SKKN Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài: “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương

SKKN Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài: “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương

Trải qua nhiều thế kỉ với biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, đất nước Trung Hoa rộng lớn đã hình thành và phát triển một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành đỉnh cao của văn hóa nhân loại, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nhắc đến văn học nghệ thuật Trung Hoa, người ta nhớ ngay đến thơ Đường với những tên tuổi từng được mệnh danh là Tiên thơ, Thánh thơ với những bài thơ làm nao lòng bao thế hệ người đọc. Dù đã hơn một nghìn năm trôi qua nhưng hiện nay thơ Đường vẫn được hàng triệu người trân trọng, thưởng thức, ngâm ngợi. Có được điều đó là bởi lẽ thơ Đường không chỉ chan chứa tính nhân văn, đầy ắp tình người, tình đời mà còn bởi những cảm xúc của các thi nhân đời Đường thực sự đã chạm được vào trái tim của người đọc, thật sự trở thành “những sự kiện tâm hồn” của độc giả nhiều thế hệ.

Nói về thơ Đường, tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận rằng, đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc và Đường thi chính là đỉnh cao của văn học Trung Hoa nói riêng, văn học nhân loại nói chung. Ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp nội dung. Với đất nước Việt Nam, thơ Đường là thành tựu văn học nhân loại có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến văn nền văn học nước nhà. Từ chỗ là một thể loại du nhập của nước ngoài, thơ Đường luật đã được Việt hóa trở thành một thể thơ quan trọng trong sáng tác của người Việt. Vì thế, việc học tập thơ Đường cũng là một cách để chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của các nhà thơ cổ điển Việt Nam.

 

doc 24 trang thuychi01 14421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài: “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
Trải qua nhiều thế kỉ với biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, đất nước Trung Hoa rộng lớn đã hình thành và phát triển một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành đỉnh cao của văn hóa nhân loại, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nhắc đến văn học nghệ thuật Trung Hoa, người ta nhớ ngay đến thơ Đường với những tên tuổi từng được mệnh danh là Tiên thơ, Thánh thơ với những bài thơ làm nao lòng bao thế hệ người đọc. Dù đã hơn một nghìn năm trôi qua nhưng hiện nay thơ Đường vẫn được hàng triệu người trân trọng, thưởng thức, ngâm ngợi. Có được điều đó là bởi lẽ thơ Đường không chỉ chan chứa tính nhân văn, đầy ắp tình người, tình đời mà còn bởi những cảm xúc của các thi nhân đời Đường thực sự đã chạm được vào trái tim của người đọc, thật sự trở thành “những sự kiện tâm hồn” của độc giả nhiều thế hệ.
Nói về thơ Đường, tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận rằng, đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc và Đường thi chính là đỉnh cao của văn học Trung Hoa nói riêng, văn học nhân loại nói chung. Ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp nội dung. Với đất nước Việt Nam, thơ Đường là thành tựu văn học nhân loại có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến văn nền văn học nước nhà. Từ chỗ là một thể loại du nhập của nước ngoài, thơ Đường luật đã được Việt hóa trở thành một thể thơ quan trọng trong sáng tác của người Việt. Vì thế, việc học tập thơ Đường cũng là một cách để chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của các nhà thơ cổ điển Việt Nam. 
 	Từ bao đời nay, thi ca nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người bằng những ý tứ ngọt ngào, những dòng thơ đẹp. Đường thi tuy ra đời cách chúng ta hàng ngàn năm nhưng thật sự là những vần thơ đẹp, đẹp cả về nội dung lẫn hình thức. Đến với Đường thi là chúng ta đến với những tình cảm đầy tính nhân văn như tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm bạn bè, gia đình, đến với những khát vọng cao đẹp của cả một thế hệ nho sĩ luôn khao khát nhập thế giúp đời Tuy nhiên, để những vần thơ ấy thực sự đến được với các em, trở thành những “sự kiện tâm hồn” của các em, thì vai trò chuyển tải cách học và cách cảm thơ của giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Nói cách khác là để giúp học sinh cảm thụ tốt những bài thơ Đường thì việc giáo viên vận dụng những phương pháp giảng dạy nào và dạy như thế nào đóng vai trò gần như quyết định chất lượng giờ học.
