SKKN Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam – bài 16, lớp 12 chuẩn

SKKN Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam – bài 16, lớp 12 chuẩn

 Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc vốn là hai bộ phận riêng biệt, mỗi phần có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên đây lại là hai bộ phận không tách rời nhau. Những sự kiện lịch sử xảy ra ở mỗi quốc gia ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử thế giới và những chuyển biến của lịch sử thế giới sẽ tạo nên xu hướng phát triển chung cho các quốc gia.

 Mối quan hệ tác động qua lại giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc là điều không ai có thể phủ nhận. Vì vậy, nếu chúng ta hiểu rõ được tình hình đang diễn ra trên thế giới thì chúng ta có thể giải thích được các sự kiện đang xảy ra trong nước tại thời điểm đó và sẽ dự đoán được một phần tương lai phát triển của một quốc gia, dân tộc mình.

 Hiểu rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ qua lại giữa hai bộ phận lịch sử: thế giới và dân tộc nên trong các bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông (cả THCS và THPT) các nhà biên soạn sách đã sắp xếp phần lịch sử thế giới học trước phần lịch sử Việt Nam, nhằm giúp cho các em có một cách nhìn tổng quan trước khi đi tìm hiểu lịch sử dân tộc. Theo tôi đây là một cách sắp xếp khoa học và hợp lý, có tính chất định hướng tư duy cho cả giáo viên và học sinh.

 Tuy nhiên trên thực tế, nhiều em học sinh và một số giáo viên vẫn luôn coi lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam là hai bộ phận tách biệt. Các em học sang phần lịch sử Việt Nam thì quên lịch sử thế giới. Vì thế, khi học đến lịch sử Việt Nam, các em không hiểu được sự phát triển của các sự kiện cũng như không tìm thấy được nguyên nhân sâu xa tác động từ tình hình thế giới đến Việt Nam.

Nguyên nhân của tình trạng trên có phần trách nhiệm thuộc về các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử ở các trường phổ thông. Chính giáo viên đã không khắc sâu cho học sinh các sự kiện thế giới có liên quan đến lịch sử dân tộc.

 Qua kinh nghiệm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hoàng, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam. Đó là lí do vì sao tôi lại chọn đề tài: “Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam – bài 16, lớp 12 chuẩn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

docx 46 trang thuychi01 8132
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam – bài 16, lớp 12 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam – bài 16, lớp 12 chuẩn”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Qúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hoàng
 SKKN thuộc môn Lịch Sử
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC 
 Nội dung
Trang 
A. MỞ ĐẦU 
2
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG
3
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÔI ĐÃ ĐẠT GIẢI
16
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
B. NỘI DUNG
4
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng snags kiến kinh nghiệm
4
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÔI ĐÃ ĐẠT GIẢI
17
PHỤ LỤC
18
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc vốn là hai bộ phận riêng biệt, mỗi phần có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên đây lại là hai bộ phận không tách rời nhau. Những sự kiện lịch sử xảy ra ở mỗi quốc gia ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử thế giới và những chuyển biến của lịch sử thế giới sẽ tạo nên xu hướng phát triển chung cho các quốc gia.
 Mối quan hệ tác động qua lại giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc là điều không ai có thể phủ nhận. Vì vậy, nếu chúng ta hiểu rõ được tình hình đang diễn ra trên thế giới thì chúng ta có thể giải thích được các sự kiện đang xảy ra trong nước tại thời điểm đó và sẽ dự đoán được một phần tương lai phát triển của một quốc gia, dân tộc mình.
 Hiểu rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ qua lại giữa hai bộ phận lịch sử: thế giới và dân tộc nên trong các bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông (cả THCS và THPT) các nhà biên soạn sách đã sắp xếp phần lịch sử thế giới học trước phần lịch sử Việt Nam, nhằm giúp cho các em có một cách nhìn tổng quan trước khi đi tìm hiểu lịch sử dân tộc. Theo tôi đây là một cách sắp xếp khoa học và hợp lý, có tính chất định hướng tư duy cho cả giáo viên và học sinh.
