SKKN Dạy học theo Chuyên đề: những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền nam Việt Nam từ 1954 – 1973 trong Lịch sử 12 cơ bản

SKKN Dạy học theo Chuyên đề: những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền nam Việt Nam từ 1954 – 1973 trong Lịch sử 12 cơ bản

 Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên, phát huy tính tích cực, chủ động, tạo hứng thứ học tập của học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là: "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏa, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội."

 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; Quyết định 404/QH-TT ngày 37/3/2015 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông .Thực hiện triệt để việc tổ chức dạy học nhằm định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường các kĩ năng, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học.

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới, trong những năm qua Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông.

 Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần của các Nghị quyết của Đảng , chủ trương chung của Bộ giáo dục và đào tạo và những hướng dẫn của Sở Giáo dục Thanh Hoá trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thực tế giảng dạy tại Trường THPT Hậu Lộc I đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dẫn của Sở giáo dục Thanh Hoá, bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và đã mạng lại những hiệu quả nhất định, để sử dụng có hiệu quả hơn nữa những phương pháp dạy học tích cực, tôi mạnh dạn xin trình bày đề tài: " Dạy học theo chuyên đề: Những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ 1954-1973 trong Lịch sử 12 cơ bản"

 

doc 21 trang thuychi01 6364
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo Chuyên đề: những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền nam Việt Nam từ 1954 – 1973 trong Lịch sử 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
"DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH THỰC DÂN KIỂU MỚI CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954 – 1973 TRONG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN"
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2018
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên, phát huy tính tích cực, chủ động, tạo hứng thứ học tập của học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là: "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏa, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..."
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; Quyết định 404/QH-TT ngày 37/3/2015 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông .Thực hiện triệt để việc tổ chức dạy học nhằm định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường các kĩ năng, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới, trong những năm qua Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông.
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần của các Nghị quyết của Đảng , chủ trương chung của Bộ giáo dục và đào tạo và những hướng dẫn của Sở Giáo dục Thanh Hoá trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thực tế giảng dạy tại Trường THPT Hậu Lộc I đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dẫn của Sở giáo dục Thanh Hoá, bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và đã mạng lại những hiệu quả nhất định, để sử dụng có hiệu quả hơn nữa những phương pháp dạy học tích cực, tôi mạnh dạn xin trình bày đề tài: " Dạy học theo chuyên đề: Những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ 1954-1973 trong Lịch sử 12 cơ bản"
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm hoàn thiện hơn kinh nghiệm giảng dạy của bản thân phát triển tư duy, khơi dậy tính chủ động, hứng thú và sáng tạo, nắm vững hệ thống kiến thức,rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứucủa đề tài:
 Đối tượng tôi áp dụng là học sinh lớp 12A6, 12A7 của trường THPT Hậu Lộc I.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: logic, lịch sử, phân tích, so sánh, thống kê, điều trađể giải quyết nội dung đề tài
1.5. Điểm mới của đề tài.
 Sử dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề: Những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ 1954-1973 trong Lịch sử 12 cơ bản"để thấy được những điểm giống và khác nhau, mối quan hệ, vai trò, vị trí, ý nghĩa, bước phát triển của cuộc kháng chiến chhống Mĩ.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử loài người nói chung và lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, lịch sử vốn tồn tại khách quan và diễn ra trong quá khứ nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực khác nhau để đạt hiệu quả cao.
