SKKN Vận dụng kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa - Giáo dục công dân vào giảng dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) - (Lịch sử 12, chương trình chuẩn)

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa - Giáo dục công dân vào giảng dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) - (Lịch sử 12, chương trình chuẩn)

 Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần XI của Đảng đã xác định: " Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" và " phát triến nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân." Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau trong dạy học là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có thể khơi dậy sự hứng thú của học sinh trong học tập, phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của các em, nhờ đó, có tác dụng quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

 Thực hiên chủ trương trên của Đảng, ngành giáo dục Thanh Hóa nói chung, trường THPT Lê Lợi nói riêng đã và đang nỗ lực tiến hành đổi mới giáo dục sâu rộng, trong đó then chốt là đổi mới hình thức, phương pháp dạy học ở tất cả các bộ môn.

Nói về môn Lịch sử, trong nhiều năm qua, thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông còn những tồn tại: nội dung của nhiều bài lịch sử rất khô khan, có quá nhiều sự kiện nên chưa tạo được hứng thú học Lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn

 

doc 21 trang thuychi01 6761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa - Giáo dục công dân vào giảng dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) - (Lịch sử 12, chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
 VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN: VĂN- SỬ- ĐỊA- GDCD VÀO GIẢNG DẠY BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953- 1954) Ở LỚP 12, TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
Người thực hiện: Trịnh Thị Hoài
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Lịch sử 
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
2
PHẦN I
MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 2. Mục đích nghiên cứu.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 4. Phương pháp nghiên cứu.
 5.Những điểm mới của SKKN
3- 4
4
4
4
5
PHẦN II:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của SKKN 
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
 3. Những SKKN và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
5
 6
6- 17
17- 19
PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ 
KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận 
 2. Kiến nghị và đề xuất
19- 20
20
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐẠT
21
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
 Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần XI của Đảng đã xác định: " Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" và " phát triến nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân..." Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau trong dạy học là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có thể khơi dậy sự hứng thú của học sinh trong học tập, phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của các em, nhờ đó, có tác dụng quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
 Thực hiên chủ trương trên của Đảng, ngành giáo dục Thanh Hóa nói chung, trường THPT Lê Lợi nói riêng đã và đang nỗ lực tiến hành đổi mới giáo dục sâu rộng, trong đó then chốt là đổi mới hình thức, phương pháp dạy học ở tất cả các bộ môn. 
Nói về môn Lịch sử, trong nhiều năm qua, thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông còn những tồn tại: nội dung của nhiều bài lịch sử rất khô khan, có quá nhiều sự kiện nên chưa tạo được hứng thú học Lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân. Trên cơ sở đó, giáo viên rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử
Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Tuy nhiên, thực tế chương trình Lịch sử – THPT ban cơ bản (ở cả 3 khối lớp), có rất nhiều bài, phần lịch sử dài với nhiều nội dung và sự kiện cần được phân tích sâu hơn, kỹ hơn để giờ học lịch sử bớt đi sự “khô khan”. Muốn làm được điều đó, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức thông sử là đủ mà cần phải biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Địa Lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân và ứng dụng công nghệ thông tinmới có thể làm được. Qua thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, tôi thấy trong Bài 20- phần lịch sử Việt Nam – lớp 12, chương trình cơ bản, nếu chỉ dạy những kiến thức đơn thuần thì rất dễ sa vào cứng nhắc, khô khan và nhàm chán, khó kích thích được sự hứng thú học tập và yêu thích môn Lịch sử của học sinh trong thời gian bó hẹp có 2 tiết. 