 	Trong chương trình THCS thơ Đường được học ở lớp bảy. Những tác phẩm trích học đều là của những nhà thơ nổi tiếng. Trong số những tác phẩm ấy bài “ Hồi hương ngẫu thư” Hạ Tri Chương được đánh giá là rất độc đáo cả về nội dung và hình thức. Và chỉ với bài thơ này Hạ Tri Chương đã thực sự “lưu dấu ấn cá nhân” của mình vào nền thơ ca nhân loại.
 	Có một thực tế phải thừa nhận là thơ Đường nói chung, Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương nói riêng hay nhưng khó dạy và khó học. Việc lựa chọn phương pháp dạy như thế nào để vừa truyền tải hết cảm xúc của thi nhân vừa giúp học sinh hiểu được những đặc trưng thể loại của cả một thời đại thi ca rực rỡ như thơ Đường thật sự là một thách thức đối với giáo viên. Đó là chưa kể đối tượng học sinh lớp bảy còn quá nhỏ và chưa đủ kinh nghiệm để có thể hiểu hết ý tứ sâu xa của những nhà thơ ít nhiều đã có những trải nghiệm cuộc sống và lại cách xa các em hàng ngàn năm.
 	Qua nhiều năm giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy vận dụng “Thi pháp thơ Đường” vào trong quá trình giảng dạy các tác phẩm Đường thi nói chung, bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng là một cách làm đem lại hiệu quả nhất định. Nó giúp bản thân tôi có những định hướng cụ thể trước khi hướng dẫn học sinh khai thác bài thơ, từ đó xác định đúng phương pháp giảng dạy cũng như xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ dạy. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài: “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương” .
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Mục đích nghiên cứu của đề tài này là vận dụng những kiến thức từ cuốn Thi pháp thơ Đường tìm ra hướng khai thác bài thơ Hồi hương ngẫu thư một cách hiệu quả nhất. Từ đó nâng cao chất lượng giờ học, giúp học sinh có hứng thú và học tốt hơn các bài thơ Đường khác trong SGK Ngữ văn 7, tập 1. 
Những kinh nghiệm khi dạy bài thơ này cũng sẽ được tôi sử dụng để dạy các bài thơ Đường khác cũng như các bài thơ trung đại Việt Nam sáng tác theo luật Đường. 
- Đối với học sinh:
Việc vận dụng Thi pháp thơ Đường vào dạy bài Hồi hương ngẫu thư giúp cho học sinh có thể cảm thụ bài thơ một cách có hệ thống hơn. Nói cách khác là các em biết bám vào các tín hiệu nghệ thuật trên văn bản để cảm thụ giá trị của bài thơ, tránh được hiện tượng diễn nôm thơ vẫn xảy ra lâu nay. Mặt khác, nếu giờ dạy thành công ngoài việc cảm thụ tốt bài thơ này các em còn có thể vận dụng để cảm thụ các bài thơ Đường khác và cả những bài thơ Trung đại Việt Nam viết theo luật Đường vì những tín hiệu thi pháp có trong bài thơ này cũng sẽ thể hiện ở những bài thơ khác. Ngoài ra, việc vận dụng đề tài này, tôi nhận thấy học sinh không còn thái độ chán nản trong khi tiếp thu những kiến thức thơ Đường, trái lại các em có hứng thú hơn, tích cực hơn trong giờ học.
- Đối với giáo viên:
+ Về mặt phương pháp: Việc vận dụng Thi pháp thơ Đường vào dạy bài Hồi hương ngẫu thư giúp bản thân tôi đảm bảo phương pháp dạy văn bản theo đúng đặc trưng thể loại, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản khi khai thác văn bản thơ nước ngoài là vừa bám vào nguyên tác vừa tham khảo phần dịch nghĩa và bản dịch thơ.
+ Về nội dung: Việc vận dụng Thi pháp thơ Đường giúp tôi xác định được tín hiệu nghệ thuật cần khai thác trong bài thơ là gì, tránh được cách khai thác chung chung mang tính diễn nôm bài thơ, đảm bảo chú trọng ba trọng điểm cần khai thác khi tiếp cận Đường thi là nhan đề, mạch cảm xúc và phần kết bài thơ .
1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài: Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương” .
1. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: 
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận
2. 1. 1. Thuật ngữ thơ Đường
Thơ Đường là một thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ di sản thơ ca đời Đường của Trung Quốc. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của thơ ca Trung Hoa nói riêng và thơ ca nhân loại nói chung với những đỉnh cao rực rỡ, mẫu mực cho thơ ca Trung Quốc nói riêng và của thơ ca phương Đông trung đại nói chung. Trải qua hàng ngàn năm với những biến thiên dữ dội của lịch sử, di sản thơ Đường vẫn còn rất phong phú. Hiện nay, thơ Đường còn lại khoảng trên năm vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ, với nhiều đại diện kiệt xuất như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.... Thơ Đường có ảnh hưởng và chi phối đến thơ ca nhiều nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) trong suốt thời kỳ dài. 
2. 1. 2. Đặc trưng thi pháp thơ Đường
Thi pháp là một hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hệ thống đó có thể chia tách thành các phương diện yếu tố như thể loại, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ...
Thi pháp thơ Đường là một chuyên đề nghiên cứu một cách hệ thống đặc trưng của các yếu tố như hình tượng thẩm mĩ (con người), không gian thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu, thể loại của thơ Đường.
 	Đặc điểm đầu tiên của thơ Đường là thơ Đường phong phú về đề tài, chủ đề, trong đó đề tài viết về quê hương, tình quê chiếm một vị trí khá quan trọng.
Đặc điểm cơ bản về nghệ thuật Thơ Đường là tư duy quan hệ.. Nhà thơ đời Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý của mình mà chỉ tạo nên các mối quan hệ để gợi sự liên tưởng của độc giả để rồi từ đó độc giả cảm nhận được dụng ý của thi nhân. Và vì tư duy quan hệ này nên khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ Đường cần phát hiện ra những mối quan hệ đó tức là phải dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng. Ngoài ra, trong thơ Đường nhan đề thường được xem là một tín hiệu nghệ thuật. Hướng dẫn đọc hiểu cần giúp học sinh hiểu được ý nghĩa nhan đề của từng bài thơ. Cảm xúc trong Thơ Đường thường là những giây phút “ đốn ngộ”, “bừng tỉnh” (Chữ dùng của giáo sư Nguyễn Thị Bích Hải) của thi nhân trước cuộc sống, trước thiên nhiên hoa cỏ nên trọng tâm của bài thơ, ý tình của tác giả phần lớn rơi vào câu thơ kết. Do đó khi hướng dẫn đọc hiểu cũng cần chú ý đến câu thơ kết. 
Về thể loại: Thơ Đường thường sử dụng các thể thơ sau:
 + Ngũ ngôn cổ thi, Thất ngôn cổ thi, thể này không có luật lệ nhất định, không hạn định số câu. Cách gieo vần rất rộng rãi, uyển chuyển. Có thể dùng một vần, nhiều vần hoặc không hiệp vần, có thể dùng vần chính, vần thông hoặc vần chuyển. Ngoài ra thể này không theo niêm, luật, cũng không bắt buộc phải đối ngẫu. Những bài làm theo thể này gọi là cổ thi, thể này xuất hiện vào đời Hán.
 + Ngũ ngôn luật thi, Thất ngôn luật thi, ở thể này yêu cầu trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết; trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải khéo.
Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ Đường nhìn chung trong sáng, tinh luyện, hàm súc và giàu giá trị biểu cảm. Có những từ được dùng rất đắt, rất tinh tế. Vì thế nên trong thơ Đường thường có “nhãn tự” tức là “mắt thơ” – những từ ngữ quan trọng, những “chữ thần” mà từ đó tình ý của bài thơ bừng sáng. Khai thác thơ Đường phải tìm cho ra những mắt thơ ấy.
