SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước

Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của trường THCS. Nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh; giúp các em có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp; tạo điều kiện để các em hoà nhập một cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống.

 Dạy học Ngữ văn không chỉ cung cấp tri thức cho các em mà còn rèn luyện cho các em bốn kỹ năng quan trọng, đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên thực tế cho thấy kỹ năng này chưa phát triển đồng đều ở học sinh, nhiều em thực hiện kỹ năng nghe, nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc, viết lại hạn chế; nhiều em thực hiện kỹ năng nghe, đọc, viết tương đối thành thục nhưng kỹ năng nói lại không lưu loát. Điều này thật đáng lo ngại, nhất là trong xã hội hội nhập như hiện nay thì kỹ năng nói, ứng xử, giao tiếp cần thiết hơn bao giờ hết.

 Có thể nói, bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, trong đó kĩ năng nói đang ngày càng khẳng định vị trí lớn lao của nó. Nó chính là một loại công cụ cần thiết với tất cả mọi người. Nếu có một kĩ năng nói tốt, thực hiện giao tiếp hiệu quả sẽ giúp con người có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân trong các tình huống giao tiếp.

Trong cuộc sống thường nhật, con người thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, giao tiếp. Tuy nhiên có người có người giao tiếp rất tốt để lại ấn tượng với đối tượng giao tiếp, trái lại có nhiều người kỹ năng giao tiếp rất hạn chế. Để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả và có sức thuyết phục điều cần thiết đối với mỗi người là việc luyện nói từ khi còn nhỏ.

 Vấn đề cần đặt ra là làm sao để giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng luyện nói trong phân môn Tập làm văn, đặc biệt là các tiết Luyện nói, giúp học sinh phát triển kỹ năng nói ở mức cao hơn.

 

doc 21 trang thuychi01 39362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của trường THCS. Nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh; giúp các em có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp; tạo điều kiện để các em hoà nhập một cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống.
 Dạy học Ngữ văn không chỉ cung cấp tri thức cho các em mà còn rèn luyện cho các em bốn kỹ năng quan trọng, đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên thực tế cho thấy kỹ năng này chưa phát triển đồng đều ở học sinh, nhiều em thực hiện kỹ năng nghe, nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc, viết lại hạn chế; nhiều em thực hiện kỹ năng nghe, đọc, viết tương đối thành thục nhưng kỹ năng nói lại không lưu loát. Điều này thật đáng lo ngại, nhất là trong xã hội hội nhập như hiện nay thì kỹ năng nói, ứng xử, giao tiếp cần thiết hơn bao giờ hết.
	Có thể nói, bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, trong đó kĩ năng nói đang ngày càng khẳng định vị trí lớn lao của nó. Nó chính là một loại công cụ cần thiết với tất cả mọi người. Nếu có một kĩ năng nói tốt, thực hiện giao tiếp hiệu quả sẽ giúp con người có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân trong các tình huống giao tiếp.
Trong cuộc sống thường nhật, con người thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, giao tiếp. Tuy nhiên có người có người giao tiếp rất tốt để lại ấn tượng với đối tượng giao tiếp, trái lại có nhiều người kỹ năng giao tiếp rất hạn chế. Để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả và có sức thuyết phục điều cần thiết đối với mỗi người là việc luyện nói từ khi còn nhỏ.
	Vấn đề cần đặt ra là làm sao để giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng luyện nói trong phân môn Tập làm văn, đặc biệt là các tiết Luyện nói, giúp học sinh phát triển kỹ năng nói ở mức cao hơn. 
	Trường THCS Lương Nội - Bá Thước đóng trên địa bàn một xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 100% là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng giao tiếp và việc sử dụng ngôn ngữ nói của các em rất hạn chế.
	Đứng trước nhu cầu hội nhập như hiện nay thì việc sử dụng ngôn ngữ nói, khả năng trình bày vấn đề rất quan trọng. Để các em phát triển theo xu thế tự tin hơn trong cuộc sống thì việc luyện nói rất quan trọng, “kĩ năng giao tiếp, thuyết trình đã và đang trở thành những kĩ năng cơ bản, có ý nghĩa nền tảng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia, giúp người lao động có thêm hành trang cần thiết vững bước vào cuộc cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu và hội nhập” [1].
