SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết luyện nói thể loại văn biểu cảm lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết luyện nói thể loại văn biểu cảm lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh

Sự nghiệp giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo các thế hệ công dân mới có đầy đủ tài năng phẩm chất bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới. Không thể thiết kế chiến lược nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện đại. Việc đào tạo ra những thế hệ trẻ có đầy đủ Đức-Trí-Thể-Mỹ đòi hỏi giáo dục phải đồng bộ cả về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Nghị quyết 29 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về Giáo dục cũng đã chỉ rõ: đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo đến nội dung phương pháp, chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất của người học, phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”. Đào tạo một thế hệ học sinh hiện đại, hiện đại từ tư duy đến cách nói năng ứng xử”.

Trên thực tế giảng dạy có rất nhiều hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại đó là trong khi trang bị các các kĩ năng nghe –nói – đọc –viết thì người dạy chỉ chú trọng đến kĩ năng đọc, viết mà chưa tập trung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, dẫn đến tình trang học sinh chưa tự tin trong giao tiếp, hạn chế trong cách ứng xử. Rèn luyện kĩ năng nói rất quan trọng nhưng thời lượng giành cho chương trình ít. Ở mỗi thể loại chỉ có từ 2->3 tiết luyện nói.

 Bên cạnh đó chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu về phương pháp dạy kiểu bài này, sách giáo viên cũng chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn thực hiện quá trình luyện nói cho học sinh. Cũng đã có một số sáng kiến đề cập đến các biện pháp tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế còn rất nhiều những vướng mắc khi giảng dạy. Các chuyên đề nghiên cứu khi áp dụng vào giảng dạy chí được một phần nào đó trong bài nói. Chưa có một tiến trình cụ thể cho một bài luyện nói nhằm phát huy năng lực cho học sinh. Tính năng động, hoạt bát, tự tin của học sinh hầu như không được phát huy, tiết học luyện nói diễn ra nặng nề, khô khan, học sinh với tâm lí học nói cho qua. Đây là tồn tại chung trong quá trình dạy- học các tiết luyện nói. Xuất phát từ những lí do đó tôi thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết luyện nói thể loại văn biểu cảm lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh”.

 

doc 22 trang thuychi01 18995
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết luyện nói thể loại văn biểu cảm lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo các thế hệ công dân mới có đầy đủ tài năng phẩm chất bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới. Không thể thiết kế chiến lược nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện đại. Việc đào tạo ra những thế hệ trẻ có đầy đủ Đức-Trí-Thể-Mỹ đòi hỏi giáo dục phải đồng bộ cả về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. 
Nghị quyết 29 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về Giáo dục cũng đã chỉ rõ: đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo đến nội dung phương pháp, chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất của người học, phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”. Đào tạo một thế hệ học sinh hiện đại, hiện đại từ tư duy đến cách nói năng ứng xử”.
Trên thực tế giảng dạy có rất nhiều hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại đó là trong khi trang bị các các kĩ năng nghe –nói – đọc –viết thì người dạy chỉ chú trọng đến kĩ năng đọc, viết mà chưa tập trung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, dẫn đến tình trang học sinh chưa tự tin trong giao tiếp, hạn chế trong cách ứng xử. Rèn luyện kĩ năng nói rất quan trọng nhưng thời lượng giành cho chương trình ít. Ở mỗi thể loại chỉ có từ 2->3 tiết luyện nói.
