SKKN Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ Lịch sử và việc liên hệ một số vấn đề thời sự ở lớp 12

SKKN Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ Lịch sử và việc liên hệ một số vấn đề thời sự ở lớp 12

Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục .Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người ,giao duc la chìa khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ,tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn

Giáo dục lịch sử là một môn khoa học,việc nghiên cứu giảng dậy lịch sử ở trương phổ thông gắn liền với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ,phục vụ các chế độ chính trị khác nhau.Việc dạy học lịch sử được coi trọng vì :”Con người tương lai phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để có thể giúp họ trở thành người chủ có ý thức trên hành tinh chúng ta ”

Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng để đào tạo,giáo dục thế hệ trẻ.Chương trình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm các kiến thức khái quát,cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc.Do vậy lượng kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò.Việc học tập lịch sử không phải cung cấp một số kiến thức,và mẩu chuyện về quá khứ mà trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học.Lịch sử là hiện tượng khách quan,tồn tại độc lập,không lệ thuộc vào nhận thức của con người.Nhận thức là một quá trình từ không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc.Vì vậy nội dung dậy học lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời những thành tựu mới của khoa học lịch sử.

Qúa trình dạy học lịch sử là quá trình nhận thức,nó không chỉ có nội dung mà còn có phương pháp dạy học,bởi vậy việc đổi mới nội dung gắn liền với đổi mới phương pháp.Vì vậy dạy học lịch sử theo phương pháp “ Lấy học sinh làm trung tâm” là nhằm để phát huy tính chủ động,năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử có hiệu quả.Từ đó giúp cho học sinh có nhận tức đúng đắn trong việc nắm bắt những kiến thức của khoa học lịch sử cơ bản ở trường phổ thông Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu sống còn của việc xây dựng một nền giáo dục hiện đại phù hợp sự phát triển của khoa học công nghệ và cũng là một tất yếu khách quan trong một thế giới hợp tác đa phương cùng sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế, về nguồn lực có chất lượng trí tuệ cao

 

doc 16 trang thuychi01 8142
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ Lịch sử và việc liên hệ một số vấn đề thời sự ở lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
---------- h ----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ LỊCH SỬ VÀ VIỆC LIÊN HỆ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỜI SỰ Ở LỚP 12
Người thực hiện:	Lê Thị Bình
Chức vụ:	Giáo viên
Đơn vị công tác: 	THPT Lê Văn Hưu
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): 	Lịch Sử
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU1
 I.1:Lý do chọn đề tài 1
 I.2.Mục tiêu nghiên cứu2
 I.3.Đối tượng nghiên cứu  2
 I.4.Phương pháp nghiên cứu 2
II.PHẦN NỘI DUNG .......3
II.1.Cơ sở lí luận của đề tài ...... 3
II.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu ...3
II.3.Các biện pháp nhằm kích thích sự hứng thú học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông .5
II.4.Hiệu quả thực hiện đối với hoạt động giáo dục ở trường phổ thông .. 9
III.PHẦN KẾT LUẬN .. 14
III,1 Kết luận . 14
III.2.Một số kiến nghị 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 15
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài : 
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục .Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người ,giao duc la chìa khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ,tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn 
Giáo dục lịch sử là một môn khoa học,việc nghiên cứu giảng dậy lịch sử ở trương phổ thông gắn liền với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ,phục vụ các chế độ chính trị khác nhau.Việc dạy học lịch sử được coi trọng vì :”Con người tương lai phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để có thể giúp họ trở thành người chủ có ý thức trên hành tinh chúng ta”
Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng để đào tạo,giáo dục thế hệ trẻ.Chương trình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm các kiến thức khái quát,cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc.Do vậy lượng kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò.Việc học tập lịch sử không phải cung cấp một số kiến thức,và mẩu chuyện về quá khứ mà trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học.Lịch sử là hiện tượng khách quan,tồn tại độc lập,không lệ thuộc vào nhận thức của con người.Nhận thức là một quá trình từ không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc.Vì vậy nội dung dậy học lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời những thành tựu mới của khoa học lịch sử.