 Việc dạy học theo chuyên đề: Những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ 1954-1973 trong Lịch sử 12 cơ bản" sẽ phát huy được tính sáng tạo của học sinh, người học sẽ nhận thấy những nét giống nhau và khác nhau về hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn, những thắng lợi của quân và dân ta trên các mặt trận từ đó cũng nhận thức được bước phát triển của cuộc kháng chiến. Vì vậy tôi đã thực hiện chuyên đề này giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, ham học môn lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Từ thực tế giảng dạy ở trường THPT Hậu Lộc I, tôi nhận thấy trong các tiết dạy theo tiến trình sách giáo khoa hiện hành học sinh vẫn còn thụ động trong việc nắm bắt các sự kiện, nhân vật lịch sử ở từng giai đoạn, các em chưa nắm được kiến thức một cách hệ thống, chưa thấy được mối quan hệ logic giữa các sự kiện lịch sử trong cùng một không gian, thời gian lịch sử nhất định.
 Theo sách giáo khoa Lịch sử 12 cơ bản, những chiến lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ từ 1954 -1973 được trình bày trong hai bài khác nhau với những nội dung, tiết học riêng biệt, khi học tập học sinh khó thấy được những vấn đề chung, mối quan hệ với nhau, những điểm giống và khác nhau về hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn và nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng trong từng chiến lược, kết quả, ý nghĩa, vai trò, vị trí của từng chiến thắng trên các lĩnh vực của quân và dân ta. Vì vậy, làm cho học sinh e ngại môn Lịch sử, khiến cho vị thế bộ môn bị suy giảm.
 Vì vậy, trong đổi mới phương pháp dạy học thì dạy học theo chuyên đề đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ mà điều quan trọng phát huy tính chủ động nắm bắt kiến thức của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học.
 Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy chuyên đề dạy học cần thực hiện theo các bước sau:
a, Xác định tên chuyên đề.
 Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của bộ môn, giáo viên xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung tạo thành một chuyên đề dạy học.
b, Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 Theo chương trình hiện hành và các hoạt động theo dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh
c, Xây dựng nội dung chuyên đề.
 Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, dự kiến nhiệm vụ học tập, xác định nội dung chuyên đề, lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của bộ môn để xây dựng chuyên đề dạy học.
d, Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học.
 Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.Từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các kiến thức lịch sử học sinh được thực hành
 Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học.
2.3.2. Tiến hành thực hiện đề tài:" Dạy học theo chuyên đề: Những chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ 1954-1973 trong Lịch sử 12 cơ bản" .(Thực hiện trong 3 tiết) 
 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A. Bảng thống kê nội dung chuyên đề:
Nội dung
Chiến tranh đơn phương
Chiến lược chiến tranh đặc biệt
Chiến lược chiến tranh cục bộ
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh
Thời gian
1954-1960
1960-1965
1965-1968
1969-1973
Hoàn cảnh
- Sau Hiệp định Giơnevơ Mỹ vào miền nam thay chân Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới. âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. 7/11/1954 Mĩ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ với âm mưu biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng chiến tranh ở Đông Nam Á. 
- Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên chính quyền độc tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng
- Sau phong trào "Đồng khởi", "Chiến tranh đơn phương" bị phá sản, để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phong trào cách mạng miền Nam tổng thống Mĩ J.Kenơdi đã đề ra chiến lược toàn cầu" Phản ứng linh hoạt" được thí điểm ở miền Nam Việt Nam dưới hình thức" Chiến tranh đặc biệt"
 - Thất bại trong "Chiến tranh đặc biệt" từ giữu năm 1965 chính quyền Giôn-xơn đã chuyển sang thực hiện chến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Sau thất bại của "Chiến tranh cục bộ" đầu năm 1969 Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" đồng thời mở rộng chiến tranh ra tồn Đông Dương thực hiện"Đông Dương hoá chiến tranh"
Âm mưu
 - Âm mưu tìm diệt các cán bộ, cơ sở cách mạng của ta, âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCNở Đông Nam Á.
- "Chiến tranh đặc biệt" là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội tay sai (quân đội Sài gòn) dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ và vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân.
 - Âm mưu cơ bản " Dùng người Việt đánh người Việt"
 - "Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ (chủ yếu), quân đồng minh và quân đội tay sai
 - Âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta vào thế phòng ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh
