SKKN Một vài suy nghĩ về việc dạy bài đọc thêm “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm trong chương trình Ngữ văn 7 ở trường THCS Lâm Phú

SKKN Một vài suy nghĩ về việc dạy bài đọc thêm “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm trong chương trình Ngữ văn 7 ở trường THCS Lâm Phú

Trong luật giáo dục năm 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Đồng thời mục tiêu giáo dục phổ thông mà Bộ giáo dục xác định là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Trong luật Giáo dục năm 2005 (Điều 28.2) xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin, tạo nên những cuộc cách mạng lớn về thông tin khoa học, trong cách suy nghĩ, cũng như trong cách dạy và cách học. Có một thực trạng đáng báo động là: Các môn khoa học xã hội dường như không còn thu hút được học sinh say mê như trước nữa. Vấn đề đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy môn văn: phải tìm ra một phương pháp dạy học mới phù hợp với tình hình thực tại.

 

doc 17 trang thuychi01 5872
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài suy nghĩ về việc dạy bài đọc thêm “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm trong chương trình Ngữ văn 7 ở trường THCS Lâm Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Số trang
Mục lục 
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
2,3.4
4
5
5
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
5,6
6,7,8
8,9,10,11,12,13
13,14
3. Kết luận, Kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
14,15
15,16
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong luật giáo dục năm 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Đồng thời mục tiêu giáo dục phổ thông mà Bộ giáo dục xác định là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Trong luật Giáo dục năm 2005 (Điều 28.2) xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin, tạo nên những cuộc cách mạng lớn về thông tin khoa học, trong cách suy nghĩ, cũng như trong cách dạy và cách học. Có một thực trạng đáng báo động là: Các môn khoa học xã hội dường như không còn thu hút được học sinh say mê như trước nữa. Vấn đề đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy môn văn: phải tìm ra một phương pháp dạy học mới phù hợp với tình hình thực tại.
Văn học là một môn khoa học đặc thù có đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng nhưng đồng thời nó còn là môn khoa học công cụ, bởi qua môn học các em sẽ được rèn các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết, khi thuần thục các kỹ năng này giúp người học dễ dàng tiếp cận hơn các môn học khác. Làm thế nào để học sinh nhận thức được môn Ngữ văn là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường? Học sinh phải hiểu được rằng văn chương giúp cho tâm hồn con người phong phú, tinh tế hơn, nhạy cảm với những biến thái tinh vi của tạo vật và lòng người. Có được tâm hồn như thế, con người sẽ ứng xử với nhau có văn hoá hơn, bớt thô lỗ, phàm tục và độc ác. Văn chương giúp các em hiểu mình, được sống thực sự với bản thân mình. 
Trên con đường tìm hiểu văn chương bồi dưỡng các em thế giới quan tiến bộ, nhân sinh quan lành mạnh góp phần xây dựng ở các em nhân cách con người Việt Nam mới. Văn học sẽ trang bị cho các em biết bao kiến thức, bao tình cảm tốt đẹp về lòng nhân ái, dũng cảm, ý chí chủ động sáng tạo trong cuộc sống, khát vọng vươn tới cái chân - thiện - mỹ của cuộc sống.
Trước sự thay đổi, biến chuyển của xã hội và những yêu cầu mới đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi trong chương trình sách giáo khoa đáp ứng một phần những yêu cầu mới. Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách giáo khoa Ngữ văn 6 đã được đưa vào sử dụng đại trà trong các trường Trung học cơ sở và đến năm học 2006 - 2007, toàn bộ sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở đã được đưa vào sử dụng đại trà trong các trường Trung học cơ sở. Cho đến nay trải qua hơn mười năm thực hiện theo khung phân phối chương trình đã không ít lần có sự sửa đổi bổ sung, đặc biệt là quá trình giảm tải nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế và nhận thức của học sinh nhưng đã cố gắng đảm bảo lượng kiến thức đầy đủ và trải rộng nhằm cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết và đầy đủ của từng khối lớp cụ thể, đó là việc chúng ta đã chuyển một số tác bài học trước đây là dạy chính khóa nhưng bây giờ được chuyển sang bài dạy thêm và và bài tự học có hướng dẫn nhằm giảm tải lượng kiến thức hàn lâm cho học sinh. 