Mặt khác, Bài 20 này là một bài quan trọng bởi nó chứa đựng nội dung của một trong những sự kiện lịch sử trọng đại nhất của dân tộc ta ở thế kỉ XX. Với mỗi tháng năm về, chúng ta- những người con đất Việt không khỏi bồi hồi, xúc động nhớ về ngày hè lịch sử năm ấy- ngày mùng 7 tháng 5, dân tộc ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên " Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Vì tất cả những lí do trên, muốn có được hiệu quả cao trong bài học này, thì việc sử dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết, đồng thời để góp phần tạo niềm say mê, yêu thích môn Lịch sử đích thực cho học sinh, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn Văn- Sử- Địa- Giáo dục công dân vào giảng dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc( 1953- 1954) - (Lịch sử 12, chương trình chuẩn), làm đề tài nghiên cứu khoa học. Qua đề tài, tôi muốn giúp học sinh có sự hiểu biết sâu sắc về một sự kiên trọng đại, một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đồng thời, đề tài cũng nhằm góp phần phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân trong việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần của Nghị quyết 29 của BCHTW Đảng khóa XI. 
 2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn tìm cách áp dụng kiến thức các môn học có liên quan, như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học...vào dạy học Lịch sử, trên cơ sở đó, góp một phần nhỏ bé vào việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, khơi gợi sự yêu thích môn Lịch sử của học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở trường THPTLê Lợi. Mặt khác, qua đề tài này, tôi cũng rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra phương pháp dạy học lịch sử một cách có hiệu quả nhất cho từng bài Lịch sử cụ thể.
 3. Đối tượng và nghiên cứu
Do thực tế được phân công dạy chủ yếu ở các lớp khối 12, nên phạm vi thực hiện đề tài của tôi chỉ dừng lại ở việc áp dụng vào giảng dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh thuộc Khối 12, cụ thể là hai lớp 12A1 và 12ª6
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp liên ngành....Phân tích một số nội dung lịch sử trọng tâm của bài học bằng việc dựa trên kiến thức của các môn Địa Lí, Ngữ Văn, GDCD.
 5. Những điểm mới của SKKN.
* Về phương pháp tiến hành:
 + Tôi giao nhiệm vụ để HS chuẩn bị trước, bằng cách phân lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
 + GV kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các nhóm HS
 + HS là người chủ động thực hiện. 
 + GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn.
* Về nội dung: Đề tài sử dụng kiến thức liên môn bao gồm Văn- Sử- Địa - GDCD
* Về hiệu quả: 
+ Thực hiện đề tài, HS đã rất tích cực, chủ động trong công việc được giao trước đó, cũng như trong khi thực hiện. Nhờ vậy, HS trở thành chủ thể, chủ động tìm tòi, lĩnh hội tri thức, không còn bị động " Thầy nói- trò nghe" nữa.
 + Khi thực hiện đề tài liên môn, HS không chỉ nắm được kiến thức môn Lịch sử, mà còn mở rộng, củng cố được nhiều kiến thức của môn Văn- Địa - GDCD. 
+ Đề tài còn có tác dụng rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận định cho HS.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1.  Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Kiến thức Liên môn là kiến thức của nhiều môn học. Sử dụng hay tích hợp kiến thức liên môn là sự kết hợp kiến thức của nhiều môn học có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình giảng dạy.
Theo từ điển giáo dục học: Sử dụng kiến thức liên môn là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Sử dụng kiến thức liên môn là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua, đã được nhiều nước thực hiện. Quan điểm dạy học kết hợp, sử dụng kiến thức liên môn được xem là định hướng lí luận của chương trình giáo dục Việt Nam hiện nay và những năm sắp tới.
Trong bộ môn Lịch Sử, có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng dạy kiến thức Sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Địa Lí, GDCDvà cả kiến thức của bộ môn Giáo dục quốc phòng. Ở Bài 20- phần Lịch sử lớp 12 – ban cơ bản là nội dung quan trọng của khối lớp 12 nhưng lượng kiến thức nhiều mà thời lượng trên lớp có 2 tiết, nên để có thể hiểu được nội dung này một cách sâu sắc, hiểu những vấn đề cốt lõi của bài học, giảm được thời lượng trên lớp cũng như có thể vận dụng vào việc học tập các môn học khác thì việc vận dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết ở phần này.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Vấn đề sử dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học nói chung và trong dạy học Lịch sử nói riêng được đặt ra từ nhiều thập niên trước. Ở các nước tiến tiến người ta đã áp dụng, thực hiện điều này từ lâu. Với Việt Nam ta, vấn đề này còn khá mới. có lẽ chỉ bắt đầu vào thời gian gần đây, khi Bộ giáo dục thực hiện chủ trương của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 8 khóa XI về " Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam"
Với bộ môn Lịch sử, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, chương trình sách giáo khoa đã có những cải cách, tuy nhiên, vẫn nặng cung cấp kiến thức để thi cử, quá nhiều sự kiện lịch sử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh
Về phía giáo viên, dạy Lịch sử, cụ thể là dạy Bài 20 - lớp 12- cơ bản này mới chỉ coi nặng việc truyền thụ kiến thức, liệt kê sự kiện có trong sách giáo khoa, ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp liên quan đến sự kiện lịch sử và bài học, thực tế là đã xem nhẹ việc giúp học sinh phát triến năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hệ quả là người dạy sa vào lối đọc chép, tiết dạy khô khan, thiếu sinh động.