 -"Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh" là hình thức chến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hoả lực và không quân Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu của người Việt. 
-Thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt"
Thủ đoạn
- Diệm ra sắc lệnh" Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật" Tháng 5/1959 ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội. chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân tách dân ra khỏi cách mạng
- Từ năm 1961-1963 Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Tay lo bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
 - Từ 1964-1965 Giôn xơn đề ra kế hoạch Giôn xơn-Macnamara bình định miền N am có trọng điểm trong 2 năm 
- Để thực hiện kế hoạch trên Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm đưa cố vấn Mĩ và lực lượng hỗ trợ chiến đấu vào miền Nam, lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ. Tăng cường lực lượng nguỵ quân tiến hành dồn dân lập" Ấp chiến lược được coi xương sống " của chiến tranh đặc biệt
 - Ồ ạt đưa quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
- Với ưu thế về quân sự Mĩ cho mở các cuộc hành quân " tìm diệt" vào Vạn Tường (Quảng Ngãi) và 2 cuộc phản công chiến lước mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định"
-Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn
 - Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lào, Cam puchia.
- Mĩ tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta nhằm cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của ta
 Những thắng lợi của quân và dân ta trên các mặt trận
Đồng khởi đánh dấu sự thất bại của“chiến tranh đơn phương” của Mỹ
 - Chính trị + Quân sự : - Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ – Diệm, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Diệm.- Từ khí thế của Đồng khởi, 20/ 12/ 1960 mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công - Ấp chiến lược , bình định :Phong trào đồng khởi đã làm cho chính quyền của địch ở địa phương bị tan ra từng mảng lớn, cuối 1960 ta làm chủ : 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 721 thôn Tây Nguyên
- Chính trị : Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như : Huế, Đà Nẵng, Sài gòn. Nổi bật là phong trào của đội quân “Tóc dài”, các tăng ni và phật tử 
 -phong trào của học sinh, sinh viên làm vùng "Hậu cứ” của địch rối loạn → chính quyền tay sai khủng hoảng và suy sụp ngày 1-11-1963 Mỹ giật dây cho tướng lĩnh ngụy làm đảo chính lật đổ Diệm – Nhu. 
- Quấn Sự :
+ 1961-1962 quân ta đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây ninh.
+2-1-1963 ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp bắc (Mỹ Tho).
+Đông xuân 1964-1965 ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam bộ với các chiến thắng : Bình giã, An lão, Ba gia, Đồng xoài → Làm phá sản về cơ bản chiến lược CTĐB của Mĩ
- Ấp chiến lược, bình định :-Diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch giữa việc lập và phá ấp chiến lược nhân dân MN với quyết tâm “một tấc không di dời” → Cuối 1962 trên nửa tổng số ấp (8000 ấp) và 70% dân (6,5 triệu) vẫn do cách mạng kiểm soát.
-Từ cuối năm 1964 ta phá vỡ từng mảng ấp chiến lược, ấp chiến lược ” xương sống” của CTĐB bị phá sản về cơ bản.
Với ý chí “Quyết chiến,quyết thắng giặc Mỹ xâmlược” quân dân MN đã chiến đấu anh dũng và giành những thắng lợi trên các mặt trân 
- Chính trị:
Trong khắp các thành thị diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của các tầng lớp nhân dân đòi Mỹ Cút về nước,đòi tự do dân chủ →vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của mặt trận dân tộc giải phóng miềnnam được nâng cao.
-Quân Sự :
+18-8-1965 Thắng lợiVạn tường (Quảng ngãi)
+ Đập tan 2 cuộc phảncông chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-196. Đây là những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược → làm tương quan lượng thayđôỉ có lợi cho ta.
- Ấp chiến lược, bình định: Ở các vùng nông thôn được sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng vũ trang nhân đã nổi dậy phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”, phá ách kìm kẹpcủa địch.
Chính trị : 
- Ngày 6-6-1969 Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam thành lập( Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch). 
- Ngày 24-4-1969 hội nghị cấp cao 3 nướcĐông dương họp, hội nghị biểu thị tinh thần quyết tâm đoàn kết chống Mỹ của nhân dân Đông Dương. - Phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi ở các đô thị Sài gòn, Huế, Đà Nẵng đặc biệt là học sinh, sinh viên với các phong trào “Xuống đường”, “Nói với đồngbào”, “Nghe đồng bào tôi nói, nói cho đồngbào tôi nghe”. ^_^- Trên mặt trận quân sự :
- Từ 30-4→ 30-6-1970 quân đội VN phốihợp với quân dân Campuchia đập tan cuộchành quân xâm lược campuchia của 10 vạn quân Mỹ –ngụy