Về niêm luật : Thơ Đường có niêm luật chặt chẽ, niêm luật đó lấy việc xen kẽ các thanh trắc và bằng làm nguyên tắc, tuy nhiên nguyên tắc đó không phải là tuyệt đối, có phần gần như tuyệt đối. Đó là vị trí của các thanh ở chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong thơ thất ngôn, thường được khái quát thành công thức “nhị tứ lục phân minh”, với hàm nghĩa: thanh của chữ thứ tư phải ngược thanh với chữ thứ hai và thứ sáu, có thể là trắc - bằng - trắc hoặc bằng - trắc - bằng, viết tắt là TBT và BTB. Phần có thể linh động là các chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 thường quy thành công thức “ Nhất tam ngũ bất luận”. Thật ra chỉ chữ thứ nhất là hoàn toàn linh động. Chữ thứ năm nói chung là ngược thanh với chữ thứ bảy, tuy linh động cũng không bị coi là thất luật. Chữ thứ ba nếu ở câu có vần, không được chuyển thanh “bằng” thành “trắc”. Thơ Đường luật có 3 dạng chính: bát cú (8 câu), tuyệt cú (có khi gọi là tứ tuyệt, 4 câu), bài luật (còn gọi là trường luật, nghĩa là một bài thơ luật kéo dài). Một bài bát cú được chia thành 4 cặp câu (còn gọi là 4 liên thơ) đề, thực, luận, kết. Đã có xu hướng quy các chức năng xác định cho mỗi cặp câu như tên gọi của nó (đề là “ vào đề”, thực là “ nói thực”, luận là 
“ bàn rộng ra”, kết là “ kết luận” ). Luật thơ được căn cứ từ chữ thứ hai của câu thứ nhất nếu là thanh trắc thì bài thơ ấy làm theo luật trắc và nếu là thanh bằng thì bài thơ ấy làm theo luật bằng. Còn niêm (đính vào nhau theo nghĩa đen): luật của âm thanh cốt điệu đi của câu thơ không trở nên đơn điệu, do đó về cơ bản giữa các cặp câu thơ thì thanh phải đối nhau trừ chữ thứ 5 và chữ thứ 7 trong câu đầu. Muốn vậy chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên thơ trên phải cùng thanh với chữ hai của câu lẻ thuộc liên thơ dưới, tuy nhiên người ta cũng đề ra những ngoại lệ. Hệ thống vần trong thơ Đường luật chủ yếu gieo vần bằng, thỉnh thoảng có vần trắc, vần gieo ở cuối câu 1 và cuối tất cả các câu chẵn 2, 4, 6, 8 (riêng những chữ cuối câu 1 có thể không gieo vần).
2. 1. 3. Hạ Tri Chương và bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”. 
 Hạ Tri Chương (659- 744), tự Quý Chân người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang) khi từ quan về làng tự xưng 
là Tứ Minh cuồng khách, là nhà thơ đời Đường, Trung Quốc.
 - Đời Đường Trung Tông, Hạ Tri Chương đỗ tiến sĩ vào năm 695, được bổ làm Thái thượng bác sĩ. Trong thời Khai nguyên, đời vua Đường Huyền Tông, ông làm Lễ bộ thị lang kiêm Tập hiền viện học sĩ, đổi làm Thái tử tân khách, rồi Bí thư giám. Đầu đời Thiên bảo, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.
- Hạ Tri Chương là bạn vong niên với Lý Bạch. Ông hơn Lí Bạch đến hơn bốn chục tuổi nhưng hai người kết bạn rất thân. Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và có một trí nhớ vô cùng đặc biệt, tính tình phóng khoáng, thích đàm tiếu, làm quan lâu năm vì "hoảng sợ bệnh tật" và "rất muốn về làng" nên sau một thời gian dài làm quan ở Trường An, ông đã về thăm quê.
- Ông mất năm 86 tuổi. Thơ văn ông phần nhiều phục vụ cung đình. Có một số bài thơ xuất sắc phải kể đến là bài Hồi hương ngẫu thư . Ông sáng tác những bài này khi ông cáo lão trở về cố hương sau hơn năm mươi năm xa cách. Lúc này, ông đã tám mươi sáu tuổi, cuộc đời đã có biết bao thay đổi, lòng lão thi nhân vô hạn bồi hồi. Bài thơ gợi lên một bức tranh sinh hoạt giản dị, hồn nhiên, lời thơ cũng rất bình dị như giọng nói chân chất của quê nhà nhưng lại là bài thơ xuất thần của cảm xúc, chạm được vào trái tim của biết bao thế hệ bạn đọc.