Đối với chương trình Ngữ văn 7 phần Văn học trữ tình trung đại Việt Nam là phần được giảm tải tương đối nhiều và hợp lí giúp giáo viên dễ giảng dạy đồng thời học sinh có cách tiếp cận tương đối nhẹ nhàng. Điều này đã thể hiện kịp thời sự nhạy bén của các nhà quản lí giáo dục trong việc xác định mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm của chương trình. Nhưng rất tiếc ngoài một số ít giáo viên hiểu rõ bản chất vấn đề thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa của việc giảm tải này nên nảy sinh tâm lí xem nhẹ lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh, hoặc còn một bộ phận hiểu được tinh thần giảm tải thì loay hoay không biết tiến trình cụ thể của một tiết dạy bài đọc thêm cần thi công như thế nào cho đúng phương pháp. Vì vậy đã nảy sinh những tình huống “dở khóc dở cười” và những cuộc tranh luận nảy lửa ở những tiết dự giờ rơi vào bài đọc thêm làm nảy sinh những quan điểm trái chiều cho cả người dự và người dạy.
Là một giáo viên dạy văn, thời gian công tác chưa nhiều vốn hiểu biết chưa thực sự sâu rộng, kinh nghiệm nghề nghiệp còn ít ỏi và thời gian có hạn, xuất phát từ tình hình thực tế từ ngôi trường bản thân tôi đang giảng dạy và sự trao đổi của các đồng nghiệp ở các trường bạn, để giải quyết thực trạng trên trong khuôn khổ nhỏ hẹp của sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin lựa chọn đề tài: Một vài suy nghĩ về việc dạy bài đọc thêm “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm trong chương trình Ngữ văn 7 ở trường THCS Lâm Phú.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Để tiến hành cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của một tác phẩm đọc thêm trong chương trình ngữ văn 7 có nhiều con đường và cách làm khác nhau mà các đồng nghiệp đã và đang thực hiện, qua đó ít nhiều gặt hái được những thành công nhất định. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này mục đích cá nhân tôi quan tâm trong quá trình thực hiện đó là: 
 - Học sinh có khả năng biết tự sàng lọc những đơn vị kiến thức cơ bản của một tác phẩm văn học khi tiếp xúc nhằm làm nổi bật lên được giá trị nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật và làm nổi bật được phong cách tác giả đó.
 - Thông qua các hoạt động học tập trên lớp học sinh phát huy được khả năng tự tin, chủ động sáng tạo của mình.
 - Rèn cho học sinh phương pháp học lĩnh hội các tri thức khoa học bộ môn bằng con đường tự học của chính cá nhân học sinh.
 - Về đánh giá có sự kết hợp đánh giá của thầy và của trò với khả năng tự đánh giá của học sinh.
 - Qua tiếp thu kiến thức của bài học học sinh biết vận dụng vào thực tế những gì đã tiếp nhận một cách linh hoạt và có hiệu quả cao nhất. Đồng thời đem lại niềm vui hứng thú trong học tập không chỉ môn Ngữ văn mà cả các môn học khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này là những kinh nghiệm bản thân khi dạy tác phẩm đọc thêm “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm trong chương trình Ngữ văn 7; đối tượng áp dụng là học sinh lớp 7A tại trường THCS Lâm Phú, Lang Chánh, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để tiến hành sáng kiến kinh nghiệm này cá nhân tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: tra cứu tài liệu; điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu...
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Cho đến nay đã có rất nhiều đồng nghiệp đã đưa ra những cách làm hay và khoa học trong việc giảng dạy những bài đọc thêm và đã thu được những kết quả khá khả quan, điều này cho thấy các đồng nghiệp ấy đã có sự tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo nhằm đảm bảo cung cấp một lượng kiến thức vừa đủ cho học sinh, điều này được thể hiện rõ trong việc xác định mục tiêu cụ thể cho một tiết dạy, lượng kiến thức chuẩn, kĩ năng thái độ đúng đắn thông qua nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng .
Riêng cá nhân tôi, trải qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp với những cách làm khác nhau, áp dụng cho các đối tượng học sinh, bản thân tôi thấy rằng: dù có làm cách nào đi chăng nữa giáo viên vẫn phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, đặc thù vùng miền, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của môn học nhưng không được làm mất đi tính đặc thù riêng của môn học đó. Trong khuôn khổ đề tài này, cơ sở tôi quan tâm thực hiện đó là bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng để đảm bảo tốt các yêu cầu của bài học, cụ thể đó là:
 - Thông qua tiết dạy, lựa chọn chính xác được lượng kiến thức trọng tâm của bài dạy, cụ thể lượng kiến thức phải đáp ứng được các tiêu chí trong việc làm nổi bật được: nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, những cảm xúc chủ đạo của tác phẩm, phong cách của tác giả.