 Tuy nhiên trên thực tế, nhiều em học sinh và một số giáo viên vẫn luôn coi lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam là hai bộ phận tách biệt. Các em học sang phần lịch sử Việt Nam thì quên lịch sử thế giới. Vì thế, khi học đến lịch sử Việt Nam, các em không hiểu được sự phát triển của các sự kiện cũng như không tìm thấy được nguyên nhân sâu xa tác động từ tình hình thế giới đến Việt Nam.
Nguyên nhân của tình trạng trên có phần trách nhiệm thuộc về các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử ở các trường phổ thông. Chính giáo viên đã không khắc sâu cho học sinh các sự kiện thế giới có liên quan đến lịch sử dân tộc.
 Qua kinh nghiệm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hoàng, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam. Đó là lí do vì sao tôi lại chọn đề tài: “Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam – bài 16, lớp 12 chuẩn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử lớp 12 ra sao? Trên cơ sở đó tôi mong sẽ giúp cho đồng nghiệp cũng như học sinh thấy rõ mối quan hệ khăng khiết giữa hai bộ phận: lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam; từ đó vận dụng kiến thức đã học ở phần thế giới lý giải và làm sáng tỏ các sự kiện ở lịch sử Việt Nam, trên cơ sở đó có phương pháp riêng để vận dụng linh hoạt hai kiến thức này với nhau tạo ra hứng thú học tập môn Sử cho các em học sinh và nâng cao hiểu biết để đưa chất lượng dạy học bộ môn có kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tôi nghiên cứu giới hạn ở học sinh lớp 12C2 và 12C4 trường THPT Nguyễn Hoàng. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, bản thân đã thực hiện các phương pháp:
- Nghiên cứu các tài liệu về “ phương pháp dạy học lịch sử”
- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử, nghiên cứu tài liệu tâm lí học
- Nghiên cứu Sách giáo khoa, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng lớp 11, 12
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
 Theo một cấu trúc định sẵn ở bậc THPT, học sinh thường học hết phần lịch sử thế giới mới đến phần lịch sử Việt Nam. Và niên đại của các sự kiện thế giới bao giờ cũng tồn tại song song hoặc gần với thời gian diễn ra các sự kiện trong lịch sử dân tộc.
Đây không phải là một sự sắp xếp ngẫu nhiên tùy hứng của các nhà biên soạn sách giáo khoa, mà là một nghiên cứu khá khoa học và lôgic theo sự phát triển của tư duy con người nói chung và của khoa học lịch sử nói riêng. 
 Về mặt lôgic, chúng ta thấy khi đánh giá một sự kiện, hiện tượng thì con người thường có hai kiểu tư duy: Nhìn cái tổng quát để hiểu cái cụ thể hoặc ngược lại (nhìn từ cái cụ thể để thấy được cái tổng quát). Trong lịch sử : mỗi quốc gia là một phần của thể giới vì thế các sự kiện diễn ra ở các quốc gia tạo ra xu thế phát triển của thế giới và chính phần lịch sử thế giới cũng đã tác động đến xu hướng phát triển của từng quốc gia. 
 Vì thế có thể nói: trong việc dạy và học lịch sử Việt Nam thì phần lịch sử thế giới là rất quan trọng. Việc vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới vào dạy học lịch sử Việt Nam sẽ giúp các em có được cách lý giải khoa học nhất các sự kiện đang diễn ra của dân tộc mình tại thời điểm đó.
II. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG – HÀ TRUNG – THANH HÓA.
 Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy lịch sử có liên quan đến vận dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy phần lịch sử Việt Nam, tôi nhận thấy. 
- Về phía giáo viên dạy: đa số các thầy cô giáo khi lên lớp đều rất tâm huyết với nghề nghiệp, cố gắng truyền thụ, hướng dẫn các em những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên do thời gian một tiết học có hạn (45 phút) trong khi đó lượng kiến thức của bài học mới thường dài, vì thế hầu hết các giáo viên đã không có nhiều thời gian để ôn tập, củng cố và hệ thống kiến thức cho các em. Giáo viên đã chưa thể tạo ra và khắc sâu mối liên hệ chặt chẽ giữa phần lịch sử thế giới với phần lịch sử Việt Nam. 