 Bên cạnh đó chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu về phương pháp dạy kiểu bài này, sách giáo viên cũng chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn thực hiện quá trình luyện nói cho học sinh. Cũng đã có một số sáng kiến đề cập đến các biện pháp tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế còn rất nhiều những vướng mắc khi giảng dạy. Các chuyên đề nghiên cứu khi áp dụng vào giảng dạy chí được một phần nào đó trong bài nói. Chưa có một tiến trình cụ thể cho một bài luyện nói nhằm phát huy năng lực cho học sinh. Tính năng động, hoạt bát, tự tin của học sinh hầu như không được phát huy, tiết học luyện nói diễn ra nặng nề, khô khan, học sinh với tâm lí học nói cho qua. Đây là tồn tại chung trong quá trình dạy- học các tiết luyện nói. Xuất phát từ những lí do đó tôi thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết luyện nói thể loại văn biểu cảm lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Khi nghiên cứu đề tài bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dạy tiết luyện nói nhằm mục đích giúp giáo viên có những phương pháp hiệu quả trong việc tổ chức giờ luyện nói cho học sinh. Học sinh hứng thú học tiết luyện nói. Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày một vấn đề. Tìm ra các nguyên nhân khắc phục ở học sinh những hạn chế trong cách nói năng, sự mất tự tin trong diễn đạt. Tạo giờ học thực sự sôi nổi.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
+ Luyện nói thể loại văn biểu cảm áp dụng là học sinh lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh.
+ Đề tài tổng kết kinh nghiệm dạy và nâng cao chất lượng tiết luyện nói cho học sinh. 
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Nghiên cứu lý thuyết về tâm lí của học sinh Trung học cơ sở.
- Điều tra,vấn đáp khảo sát tình hình thực tế.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, nội dung quan điểm này là lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Bên cạnh đó quan điểm về dạy học tích hợp, cũng khẳng định việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng qua 4 kỹ năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết Tiếng Việt cho HS quan tâm hơn đến việc hình thành năng lực nói và năng lực làm văn. Nếu như nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của bộc lộ và truyền đạt thông tin. Rèn luyện được kĩ năng này sẽ dạy đúng theo đặc trưng tính thực hành của phân môn Tập làm văn đạt đến mục đích dạy học hiệu quả nhất.
Có rất nhiều con đường giao tiếp khác nhau để đạt tới mục đích trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh các tác phẩm văn chương thì người học phải tự mình bộc lộ hiểu biết phải biết tư duy thành lời- ngôn bản. 
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại bất kì ngành nghề nào cũng cần phải có có kỹ năng truyền đạt. Muốn cho người nghe hiểu được thì phải biết cách truyền tải cho tốt nội dung không còn con đường nào khác là phải trình bày kĩ năng nói lưu loát, phải bộc lộ qua nét mặt cử chỉVì thế, luyện nói là quá trình rất quan trọng trong việc dạy học văn, góp phần năng cao việc học tốt bộ môn Ngữ văn. 
 Vậy nói là gì? Luyện nói là gì? Luyện nói trong văn biểu cảm như thế nào? Nói là diễn đạt ý định của mình bằng miệng ra. Luyện nói là biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt hướng tới một mục đích nhất định. Luyện nói trong văn biểu cảm là biết dùng ngôn ngữ trình bày những tình cảm, cảm xúc của mình về nhân vật văn học, về sự việc hay tác phẩm văn học. Giờ luyện nói là thế mạnh của sinh hoạt tập thể. Không khí sẽ hứng thú nếu giáo viên kích thích được các hoạt động của học sinh. Về tâm lý con người hoạt động tập thể bao giờ cũng năng động hơn. Có thấy rõ đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm lý thì giáo viên mới tổ chức được các hình thức luyện nói có hiệu quả.
Đầu chương trình THCS các tiết luyện nói đã được chú trọng.Tuy nhiên ở lớp 6 nói mới chỉ ở mức độ đơn giản. Lên lớp 7 các em tiếp tục được làm quen và thực hành các tiết luyện nói nhưng ở mức độ khó hơn. Do vậy mà các biện pháp cũng như cách thức tổ chức giờ học luyện nói cũng phải phong phú và đa dạng hơn. Có rất nhiều biện pháp linh hoạt giúp các em vừa truyền tải được nội dung vừa bộc lộ cảm xúc của mình khi nói.