 - Thông qua các hoạt động học tập trên lớp học sinh phát huy được khả năng tự tin, chủ động sáng tạo của mình.
 - Rèn cho học sinh phương pháp học lĩnh hội các tri thức khoa học bộ môn bằng con đường tự học của chính cá nhân học sinh.
 - Về đánh giá có sự kết hợp đánh giá của thầy và của trò với khả năng tự đánh giá của học sinh.
 - Qua tiếp thu kiến thức của bài học học sinh biết vận dụng vào thực tế những gì đã tiếp nhận một cách linh hoạt và có hiệu quả cao nhất. Đồng thời đem lại niềm vui hứng thú trong học tập, khơi gợi những cảm xúc văn chương dù rất nhỏ ở các em về môn Ngữ văn để tạo hiệu ứng lây lan cảm xúc sang các môn học khác.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1 Nội dung chương trình
Đối với sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, toàn bộ phần thơ văn trung đại Việt Nam được cấu tạo ở cả 4 lớp: 6, 7, 8, 9 và riêng phần thơ trữ tình thì được dạy học ở lớp 7. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 được học 5 bài chính khóa: Nam quốc Sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt, Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) của Trần Quang Khải, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên ở đây vẫn có 3 bài đọc thêm được cho là khó đó là: Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) của Nguyễn Trãi, Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc) của Đoàn Thị Điểm, Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông
 Tuy chỉ có 3 bài thơ đọc thêm nhưng đã chứa đựng nhiều giá trị tinh thần cao quý của dân tộc: niềm vui giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên tạo vật (Bài ca Côn Sơn), nỗi niềm buồn đau và khát khao hạnh phúc lứa đôi cần được thông cảm (Sau phút chia li), tình yêu quê hương đất nước (Thiên trường vãn vọng)... Về nghệ thuật, mỗi tác phẩm có vẻ đẹp hấp dẫn riêng, 3 tác phẩm thuộc 3 thể thơ: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt Đường luật. 
Ở lớp 7, độ tuổi học sinh là 13 tuổi với số lượng tác phẩm như trên là vừa sức học sinh. Đảm bảo được tính vừa sức thì sẽ phát huy được tính tích cực ở học sinh. Hướng tới mục tiêu cần đạt: Hình thành rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong thu nạp thông tin (nghe - đọc) và phát mại thông tin (nói - viết) của học sinh.
2.2.2 Giáo viên
Trên thực tế, đại bộ phận giáo viên dạy môn Ngữ văn đã được tiếp thu tinh thần giảm tải theo phân phối chương trình mới. Tuy nhiên việc nắm vững và thực thi được những yêu cầu để triển khai trong các giờ dạy của giáo viên là chưa đồng bộ và có thực trạng làm không đúng tinh thần, cụ thể qua khảo sát từ thực tế ở trường mình và khảo sát ở trường bạn tôi phát hiện có một thực tế như sau: các tiết dạy bài đọc thêm giáo viên chưa sàng lọc kiến thức mà vẫn dạy đầy đủ các phần và chuyển tải tất cả nội dung bài học; các đề mục và tiểu mục được giáo viên ghi bảng giống một tiết học bình thường; giáo viên chuẩn bị nội dung bài dạy thường sơ sài; không giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà trước khi bắt đầu tiết học; giáo viên dạy qua loa cho hết tiết nhằm đối phó với chuyên môn nhà trường; không dạy mà dành thời gian cho việc dạy bù các tiết học bị chậm chương trình hoặc tiến hành ôn tập các phần nội dung bài học khác. 
Với việc chuẩn bị các nội dung bài dạy của giáo viên như vậy, dẫn đến hiệu quả đạt được của tiết học không cao, học sinh tiếp thu bài thụ động, dễ nảy sinh tâm lí coi thường tiết học và làm mất dần tình yêu đối với môn học. 
2.2.3 Học sinh
Xu hướng hiện nay là học sinh không thích học văn, ngại học văn nhất là các tác phẩm văn học trung đại là hiện trạng hết sức đáng lo ngại. Hứng thú học tập không có, kiến thức nghèo nàn, thiếu hụt, vốn từ quá ít ỏi, cảm nhận văn học sơ sài, hời hợt, thiếu chiều sâu... đó là một trong những nguyên nhân khiến cho việc dạy - học các tác phẩm thơ trữ tình trung đại chính khóa không đạt được mục tiêu chứ chưa nói gì đến tác phẩm đọc thêm vốn các em đã có tâm lí lâu nay xem nhẹ là không được đưa vào chương trình thi.