2. 2 . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2. 2. 1. Vị trí của thơ Đường và bài thơ Hồi hương ngẫu thư trong chương trình Ngữ văn THCS
 	Trước đây, thơ Đường đưa vào sách giáo khoa văn 9. Không ít giáo viên và học sinh gặp khó khăn trong việc dạy, học. Sau đổi mới chương trình sách giáo khoa, phần thơ Đường được đưa vào sách Ngữ văn lớp bảy gồm các tác phẩm : Vọng Lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch; Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế; Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương; Mao ốc vị thu phong sở phá ca của Đỗ Phủ.
Có thể nhận thấy tất cả những thi phẩm này đều là những tác phẩm nổi tiếng của những nhà thơ nổi tiếng và đều tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường.
2. 2. 2. Thực trạng dạy học thơ Đường và bài Hồi hương ngẫu thư .
- Thuận lợi: Đối với giáo viên, thơ Đường cũng như bài thơ Hồi hương ngẫu thư vốn không còn xa lạ vì nó là đối tượng được học tập, nghiên cứu khá kĩ ở trường đại học, cao đẳng. Nói cách khác, trước khi đứng lớp hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thơ Đường bản thân giáo viên cũng đã được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như phương pháp dạy thơ nói chung, thơ Đường nói riêng.
- Khó khăn: Với giáo viên vốn từ Hán Việt hạn chế, đặc biệt là giáo viên trẻ. Hơn nữa, đối tượng học sinh lớp 7 còn quá nhỏ, tâm hồn còn ngây thơ, trong sáng, nhiều khi còn nôn nóng. Trong khi đó, cảm xúc trong thơ Đường phần lớn là những trải nghiệm, những giây phút “đốn ngộ” “ bừng sáng” cảm xúc của những con người đã từng trải. Và để cảm nhận được những rung động tinh tế của tâm hồn như thế cần sự tĩnh tâm. Tuổi trẻ sôi động sẽ khó có được những giây phút tĩnh tâm như vậy. Lại nữa, thơ Đường cách xa chúng ta cả không gian và thời gian, cách tư duy của thi nhân đời Đường nhiều ít cũng không giống chúng ta. Khoảng cách về thời gian đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của giờ học. Đặc biệt, thơ Đường với thi luật chặt chẽ, nhiều thể loại nên hơi khó đối với các em học sinh. Bản thân giáo viên chuyển tải hết kiến thức nhưng bài dạy khô khan. Học sinh uể oải. Các em học xong là trả lại cho thầy cô. Số hiểu bài, cảm bài rất ít. Một số em còn nói thơ Đường khó một phần nó rối rắm, phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ... Qua các bài kiểm tra về thơ Đường, học sinh cảm nhận về nội dung, nghệ thuật còn mơ hồ, mang tính diễn xuôi thơ mà chưa biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ để khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Khảo sát thực trạng:
Khi chưa áp dụng kinh nghiệm này, qua kiểm tra chất lượng bài 45 phút, tôi thu được kết quả như sau: (Lớp 7A và lớp 7B)
Lớp 
TS
G
%
K
%
TB
%
Y
%
7A
22
0
0
5
22,72
14
63,64
3
13,64
7B
22
0
0
2
9,1
12
54,54
8
36,36
- Nhận xét đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của thực trạng.
 	Qua kết quả khảo sát trên có thể thấy số học sinh cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ rất ít. Lớp 7A tuy là lớp chọn nhưng số học sinh đạt điểm khá trở lên cũng rất khiêm tốn. Thực trạng trên có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:
+ Về phía cách dạy của giáo viên: Bản thân giáo viên dạy thơ Đường nói chung bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng nhiều khi cũng còn lúng túng vì thơ Đường tuy hay nhưng khó, ngôn ngữ thơ thì hàm súc, cô đọng, hình ảnh trong thơ Đường thường mang tính đa nghĩa mà nhiều khi nghĩa tường minh trên câu chữ chưa hẳn đã là nghĩa quan trọng nhất. Mặt khác, khi xử lí văn bản, giáo viên còn lúng túng chưa biết lựa chọn văn bản phiên âm, dịch thơ hay dịch nghĩa để phân tích nên nhiều khi gây rối rắm cho học sinh. Lại nữa, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giáo viên chưa hình thành được hệ thống các tín hiệu nghệ thuật cần phân tích nên nhiều khi mang tính diễn xuôi thơ dẫn đến gây nhàm chán cho học sinh và học sinh chưa cảm nhận được những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ. 