- Từ 12-2 → 23-3-1971 quân VN và quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam sơn 719” đường 9 –Nam Lào của 4,5 vạn quânMỹ-ngụy
.-Từ 30-3-1972 → Cuối tháng 6-1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược khắp miền Nam, chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng trị, Tây nguyên, Đông nam bộ.
- Ấp chiến lược , bình định :
+Phong trào đấu tranh chống “Bình định” phá “Ấp chiến lược” → Đầu 1971 cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với trên 3 triệu dân.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
 - Nắm được thời gian, hoàn cảnh của các chiến lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ từ 1954-1973.
-Trình bày được âm mưu, thủ đoạn, những thắng lợi của quân và dân ta trên Các mặt trận - Phân tích được ý nghĩa từng chiến thắng để thấy được sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta và sự thất bại của Mĩ trong từng chiến lược từ 1954-1973
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử, khai thác kênh hình 
3. Thái độ: 
 - Giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá đúng tầm quan trọng của mỗi thắng lợi của quân và dân ta giành được và bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta 
 - Trân trọng những thắng lợi to lớn mà những thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương để giành được trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
4. Định hướng năng lực hình thành: 
 Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: 
 - Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề. 
 - Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng của các chiến lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ  
 - So sánh, phân tích các sự kiện, nội dung sự khác nhau của các chiến lươch chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ và bước phát triển của cuộc kháng chiến qua mỗi thắng lợi. 
II- THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên.
- Lược đồ phong trào "Đồng Khởi", trận Vạn Tường – Quảng Ngãi
- Tranh ảnh về chiến lược " Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bô", "Việt Nam Hoá chiến tranh" 
2. Chuẩn bị của học sinh.
-SGK, vở ghi, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan .
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/ KHỞI ĐỘNG/ GIỚI THIỆU/ DẪN DẮT/ NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu:  Sử dụng hình ảnh để huy động kiến thức HS
Quâ đội Sài Gòn Cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy quân đội Sài Gòn
2. Phương thức:  GV giao nhiệm vụ cho HS: 
 - Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và những thắng lợi của quân và dân ta chống " Chiến tranh đơn phương", “Chiến tranh đặc biệt”, "chiến tranh cục bộ", "Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh'
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Gợi ý sản phẩm
 Hoạt động1: Tìm hiểu chiến tranh đơn phương của đế quốc Mĩ.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của Mĩ- Diểm trong chiến tranh đơn phương
* Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.Hoàn cảnh âm mưu, thủ đoạn của chiến tranh đơn phương?
- Tiếp nhận nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá:GV đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, cả lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phong trào Đồng khởi (1959-1960)(hoạt động nhóm).
* Mục tiêu:  HS nắm được nguyên bùng nổ phong trào Đồng Khởi, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, qua đó học sinh thấy được sự phát triển nhảy vọt của cách mạng MN từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 
* Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 03 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong sách, kết hợp kênh hình giải quyết các câu hỏi sau: 
Nhóm 1: Phong trào Đồng khởi của nhân dân miền nam bùng nổ trong hoàn cảnh nào? 
Nhóm 2: Dựa vào lược đồ hãy trình bày diễn biến của phong trào Đồng khởi?
Nhóm 3: Tại sao nói Đồng khởi là bước phát triển nhảy vọt của CMMN?
- Tiếp nhận nhiệm vụ: HS làm việc nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các nhóm HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá:GV đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, cả lớp.
Phong trào Đồng Khởi
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (cá nhân, cả lớp).
* Mục tiêu:  Học sinh nắm được Hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn và cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ trên các mặt trận.
* Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh  đọc thông tin trong sách, kết hợp kênh hình giải quyết câu hỏi sau: 
? Nêu những sự kiện đáp ứng y/cầu cách mạng MN?
? Những thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, của ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”  
? Ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”  của NDMN?
- Tiếp nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_chuyen_de_nhung_chien_luoc_chien_tranh_thu.doc