Qúa trình dạy học lịch sử là quá trình nhận thức,nó không chỉ có nội dung mà còn có phương pháp dạy học,bởi vậy việc đổi mới nội dung gắn liền với đổi mới phương pháp.Vì vậy dạy học lịch sử theo phương pháp “ Lấy học sinh làm trung tâm” là nhằm để phát huy tính chủ động,năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử có hiệu quả.Từ đó giúp cho học sinh có nhận tức đúng đắn trong việc nắm bắt những kiến thức của khoa học lịch sử cơ bản ở trường phổ thông Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu sống còn của việc xây dựng một nền giáo dục hiện đại phù hợp sự phát triển của khoa học công nghệ và cũng là một tất yếu khách quan trong một thế giới hợp tác đa phương cùng sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế, về nguồn lực có chất lượng trí tuệ cao
Lịch sử là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đói với học sinh vì qua lịch sử các em hiểu được sức mạnh cội nguồn dân tộc qua các thời kì lịch sử ,hiểu được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và thế giới ,những vấn đề thời sự nóng hổi luôn được gắn liền trong việc giáo dục lòng yêu nước .Đó cũng chính là ưu điểm của phương pháp “Làm thế nào để gây hứng thú của học sinh trong giờ học lịch sử và việc liên hệ những vấn đề thời sự ở lớp 12 trường THPT ”mà bản thân tôi trong quá trình dạy lịch sử ở trường phổ thông đúc rút.Tuy nó không là mới mẻ song cũng không phải là vô ích đối với người giáo viên khi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh,gây hứng thú trong giờ học lịchsử có liênhệ những vấn đề thời sự trong khai thác,hiểu về kiến thức lịch sử , yêu nước ,trách nhiệm bản thân đối với đất nước 
I.2 Mục tiêu nghiên cứu 
Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử 12 ở trường THPT ,kích thích sự hứng thú say mê của học sinh trong học tập đặc biệt ở những tiết học có gắn liên hệ với những vấn đề thời sự 
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 THPT
I.4. Phương pháp nghiên cứu 
Tôi đã vận dụng vào quá trình dạy học của mình ở lớp 12 phổ thông trung học trong đó đặt học sinh vào vị trí trung tâm để phát huy được tính tích cực của học sinh.sự say mê hứng thú của học sinh trong từng bài học cụ thể 
II. NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lí luận của đề tài :
Như chúng ta đã biết : Giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức phức tạp,rất dễ sa vào nêu các sự kiện một cách khô khan,nặng nề thiếu sinh động,bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp lịch sử,trình bày rõ sự phát triển của lịch sử đúng như nó đã diễn ra với những sự kiện và tư liệu chính xác.Trong đó việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh được coi trọng đặc điểm.Bởi vậy,với vai trò chủ đạo,người giáo viên phải biết gây hứng thú học tập bộ môn.Phải hướng học sinh thực hiện vai trò chủ động của mình,từ đó giúp cho học sinh gắn liền kiến thức với tri thức cuộc sống,học sinh sẽ hứng thú ,say mê cùng môn học 
II.2 . Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
Một thực tế hiện nay là học sinh rất ít chú ý đến bộ môn này (Trừ nhũng học sinh theo khối C),tự bản thân các em coi đó là môn phụ,bởi vậy trong giờ học các em chỉ ghi chép những điều mà giáo viên ghi lên bảng (hoặc đọc chậm) và nhắc lại nội dung các vấn đề vừa nghe thầy giảng.Rõ ràng như vậy là không gây hứng thú như học sinh và không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.Bởi vậy để một giờ học lịch sử đạt hiệu quả,học sinh có hứng thú ham học thì với vai trò chủ đạo người giáo viên phải phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, cần có sự liên hệ giáo dục kịp thời cùng những vấn đề thời sự .Từ sự kiện,hiện tượng lịch sử phải đi sâu phân tích vào vấn đề,tiến tới hiểu cả một quá trình lịch sử,qua đó học sinh tiếp thu được những kiến thức mới và xây dựng tích cực bài học trên lớp sáng tạo,chủ động trong lĩnh hội kiến thức.
Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã có sự say mê, tâm huyết với nghề, nhiều học sinh đã yêu thích môn lịch sử. Nhưng nhìn chung, bộ môn lịch sử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng nước ta hiện nay. Chất lượng bộ môn khá thấp, tập trung ở những lí do sau:
Thứ nhất :Nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh trong học tập. Để thực hiện điều này, một số giáo viên đã vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó có biện pháp “hỏi – đáp” nhưng không ít giáo viên chưa nhận thức được điều này.
Thứ hai: Một số giáo viên nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là phải thay đổi quan niệm cũ trước đây: chuyển từ vai trò thầy làm trung tâm sang trò làm trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Muốn vậy, phải phát huy các năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của các em. Song về biện pháp phát huy tính tích cực trong nhận thức của các em thì chưa tốt. Thường giáo viên quan niệm rằng, đặt nhiều câu hỏi là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì vậy, giờ học biến thành giờ “hỏi – đáp” quá căng thẳng, khô khan, làm học sinh không hứng thú học tập. Bởi vì, hỏi – đáp chỉ là một cách, muốn phát huy cách dạy học này phải kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp bộ môn.
Thứ ba: Không ít giáo viên, nhất là giáo viên ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và chưa hiểu rõ nội dung của công việc này. Vì vậy trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thậm chí, hiện tượng đọc chép còn tràn lan. Mặt khác, một số giáo viên tuy nhận thức được vấn đề của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng nhưng lại lấy nguyên nhân học sinh yếu kém không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh được, cũng chỉ đọc chép, nhồi nhét kiến thức cho học sinh, cho nên không rèn luyện cho các em năng lực độc lập chiếm lĩnh kiến thức và trang bị phương pháp học tập tốt. Đây là một thực tế đáng buồn hiện nay, dẫn tới tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử.
Thứ tư: Hiện nay SGK lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới, được sử dụng đại trà. Thực tiễn sử dụng SGK mới ở trường phổ thông cho thấy phương pháp dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách. Bài viết trong sách trình bày ngắn gọn có tính gợi mở thì giáo viên chưa có đủ độ sâu về kiến thức để hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức chìm trong sách (ví như: nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện, đánh giá nhân vật). Kênh hình tăng lên so với sách cũ rất nhiều làm đa dạng nhận thức và bài học sinh động hơn, học sinh học tập nhẹ nhàng hơn, song nhiều giáo viên chưa hiểu hết nội dung kênh hình, hiệu quả sử dụng chưa cao. Vẫn còn nhiều giáo viên quan niệm: hỏi thật nhiều là đổi mới, cho nên chỉ sử dụng câu hỏi mà không khai thác hết các nguồn kiến thức khác.
Thứ năm: Ở các trường phổ thông hiện nay, giáo viên chỉ tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các hoạt động ngoài lớp.
Thứ sáu : Trong giảng dạy lịch sử hiện nay có nhiều vấn đề thời sự nóng hổi phải được lồng ghép để giáo dục cho học sinh ,nhiều vấn đề “mở” phải nêu ra để cho học sinh được phát huy hết tính chủ động tìm tòi của mình để kích thích sự say mê học tập của các e đối với bộ môn cũng như hiểu biết chính xác của học sinh về các vấn đề thời sự đang diễn ra tác động đến lịch sử 
Như vậy, việc học sinh không thích học lịch sử, chưa tích cực trong hoạt động học tập nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp sư phạm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử là vấn đề cấp thiết.