 Mặc dù thời lượng dành cho tiết luyện nói không nhiều nhưng luyện nói lại có ý nghĩa quan trọng. Luyện nói dẫn đến nói tốt là kĩ năng đầu tiên để tiến tới phân tích, cảm nhận tác phẩm văn chương.
2.2 Thực trạng.
Năm 2015-2016 được BGH nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 7, trước khi áp dụng đề tài tôi đã tiến hành khảo sát độ tự tin và khả năng truyền đạt của các em với đề bài: em hãy trình bày cảm nghĩ của em về một người em yêu thích. Tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp/sĩ số
Số học sinh tự tin, nói tốt đúng chủ đề
Số học sinh chưa tự tin, bài nói chưa đúng chủ đề
SL
%
SL
%
7 (35)
6
17.1
29
82.9
Qua bảng số liệu trên tôi không khỏi không trăn trở về khả năng nói ở các em. Hầu như các em chưa mạnh dạn tự tin trong khi thực hiện hiện bài nói của mình. Nhiều em có nội dung bài nói tốt nhưng khi truyền đạt đến người nghe còn ấp úng không trôi chảy. Năng lực nói chưa tốt nghĩa là khả năng tư duy chưa mạch lạc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập các môn học khác. Bởi lẽ khả năng truyền đạt giao tiếp vô cùng quan trọng đến việc thực hiện mục đích giao tiếp.
Từ kết quả đó đã cho thấy một thực trạng về chất lượng tiết luyện nói cho học sinh lớp 7 đó là:
Xuất phát từ thực tế khách quan: Do chương trình, thời lượng giành cho các tiết luyện nói chưa nhiều. Học sinh chưa được rèn luyện nhiều các kĩ năng luyện nói
 Việc dạy của giáo viên: trong nhận thức của giáo viên cũng xem các tiết luyện nói là dạy theo khô khan, khó dạy.Tâm lý như vậy nên đến tiết luyện nói cũng chỉ dạy qua loa, chiếu lệ với những hoạt động tẻ nhạt. Giáo viên chưa đầu tư, nghiên cứu để tổ chức các hoạt động phong phú. Nhiều giáo viên chưa chú trong đến việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nên còn lúng túng trong khâu soạn bài cũng như thực hiện các qui trình lên lớpgiờ học thường không gây được ấn tượng, học sinh hầu như không hứng thú trong việc học. Trong các giờ học không có phương pháp nào ngoài phương pháp cô gọi học sinh lên bảng học sinh trình bày dăm câu ba điều, hết em nọ đến em kia trình bày xong xem như hoàn thành mục tiêu bài học. Đáng tiếc hơn là một số học sinh học tốt, có tư chất văn chương lại lúng túng khi trình bày trước lớp, năng lực nói còn rất hạn chế mặc dù từ đầu THCS các em đã được thực hành qua một số tiết luyện nói. Điều đó không phải các em không có khả năng mà vì thầy, cô chưa thực sự khơi gợi được sự tự tin, tích cực ở các em chưa thật sự giúp các em có thói quen và sự hào hứng trong hoạt động học tập này.
Việc học của học sinh: chính vì phương pháp của giáo viên như vậy nên không khơi gợi được được hứng thú học của học sinh. Phần đông học sinh chỉ ngồi nghe bạn nói, rồi nếu được thầy cô yêu cầu nhận xét bài nói của bạn thì chỉ biết đưa ra một vài câu chiếu lệ qua loa thậm chí nhiều em còn rất lúng túng, không biết nhận xét như thế nào, chỉ ậm ờ cho qua chuyện. Giờ học “luyện nói” với các em thường là ít ấn tượng tất cả đều tẻ nhạt, buốn chán, cứ lặp đi lặp lại giống hệt nhau.