- Về phía học sinh, hầu hết các em học sinh đều chưa hiểu hết mối quan hệ qua lại giữa phần lịch sử thế giới với phần lịch sử Việt Nam. Do đó, trong tư duy của các em đây là hai phần độc lập, học hết phần lịch sử thế giới thì có thể bỏ qua theo kiểu (song thì cất đi), các em chưa có một sự vận dụng nhất định trong quá trình tư duy và học phần lịch sử Việt Nam. Với trường THPT Nguyễn Hoàng, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này. Chính vì vậy, chất lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào học phần lịch sử Việt Nam của các em vẫn gặp khó khăn. Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen nghe, quen ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình lịch sử quá rộng, kiến thức nhiều nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, từ đó gây tâm lý chán nản, khó hiểu và ngại học môn Lịch Sử , kể cả lịch sử Việt Nam ở các em học sinh. 
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Việc học và dạy là quá trình động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trực tiếp là người dạy (giáo viên) và người học (học sinh), kết quả cuối cùng là người học đã hiểu, vận dụng được gì từ cái học trước vào phân tích cái đang học cũng như vận dụng vào cuộc sống hàng ngày của các em. Học lịch sử là để biết quá khứ, hiểu hiện tại và đoán định tương lai. Để môn Sử có thể mang lại tác động to lớn đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của người dạy và học là phải biết vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử thế giới vào phần kiến thức lịch sử dân tộc. Có như vậy, cái nhìn về quá khứ mới sinh động, cái nhìn ở hiện tại mới thông suốt và cái nhìn về tương lai mới đúng đắn và thực tế.
1. Các phương pháp, cách thức tiến hành vận dụng kiến thức lịch sử thế giới vào dạy học phần lịch sử Việt Nam:
- Giáo viên phải luôn trang bị cho học sinh những kiến thức lịch sử mang tính hệ thống khái quát ngay từ đầu năm học, đầu chương mới hoặc một phần lịch sử mới. 
- Giới thiệu cho các em biết phần lịch sử lớp 12 mà các em chuẩn bị học là nằm ở giai đoạn chung nào.
- Trong từng bài học của phần lịch sử Việt Nam, giáo viên cũng nên có khái quát, liên hệ cụ thể để các em có sự hình dung, so sánh hai chiều các sự kiện đang xảy ra trong cùng thời điểm giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
- Vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức lịch sử thế giới: kĩ thuật đặt câu hỏi, phương pháp dạy học nêu vấn đề, sơ đồ tư duy
2. Áp dụng kiến thức lịch sử thế giới: bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) vào dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa thángTám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời – Lịch Sử 12 – chuẩn.
Dựa vào đặc điểm tình hình nhà trường, theo phân phối chương trình, tổ nhóm chúng tôi thống nhất dạy bài 16 trong 4 tiết. Cụ thể như sau: tiết 23: phần I, II.1; tiết 24: phần II.3,4; tiết 25: phần III.1,2,3.a; tiết 26: phần III.3.b, IV,V. Với 4 tiết học đó, giáo viên và học sinh đều có thể vận dụng kiến thức bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) để liên hệ với nội dung bài học.
2.1. Tiết 23:
I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
1. Tình hình chính trị:
Phần kiến thức này có liên quan trực tiếp đến kiến thức bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) mà học sinh đã được học ở lớp 11. Để các em hiểu sâu sắc tình hình chính trị của Việt Nam trong những năm 1939 – 1945, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý, gợi mở những kiến thức cũ của phần lịch sử thế giới để học sinh vận dụng vào bài học. Cụ thể:
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề: trước tiên, giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh sau:
Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi: Các hình ảnh trên gợi em nhớ đến cuộc chiến tranh nào? Diễn biến cuộc chiến tranh đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chính trị nước ta trong những năm 1939 – 1945?