	Với tâm huyết góp phần đào tạo thế hệ con em địa phương có kỹ năng sống
trong đó có kỹ năng nói, bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả của việc dạy tiết Luyện nói trong phân môn Tập làm văn THCS là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục vấn đề hạn chế trong kỹ năng nói của các em.
Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã có sáng kiến “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước”.
2. Mục đích nghiên cứu
	Chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước” tôi muốn đưa ra một số giải pháp đã làm và thấy hiệu quả nhằm truyền tải những kiến thức về kỹ năng luyện nói đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, từ đó giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến thức về các kiểu bài làm văn trong chương trình mà qua đó còn rèn cho học sinh hình thành bốn kĩ năng cơ bản đó là nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói, làm nền móng, làm cơ sở để các em nói tốt trong tương lai, khi đi ra xã hội các em có thể tự tin trước cuộc sống, biết bảo vệ chính kiến, quan điểm của mình, đó là một kỹ năng sống rất cần thiết. 
	Sáng kiến kinh nghiệm này còn nhằm giúp các em hứng thú hơn, tích cực hơn khi học tiết Luyện nói và sẽ yêu thích tiết học này hơn, học tốt môn Ngữ văn hơn.
Ngoài ra nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện các hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Lương Nội từ năm học 2014 - 2015.
 	Thông qua sáng kiến này tôi đưa ra một số kinh nghiệm và sáng kiến trong việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các kiến thức để dạy tiết Luyện nói một cách tốt nhất, giúp các em giao tiếp tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là quá trình dạy học các tiết Luyện nói lớp 7 trong môn Ngữ văn bậc THCS tại trường THCS Lương Nội - Bá Thước - Thanh Hóa trong năm học 2014- 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (từ học sinh, giáo viên khác, phụ huynh);
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. (Thống kê, xử lý số liệu học sinh ở ba mức độ: Hứng thú, ít hứng thú hay không hứng thú với tiết Luyện nói sau khi áp dụng sáng kiến này).
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương trình môn Ngữ văn đã nhấn mạnh và nêu rõ: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giảng văn học”. Hiện thực hóa mục tiêu này của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THCS đã chú trọng hơn về việc hình thành và phát triển kỹ năng nói. 
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn. Trong đó Tập làm văn là phân môn mang tính thực hành - Tổng hợp, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, trong đó có kỹ năng nói, đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói...” [2]. Nhưng thực tế nhiều giáo viên xem nhẹ phân môn này so với phân môn Văn và Tiếng việt, vì vậy đã hạn chế phần nào sự phát triển kỹ năng nói ở các em.
Kĩ năng nói là hình thức biểu hiện của năng lực giao tiếp bằng lời, dạng hành động được thực hiện một cách tích cực, tự giác dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức về ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói), những hiểu biết về văn hoá, xã hội (liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng lời) và những điều kiện sinh học - tâm lí của một cá thể (nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân) để đạt được mục đích giao tiếp đặt ra. [3].
Có thể nói nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin còn nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động truyền đạt thông tin. Luyện nói trong nhà trường nhằm giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường khác nhau. Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống, xã hội. Mục đích của các giờ học này là tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể về kiểu bài văn vừa được học và thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là tạo điều kiện cho các em biết cách nói ra quan điểm, ý kiến cá nhân theo đề đã chuẩn bị, từ đó phát triển tốt hơn kỹ năng nói. 
Như vậy, có thể nói rằng năng lực giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất của con người, giúp con người có thêm nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống. Mà mấu chốt của giao tiếp là nghe và nói. Do đó, việc luyện nói cho học sinh về bản chất chính là hướng tới phát triển năng lực giao 
tiếp cho người học. Việc phát triển kỹ năng nói cho các em trong các tiết Luyện nói của phân môn tập làm văn là điều hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung chương trình dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Học tốt tiết Luyện nói nói riêng và học tốt môn Ngữ văn nói chung sẽ tạo hứng thú trong học tập. Hứng thú là con đường bằng dẫn đến con đường dẫn thành công. Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái. Nó nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn, giúp cuộc sống của các em trở nên dễ dàng hơn. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Huyện Bá Thước - Thanh Hoá là một trong hơn 60 huyện nghèo nhất của cả nước. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó phải kể đến giáo dục mà chất lượng của môn Ngữ văn là điều đáng được quan tâm. Chất lượng bộ môn Ngữ văn trên địa bàn toàn huyện Bá Thước nói chung và ở trường THCS Lương Nội nói riêng tương đối thấp. Theo thống kê thì kết quả những cuộc thi học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh môn Ngữ văn những năm gần đây rất thấp, đặc biệt cuộc thi cấp Tỉnh có những năm gần như trắng bảng.