II.3 Các biện pháp nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THPT 
a/ Các biện pháp chung :
- Để có một giờ học mà trong đó học sinh có điều kiện phát triển tối đa năng lực hoạt động, sáng tạo theo tôi ngoài việc xác định rõ ràng mục đích yêu cầu giờ học , người giáo viên phải lựa chọn nội dung bài học đảm bảo tính khoa học , tính cơ bản , chính xác và rõ ràng để tạo điều kiện, cơ sở giúp học sinh hiểu biết lịch sử . Những sự kiện cơ bản này phải được đặt trong một không gian và thời gian mà sự kiện lịch sử đó diễn ra. Tính khoa học còn thể hiện ở việc đánh giá, giải thích tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển có tính qui luật của sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Phát triển các hoạt động nhận thức độc lập, nhất là tư duy độc lập sáng tạo của học sinh có ý nghĩa đặc biệt đối với hiệu quả bài học. Hoạt động độc lập, nhận thức của học sinh đảm bảo kết quả lĩnh hội kiến thức của các em. Có hai 
loại lĩnh hội kiến thức: Lĩnh hội sáng tạo dựa trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập và lĩnh hội tái tạo dựa trên cơ sở nhớ lại và hiểu biết những kiến thức có sẵn. Trong giờ học lịch sử, giáo viến cần kết hợp hai loại lĩnh hội này, song đặc biệt chú ý tới lĩnh hội sáng tạo trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập. 
- Trình bày miệng của giáo viên không chiếm quá nhiều thời gian và phải thật sinh động, gợi hình ảnh, gây xúc cảm lịch sử cho học sinh. Thiếu hình ảnh trong trình bày kiến thức, học sinh rất khó hình dung cụ thể sự kiện quá khứ. Trình bày có hình ảnh không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính, mà còn là nguồn gốc của tư duy trong việc hiểu bản chất và đánh giá sự kiện lịch sử.
Trình bày có hình ảnh gợi cảm còn gây sự hồi hộp, xúc động của học sinh, đồng tình hay phản đối, vui sướng hay đau khổ... sự hồi hộp xúc động làm tăng hứng thú của học sinh đối với lịch sử, hình thành nhân cách của các em, nâng cao chất lượng tri giác, nhớ lại và tư duy. Trong quá trình bày của giáo viên, việc sử dụng đa dạng phong phú các loại tài liệu như đoạn trích tài liệu lịch sử đồ dùng trực quan...Có tác dụng rất tốt, tạo nên hình ảnh lịch sử cho học sinh.
-Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các phương pháp, cách dạy học cho một bài lịch sử, đặc biệt chú ý tới dung lượng của các phuơng pháp để không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét, song vẫn đạt được kết quả tối đa. 
b/ Các phương pháp dạy học cụ thể nhằm kích thích hoạt động tích cực, độc lập của học sinh gây hứng thú say mê trong học tập lịch sử 
 * Thiết kế giờ học phù hợp với hoạt động tích cực của học sinh.
 Trong thực tế giảng dạy, để bài dạy có hiệu quả cần đặc biệt chú ý tới vấn đề tổ chức hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Khẳng định rằng, cấu trúc của một bài học có thể và cần phải đa dạng, phong phú. Cấu trúc của một bài học tốt thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo ác quy luật dạy học và điều kiện cụ thể của quá trình dạy học ở từng lớp. Thiết kế một giờ học theo hướng tích cực hoá học tập của học sinh đòi hỏi người Thầy nhiều công sức, suy ngẫm nội dung bài giảng. Qua nội dung của bài, xác định những kiến thức cơ bản, những ý chính, những vấn đề quan trọng nhất. Từ đó dự kiến các phương pháp và biện pháp giảng dạy trên lớp để phù hợp với các loại đối tượng học sinh. Cũng từ đó, dự kiến và xác định các tình huống sẽ xảy ra trên lớp và dự kiến biện pháp xử lý giải quyết. Làm được những việc trên, người giáo viên lịch sử hoàn toàn chủ động trong tiết dạy của mình , mặt khác biết chuyển giao một cách khéo léo , hợp lý một phần công việc cho học sinh, tạo nên sự đồng bộ giữa việc dạy và học, giữa việc làm của thầy và hoạt động của trò trong cùng một tiết học trên lớp.