Về phía học sinh, bài học Lịch sử trở thành áp lực ghi nhớ máy móc, nặng nề, chỉ toàn là năm tháng với sự kiện. Học không gắn vói thực tiễn, với kiến thức liên môn. Điều này dẫn tới học sinh chỉ ghi nhớ vụn vặt, bài học nhàm chán, cứng nhắc. Chính những hạn chế của bộ môn, của áp lực học thuộc, cộng với tác động của xã hội, của thời cuộc, vấn đề đầu ra đầu vào, thi vào trường nào, ra sẽ làm gì...làm cho học sinh không còn yêu thích môn Lịch sử nữa. 
3. Những sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện đề tài, chủ yếu tôi giao nhiệm vụ để HS chuẩn bị trước, rồi sau đó thực hiện. 
+ GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn.
Để đề tài đạt hiệu quả, tôi đã chuẩn bị nghiêm túc và chu đáo qua các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch báo cáo với Ban giám hiệu, xin ý kiến về đề xuất thực hiện đề tài trong 2 tiết học liên tục để đề tài không bị ngắt quãng tại 2 lớp 12A1 và 12A2.
Bước 2: Chuấn bị của giáo viên: Cuối tiết học Bài 19, tôi thông báo kế hoạch của mình với học sinh. Sau đó, tôi chia học sinh làm 4 nhóm trên cơ sở 4 tổ, rồi giao nhiệm vụ chung của cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng tổ. 
Cụ thể như sau:
* Nhiệm vụ của cả lớp: Chuẩn bị bài 20- SGK12 (Chương trình cơ bản) 
* Nhiệm vụ riêng của từng nhóm: 
Nhóm 1: Tìm hiểu vị trí, tầm quan trọng của khu vực Tây Bắc Việt Nam và vùng lòng chảo Điện Biên Phủ.
 Nhóm 2: Tìm hiểu và sưu tầm các tác phẩm văn học,thơ, các ca khúc viết về cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện
Biên Phủ, về sự kiện ngày 7 tháng 5 hoặc có liên quan.
 Nhóm 3: Tìm hiểu và sưu tầm những lời nhận xét, đánh giá của các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ ta cũng như của các học giả nước ngoài về thắng lợi này.
 Nhóm 4: Sưu tầm tranh ảnh về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, về sự kiện ngày 7 tháng 5, về cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sắp xếp theo trình tự thời gian 
 Bước 3: Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, bản thân tôi vừa đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh, vừa bắt tay soạn giáo án.
Trong giáo án này, tôi cũng thể hiện đầy dủ các mục, các bước lên lớp
A.     Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh cần nắm được:
   - Hoàn cảnh ra đời, nội dung kế hoạch Na- va. Chủ trương của ta trong Đông- Xuân 1953- 1954
 - Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954và chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ.
 2.    Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm.
 3.Về thái độ:
        - Tiếp tục bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ của nhân dân đối với Đảng và anh bộ đội Cụ Hồ.
 - Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.        
 Với mục tiêu đó và lượng kiến thức của bài tôi đã sử dụng một số kiến thức của các môn học như Địa lí, GDCD, Văn học, Quốc phòng... trong quá trình giảng dạy.
B. Thiết bị, tài liệu dạy học.
      - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị phần kiến thức giáo viên đã giao.