Thực trạng trên chính là vấn đề làm cho giáo viên có tâm huyết cảm thấy băn khoăn và trăn trở. Nên làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ học văn, đặc biệt là trong giờ luyện nói? Làm sao để học sinh được học, để thể hiện những hiểu biết bằng ngôn ngữ vốn có của mình trước mọi người? Làm thế nào giúp các em vừa viết hay vừa nói tốt?
Thực sự đây là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách một người thầy phải đổi mới phương pháp dạy hoc. Quan trọng nhất trong khi dạy không chỉ dạy kiến thức mà ở phương pháp dạy như thế nào để học sinh đạt được hiệu quả cao nhất và hứng thú tiếp thu bài giảng của thầy,cô.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đổi mới, lựa chọn một số cách thức tổ chức giờ dạy luyện nói văn biểu cảm ở chương trình lớp 7 nhằm phần nào đó khắc phục được tình trạng mà chúng ta đang quan tâm. 
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 	Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, giờ dạy luyện nói có vai trò quan trọng trong việc hình thành kĩ năng nói cho học sinh bậc THCS. Chúng ta đều biết lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đang ở độ tuổi trưởng thành, vốn ngôn ngữ của các em còn rất ít ỏi. Đặc biệt do yếu tố tâm lí các em hay rụt rè xấu hổ và nhạy cảm trước thái độ của những người xung quanh. Năng lực nói của học sinh lúc này còn hạn chế nên điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định đó là phải luyện cho học sinh được nói, được trưởng thành hơn sau mỗi lần trên lớp. Đây phải là việc làm thường xuyên hình thành kĩ năng cho học sinh.
Có rất nhiều các giải pháp, biện pháp khác nhau để rèn luyện các kĩ năng nói cho học sinh. Trong quá trình dạy bản thân tôi đúc rút một số giải pháp, biện pháp sau:
2.3.1 Giải pháp chung: Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các tiết luyện nói có trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS 
 Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của kiểu bài dạy luyện nói
Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các biện pháp tổ chức cho học sinh trong tiết học các kiểu bài luyện nói 
 	Nắm vững tiến trình các bước đi của tiết luyện nói.
Phối hợp giữa vai trò chủ động, tích cực của học sinh và vai trò hướng dẫn của giáo viên.
 Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập theo kiểu học sinh được trao đổi, thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân và được tôn trọng ý kiến cá nhân.
Tham khảo dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
 2.3.2. Các biện pháp cụ thể :
2.3.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh khâu chuẩn bị bài ở nhà. 
Trong tất cả các môn học muốn đạt được sự thành công trong học tập thì giáo viên phải chú trọng đến việc dặn dò học ở nhà của học sinh. Đặc biệt với tiết luyện nói sẽ không thể nào thành công được nếu giáo viên không làm tốt khâu nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Đối với tiết luyện nói khâu chuẩn bị ở nhà lại càng quan trọng hơn. Có nhiều lí do để khẳng định được tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà của tiết luyện nói.Thứ nhất: khi chuẩn bị bài tốt học sinh đã một lần được tìm hiểu về đối tượng và bắt đầu xuất hiện những trăn trở, tìm tòi đối tượng. Thứ hai: Các em như một lần được tập dượt trước khi lên “sân khấu” để diễn như vậy tiết luyện nói cũng dễ thành công hơn
Tuy nhiên không phải chỉ bằng những câu dặn dò chung chung, qua loa đại khái như: Các em về chuẩn bị tiết luyện nói để ngày mai chúng ta học bài. Hay về soạn những nội dung cần nói cho tiết 40 luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. Hay Tiết 55, 56 giáo viên dặn học sinh về nhà các em chuẩn bị bài Cảnh khuyaNhững câu nhắc nhở chung chung như vậy không thể tác động hiệu quả đến sự chuẩn bị ở nhà của học sinh sẽ dẫn đến tiết học nhàm chán và thậm chí giáo viên không thể tìm được một em có cách nói tốt.