+ Về phía học sinh: Phần thơ Đường đưa vào chương trình ngữ văn 7 là hơi cao so với nhận thức của học sinh, nhất là học sinh ở những vùng khó khăn về kinh tế cũng như về vị trí địa lí như học sinh ở trường chúng tôi.. Các tài liệu nghiên cứu cũng như dùng để tham khảo trong nhà trường còn nhiều hạn chế nên học kiến thức của học sinh về thơ Đường nói chung, bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng còn hạn chế.
 	 + Học sinh cho rằng thơ Đường rất khó hiểu, khó cảm nhận cảm thấy chán nản không hứng thú học thơ Đường nói chung cũng như không hứng thú học bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng.
2. 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2. 3. 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CŨ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ DẠY BÀI HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ CỦA HẠ TRI CHƯƠNG.
a, Cách xử lí văn bản: Trước đây khi dạy bài Hồi hương ngẫu thư, tôi thường sử dụng văn bản dịch thơ là chính, có tham khảo bản phiên âm nhưng không đáng kể. Về ưu điểm của sự lựa chon này, tôi thấy là dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc vì phần lớn đã được chuyển sang từ thuần Việt. Và do đó, học sinh cảm nhận khá dễ dàng mạch cảm xúc, hình ảnh thơ, nội dung ý nghĩa của bài thơ. Hơn nữa, những bản dịch thơ được lựa chọn trong sách giáo khoa phần lớn là những bản dịch tương đối sát. Bản thân học sinh cũng có hứng thú hơn với bản dịch thơ mà ít quan tâm đến bản phiên âm hay dịch nghĩa. Tuy nhiên, sự lựa chọn này tôi thấy vẫn có hạn chế đó là thơ vốn là cảm xúc của từng cá nhân, cảm xúc của người dịch và cảm xúc của tác giả nhiều khi không giống nhau nên có những chỗ người dịch chưa thể chuyển tải hết tình ý của tác giả. Vì thế mà khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tôi thường bỏ quên nhiều từ ngữ quan trọng trong nguyên tác mà bản dịch thơ đã bỏ qua hoặc chưa chuyển tải hết nghĩa...
b. Về các tín hiệu nghệ thuật cần khai thác: 
	Trong cách dạy trước đây khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ Hồi hương ngẫu thư, tôi thường chú ý khai thác hình hình ảnh thơ, ngôn ngữ của bài thơ, có chú ý đến nghệ thuật đối trong hai câu đầu...Sử dụng bản dịch thơ để hướng dẫn học sinh đọc hiểu có lợi thế là các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ khá dễ hiểu vì dùng từ thuần Việt. Và do đó việc hướng dẫn học sinh tìm ra các tín hiệu nghệ thuật để khai thác cũng dễ dàng hơn. Học sinh đã bước đầu thấy được đặc điểm kết cấu đặc biệt của bài thơ nói riêng, thơ Đường nói chung, bước đầu hình thành những kĩ năng sơ khai nhất để cảm thụ thơ Đường. Hơn nữa, người dịch gần với thế hệ của chúng ta nên cách diễn đạt cảm xúc của họ cũng gần gũi với chúng ta hơn và chúng ta dễ nắm bắt hơn.
Tuy nhiên, do sử dụng bản dịch thơ nên trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu nhiều khi tôi đã bỏ quên hoặc phân tích chưa chu đáo nhiều tín hiệu nghệ thuật quan trọng mang dấu hiệu đặc trung thi pháp thơ Đường như nghệ thuật đối, nhan đề, vai trò của câu thơ kết hay các “mắt thơ” trong bài thơ, cũng chưa cho học sinh so sánh bản dịch thơ và bản nguyên tác để tìm ra cái được và cái chưa được của bản dịch thơ nên trong thực tế học sinh dường như không cảm nhận được đặc điểm của ngôn ngữ thơ Đường. Mặt khác tôi chưa có ý thức sắp xếp một cách có hệ thống những tín hiệu nghệ thuật mang tính đặc trưng thi pháp cần khai thác trong thơ Đường nói chung, bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng để từ đó hình thành ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_thi_phap_tho_duong_huong_dan_hoc_sinh_lop_7_do.doc