Việc làm này giúp học sinh huy động lại kiến thức của bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã học ở lớp 11 để hiểu nội dung bài mới, như bảng mô tả sau:
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng
Phần kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có liên quan, ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam
Phần kiến thức lịch sử Việt Nam ở bài 16, lớp 12
Tác dụng
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề: cho học sinh quan sát tranh ảnh về Chiến tranh thế giới thứ hai và nêu câu hỏi: Các hình ảnh trên gợi em nhớ đến cuộc chiến tranh nào? Diễn biến cuộc chiến tranh đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chính trị nước ta trong những năm 1939 – 1945?
- Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
- Tháng 6/1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng các nước thuộc địa.
- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi:
+ Tăng cường đàn áp cách mạng
+ Ra sức vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến
- Nhìn hình ảnh, học sinh sẽ nhớ đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã học ở lớp 11.
- Việc liên hệ giúp học sinh hiểu vì sao chính sách của Pháp thời kì này thay đổi so với thời kì 1936 – 1939
- Tháng 9.1940, quân Nhật vào Đông Dương ( miền Bắc Việt Nam) → quân Pháp đầu hàng
- Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp từ trung ương đến địa phương để vơ vét về kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng.
- Các đảng phái thân Nhật xuất hiện và ra sức hoạt động 
Giáo viên dẫn dắt để hướng dẫn học sinh giải thích tương quan lực lượng giữa hai bên để học sinh hiểu vì sao hai tên đế quốc cùng chung một miếng mồi (Đông Dương) lại cấu kết với nhau.
Đầu 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Nhật thua to ở nhiều nơi. 
- Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp. Pháp đầu hàng. Nhật độc chiếm Đông Dương
- Các đảng phái chính trị ở Việt Nam ra sức hoạt động.
- Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mạng, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
Từ việc nhắc lại kiến thức lịch sử thế giới, giáo viên khắc sâu kiến thức: việc Nhật đảo chính Pháp đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc có lợi cho cách mạng Đông Dương. Vì vậy, không khí cách mạng sục sôi.
2.2. Tiết 24
II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9.1939 đến tháng 3.1945
4.Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
b)Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền	
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám (5/1941) nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, từ sau hội nghị này, công tác chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa được tăng cường. Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. 
Từ đầu năm 1943, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cách mạng nước ta. Phần này, giáo viên nên sử dụng dạng câu hỏi “biết” để hướng dẫn học sinh khai thác như sau:
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng
Phần kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có liên quan, ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam
Phần kiến thức lịch sử Việt Nam ở bài 16, lớp 12
Tác dụng
Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi: Trong bối cảnh nào Đảng ta đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền?
- Ở mặt trận Xô – Đức, chiến thắng Xtalingrat (2-1943) của Hồng Quân Liên Xô đã tạo bước ngoặt cho cuộc chiến tranh: từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
- Ở mặt trận Bắc Phi, quân Anh – Mĩ quét sạch quân Đức – Italia ra khỏi lục địa châu Phi (5-1943). 
- Ở Italia, quân Đồng minh đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (7-1943). Chủ nghĩa phát xít Italia sụp đổ.
- Ở Thái Bình Dương, quan Mĩ đánh bại quân Nhật trong trận Gu-a-đan-ca-nan (1-1943), tạo bước ngoặt trên toàn mặt trận.
Từ đầu năm 1943, cuộc chiến tranh thế giới chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cách mạng nước ta.
Giáo viên nhấn mạnh: tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. Từ đó dẫn đến Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh – Phúc Yên) từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943, vạch ra kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sau hội nghị này, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được chuẩn bị gấp rút.