	Mặt khác, do xu thế lập thân lập nghiệp, rất ít những trường chuyên nghiệp tuyển sinh môn Ngữ văn. Không những thế văn học là một môn học mang tính nghệ thuật nên ngoài việc nắm vững kiến thức đòi hỏi phải có năng khiếu mới có thể học tốt được. Vì vậy không phải ai cũng có thể học tốt môn Ngữ văn. Những điều đó dẫn đến một hệ quả đáng buồn là ngay từ bậc THCS rất nhiều học sinh có tâm lí ngại học văn và không thích học văn, nhiều phụ huynh cũng đón nhận môn Ngữ văn không mấy mặn mà và họ thường hướng cho con em mình học các môn tự nhiên. Tất cả những điều đó vô hình chung họ đã phủ nhận vai trò rất lớn của môn Ngữ văn trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói.
Mặt khác giáo viên dạy Ngữ văn của huyện được tham gia nhiều chuyên đề để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa có chuyên đề nào về kỹ năng tổ chức dạy học tiết luyện nói nên rất nhiều giáo viên còn lúng túng.
Từ năm 2002 chương trình thay sách giáo khoa mới bắt đầu đưa tiết luyện nói vào khung chương trình nên giáo viên chưa có nhận thức thực sự sâu sắc về tiết học này.
	Tập làm văn là phân môn mang tính thực hành - tổng hợp nên nó được nhận định là phân môn khó so với phần Văn và Tiếng việt. Chính vì vậy mà rất nhiều giáo viên không thực sự hào hứng khi dạy Tập làm văn, đặc biệt là tiết Luyện nói vì một tiết luyện nói 45 phút giáo viên đã giành thời gian cho việc thảo luận 15 phút nhưng học sinh vẫn không thể nói được, giáo viên kéo dài thời gian cho việc thảo luận thêm, cuối cùng chỉ có một vài em học khá, giỏi xung phong trình bày, gọi được 2 - 3 em học sinh lên nói trước tập thể thì đã hết thời gian tiết học gây tâm lí chán nản cho giáo viên và tiết dạy không đạt được mục tiêu. 
Do địa phương là một vùng miền núi khó khăn, phần lớn học sinh thuộc hộ nghèo nên việc quan tâm đến học hành của con em còn hạn chế, ý thức học của các em chưa cao nên việc soạn bài, chuẩn bị bài mới chỉ có ở một số ít học sinh.
Là một vùng miền núi dân cư thưa thớt, xa các khu trung tâm, xa các trường bạn, ít có điều kiện giao lưu nên kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đông của các em còn hạn chế.
100% học sinh là người dân tộc (dân tộc Mường), các em có thói quen nói bằng tiếng dân tộc khi đến trường nên việc phát âm tiếng phổ thông ở một bộ phận học sinh còn chưa chuẩn. Vì vậy yêu cầu các em trình bày vấn đề trong tiết Luyện nói là một điều rất khó khăn. Học sinh phần lớn cũng không thích các tiết học này, các em có tâm lí ngại và sợ các thầy cô gọi lên bảng trình bày vấn đề trước tập thể trong khi kỹ năng nói của mình lại rất hạn chế.
