin: Điều tra học bạ của năm học trước, sơ yếu lí lịch... Có 
nắm chắc hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình...mới biết được sở thích, 
nguyện vọng của các em, giúp cho việc giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt. Sau đó, 
tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh có đạo đức tốt, khá, trung bình, yếu 
kém, lập sổ theo dõi để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với lớp chủ 
nhiệm. 
 NHỮNG HỌC SINH CÓ ĐẠO ĐỨC TỐT, KHÁ 
STT Họ và tên Ưu điểm Hướng phấn 
đấu 
 Biện pháp 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
 NHỮNG HỌC SINH CÓ ĐẠO ĐỨC TRUNG BÌNH, YẾU 
STT Họ và tên Khuyêt 
điểm 
Thái độ sứa 
chữa 
Hướng 
phấn đấu 
Biện pháp 
giáo dục 
chính 
1 
2 
3 
4 
5 
 Không chỉ dừng ở việc tìm hiểu, phân loại đối tượng học sinh mà đầu năm 
học tôi còn đến thăm gia đình các em để hiểu rõ hơn hoàn cảnh và lắng nghe ý 
kiến của phụ huynh. Chính điều đó đã tạo sự gần gũi, niềm tin cho các em và 
phụ huynh, xem giáo viên là chỗ dựa tinh thần, không còn cảm thấy sợ và ngần 
ngại mỗi khi nói chuyện, khi gặp khó khăn có thể gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện, 
chia sẻ. 
5 
Giáo viên chủ nhiệm thăm gia đình học sinh và lắng nghe ý kiến của 
phụ huynh 
3.2. Xây dựng nề nếp, nội qui của lớp dưới sự điều hành của ban cán 
sự lớp 
 Việc xây dựng nề nếp, nội quy lớp học dưới sự điều hành của ban cán sự 
lớp là điều rất cần thiết, vì vậy khi đựợc phân công chủ nhiệm lớp, tôi đã bắt tay 
vào việc ổn định tổ chức lớp, đưa ra nội quy và cho các em bầu ban cán sự lớp 
một cách dân chủ, công bằng. Khi lựa chọn được các em ngoan, gương mẫu, học 
tập tốt và có khả năng lãnh đạo lớp, tôi đã họp và phân công nhiệm vụ cụ thể 
cho từng em: 
- Lớp trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về 
toàn bộ hoạt động của lớp, điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và 
từng thành viên trong lớp: 
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy 
định về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự 
quản đối với các thành viên trong tập thể. 
6 
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, 
rèn luyện đạo đức. 
+ Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm lớp. 
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình 
xét thi đua, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong lớp. 
- Lớp phó: Là người giúp việc cho lớp trưởng, thay mặt lớp trưởng khi 
lớp trưởng vắng mặt: 
+ Cùng với lớp trưởng đôn đốc các bạn học và làm bài đầy đủ trước khi 
đến lớp, đi học đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc. 
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời. 
+ Tổng hợp danh sách các bạn không học bài, làm bài từ các tổ trưởng, 
những bạn điểm khá - giỏi báo cáo giáo viên chủ nhiệm. 
+ Cùng lớp trưởng báo cáo kịp thời những phát sinh (nếu có) trong quá 
trình tổ chức học tập với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, các đoàn thể  
- Lớp phó Văn - Thể - Mỹ: 
+ Làm công tác về văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao. 
+ Theo dõi tình hình thực hiện các buổi học thể dục. 
+ Chuẩn bị các bài hát hoặc tiết mục văn nghệ cho những giờ sinh hoạt, 
các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ, tết. 
+ Báo cáo cho lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực. 
- Lớp phó lao động: 
+ Theo dõi việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, 
chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp, 
theo dõi việc trực nhật hàng ngày. 
+ Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần. 
- Các tổ trưởng: 
+ Cùng với lớp trưởng, lớp phó đôn đốc các bạn học và làm bài đầy đủ 
trước khi đến lớp, đi học đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc. 
+ Kiểm tra việc làm bài tập của các tổ viên trong tổ, theo dõi tình hình 
học tập của các thành viên trong các giờ học và báo cáo với lớp phó tổng hợp. 
3.3. Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể 
 Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, tôi đã lập ra tiêu chí thi đua, mục tiêu 
cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp, được các em nhất trí, tôi 
7 
thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó, 
thống nhất đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua. 
Đồng thời, có sự điều chỉnh, thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực 
hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh, đề ra định mức khen 
thưởng và kỉ luật kịp thời. 