     - Giáo viên: Chuẩn bị các bảng biểu trên tờ giấy Ao, tranh ảnh, lược đồ trên phần mềm Power Point để trình chiếu.
 - Tài liệu tham khảo trong SGV và Phần đọc thêm SGK.
 - Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III
C. Tiến trình tổ chức dạy học:  
 1/ Mở bài. 
 2/ Dạy và học bài mới
 3/ Sơ kết bài học
 Bước 4: Tổ chức thực hiện dạy và học trên lớp.
( Trong đề tài này, tôi chỉ chú trọng đề cập đến những cải tiến, những kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện trong bài giảng, không đi sâu vào trình bày nội dung kiến thức bài học )
 1/ Mở bài ( Giới thiệu bài học)
 - GV: Giáo viên trình chiếu trên màn hình hình ảnh dưới đây:
Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ
 - Hỏi HS? Các em có biết đây là hình ảnh gì, nói về sự kiện nào không? 
 + HS : Đây là hình ảnh lá cờ Quyết thắng của ta tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy Pháp ở Điện Biên Phủ; nói về chiến thắng Điện Biên Phủ
 + GV: Đây chính là nội dung bài học hôm nay của chúng ta, Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc( 1953- 1954).
 2/ Dạy và học bài mới
I/ Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava 
 - Nhiệm vụ của GV: Ở mục này, tôi hướng dẫn để HS tự tìm hiểu trên cơ sở SGK và những kiến thức đã học ở Bài 18- 19 để đi sâu phân tích hoàn cảnh lịch sử Pháp- Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Nava; Nội dung kế hoạch; Qua hoàn cảnh ra đời và nội dung, rút ra nhận xét. 
 - HS nắm được các yêu cầu:
 *Hoàn cảnh: 
 + Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược, pháp tổn thất nặng nề ... Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, tăng viện trợ... 
 + Ngày 7/ 5/ 1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, tướng Nava được cử sang Đông Dương, hy vọng xoay chuyển tình thế trong vòng 18 tháng để "kết thúc chiến tranh trong danh dự" 
 * Nội dung kế hoạch: 2 bước.
 + Bước 1: Từ thu - đông 1953 đến xuân 1954, giữ thế phòng ngự miền Bắc, tiến công chiến lược Trung bộ và Nam Đông Dương...
 + Bước 2: Từ thu 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc...
 * Nhận xét:
 + Cả Pháp và Mĩ đánh giá cao kế hoạch này " nó cho phép hy vọng đủ mọi điều"
 + Kế hoạch thực hiện trong hoàn cảnh "thế cùng, lực kiệt", cuộc chiến
tranh đã qua 8 năm không giành thắng lợi, giờ đây lại muốn xoay chuyển trong 18 tháng. Đây quả là kế hoạch mang tính phiêu lưu quân sự.
 II/ Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954.
 * Chủ trương của Đảng: 
 - GV: Trình chiếu hình ảnh và hỏi: Các em có nhận xét gì qua hình ảnh trên? 
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
bàn về kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953- 1954.
 - GV: Trước âm mưu mới của Pháp- Mĩ, Đảng ta đề ra chủ trương gì? 
 - HS: + Cuối tháng 9- 1953 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc bàn về kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953- 1954.
 + Nội dung: "Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai...mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới đtiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng".
 *Diễn biến
 - GV: Ở phần này, do đã yêu cầu HS tìm hiểu và chuẩn bị bài trước , nên tôi chỉ trình chiếu Hình 53: Lược đồ hình thái chiến trường trong đông- xuân 1953- 1954 ( Phần này, chủ yếu tôi giao nhiệm vụ cho học sinh 
 - Yêu cầu một HS lên trình bày lược đồ. 
Hình 53: Lược đồ hình thái chiến trường trong
đông- xuân 1953- 1954.
 - GV: Ở phần này, do đã yêu cầu HS tìm hiểu và chuẩn bị bài trước ở nhà, nên tôi chỉ trình chiếu Hình 53: Lược đồ hình thái chiến trường trong đông- xuân 1953- 1954. 