Mặt khác do vốn từ vựng ít nên để chuẩn bị cho các tiết luyện nói các em thường làm sẵn hoặc chép ở các bài văn mẫu ở nhà rồi học thuộc sau đó lên bảng đọc thuộc lòng. Vì thế không đáp ứng được yêu cầu của bài luyện nói.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành những khảo sát ban đầu và có kết quả cụ thể sau đây:
Phân loại - 
 Số lượng,%
Lớp,
Khối
HS hứng thú với tiết Luyện nói
Học sinh ít hứng thú với tiết Luyện nói
HS không hứng thú với tiết Luyện nói
Số lượng
%
Số lượng
 %
Số lượng
%
Lớp 7A (24HS)
2
8.3
4
16.7
18
75
Lớp 7B (26 HS)
3
11.5
6
23.1
17
65.4
Khối 7(50 HS)
5
10
10
20
35
70
Qua việc khảo sát trên tôi thực sự lo ngại vì số lượng học sinh khối 7 hứng thú với tiết luyện nói quá ít (10%) trong khi số lượng học sinh không hứng thú với tiết luyện nói lại rất cao (70%). Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm của mình áp dụng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn Khối 7 cho học sinh THCS Lương Nội - Bá Thước và bước đầu đã đạt hiệu quả tốt.
	3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Trước hết giáo viên phải nắm vững hệ thống các tiết Luyện nói
Nắm vững hệ thống các tiết luyện nói trong phân môn Tập làm văn của môn Ngữ văn ở THCS có vai trò quan trọng trong việc liên hệ qua lại giữa các tiết, củng cố thêm kiến thức cho học sinh, hệ thống đó bao gồm:
	* Lớp 6: 
	- Tiết 29: Luyện nói kể chuyện 
	- Tiết 43: Luyện nói kể chuyện
- Tiết 83, 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong văn miêu tả.
	- Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả.
	* Lớp 7:
	- Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
	- Tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	- Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
	 * Lớp 8:
	- Tiết 42: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	- Tiết 54: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
	* Lớp 9:
	- Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
	- Tiết 140: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3.2. Cần hiểu rõ tầm quan trọng của tiết Luyện nói
Giáo viên cần hiểu rõ tiết luyện nói có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp các em học sinh có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp, tạo điều kiện để các em hoà nhập một cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống. Bản thân tôi đã rất tâm huyết với tiết dạy và có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ giáo án trước khi dạy. Đặc biệt, tôi đã chuẩn bị bài nói mẫu cho học sinh trước khi các em trình bày trước tập thể và cho các em xem các đoạn video các bài nói mẫu có chất lượng để các em học tập.
 3.3. Giáo viên phải dặn dò kĩ học sinh những câu hỏi, những đề hoặc nội dung của tiết luyện nói trước khi học tiết học này ít nhất 1 tuần.
	Việc dặn dò của giáo viên chuẩn bị cho việc luyện nói có vai trò hết sức quan trọng vì nếu không có sự chuẩn bị của học sinh thì giờ luyện nói khó thành công nếu không nói là thất bại. Việc hướng dẫn các em tự nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề nào đó trước khi tiết học điễn ra là một vấn đề rất quan trọng. Tự các em làm việc với chính mình trước bằng việc đọc tài liệu, trao đổi, học nhóm với bạn bè ở nhà sẽ có tác dụng kích thích tinh thần hợp tác, nâng cao sự tự tin, mạnh dạn và đồng thời kĩ năng nói của các em cũng nâng cao.
Chẳng hạn trước khi dạy tiết Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người. (Ngữ văn 7, tập I), tôi đã dặn dò kĩ học sinh trước ít nhất 1 tuần những vấn đề sau đây:
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
Đề 2: Cảm nghĩ về sách vở mình học và đọc hàng ngày.
Để trình bày được hai vấn đề đó tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện trước ở nhà các bước sau đây:
- Đọc kĩ yêu cầu của đề và xác định đối tượng, thể loại cho từng đề, tôi gợi ý nhanh cho học sinh xác định đúng để luyện nói ở nhà được tốt hơn:
Đề 1: - Đối tượng: Thầy, cô giáo
 - Thể loại: Biểu cảm về con người
Đề 2: - Đối tượng: Sách, vở
 - Thể loại: Biểu cảm về sự vật
- Sau đó tôi yêu cầu học sinh lập dàn ý, nêu ra những ý chính em cần trình bày và nắm vững các ý chính đó và tôi yêu cầu các em nộp phần dàn ý này cho tôi trước tiết Luyện nói 4 ngày để tôi kiểm tra và tranh thủ thống nhất lại dàn ý một cách đầy đủ, chính xác nhất để các em đều nắm chắc kiến thức chính trước khi nói và có thể tập trình bày ở nhà. (Yêu cầu các em tập trình bày trước gươnghoặc trình bày trước nhóm bạn của các em).