STT 
Tiêu chí thi 
đua 
Mục tiêu cụ 
thể 
Giải pháp thực 
hiện 
 Ghi chú 
1 
2 
3 
4 
3.4. Phát huy tính tự giác của học sinh bằng quyển sổ “nhật kí học tập” 
 Cùng với việc thực hiện, phát huy tác dụng của sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi 
của giáo viên, sổ ghi chép của lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởngtôi đã yêu cầu 
các em làm một quyển sổ “nhật kí học tập”. Ở cuốn sổ này, sau mỗi buổi học, 
những em có thành tích tốt và bị phê bình, nhắc nhở tự cập nhật, ghi chép lại 
một cách trung thực, khách quan, sau đó nhận xét về bản thân, có chữ ký xác 
nhận của tổ trưởng. Và đến cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm tổng kết nhận xét, 
đánh giá, khen thưởng và phê bình, nhắc nhở kịp thời, làm cơ sở để đánh giá 
hàng tháng, hàng kì và cho cả năm học. Chính điều này đã có tác động trực tiếp 
và có hiệu quả đối với học sinh, các em có ý thức hơn về việc mình làm, dần dần 
có sự điều chỉnh, khắc phục, sửa chữa, phấn đấu. 
8 
 Sổ ghi chép “Nhật kí học tập” của học sinh 
9 
3.5. Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng cho học sinh noi theo 
 Ở lớp học, giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi 
theo “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là 
chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy 
giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (Trích các lời dạy của 
Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân, NXB Văn hóa 2013). 
10 
 Muốn làm được điều đó thì từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc đến 
thái độ ứng xử phải chuẩn mực, đúng đắn, tránh để học sinh “Coi nhẹ, xem 
thường”, thực tế cho thấy giáo viên được sự tôn trọng kính yêu của học sinh thì 
công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm 
phải biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn, có thể giúp các em giải quyết 
những khó khăn ấy. Có như vậy các em mới biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ 
nhau. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt. 
 Giáo viên chủ nhiệm là ngọn đèn soi đường, dẫn lối cho các em 
3.6. Giáo viên chủ nhiệm phải cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui” 
a. Luôn động viên, khuyến khích các em 
 Giáo viên chủ nhiệm phải luôn gần gũi, động viên khuyến khích học sinh 
để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, từ đó có phương pháp giáo dục 
thích hợp. 
11 
 Trong quá trình giảng dạy và giáo dục, tôi luôn nắm vững tâm lí học sinh, 
đó là các em rất thích khen. Như lớp tôi có em Hiếu, Hà, Nam, Kiềutrong các 
giờ học hay uể oải, không chú ý, không phát biểu ý kiến xây dựng bài, các bài 
kiểm tra đều bị điểm kém. Vì thế, tôi đã nhiều lần gặp riêng để tìm hiểu lí do và 
biết được các em học yếu từ cấp 2, kiến thức bị hổng nhiều nên không theo kịp 
bạn bè đâm ra chán nản, lười học. Tôi đã động viên các em bằng cách trong giờ 
học gọi đọc bài, viết bài, trả lời những câu hỏi vừa tầm kèm theo điểm khuyến 
khích. Nhờ đó, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt: chú ý, hay xây dựng, phát biểu 
bài. Hay lớp tôi có em Quân, Ngọc, Hải...là những học sinh hay nghỉ học, bỏ 
tiết, thường xuyên chơi game ...những vi phạm của các em làm ảnh hưởng đến 
nề nếp của lớp. Tôi thường xuyên gặp riêng các em để trao đổi và khuyên bảo, 
phân tích cái sai cho các em hiểu. Không những thế, ở lớp tôi luôn có lời khen 
dù là việc tốt nhỏ để các em thấy mình không xa lánh, luôn được thầy cô và bạn 
bè quan tâm và tôn trọng. Qua thời gian uốn nắn cùng với sự động viên, khích lệ 
tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt từ những học sinh lười biếng, ham chơi nay 
đã đi học đều đặn và có định hướng học tập đúng đắn... 
12 
 Giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ, trao đổi, khuyên bảo, động viên học sinh 
b. Chăm sóc, tạo niềm tin cho học sinh 
 Sau khi đã tìm hiểu học sinh toàn diện và có cơ sở. Tôi thường xuyên 
chăm sóc, tạo niềm tin cho các em: Trời lạnh tôi nhắc các em phải mặc thật ấm 
để không ảnh hưởng đến sức khỏe, có những em ăn mặc chưa phù hợp, tô son, 
nhuộm tóc tôi gọi ra ngoài nhắc nhở nhẹ nhàng, những em có hoàn cảnh khó 
khăn tôi luôn tạo điều kiện giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần...Vào giờ ra 
chơi, tôi thường ở lại lớp trò chuyện để các em thấy gần gũi, thân thiện. Chính 
điều đó đã làm tình cảm cô trò thêm gần gũi và các em cũng không còn ngần 
ngại để bày tỏ những vấn đề của riêng mình. 
13 
c. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giờ sinh hoạt 15 phút và sinh 
hoạt cuối tuần 
 Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giờ sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt 
cuối tuần là điều thiết thực và quan trọng. Vì thế, trong sinh hoạt 15 phút đầu 
giờ, tôi lên kế hoạch cụ thể cho từng buổi và phân công cho từng cá nhân phụ 
trách. Trong tuần, ngoài nội dung bắt buộc theo quy định của Đoàn trường, tôi 
đã dành hai buổi để các em trao đổi ước mơ, hoài bão, định hướng nghề nghiệp, 
hoặc tìm hiểu về gương người tốt, việc tốt nhất là các tấm gương vượt khó vươn 
lên trong học tập... 
