SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn lớp 7

SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn lớp 7

 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đưa ra Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong đó có đổi mới phương pháp dạy - học môn Ngữ văn.

 Bản thân người học - học sinh phải hiểu môn học Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mác – xim Gorơ ki nói: “Học văn là học làm người”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác, và ngược lại. Học tốt môn Ngữ văn không nhất thiết là đi theo nghề văn. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè, với đời sống xã hội. Từ đó chúng ta thấy môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở còn có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

 

doc 20 trang thuychi01 14953
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
 Mục lục
1
 1. Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiên kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2 
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6 - 17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17 - 18
3. Kết luận, kiến nghị
18 - 19
Tài liệu tham khảo
20
Mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đưa ra Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 	Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong đó có đổi mới phương pháp dạy - học môn Ngữ văn.
 	 Bản thân người học - học sinh phải hiểu môn học Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mác – xim Gorơ ki nói: “Học văn là học làm người”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác, và ngược lại. Học tốt môn Ngữ văn không nhất thiết là đi theo nghề văn. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè, với đời sống xã hội. Từ đó chúng ta thấy môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở còn có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. 
	Xuất phát từ tình hình thực tế của việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói chung và trong giờ luyện nói của môn Tập làm văn Ngữ văn 7 nói riêng trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy và qua nhiều lần dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi thấy việc tổ chức dạy - học tiết luyện nói còn nhiều hạn chế. Nghịch lý của giờ luyện nói vẫn thường xuyên xảy ra: giờ luyện nói là điều kiện tốt nhất để học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, khả năng giao tiếp của mình trước bạn bè nhưng các em lại im phăng phắc, nép mình chờ nghe giáo viên chỉ định. Dường như tính tự tin, hoạt bát thường ngày của các em đã biến mất, giờ học thật nặng nề. Đã có học sinh chân thành phát biểu rằng: “Một điều đáng sợ là phải học giờ luyện nói Tập làm văn!” Không có hứng thú trong giờ luyện nói thì làm sao rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh đây? Thiết nghĩ, đây không chỉ là sự trăn trở của riêng tôi mà là tất cả của giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài "Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn lớp 7".
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, sách giáo khoa Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các  biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được và người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn. Vậy rèn kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Nói tốt là cơ sở quan trọng cho việc tạo lập văn bản tốt.
	Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn Trung học cơ sở, chương trình môn Ngữ văn nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Chính vì thế, sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở đã chú trọng hơn tới việc hình thành và phát triển kỹ năng nói. Đây là một trong những điểm mới về quan điểm dạy học của môn học. Cụ thể là nội dung chương trình sách giáo khoa bố trí một số giờ luyện nói độc lập theo từng kiểu văn bản như sau:
Lớp 6: 
Tiết 29 – Tuần 8 – Bài 7: Luyện nói kể chuyện 
Tiết 43 – Tuần 11 – Bài 1: Luyện nói kể chuyện 
	Tiết 83, 84 – Tuần 21 – Bài 20: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
	Tiết 96 – Tuần 24 – Bài 23: Luyện nói về văn miêu tả 
Lớp 7: 
	Tiết 40 – Tuần 10 – Bài 10: Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật, con người.
	Tiết 56 – Tuần : 14 – Bài 13: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	Tiết 112 – Tuần 28 – Bài 27: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
Lớp 8: 
	Tiết 42 – Tuần 11 – Bài 10: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	Tiết 54 – Tuần 14 – Bài 14: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng.
Lớp 9: 
	Tiết 65 – Tuần 13 – Bài 13: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
	Tiết 140 – Tuần 28 – Bài 27: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Qua đó, ta thấy số lượng bài luyện nói trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn 7
 Cụ thể là: häc sinh líp 7A , lớp 7C 
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp điều tra giáo dục.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Xử lý thông tin bằng thống kê và biểu đồ.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