 * Tổ chức trao đổi, đàm thoại trong dạy học Lịch sử :
 Một trong những hướng quan trọng để chống lối dạy “ Thầy thuyết trình, trò nghe nghi ”là tổ chức tốt giờ học theo phương pháp trao đổi , đàm thoại. Việc trao đổi đàm thoại giữa thầy với trò, giữa trò với trò bằng cách thảo luần nhóm không phải là một vấn đề mới mẻ trong lý luận dạy học, song trong thực tế dạy học hiện nay, đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội nhân văn thì việc tổ chức trao đổi đàm thoại còn nhiều han chế , ít được sử dụng . Điều đó có nhiều nguyên nhân : Giáo viên sợ mất thời gian, chuẩn bị công phu , học sinh không mạnh dạn trao đổi... Mặc dù vậy, theo tôi việc trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử vẫn là rất cần thiết .
Việc trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử được tôi áp dụng tiến hành dưới các hình thức chủ yếu sau:
Trao đổi tái hiện : Nhằm gợi lại những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới, để khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức . Nó giúp học sinh củng cố , hiểu sâu hơn kiến thức cũ , làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới, không bị gián đoạn trong nhận thức.
Trao đổi theo hình thức thảo luận nhóm
Sau khi áp dụng hình thức trao đổi tái hiện .nhóm như vậy, học sinh rất hứng thú học tập, chuẩn bi mọi điều kiện chờ đón cho một tiết học mới.
 Ngoài ra , phương pháp trao đổi, đàm thoại trong dạy học lịch sử được thực hiện bằng cách giáo viên hỏi và tổ chức để học sinh trả lời , cũng có thể tiến hành giữa học sinh với nhau, bản thân mỗi học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời. Song, vấn đề đặt ra là phải tuân thủ những yêu cầu sư phạm . Các câu hỏi và tổ chức trao đổi thế nào cho đúng với dự định sư phạm.
 * Phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
 - Khi xây dựng và sử dụng hệ thống các câu hỏi nhằm phát huy năng lực hoạt động độc lập của học sinh tôi dã thực hiện những yêu cầu về mặt sư phạm sau :
Câu hỏi phải rõ ràng: Nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng , sâu hơn sự kiện. Câu hỏi như vậy đòi hỏi học sinh phải có những thao tác tư duy mới tìm được câu trả lời thích đáng . Không nên đặt câu hỏi mà học sinh chỉ cần trả lời một cách đơn giản có hay không.
Câu hỏi phải mang tính chất bài tập nhận thức: Liên quan đến hứng thú, những cảm xúc mạnh mẽ của học sinh, phải gây ra cảm giác ngạc nhiên khi đối chiếu cái chưa biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi.
Câu hỏi phải vừa sức đối với học sinh, không nên để học sinh thoả mãn đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình. Dù học sinh đã trả lời đúng và đủ yêu cầu của câu hỏi nêu ra, song cần phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn
*Biện pháp sử dụng tranh ảnh với khả năng độc lập học tập lịch sử của học sinh .
- Các loại tranh, ảnh được sử dụng trong dạy học lịch sử, dưới nhiều hình thức khác nhau, là nguồn tri thức cung cấp cho học sinh, chứ không phải chỉ là phương tiện minh hoạ, tăng “mầu sắc”, “hình ảnh” cho sách giáo khoa vào giờ học. Do đó, việc chống “dạy chay” trong dạy học Lịch sử không có nghĩa là phải sử dụng bản đồ , mà phải sử dụng mọi đồ dùng, phương tiện trực quan khác phù hợp với nội dung, điều kiện của giờ học.