Ví dụ : Tiết 40 Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người. Thông thường nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ thì sẽ tham kiến thức cho học sinh làm cả 4 đề trong sách giáo khoa, 2 đề văn biểu cảm về con người, 2 đề văn biểu cảm về sự vật. Như vậy bài luyện nói của học sinh sẽ không có điểm nhấn và không có thời gian để so sánh giữa các bài với nhau. Không có phép đối chiếu cùng một đề tài đó học sinh sẽ nói chỗ nào tốt chỗ nào chưa tốt. Với bài luyện nói này tôi hướng cho học sinh chọn 2 đề một loại đề biểu cảm về sự vật, một loại đề biểu cảm về con người tôi hướng dẫn học sinh các bước chuẩn bị. Cụ thể:
Bước 1: Chọn đề Với tiết 40 Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người các em đều chọn đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ” “cập bến” tương lai. Đề 4 : cảm nghĩ về món quà tuổi thơ. Tiết 55,56 các em lựa chọn bài “cảnh khuya”
 	Bước 2: Lựa chọn hình thức nói: lựa chọn cách nói độc lập hay cặp đôi : đây là biện pháp nhằm đa dạng cách nói để tránh sự nhàm chán cho người nghe. 
Bước 3: Lưạ chọn nội dung: Lựa chọn những ý chính trong bài luyện nói cần thể hiện trong bài luyện nói. Với đề 1 xác định được đối tượng biểu cảm là thầy cô. Những kỉ niệm nào về thầy cô làm em nhớ mãi. Từ kỉ niệm đó em bộc lộ cảm xúc gì với thầy cô của mình. 
Với đề 4: đó là món quà gì của tuổi thơ, món quà đó do ai tặng? Người tặng quà đã gửi gắm gì qua món quà? Cảm xúc của em khi nhận được món quà?
Tiết 55- 56 Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học tôi yêu cầu học sinh tìm, hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh. Xác định sẽ nêu cảm nghĩ về chi tiết nào? Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
* Yêu cầu khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
*Đối với giáo viên
 Về nội dung: Giáo viên cần định hướng cho học sinh chuẩn bị thật cụ thể, rõ ràng cả về nội dung và cách thức phải trả lời được câu hỏi: chuẩn bị cái gì? chuẩn bị như thế nào? bằng cách nào?
Cần hướng dẫn học sinh xác định được đề tài nói: Nói cái gì? Xác định mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp
 Về thời gian: Thời gian để hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà giáo viên có thể yêu cầu trước từ 3 đến 5 ngày.
* Đối với học sinh: học sinh phải chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của cô giáo. Trên cơ sở chuẩn bị có thể tập dượt nói nhiều lần cho thành thạo.
2.3.2.2 Biện pháp 2: Nắm đặc điểm tâm lí của học sinh để rèn luyện kĩ năng nói.
Giống với các tiết dạy Văn, Tiếng việt hay phần lí thuyết của Tập làm văn. Hay cũng như việc học tập các môn học khác, một trong những thành công cho hoạt động dạy học là giáo viên hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh khi dạy học. Với tiết luyện nói có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nắm tâm lí của học sinh. Có nhiều em viết tốt, học tốt nhưng khi nói lại mất tự tin, nhiều em khi lên trình bày thì tâm lý hoảng sợ và không thể nói trước đám đông. Hoặc có những em nói dạng văn tự sự tương đối tốt nhưng đến văn biểu cảm lại không thể hiện được tâm trạng cảm xúc của mình trong bài nói. Chính vì vậy ở đầu mỗi tiết luyện nói thường khảo sát tâm lý và khả năng diễn đạt của học sinh
*Cách thức tiến hành: Giáo viên có thể nắm tâm lý, bản lĩnh của học sinh bằng nhiều cách: cho đọc một bài thơ, kể một câu chuyện, nói một đoạn văn biểu cảm
Sau khi nắm được tâm lí của học sinh, giáo viên phân loại tâm lí, giao cho học sinh nói những đoạn nhỏ để làm quen. Từ đoạn nhỏ đến đoạn lớn và bước tiếp theo là giao tổ trưởng tích cực cho các bạn nói còn nhút nhát, rụt rè được nói nhiều trong nhóm trước sau đó cho các bạn sẽ nói ở lớp. Thường xuyên khen thưởng, tán dương dù bước đầu các em nói chưa được nhiều.