Chẳng hạn đây là dàn ý sau khi giáo viên đã thống nhất lại từ dàn ý của học sinh để chuẩn bị cho tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.(Ngữ văn 7, tập I)
Dàn ý đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
1. Mở bài: Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy cô(có thể nhân ngày 20/11; nhớ về một kỉ niệm)
2. Thân bài
- Hồi tưởng về thầy, cô giáo: Nhớ lại kỉ niệm về sự chăm sóc, bảo ban của thầy cô -> nêu cảm xúc
- Suy nghĩ về hiện tại:
+ Thầy cô dạy hết lớp học sinh này đến lớp học sinh khác như chở những 
chuyến đò. “Người lái đò” - người thầy đã đưa biết bao học sinh cập bến tương lai, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành
+ Vai trò của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của mỗi người, đến sự phát triển của xã hội.
+ Nhớ mãi hình ảnh thầy cô với lòng biết ơn vô bờ bến.
3. Kết bài: Cảm xúc về thầy cô: Kính trọng, biết ơn. Nguyện ra sức rèn luyện, học tập để báo đáp công ơn thầy cô.
Dàn ý đề 2: Cảm nghĩ về sách vở mình học và đọc hàng ngày.
Mở bài: 
- Tình huống tạo cảm xúc (đến thư viện hoặc bắt gặp lại sách vở cũ).
- Giới thiệu cảm xúc chung.
2. Thân bài
- Kể hoặc tưởng tượng ra cảm xúc, suy nghĩ về sách vở
- Suy ngẫm về vai trò của sách vở:
+ Sách giáo khoa và vở học tập là người bạn thân thiết, gắn bó hằng ngày với học sinh.
+ Sách khoa học: Mở rộng tầm hiểu biết
+ Sách văn học: Mở ra những chân trời cảm xúc, bồi dưỡng vốn sống, hướng con người tới cái đẹp.
+.
+ Các phương tiện công nghệ hiện đại vẫn không thể thay thế sách vở. 
Kết bài: 
- Yêu thích đọc sách, giữ gìn sách vở
- Thi đua học tập.
Đây là dàn ý sau khi giáo viên đã thống nhất lại từ dàn ý của học sinh để chuẩn bị cho tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chủ Tịch
1. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân bài
a) Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên đêm trăng nơi núi rừng Việt 
Bắc
- Nghệ thuật so sánh độc đáo: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Þ Ấn tượng tiếng suối trong trẻo, ấm áp, gần gũi với con người.
- Điệp từ “lồng”
Þ Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình khối
Þ Bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
b) Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ
- Điệp ngữ liên tiếp: “ Chưa ngủ”: Vì cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ và vì một lẽ lớn lao hơn là Bác lo cho vận mệnh đất nước
Þ Cảm phục, kính trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Tình cảm của em với Bác
Đây là dàn bài cho đề 2 khi dạy tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “ Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
- Giải thích thành ngữ “Sống chết mặc bay”
- Tìm các luận cứ, lí lẽ:
+ Quan phụ mẫu sống xa hoa
+ Ăn chơi, bài bạc thản nhiên, ung dung
+ Đê sắp vỡ! Mặc!
+ Quan ù thông, vuốt râu Sống chết mặc bay”
+ Người nhà quê vào báo đê vỡ thì sai lính đuổi người này ra khỏi đình
 + Quan vỗ tay xuống sập kêu to, miệng cười. Quan sung sướng ù ván bài khi đê vỡ.
+ Tìm một số câu tục ngữ trái ngược với “Sống chết mặc bay”
3. Kết bài:
Truyện ngắn có giá trị tố cáo cao.
3.4. Phải nêu yêu cầu của bài luyện nói 
Trước khi luyện nói tôi đã nêu những yêu cầu của một bài luyện nói cho 
học sinh nắm được để có thể nói một cách tốt nhất. Lâu nay nhiều giáo viên chỉ có thói quen nêu yêu cầu với người nói mà quên mất một đối tượng góp phần không nhỏ cho hiệu quả của bài nói chính là người nghe. Vì vậy tôi đã nêu rõ yêu cầu cho cả người nói và người nghe, cụ thể là:
Đối với người nói: 
Nói trước tập thể nên ban đầu và khi kết thúc bài nói cần có màn chào hỏi: C

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cua_tiet_luyen_noi.doc