 2.2.4 Gia đình học sinh
Đối tượng học sinh của tôi tất cả các em đều là người miền núi cao thuộc dân tộc thiểu số, cha mẹ ít quan tâm, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, quãng đường di chuyển đến trường rất xa nhà nên đi lại rất vất vả, vốn từ vựng vừa yếu vừa thiếu, vật chất thiếu thốn nên chưa đầu tư vào việc mua sách tham khảo cho con, vốn cổ văn của các em vì thế càng trở nên nghèo nàn.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1Chuẩn bị
Qua quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại ở lớp 7 tôi đã tiến hành những biện pháp tổ chức hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở dạy - học theo hướng tích hợp và tích cực.
a. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động.
 Đọc văn bản, tìm hiểu kĩ phần chú thích để qua đó giáo viên, học sinh có thể:
 - Xác định rõ phần kiến thức cần giảng dạy, loại bỏ phần kiến thức không trọng tâm để giảm tải.
 - Phần kiến thức được lựa chọn đưa vào giảng dạy phải làm nổi bật được kiến thức, kĩ năng, nội dung tử tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm và quan trọng phải làm toát lên được phong cách của tác giả.
 - Biết cách đọc văn bản với giọng đọc phù hợp.
- Biết cách nhận xét cách đọc của các bạn trong lớp có đạt yêu cầu hay không, học sinh tự chỉnh sửa cách đọc cho mình, cho bạn.
- Nhớ nội dung văn bản.
- Nhận diện được thể thơ của các tác phẩm được học. 
- Hiểu kĩ sâu hơn chữ nghĩa trong văn bản để có cơ sở hiểu sâu văn bản. Đối với học sinh của tôi, học sinh ở miền núi, trình độ văn hoá, ngôn ngữ còn hạn chế, thiếu sách tra cứu thì việc làm này là hết sức quan trọng.
- Đối với một số bài thơ các em đọc kĩ phần dịch nghĩa, phần giải nghĩa từng chữ để hiểu thêm về nội dung của bài thơ.
b. Hệ thống câu hỏi có sự phân hoá ít nhiều về mức độ yêu cầu đối với từng loại đối tượng học sinh: yếu, trung bình, khá, giỏi.
- Câu hỏi phải đi từ câu hỏi khái quát đến cụ thể, phải có những câu hỏi gợi.
- Câu hỏi phải theo trình tự học sinh thực hiện các hoạt động như sau: Quan sát ® phát hiện ® thống kê ® hệ thống phân tích ® tổng hợp ® liên tưởng ® suy luận ® tưởng tượng.
- Hình thức hỏi có một số hình thức mới đó là loại câu hỏi được thể hiện bằng hình thức yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy, hoặc lựa chọn một kết luận đúng trong một bảng liệt kê gồm nhiều giả thiết.
c. Hoạt động của học sinh.
 - Học sinh chuẩn bị kĩ nội dung bài học trước khi đến lớp sau khi có sự phân công nhiệm vụ cụ thể của giáo viên.
- Học sinh hoạt động dưới hình thức hoạt động độc lập, hoạt động theo nhóm.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và nhận xét về câu trả lời của các học sinh khác.
- Học sinh liên hệ, vận dụng các kiến thức lịch sử để có thể hiểu được nội dung của tác phẩm ® trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d. Giáo viên là người bình giảng những "nhãn tự" (mắt thơ) của bài thơ. 
 “Nhãn tự” là điểm sáng trong một bài thơ làm phát lộ tài năng của người nghệ sĩ. Muốn tìm hiểu bài thơ không thể bỏ qua các nhãn tự. Cổ nhân đã dạy: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, soi vào đôi mắt sẽ thấy được hồn người, cái ẩn chứa sâu kín bên trong, cái vô thanh không thể nói được thành lời, và với “nhãn tự”, qua đó có thể thấy được tất cả các thông điệp người viết nhắn nhủ, tâm tư kí thác, “đọc” được cái hồn của tác phẩm. Vì thế việc phát hiện và bình giảng nhãn tự của bài thơ là vô cùng quan trọng, đây là cách làm mà giáo viên góp phần neo đậu tác phẩm đó trong lòng học sinh.
2.3.2Thực nghiệm trên lớp.
Hình thức: Thực hiện bài dạy trên lớp 7A trường THCS Lâm Phú, năm học 2016 - 2017.
Bài dạy: 	Đọc thêm: Sau phút chia li.