Ví dụ Tiết 40 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người tôi gợi ý cho học sinh nhút nhát nói một đoạn về kỉ niệm của em về thầy cô giáo làm em nhớ mãi. Hay nói một đoạn về món quà mà em nhận được. Lúc đó tâm trạng em thế nào, có vui không?
Tiết 55- 56 Luyện nói phát cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Tôi bắt đầu rèn luyện tâm lí cho học sinh bằng cách động viên các em trình bày trọn vẹn phần thân bài hay kết bài.
 Quan trọng nhất để rèn luyện được tâm lí cho học sinh bản thân người giáo viên phải kiên trì, uốn nắn các em. Dù bước đầu các em còn nhút nhát nhưng quá trình tập luyện cũng sẽ thành công để nhân rộng nói tốt không chỉ ở một em mà nhiều em.
Yêu cầu đối với học sinh: Phải tích cực gần gũi động viên bạn. Chịu khó lăng nghe bạn nói. Không cười mỗi khi bạn ấp úng hay rụt rè, e thẹn.
2.3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt, sáng tạo các bước trong giờ luyện nói
Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Thông thường giáo viên xác định đây là tiết thực hành nên sau phần giới thiệu bài là giáo viên gọi học sinh thực hiện tiết luyện nói ngay trước lớp với quan niệm nói nhanh để càng nhiều em được tham gia nói càng tốt. Nên thường không kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh dẫn đến tình trạng các em không được thống nhất cách nói chung cũng như không xác định được trọng tâm của bài nói. Nên khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đó là cho học sinh báo cáo phần chuẩn bị và giáo viên cho học sinh xác định lại yêu cầu của đề. Tuy nhiên bước này cần làm nhanh, gọn, rõ ràng.
Cụ thể tôi tiến hành như sau:
Ví dụ tiết 40 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người tôi sẽ kiểm tra hai vấn đề: Xác định đối tượng biểu cảm trong đề 1 và đề 4 ( Theo phần các em đã đăng kí chuẩn bị) thì các em sẽ xác định đối tượng để biểu cảm trong bài luyện nói của mình là thầy cô, trong đề 4 là món quà. Và đối tượng này sẽ xuyên suốt trong quá trình thực hành bài nói. Kiểm tra sự chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh.
Hay tiết 55-56 Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Tôi cho học sinh xác định đối tượng để phát biểu cảm nghĩ là một tác phẩm văn học cụ thể theo sự đăng kí lựa chọn của học sinh là bài: Cảnh khuya. Kiểm tra phần triển khai một số đoạn văn của các em.
Bước 2. Thống nhất dàn bài trước khi luyện nói
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình luyện nói. Dàn bài được xem như là xương sống, mạch máu của toàn bài. Tuy nhiên đây là tiết luyện nói và giáo viên cũng đã dặn dò học sinh ở nhà lập dàn bài và tập nói một vài lần khi ở nhà. Nên trên lớp dàn bài chỉ mang tính chất thống nhất và bổ sung. Không nên thay đổi quá nhiều, học sinh sẽ bị xáo trộn trong bài nói của mình. Nhiều giáo viên thường chuẩn bị trước bài nói của mình, sau đó viết vào giấy dán lên bảng hay trình chiếu lên máy chiếu yêu cầu học sinh nói theo. Với cách làm này theo tôi nghĩ bài nói sẽ mang tính áp đặt, học sinh sẽ bị thay đổi tất cả những gì các em đã chuẩn bị. Và chắc chắn rằng bài nói khó thành công. Quá trình luyện nói ở nhà của các em hoàn toà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_tiet_luyen_noi_t.doc