	 Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy học Tập làm văn là tăng tính thực hành ứng dụng đối với học sinh và khắc phục những hạn chế của chương trình cũ là quá chú trọng đến việc đọc viết hơn nghe nói của chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục.
	 Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng nói trong giờ Ngữ văn 7 là giúp cho học sinh có được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết - thực hành tiếng Việt tương đối thành thạo. Đây cũng là sự cụ thể hoá tư tưởng dạy học theo lý thuyết giao tiếp. Điểm mới mẻ và cần lưu ý là chú trọng hơn tới cách tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn. Luyện nói tốt sẽ giúp học sinh biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
	 Ai cũng biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Trong giờ luyện nói hiệu quả lao động của học sinh được cảm nhận trực tiếp qua ngôn ngữ. Giờ luyện nói có thế mạnh của một sinh hoạt giao tiếp tập thể, không như giờ làm văn viết là một hoạt động tĩnh, cá nhân. Không khí giờ làm văn miệng dễ kích thích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếu giáo viên ý thức được vấn đề này. Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể bao giờ cũng năng động hơn. Có thấy rõ đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm lý học sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ học vốn rất sinh động, hấp dẫn và hướng dẫn được những học sinh có tâm lý ngại ngùng phát biểu trước tập thể lớp. Giờ luyện nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư tưởng tình cảm học sinh qua cách nói năng, diễn đạt...
 	 Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, nghĩa là nói phải có nội dung nói, đảm bảo mạch lạc, logic, phải tuân thủ các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng, Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.         
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Qua những năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ văn, tiết dạy “Luyện nói” mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thành công qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. Học sinh không tự tin khi nói trước đám đông. Thời gian luyện nói lại có hạn (45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. Tâm lý chung, giáo viên rất ngại dạy tiết luyện nói, nhất là trình độ học sinh ở vùng sâu, vùng xa. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những định hướng của sách giáo viên thì tiết dạy “luyện nói” và hoạt động nói của học sinh qua tiết dạy còn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu như mong muốn.
        Nhiều giáo viên có chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng trong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi  giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh luyện nói trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi giáo viên thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắt lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui đựợc giáo viên quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau.
          Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn bản cũng như trong tiết luyện nói. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
BẢNG KHẢO SÁT CH ẤT LƯỢNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SKKN
Năm học
2015-2016
Mức độ
Khả năng nói tốt
trong tiết luyện nói
Khả năng nói chưa tốt
trong tiết luyện nói
7C : 42 học sinh 
17/42 học sinh bằng 40,5%
25/42 học sinh bằng 59,5%
7A : 42 học sinh
12/42 học sinh bằng 28.6%
30/42 học sinh bằng 71.4%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Với quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấn mạnh: “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “Học sinh là chủ thể sáng tạo”. Để phát huy tính tích cực của học sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của người nhạc trưởng. Cụ thể để dạy được giờ luyện nói, giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến những khía cạnh sau :
 2.3.1. Xác định mục đích yêu cầu của tiết luyện nói
	Để cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, giáo viên cho trước đề tài để các em về nhà soạn, hướng dẫn các em: Giúp các em chuẩn bị tốt nội dung, yêu cầu bài nói. Cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe); nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói); tạo tâm thế vững vàng khi nói: Tự tin, mạnh dạn; tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng quán xuyến người nghe; Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép, nhận xét. 
2.3.2. Lựa chọn nội dung trong tiết luyện nói 
 - Cần lựa chọn nội dung luyện tập một cách linh hoạt, đạt hiệu quả.
 - Vừa bám sát vào các bài tập ở sách giáo khoa vừa vận dụng tình hình, đặc điểm cụ thể để có thể thay đổi, thêm bớt bài tập cho phù hợp.
2.3.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong tiết luyện nói 
- Học sinh :
Trong tiết luyện nói, người hoạt động chủ yếu là học sinh. Học sinh phải là những chủ nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Các em tựa như những diễn viên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạng : độc thoại, đối thoại, diễn trò, đóng vai...