	(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
	 (Đoàn Thị Điểm)
Cách thức tiến hành.
Phương pháp: Giáo viên tổ chức dạy học theo phương pháp kết hợp giữa đọc sáng tạo, gợi tìm và đặt câu hỏi.
Bước chuẩn bị:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ tác phẩm theo đúng yêu cầu về giọng đọc: Giọng chậm chậm, đều đều, buồn buồn. Đọc kĩ các chú thích để biết về tác giả Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn; về tác phẩm: thể thơ song thất lục bát và hiểu được nghĩa của các từ ngữ khó.
Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa tiến hành theo các nhóm có sự chuẩn bị từ trước. Hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, tìm hiểu vấn đề cơ bản và những vấn đề xung quanh vấn đề cơ bản của tác phẩm.
Bước lên lớp:
GV hướng dẫn học sinh hoạt động bằng hệ thống câu hỏi. Cụ thể là:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh dựa vào chú thích (*) tìm hiểu về tác giả và thể thơ song thất lục bát.
Giáo viên: 
- Qua việc đọc khi chuẩn bị bài, em hãy cho biết những nét khái quát về tác giả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
- Nêu hiểu biết của em về thể thơ song thất lục bát?
- Học sinh làm việc độc lập.
- Học sinh phát biểu - học sinh khác nhận xét - giáo viên nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chiếu lên máy những nét khái quát về các tác giả và đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- GV nêu yêu cầu cách đọc .
- GV đọc mẫu một lần. 
- 2 HS đọc theo hướng dẫn của GV - HS khác nhận xét cách đọc.
® GV nhận xét cách đọc của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu đầu của đoạn.
- Trên cơ sở sự chuẩn bị ở nhà của hs gv yêu cầu các nhóm trình bày bài chuẩn bị của mình theo nội dung câu hỏi (sgk). Các nhóm nhận xét, bổ sung, gv kết luận.
- GV đưa ra lời bình.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu giữa của đoạn.
- Trên cơ sở sự chuẩn bị ở nhà, gv yêu cầu hs trình bày độc lập bài chuẩn bị của mình theo nội dung câu hỏi (sgk). Hs nhận xét, gv kết luận.
- GV tiểu kết .
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 4 câu cuối của đoạn.
- Trên cơ sở sự chuẩn bị ở nhà của hs gv yêu cầu các nhóm trình bày bài chuẩn bị của mình theo nội dung câu hỏi (sgk). Các nhóm nhận xét, bổ sung,
 Gv kết luận.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
- GV: Khái quát nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. Hs làm việc độc lập.
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục nay là Thanh Xuân, Hà Nội – sống nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705 – 1784), người Văn Giang nay là Yên Mĩ, Bắc Ninh.
2. Tác phẩm:
- Được viết bằng chữ Hán nhưng được diễn Nôm bằng thể thơ song thất lục bát.
- Thể thơ song thất lục bát là thể thơ do người VN sáng tạo gồm hai câu 7 chữ (song thất) tiếp đến hai câu 6 - 8 (lục bát).
3. Đọc, từ ngữ khó.
II. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
1. Bốn câu thơ đầu.
- Nghệ thuật đối: chàng đi – thiếp về: gợi cảnh chia li chàng vất vả, thiếp cô đơn.
- Sự ngăn cách khắc nghiệt, nỗi sầu nặng nề phủ lên cảnh vật.
® Phản ánh hiện thực chia li phũ phàng, nỗi xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị chia cắt.
2. Bốn câu thơ giữa.
- Nghệ thuật đối: chàng còn ngảnh lại – thiếp hãy trông sang, điệp ngữ: Tiêu Tương – Hàm Dương gợi lên:
+ Nỗi sầu chia li trong sự tăng trưởng.
+ Sự chia li về thể xác, cuộc sống nhưng tâm hồn vẫn gắn bó tới tha thiết.
® Sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
3. Bốn câu thơ cuối:
- Nghệ thuật: phép đối, điệp ngữ, điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh 
xanh, xanh ngắt, cùng trông...): Nỗi sầu chia li oái oăm, nghịch chướng đến cực độ.
- Nỗi buồn lan tỏa vào trời xanh mênh mông, vô tận.
® Chữ “sầu”: có vai trò đúc kết, trở thành khối sầu, nỗi sầu cho cả đoạn thơ. Đây là “nhãn tự” của đoạn thơ góp phần tạo nên âm hưởng trầm buồn cho bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_suy_nghi_ve_viec_day_bai_doc_them_sau_phut_chia.doc