 ( Phần này, chủ yếu tôi giao nhiệm vụ cho học sinh để các em phát huy tính chủ động và tích cực tự giải quyết nhiệm vụ của mìn.)
 - Yêu cầu một HS lên trình bày lược đồ. 
 + Ngày 10/ 12/ 1953, ta mở chiến dịch Lai Châu...
 + Cũng trong tháng 12/ 1953, liên quân Lào- Việt tấn công Trung Lào... 
 + Cuối tháng 1/1954, liên quân Lào- Việt lại tấn công Thượng Lào...
 + Đầu tháng 2/ 1954 quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên...
 - Một HS khác bổ sung, nhận xét.
 - GV: Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GVchuẩn kiến thức.
 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ
* Âm mưu của Pháp:
 - Để hiểu được âm mưu của Pháp là tại sao khi ta tiến quân theo hướng Tây Bắc- Thượng Lào, và đến tháng 12/ 1953 ta mở chiến dịch Lai Châu, Nava vội tăng cường quân cho Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, ta phải hiểu được vị trí, tầm quan trọng của Tây Bắc Việt Nam và vùng lòng chảo Điện Biên Phủ. 
 - Phần này giáo viên giao nhiệm vụ cho HS nhóm 1(đã chuẩn bị) trình bày trên lược đồ. 
 - HS: Đại diện nhóm 1 lên trình bày. 
 - Các HS khác trong nhóm và cả lớp có thể bổ sung. 
(Vì đây là kiến thức Địa lí, các em đã có một vốn kiến thức nhất định, lại có sự chuẩn bị trước, nên trả lời tương đối tốt) 
 - GV chốt ý: + Tây Bắc Việt nam là một vùng rộng lớn, giàu tiềm năng, có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, có thể khống chế miền Nam Trung Quốc và toàn bộ khu vực Bắc Đông Dương. Từ đây có thể cơ động sang Lào, xuống đồng bằng Bắc bộ; cũng có thể uy hiếp Việt Bắc bất kì lúc nào... 
 + Riêng Điện Biên Phủ: Là cánh đồng rồng lớn, màu mỡ, nằm trong vùng lòng chảo Mường Thanh, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống núi non hiểm trở, Địa thế này "dễ thủ, khó công". Chính vậy Nava đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 49 cứ điểm, ba phân khu...nhằm quyết chiến với ta.
* Chủ trương và sự chuẩn bị của ta: (Yêu cầu HS tóm tắt nhanh)
* Diễn biến: Tôi trình chiếu lược đồ Hình 54 trên màn hình.
 Hình 54: Lược đồ điễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ( 1954)
 - Yêu cầu một HS lên trình bày lược đồ.
 - Một số HS khác bổ xung, nhận xét.
 - GV khái quát và chuẩn kiến thức.
 + Đợt 1: Từ ngày 13- 3 đến 17- 3 1954, ta tấn công vào phân khu phía Bắc...
 + Đợt 2: Từ 30- 3 đến 26- 4- 1954, ta tấn công vào phía đông phân khu Trung tâm...
 + Đợt 3: Từ ngày 1- 5 đến ngày 7- 5- 1954, ta đồng loạt tấn công ...
 * Kết quả và ý nghĩa của cuộc Tiến công Đông- Xuân 1953- 1954. 
 - GV hỏi : Ở trên, các em đã phân tích và thấy được tầm quan trọng của khu vực Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Vậy thì, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với toàn bộ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
 - HS: Do đã có sự chuẩn bị và phân tích kĩ về tầm quan trọng của Tây Bắc và Điện Biên Phủ ở trên, nên trả lời tương đối tốt.
 - GV trình chiếu lại hình 55(SGK)
Hình 55: Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ
 - Tiếp đó, GV yêu cầu HS nhóm 2 giải quyết phần nhiệm vụ được giao của mình, trình bày một số tác phẩm âm nhạc, thơ ca...
 +Về Âm nhạc: Để động viên kịp thời cán bộ, chiến sĩ, các nhạc sĩ đã viết những ca khúc bất hủ: Qua miền Tây Bắc (Nhạc sĩ Nguyến Thành); Hành 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_van_su_dia_giao_duc_cong_da.doc