2.3. Tiết 25:
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945)
*	Hoàn cảnh lịch sử:
Việt Nam lúc này đang bị thực dân Pháp và phát xít Nhật thống trị. Cả Pháp và Nhật đều tham gia chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945, đặc biệt là thời điểm năm 1945. Ở mục này, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy, từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc hoàn cảnh thế giới và trong nước để dẫn đến chủ trương của Đảng trong thời kì khởi nghĩa từng phần. Cụ thể:
Giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy trống, yêu cầu học sinh hoàn thành:
 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Hoàn cảnh thế giới
Hoàn cảnh Đông Dương
Sau khi học sinh hoàn thành sơ đồ (như bên dưới) sẽ có cái nhìn tổng quát về bối cảnh lịch sử mới để hiểu chủ trương của Đảng trong việc tiến hành khởi nghĩa từng phần.
 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Hoàn cảnh thế giới
Hoàn cảnh Đông Dương
Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại.
Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt. Nhật ra tay hành động trước.
Đêm ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, Pháp đầu hàng.
- Nhật dựng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “Quốc trưởng” → Nhật độc chiếm Đông Dương 
Nhật tăng cường vơ vét, bòn rút tiền của của nhân dân ta và đàn áp dã man những người cách mạng.
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn qua bảng mô tả sau:
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng
Phần kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có liên quan, ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam
Phần kiến thức lịch sử Việt Nam ở bài 16, lớp 12
Tác dụng
Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy trống (như trên), yêu cầu học sinh hoàn thành.
- Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại. Đây là cơ hội cho Pháp hất cẳng Nhật khỏi Đông Dương.
- Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt. Nhật ra tay hành động trước.
- Đêm ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, Pháp đầu hàng.
- Nhật dựng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “Quốc trưởng” → Nhật độc chiếm Đông Dương .
- Nhật tăng cường vơ vét, bòn rút tiền của của nhân dân ta và đàn áp dã man những người cách mạng.
Từ việc liên hệ trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích: từ hai kẻ thù chủ yếu, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, chúng ta còn lại một kẻ thù, đó là phát xít Nhật. Từ hoàn cảnh đó, Đảng ta có những chủ trương kịp thời, được thể hiện trong Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đưa đến Cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ.
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
Đến đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Đông Dương, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Pháp đầu hàng. Nhật độc chiếm Đông Dương. Vì vậy, kẻ thù của dân tộc ta còn lại là phát xít Nhật. Đến tháng 8 năm 1945, chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện chủ quan cho cuộc tổng khởi nghĩa, chỉ chờ điều kiện khách quan thuận lợi, đó là lúc thời cơ cách mạng tháng Tám chín muồi. Điều kiện khách quan thuận lợi khi kẻ thù của chúng ta suy yếu nhất. Do đó, kết cục của phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai có liên quan trực tiếp đến cách mạng tháng Tám ở nước ta. Phần này, giáo viên nên sử dụng dạng câu hỏi “hiểu” nhằm kết nối các sự kiện trong Chiến tranh thế giới thứ hai để hiểu về thời cơ của cách mạng tháng Tám. Cụ thể:
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng
Phần kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có liên quan, ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam
Phần kiến thức lịch sử Việt Nam ở bài 16, lớp 12
Tác dụng
Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu về khái niệm thời cơ và những điều kiện chủ quan ta đã chuẩn bị được, điều kiện khách quan thuận lợi khi kẻ thù của chúng ta suy yếu nhất, từ đó giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời:
Hãy liên hệ với kiến thức bài Chiến tranh thế giới thứ hai, xác định thời cơ của cách mạng tháng Tám đến khi nào, vì sao?
Do quân Đồng minh tấn công uy hiếp từ mọi phía, thiệt hại nặng, ngày 15/8/1945 Nhật hoàng đã tuyên bố đầu hàng Đồng minh. 
Lúc này, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của chúng (chính phủ Trần Trọng Kim) hoang mang cực độ. Kẻ thù của chúng ta đã ngã gục (suy yếu nhất), đây là thời điểm thích hợp nhất để ta đánh đổ chúng. 
Việc khai thác này giúp học sinh hiểu được, điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Cộng với điều kiện chủ quan ta đã chuẩn bị từ trước, đến đây thời cơ của cách mạng tháng Tám đã chín muồi. Đảng ta đã chớp thời cơ kịp thời để phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
2.4. Tiết 26
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_mot_so_ki_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_tich_cu.docx