 Giáo viên chủ nhiệm nêu gương người tốt, việc tốt 
 Và giờ sinh hoạt cuối tuần: Ngoài việc nhận xét, đánh giá, sinh hoạt tập 
thể với các hoạt động vui học, rèn kỹ năng sống để các em có cơ hội được thể 
hiện mình thì tôi đã cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão của bản thân, 
những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất ...từ đó, giáo viên chủ 
nhiệm sẽ có định hướng tốt hơn trong công tác giáo dục cho các em. 
14 
 Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự bộc bạch về bản thân mình 
3.7. Giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật tìm hiểu tác động học sinh 
và kinh nghiệm giao tiếp, xử lí các tình huống sư phạm 
a. Nghệ thuật tìm hiểu tác động học sinh 
 Luôn nhìn học sinh ở chiều hướng tiến bộ. Không thành kiến, không ghét 
bỏ, giáo viên phải công bằng, biết tha thứ, có lòng bao dung, khen nhiều hơn 
chê. 
b. Kinh nghiệm giao tiếp và xử lí các tình huống sư phạm 
 Đối với thầy giáo, cô giáo thì việc giao tiếp và xử lí các tình huống sư 
phạm là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là giao tiếp với đồng nghiệp, với 
phụ huynh và đặc biệt là với học sinh. Việc giao tiếp đòi hỏi ở người giáo viên 
phải thật mẫu mực, thể hiện tính sư phạm. Trong quá trình giao tiếp phải thể 
hiện sự gần gũi, chân thành, tôn trọng. Khi các em có lỗi, cô phê bình nhưng 
không dùng lời lẽ xúc phạm, khi học sinh nói sai không chê. Xử lí các tình 
huống sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải thông minh, khéo léo, làm thế nào 
15 
mà không dồn học sinh vào chân tường để các em có những phản ứng và hành vi 
tiêu cực. 
4. Hiệu quả 
 Bằng việc thực hiện những biện pháp trên, năm học 2017 - 2018 lớp 10B5 
đã đạt được những kết quả về rèn luyện đạo đức như sau: 
STT Đối tượng học sinh Số lượng 
1 Học sinh thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường 39/ 39 HS 
2 Học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp 0/39 HS 
Sĩ số 39 
Hạnh kiểm 
Tốt 
Khá 
TB 
Yếu 
Giữa học kì I 13 11 10 5 
Học kì II 16 12 8 3 
Giữa học kì II 18 14 5 2 
Học kì II 24 10 3 2 
Cả năm 37 2 0 0 
 Qua bảng theo dõi và khảo sát trên cho thấy: 
- Không còn học sinh vi phạm nội quy trường, lớp. 
- Không còn học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu. 
 Và năm học 2017 - 2018, lớp tôi được ban giám hiệu nhà trường, các thầy 
cô đánh giá, tuyên dương là: 
- Lớp có nề nếp tốt, các em rất có ý thức trong việc thực hiện nội quy của 
trường lớp. 
- Duy trì được sĩ số học sinh. 
 Đó chính là nguồn động viên tinh thần to lớn và rất ý nghĩa đối với tôi 
trong công tác chủ nhiệm lớp. 
III. Kết luận 
 Giáo dục đạo đức học sinh là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi giáo viên 
chủ nhiệm phải công phu, kiên trì và lặp đi lặp lại nhiều lần vì nếu giáo viên 
xem nhẹ những việc làm trên thì nề nếp kỉ cương khó mà hình thành trong đầu 
các em. Mỗi giáo viên thật tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh như con 
chắc rằng tất cả những học sinh sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, 
16 
những chủ tương lai của đất nước như lời Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt Nam 
có trở lên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, 
chính là nhờ ở công học tập của các cháu.”. Đồng thời, cần có sự chung tay 
giúp đỡ của phụ huynh học sinh, thầy cô và toàn xã hội để uốn nắn hình thành 
nhân cách cho các em. 
 Trên đây là một vài biện pháp của tôi trong quá trình giáo dục đạo đức 
học sinh. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để ngày 
càng hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
ĐƠN VỊ 
 Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của 
mình viết, không sao chép nội dung của 
người khác. 
 Nguyễn Thị Mai 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Điều lệ: Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ 
thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết 
Vượng. 
3. Tài liệu trên mạng internet. 
4. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 
2011. 
5. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên). 
6. Thông tư 58 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh - Bộ GD & ĐT. 
 DANH MỤC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH 
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC 
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Mai 
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lai - Ngọc Lặc - Thanh Hóa 
TT Tên đề tài SKKN 
Cấp đánh giá 
xếp loại 
(Ngành GD cấp 
huyện/tỉnh; 
Tỉnh...) 
Kết quả 
đánh giá 
xếp loại 
(A, B, 
hoặc C) 
Năm học 
đánh giá 
xếp loại 
1. Vai trò của giáo viên chủ 
nhiệm lớp trong côn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_o_lop_10b5_t.pdf