Tranh ảnh dùng trong dạy học lịch sử là loại tư liệu trực quan, nghệ thuật tạo hình khác nhau, phản ánh hiện thực lịch sử ở những góc độ khác nhau. Chính vì vậy, để tạo cho giờ học sinh động , học sinh hiếu rõ hơn về bản chất lịch sử, nhân vật lịch sử, tôi đã áp dụng tối đa- triệt để đồ dùng hơn nữa phải khai thác được những kênh hình trong sách giáo khoa.
Việc sử dụng tranh, ảnh trong giờ học Lịch sử phải dựa vào những nguyên tắc của phương pháp trực quan. ở đây chúng ta tập trung trình bày một số vấn đề về việc phát huy năng lực độc lập tư duy theo hương hoạt động hoá người học.
- Việc giáo viên cung cấp kiến thức bao giờ cũng phải gắn liền với trang bị cho học sinh phương pháp, kĩ năng lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ giữa tri thức và kĩ năng quy định việc phát huy hoạt động hoá người học trong học tập nói chung, trong sử dụng tranh ảnh nói riêng. Cần tránh tình trạng đưa tranh, ảnh trong giờ học mà học sinh không được quan sát, nhật xét về nội dung hoặc chỉ thấy “đẹp” hay “ xấu”. Cách dạy này không gây được hứng thú, lại ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh.
Tranh, ảnh đuợc sử dụng phải nhằm các mục đích chủ yếu sau:
+ Bằng chứng về sự tồn tại của hiện thực Lịch sử.
+ Khôi phục hình ảnh của quá khứ có liên quan.
+ Giải thích về sự kiện để rút ra kết luận khái quát, bài học cho cuộc sống hiện nay...
Vì vậy, sau khi xác định tranh, ảnh là tài liệu gốc, phản ảnh đúng sự kiện đang học, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kỹ, rồi trình bày những nhận xét về hiện vật. Những chi tiết nào phản ánh được toàn bộ, hay từng bộ phận của sự kiện. ở đây cần lưu ý cho học sinh đến các chi tiết quan trọng, về những nội dung cơ bản, tránh việc bị thu hút vào các chi tiết phụ, nêu những sự kiện không cơ bản, không bản chất, chỉ miêu tả hiện tượng bề ngoài mà không đi sâu vào bản chất sự vật. Những chi tiết của tranh, ảnh được nêu ra, được dẫn dắt kem theo các loại tài liệu khác có liên quan càng giúp cho học sinh hiểu sâu sắc sự kiện. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày tổng hợp nội dung sự kiện qua tranh, ảnh dưới hình thức một bài miêu tả hay tường thuật. 
Việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy – học Lịch sử như vậy không hề làm thời giờ vốn ít trong giảng dạy mà còn tiết kiệm thời gian, huy động tối đa năng lực tư duy độc lập của học sinh, làm cho các em hứng thú hiệu quả bài học cao. Ngoài việc sử dụng tranh, ảnh trong bài cung cấp kiến thức mới, giáo viên cần lưu ý đến việc sử dụng các loại bài học khác, đặc biệt là bài kiểm tra.
Để thực hiện tốt việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy học Lịch sử theo hướng “Hoạt động hoá người học”, giáo viên cần phải sưu tầm tài liệu nắm vững nội dung tranh, ảnh, chủ động quản lý giờ học, phát huy năng lực độc lập, hoạt động tư duy của học sinh. Công việc này không chỉ đòi hỏi tinh thần, ý thức trách nhiệm mà còn đòi hỏi cả về trình độ lẫn chuyên môn, nghiệp vụ cao cuả giáo viên. 
II.4. Hiệu quả thực hiện đối với hoạt động giáo dục ở trường THPT
a/ Minh họa liên hệ 
Trong quá trình giảng dạy của mình ,bản thân tôi đã áp dụng tất cả những biện pháp nêu trên vào giờ dạy và kết quả là đã tạo nên sự hứng thú say mê của học sinh trong học tập rất cao ,các e say mê môn học ,chủ động sáng tạo với kiến thức bộ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lam_the_nao_de_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_lich.doc