- Giáo viên: đối với tiết luyện nói, giáo viên nên tránh hai khuynh hướng sau :
+ Cho rằng giờ luyện nói là của học sinh, dành cho học sinh thực hành là chính; từ đó giáo viên không làm gì cả, khoán trắng, phó mặc cho học sinh muốn nói thế nào cũng được; tất cả đổ cho năng lực của học sinh; dẫn đến tiết học đơn điệu, buồn tẻ, mất tác dụng.
+ Quá lo sợ rằng học sinh không nói được, không trình bày được vấn đề trước tập thể nên làm thay, nói hộ hết cho học sinh; hoặc tiến hành tiết dạy một cách qua loa, chiếu lệ cho xong.
	Trong tiết luyện nói, giáo viên hoạt động rất ít để trao quyền ưu tiên cho học sinh hoạt động với thời lượng tối đa có thể được; thậm chí hầu như giáo viên không làm gì cả. Nhưng ở đây, không làm gì cả không có nghĩa là khoán trắng, phó mặc học sinh kiểu như đã nói ở trên; mà giáo viên vẫn là người bao quát, chỉ đạo linh hoạt để đảm bảo cho hoạt động của học sinh đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
2.3.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy- học trong tiết luyện nói 
 - Giáo viên nên linh hoạt trong việc thiết kế các hoạt động dạy - học. 
 - Sau đây là vài đề xuất để tham khảo, vận dụng .
 + Hái hoa tìm ý
 Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều HS yếu kém, chưa thành thạo kĩ năng tạo lập kiểu văn bản đang học, chưa quen nói trước tập thể; lại ít có ( hay không có ) nhân tố tích cực ( học sinh khá, giỏi, lanh lợi, hoạt bát) làm nòng cốt.
 Cách thực hiện 
 a. Khâu chuẩn bị 
 - Lựa chọn một bài tập ( không ôm đồm nhiều về số lượng bài tập ).
 - Thông báo bài tập đã chọn cho học sinh biết trước để chuẩn bị .
 - Định hướng cho học sinh bằng một số câu hỏi ( để giải quyết bài tập ). Những câu hỏi này được cung cấp từ trước tiết học để học sinh suy nghĩ, chuẩn bị lời.
 - Một bảng phụ- mô hình dàn ý phù hợp với bài tập. 
 - Các câu hỏi được viết trên mảnh giấy lớn, chữ to để có thể gắn với mô hình dàn ý (mỗi câu hỏi được trình bày về hình thức tựa như những bông hoa)
 - Học sinh tự trình bày dàn ý vào vở soạn theo gợi ý từ các câu hỏi cho trước và tập chuẩn bị ngôn ngữ nói trước khi đến lớp.
 b. Trình tự tiến hành trong tiết học 
 - Phân lớp học thành một số nhóm.
 - Lần lượt mời từng đối tượng học sinh trong các nhóm lên hái hoa và trình bày trước lớp theo hình thức tiếp sức ( để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin )
 - Lớp và giáo viên lần lượt nhận xét ( theo chiều hướng nhắc nhở nhưng vẫn khích lệ, nâng đỡ để tránh cho các em cảm giác xấu hổ, tự ti )về việc trình bày đối với từng câu hỏi của từng nhóm và cùng trao đổi để gắn hoa vào mô hình dàn ý.
 - Giáo viên sơ kết, giảng giải ngắn gọn về dàn ý và cách trình bày kiểu văn bản cần tạo lập.
 - Học sinh khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài ( theo dàn ý ) để khắc sâu cách tạo lập kiểu văn bản đang học.
 - Nếu còn thời gian, tiếp tục tổ chức cho các em trình bày theo dàn ý trước nhóm ( nói từng phần để tạo điều kiện cho nhiều học sinh được trình bày ).
 + Trò chơi thông thái
Hình thức này dành cho đối tượng học sinh nhút nhát, tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn, tự tin nói trước tập thể.
Khi mục tiêu cụ thể của tiết dạy không đặt nặng kỹ năng làm bài (tạo lập văn bản ) mà còn phải biết tư duy thành lời - ngôn bản thì cần luyện kỹ năng ứng đáp mau lẹ, nói năng rõ ràng, mạch lạc có cử chỉ, nét mặt, âm lượng phù hợp. Giáo viên cho học sinh thi hình thức Trò chơi thông thái sẽ phát huy tác dụng.
 Cách thực hiện 
a. Điều kiện: cơ sở vật chất thuận lợi.
b. Chuẩn bị 
- Giáo viên phải chuẩn bị thật công phu. 
+ Nhiều câu hỏi, bài tập ngắn gọn, bổ ích.
+ Tranh ảnh, vật dụng phong phú, giàu ý nghĩa.
+ Cách dẫn chương trình hấp dẫn, sáng tạo. 
- Có thể vận động học sinh cùng chuẩn bị như sưu tầm tranh ảnh, vật dụng, soạn thảo câu hỏi- đáp án 
- Có thể chuẩn bị vài phần quà nho nhỏ giúp trò chơi thêm hào hứng.
- Học sinh được thông báo giới hạn một số đề tài chính để nghiên cứu, suy nghĩ trước.
c. Trình tự thực hiện trong tiết học 
- Chia cuộc chơi thành 2-3 chặng. Lượng câu hỏi, bài tập được sắp xếp vào từng chặng cho phù hợp.
- Sau mỗi chặng, có nhận xét và đổi người tham gia chơi.
- Giáo viên trực tiếp làm giám khảo và cho điểm theo một thang điểm đã được thống nhất và công bố; cử học sinh làm thư ký theo dõi và tổng kết điểm ở từng chặng, cả đợt.
- Cuối cùng giáo viên tổng kết, củng cố phương pháp tạo lập văn bản . Nhận xét các đội chơi, khen thưởng và trao quà.
Khi đã thuần thục với cách làm trên thì lớp có thể “tự biên tự diễn” mà giáo viên chỉ là người định hướng từ xa chứ không cần tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của học sinh.
+ Dàn hợp xướng 
	- Đây là một hình thức có thể giúp cho các đối tượng học sinh cùng bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hành kỹ năng nói về một vấn đề nào đó.
	- Tạo cho học sinh khả năng làm việc tập thể, biết p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_tiet_luyen_noi_trong_chuo.doc